You are on page 1of 2

Đầu tư theo hình thức BOT

– BOT là hình thức đầu tư bằng hợp đồng về Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao, được viết
tắt từ Build – Operate – Transfer.
Đây là hình thức đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Doanh nghiệp hay nhà đầu tư sẽ bỏ nguồn vốn của mình để xây dựng các công trình kết cấu
hạ tầng và được vận hành, khai thác kinh doanh trong một thời gian nhất định, hết thời hạn đó
thì nhà đầu tư tiến hành chuyển giao các công trình đó lại cho Nhà nước Việt Nam theo hình
thức không bồi hoàn.
Hoạt động đầu tư BOT được thực hiện dựa trên hợp đồng được ký kết với cơ quan nhà nước
của Việt nam, nhà đầu tư sẽ trực tiếp thực hiện các hoạt động đầu tư phù hợp với các nội dung
đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng, tuân theo pháp luật chuyên ngành và các pháp
luật khác có liên quan.
– Nhà đầu tư phải tiến hành lập BOT để tiến hành tổ chức, quản lý và kinh doanh các dự án
hoặc có thể thuê tổ chức, doanh nghiệp khác quản lý BOT và nhà đầu tư phải chịu hoàn toàn
trách nhiệm đối với các hoạt động của tổ chức quản lý đó.
– Hiện nay Việt Nam là quốc gia đang phát triển và tiến hành công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, do đó hình thức đầu tư BOT ngày càng phát triển nhanh chóng và đang
được thực hiện có hiệu quả.
Khi tiến hành đầu tư theo hình thức BOT thì nhà đầu tư thu hồi vốn và thu được lợi nhuận từ
chính công trình xây dựng của mình trong một thời hạn nhất định còn Nhà nước sẽ nhận được
công trình đó khi hết thời hạn đã thỏa thuận. Khi thực hiện hợp đồng BOT thì hai bên trong
hợp đồng đều nhận được những lợi ích nhất định.

Nội dung của hợp đồng BOT

Căn cứ mục tiêu, tính chất và loại hợp đồng dự án, các bên có thể thỏa thuận toàn bộ hoặc
một số nội dung cơ bản sau đây:

– Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời hạn và tiến độ thực hiện dự án; thời gian xây dựng công
trình dự án;

– Yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ được
cung cấp;

 Tổng vốn đầu tư và phương án tài chính của dự án;

– Giá trị, điều kiện, tỷ lệ và tiến độ thực hiện phần Nhà nước tham gia trong dự án (nếu có);

– Điều kiện sử dụng đất và công trình liên quan;

– Bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư;

– Thi công xây dựng; yêu cầu về kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng trong quá trình thi
công xây dựng; nghiệm thu, quyết toán công trình dự án hoàn thành;
– Giám định, vận hành, bảo dưỡng, kinh doanh và khai thác công trình dự án; chuyển giao
công trình;

– Bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường;

– Điều kiện, thủ tục tiếp nhận dự án của bên cho vay;

– Phân chia rủi ro và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng bao gồm cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, cơ quan được ủy quyền (trường hợp ủy quyền ký kết) và nhà đầu tư; nguyên tắc
xử lý khi phát sinh tranh chấp; sự kiện bất khả kháng;

– Các hình thức ưu đãi và bảo đảm đầu tư (nếu có);

– Luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng dự án, hợp đồng có liên quan và cơ chế giải quyết tranh
chấp;

– Hiệu lực và thời hạn hợp đồng dự án;

– Các nguyên tắc, điều kiện sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng dự án; chuyển nhượng
quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án;

– Các nội dung khác theo thỏa thuận giữa các bên ký kết.

Cre:

https://luatduonggia.vn/bot-la-gi-quy-dinh-cua-phap-luat-ve-dau-tu-theo-hinh-thuc-bot/
https://tuvanvietluat.com/dau-tu-theo-hinh-thuc-bot-bto-bt/

You might also like