You are on page 1of 7

MỤC LỤC

Lời mở đầu …………………………………………………………………………2


Nội dung…………………………………………………………………………….3
Phần I. Chế định pháp lý về hợp đồng kinh tế…………………………………...3
1. Khái niệm hợp đồng kinh tế ……………………………………………………3
2. Chủ thể hợp đồng kinh tế……………………………………………………….3
3. Phân loại hợp đồng kinh tế……………………………………………………...5
4. Vai trò của hợp đồng kinh tế……………………………………………………7
Phần II. Đặc điểm và nội dung của hợp đồng kinh tế……………………………8
1. Đặc điểm của một hợp đồng kinh tế……………………………………………8
2. Nội dung của hợp đồng kinh tế…………………………………………………8
Phần III. Chứng minh một bản hợp đồng cụ thể………………………………...9
Kết luận …………………………………………………………………………….11
PHẦN MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường với các thành phần kinh tế, ngày
càng có nhiều công ty ra đời góp phần làm tăng của cải cho xã hội và tạo nhiều việc
làm cho người lao động. Nhiều công ty nhờ bản lĩnh vững vàng, nhạy bén trong kinh
doanh, hiểu biết sâu rộng sản xuất, hiểu biết pháp luật nên đã thành công trên thị
trường. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp và công ty làm ăn không hiệu
quả, thậm chí có những doanh nghiệp trước đây gặp rất nhiều khó khăn, thua lỗ dẫn
đến phá sản. Từ phân tích kết quả thực tế của các công ty cho thấy thất bại thương
mại trên thị trường, đặc biệt là nguyên nhân thất bại và phá sản, bắt đầu tư khâu đàm
phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng kinh tế. Để tránh những sai lầm mà công ty mắc
phải, đó cũng là lý do em nghiên cứu đề tài “Trình bày chế định pháp lý về hợp đồng
kinh tế và chứng minh qua một bản hợp đồng cụ thể”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài tiểu luận của em có 2 phần chính:
Phần I. Chế định pháp lý về hợp đồng kinh tế
Phần II. Chứng minh bằng một bản hợp đồng cụ thể.
Do hiểu biết của em có hạn nên bài tiểu luận này của em sẽ không thể tránh khỏi
những sai sót, mong quý thày, cô giúp đỡ để bài tiểu luận này của em được hoàn
chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn
PHẦN NỘI DUNG
Phần I. Chế định pháp lý về hợp đồng kinh tế.
1. Khái niệm hợp đồng pháp lý.
*Trong khoa học pháp lý, khái niệm hợp đồng kinh tế được thể hiện theo hai nghĩa:
- Xét về mặt khách quan, hợp đồng kinh tế là một trong những quy phạm pháp
luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng kinh tế giữa các nền kinh tế. Cấp độ của hợp đồng
kinh tế quy định các nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh tế, tư cách của
các bên trong hợp đồng kinh tế, điều kiện tự trình bày - ký kết hợp đồng kinh
tế, điều kiện hiệu lực của hợp đồng kinh tế, cũng như nguyên tắc và nội
dung điều kiện thực hiện hợp đồng và quy định về hậu quả của việc hủy bỏ, đình chỉ
hợp đồng kinh tế, trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng kinh tế.
* Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, với sự thay đổi của các quan hệ chế độ hợp
đồng kinh tế được điều chỉnh do nhà nước thay đổi phát triển theo.
- Theo nghĩa chủ quan, hợp đồng kinh tế là văn bản giữa các bên ký kết về việc thực
hiện trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu tiến bộ khoa học, các thỏa thuận kỹ thuật
và các thỏa thuận khác về thương mại với quy định rõ ràng về quyền và mỗi
bên phát triển và thực hiện các kế hoạch của riêng mình.
Về bản chất, hợp đồng kinh tế là mối quan hệ kinh tế giữa các bên tham gia ký kết
hợp đồng mang tính tự nhiên và bình đẳng, được xác lập và thông qua dưới hình thức
văn bản. Nhưng khác với hợp đồng dân sự, hợp đồng có những đặc điểm riêng.
2. Chủ thể của hợp đồng kinh tế
* Chủ thể của hợp đồng kinh tế là các bên tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế hoàn
toàn bình đẳng, tự nguyện thỏa thuận để xác lập và thực hiện những quyền và nghĩa
vụ đối với nhau. Theo Điều 2 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, hợp đồng kinh tế được ký
kết giữa các bên sau đây:
a- Pháp nhân với pháp nhân
b- Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật
Như vậy, chủ thể của hợp đồng kinh tế ít nhất một bên phải là đơn vị có tư cách
pháp nhân, còn bên kia có thể là pháp nhân hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh
*Pháp nhân là một tổ chức có đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Có tài sản riêng và chịu trách nhiệm một cách độc lập bằng các tài sản đó;
- Tự nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật, có thể trở thành nguyên đơn, bị
đơn trước tòa án;
- Tồn tại độc lập và được pháp luật công nhận là một tổ chức độc lập.
*Cá nhân có đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật là người đã đăng ký kinh
doanh tại cơ quan nhà nước chính sách thẩm quyền theo đúng thủ tục pháp luật qui
định và đã được cấp giấy phép kinh doanh (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).
Về chủ thể của hợp đồng kinh tế, trong khoa học pháp lý hiện có quan điểm cho
rằng, hợp đồng kinh tế là những hợp đồng có mục đích kinh doanh, vì vậy, nó phải
được thiết lập giữa các chủ thể kinh doanh - chủ yếu là giữa các doanh nghiệp với
nhau.
Khi tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế, mỗi bên tham gia quan hệ hợp đồng chỉ
cần cử một đại diện để ký vào hợp đồng kinh tế. Nếu là pháp nhân thì người ký hợp
đồng phải là người được bổ nhiệm hoặc được bầu vào chức vụ đứng đầu của pháp
nhân và hiện đang giữ chức vụ đó. Nếu là cá nhân có đăng ký kinh doanh theo qui
định của pháp luật thì người ký hợp đồng phải là người đứng tên trong giấy phép kinh
doanh (đã đăng ký kinh doanh theo đúng qui định của pháp luật và được cấp giấy
phép kinh doanh).
Trong trường hợp một bên là người làm công tác khoa học, kỹ thuật, nghệ nhân
thì người ký hợp đồng kinh tế phải là người trực tiếp thực hiện công việc trong hợp
đồng (nếu có nhiều người cùng làm thì người ký vào bản hợp đồng kinh tế phải do
những người làm cùng làm cử bằng văn bản có chữ ký của tất cả những người đó, văn
bản này phải kèm theo hợp đồng kinh tế).
Khi một bên là hộ kinh tế gia đình nông dân, ngư dân cá thể thì đại diện ký hợp
đồng kinh tế phải là chủ hộ. Khi một bên là tổ chức nước ngoài tại Việt Nam thì đại
diện tổ chức đó phải được ủy nhiệm bằng văn bản, nếu là cá nhân nước ngoài ở Việt
Nam thì bản thân họ phải là người ký kết các hợp đồng kinh tế.
Đại diện ký kết hợp đồng kinh tế như trên cũng chính là đại diện đương nhiên
trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế và trong tố tụng trước cơ quan tài phán.
3. Phân loại hợp đồng kinh tế
Hợp đồng kinh tế được chia làm nhiều loại khác nhau, dựa trên các căn cứ tương tự
nhau như sau:
a. Căn cứ trên tính chất hàng hoá - tiền tệ của mối quan hệ kinh tế, hợp đồng kinh tế
được chia thành hai loại, đó là:
* Hợp đồng thương mại có tính chất bù trừ:
- Là loại hợp đồng kinh tế theo đó quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tương ứng với
nhau khi mua bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ và tài chính.
- Đặc điểm của quan hệ hàng hoá - tiền tệ là giao dịch theo thị trường, do đó, các
loại hợp đồng trên tính chất cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ của mỗi bên không
được biểu hiện. Loại hợp đồng này thể hiện rõ mối quan hệ hàng hoá - tiền tệ và hay
được dùng trong những lĩnh vực cung cấp nguyên vật liệu, phân phối sản phẩm,
phát triển khoa học kỹ thuật, vận tải hàng hoá, dịch vụ cùng nhiều lĩnh vực kinh
tế khác.
* Hợp đồng kinh tế có tính chất tổ chức:
- Là dạng hợp đồng mà theo đó, trên cơ sở văn bản cho phép của cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền, những chủ thể kinh tế thoả thuận hình thành thêm một tổ
chức kinh tế mới nhằm phục vụ lợi ích chung của họ. Tổ chức kinh tế mới sẽ được
thành lập theo sự thoả thuận của các chủ thể.
- Hợp đồng kinh tế có tính chất tổ chức không phản ánh trực tiếp mối quan hệ tài
chính và ngân hàng, nó chỉ là để phục vụ cho mục đích của liên kết kinh tế.
- Với bản chất tổ chức của nó thì những hợp đồng này không chỉ có hai phía chủ thể
mà còn có các chủ thể bên tham dự. Các chủ thể tham gia không có những khác
biệt giữa quan hệ quyền sở hữu và quan hệ hợp đồng.
Mục tiêu của liên kết kinh tế là tạo ra các quan hệ kinh tế bền vững. Thông qua
những hợp đồng kinh tế hoặc văn bản quy chế hoạt động của từng tổ chức liên kết
được mỗi bên ký kết thực hiện phân chia sản xuất, chuyên môn hoá và hợp tác hoá
nhằm phát huy tốt tiềm lực của từng đơn vị liên kết, giúp nâng cao hiệu quả, năng
suất sản phẩm, giá trị kinh tế hoặc tạo ra sân chơi bình đẳng để đảm bảo quyền lợi
của nhau, tạo cho thành viên có mức lương cao nhất, làm gia tăng thu vào ngân
sách nhà nước.
b. Dựa trên thời hạn thực hiện, hợp đồng kinh tế có thể phân thành hai nhóm:
* Hợp đồng kinh tế dài hạn:
- Là các hợp đồng kinh tế có thời hạn thực hiện trên một năm. Những hợp đồng
này không chỉ liên quan đến kế hoạch của một năm mà còn có thể liên quan đến kế
hoạch của cả năm.
* Hợp đồng kinh tế ngắn hạn:
- Là các hợp đồng kinh tế có thời gian kéo dài từ một năm trở xuống. Một hợp
đồng kinh tế dài hạn sẽ được cụ thể hoá bởi nhiều hợp đồng kinh tế khác (năm, tuần,
tháng hay những ngày cố định) để hoàn thành từng bước hoạt động của các tổ
chức kinh tế.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, nhằm duy trì sự bền vững của giao dịch
với khách hàng thì việc kí kết những hợp đồng kinh tế dài hạn là yêu cầu đề ra cho
nhiều nhà doanh nghiệp. Tuy nhiên, những diễn biến của tỷ giá hối đoái cùng
nhiều yếu tố thị trường khác cũng đòi hỏi các công ty cần chú trọng hơn trong
vấn đề kí kết các hợp đồng kinh tế ngắn hạn.
c. Căn cứ theo tính kế hoạch của hợp đồng kinh tế, hợp đồng kinh tế được phân chia
làm hai loại, đó là:
* Hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh:
- Là loại hợp đồng kinh tế được ký kết theo các chỉ tiêu pháp lệnh mà Nhà nước
quy định. Ký kết và thực thi những hợp đồng kinh tế loại này là trách nhiệm của
từng tổ chức kinh tế khác nhau và đối với nhà nước. Ký kết hợp đồng kinh tế theo
chỉ tiêu pháp lệnh là nghĩa vụ nhà nước.
- Loại hợp đồng kinh tế thường có tính kế hoạch cực cao. Do tính kế hoạch cao
cho nên tính chất tự nguyện của từng bên tham gia loại hợp đồng kinh tế có phần
nào bị phân tán. Trong chế độ quản lí kế hoạch hoá tập trung thì mọi hợp đồng kinh
tế đều được ký kết theo chỉ tiêu pháp lệnh và do đó, tính độc lập của những tổ chức
này không được đảm bảo.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, quyền tự do thoả thuận và độc lập của
mọi bên tham gia hoạt động kinh tế ngày càng được đề cao. Số lượng các hợp đồng
theo chỉ tiêu của nhà nước có xu hướng ngày một thấp
* Hợp đồng kinh tế không theo chỉ tiêu pháp lệnh:
- Là loại hợp đồng kinh tế được ký kết theo tinh thần thoả thuận của nhiều chủ thể.
- Việc ký kết và thực hiện loại hợp đồng trên là sự tự do ý chí của mỗi đơn vị kinh tế,
không một tổ chức, cá nhân hoặc cơ quan nào được áp đặt ý chí của mình lên từng
chủ thể hợp đồng.
- Việc ký kết loại hợp đồng trên không phải dựa theo những chỉ tiêu pháp lệnh
nhưng đây lại là nền tảng trong lập kế hoạch và là căn cứ cho thực hiện kế hoạch
sản xuất, kinh doanh của mỗi đơn vị kinh tế, vì thế nó luôn có tính chất kế hoạch dù
dưới tầm vĩ mô.
d. Căn cứ theo tính chất đặc biệt của mối quan hệ này, hợp đồng còn có thêm các
hình thức sau:
- Hợp đồng mua bán bất động sản;
- Hợp đồng liên doanh đầu tư;
- Hợp đồng xây dựng (giao thông) ;
- Hợp đồng nghiên cứu;
- Hợp đồng nghiên cứu khoa học kỹ thuật, triển khai công nghệ;
- Những hợp đồng hàng hoá và dịch vụ tương tự…
4. Vai trò của hợp đồng kinh tế
Với tư cách là một chế định pháp luật, chế độ hợp đồng kinh tế có vị trí đặc biệt
quan trọng trong quản lý nền kinh tế quốc dân, là cơ sở pháp lý vững chắc của nhà
nước để phát triển và hoàn thiện nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Hợp đồng kinh tế
đóng góp tích cực trong phát triển nền kinh tế quốc dân và hoàn thiện chế độ hạch
toán kinh tế, đẩy mạnh quản lý thị trường, giúp cho lợi ích của từng đơn vị kinh tế
hài hoà với lợi ích tổng thể của hệ thống kinh tế quốc dân, gắn kết chặt sự quản lý
của nhà nước với việc tự chịu trách nhiệm của những doanh nghiệp này.
Với bản chất là một giao dịch kinh tế trong kinh doanh, hợp đồng kinh tế có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng và không thể thay thế được đối với mỗi chủ thể kinh
doanh:
* Hợp đồng kinh tế là căn cứ để lập và triển khai kế hoạch của các tổ chức kinh tế,
là cầu nối gắn kết hoạt động sản xuất kinh doanh với đời sống xã hội.
Thông qua việc ký kết những hợp đồng kinh tế sẽ giúp người kinh doanh có thêm
căn cứ khi thực hiện kế hoạch của mình. Ngược lại, hợp đồng kinh tế cụ thể hoá,
phản ánh nội dung kế hoạch hoạt động kinh doanh của mỗi tổ chức kinh tế theo các
chỉ tiêu quy định của nhà nước với nhiều quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng cũng
như là việc thực thi từng bước kế hoạch. Mặt khác, hợp đồng kinh tế với nội dung là
quan hệ tài chính - ngân hàng luôn luôn thể hiện mối quan hệ thị trường và sẽ giúp
các thị trường vừa là căn cứ, cũng là mục tiêu của kế hoạch.
*Hợp đồng kinh tế đóng góp tích cực cho quá trình phát triển hoạt động hạch toán
kinh tế. Hạch toán kinh tế là phương thức quản lý dựa trên nguyên tắc sử dụng
đồng tiền làm đo lường các giá trị và hiệu quả nền kinh tế, dùng thu bù đắp chi và
bảo đảm sản xuất có lợi nhuận, dựa trên việc kích thích vật chất và nhận hỗ trợ vật
chất
Hạch toán kinh tế cũng sử dụng quan hệ hàng hoá với tiền tệ làm cơ sở, mà trong
quan hệ đó tiền tệ phản ánh giá trị của hàng hoá và nghĩa là số lượng lao động đã
tích luỹ trong hàng hoá sẽ được xác định bằng giá cả của hàng hoá đó. Thông qua
giá cả của hàng hoá có thể biết các kết quả của lao động để tính toán chính xác được
công sức tạo nên và kết quả thu lại trong nền kinh tế. Xuất phát trên hiệu quả kinh
tế, mỗi doanh nghiệp có thể thiết lập với nhau những quan hệ hợp đồng kinh tế mà
mục đích của nó chủ yếu là sử dụng quan hệ hàng hoá và tiền tệ làm nền tảng để
hạch toán kinh tế.
Thông qua quá trình đàm phán và thực hiện những hợp đồng kinh tế cho phép
các đơn vị kinh tế thực hiện quyền tự chủ trong nghiệp vụ của mình. Việc thực hiện
tốt chế độ khen thưởng và xử phạt theo thoả thuận hợp đồng sẽ nêu cao hơn ý
thức trách nhiệm, khuyến khích sự tham gia tích cực của mỗi tổ chức kinh tế khi
sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo các quy định về chính sách kinh tế của pháp
luật.
Phần II. Đặc điểm và nội dung của hợp đồng kinh tế
1. Đặc điểm của một hợp đồng kinh tế
- Qua đây chúng ta hiểu rằng thực chất hợp đồng kinh tế là mối quan hệ kinh tế do
nhiều bên thoả thuận, đó là mối quan hệ dân sự được thiết lập hoàn toàn tự
nguyện và bình đẳng dưới hình thức của văn bản. Nhưng, khác biệt so với hợp đồng
thương mại là hợp đồng kinh tế có một số đặc trưng riêng dưới đây:
+ Về nội dung:
Hợp đồng kinh tế được thực hiện nhằm mục đích giao dịch thương mại. Đó là việc
tổ chức mọi hoạt động sản xuất, trao đổi thương mại, dịch vụ, thử nghiệm áp dụng
khoa học kỹ thuật và thoả thuận có thể được mỗi bên thực hiện đối với một, số ít
hay toàn bộ những giai đoạn của quá trình tái sản xuất kể từ khi góp vốn đến khi
bán hàng hoặc hoàn tất dịch vụ nhằm sinh lợi hợp pháp. Vì vậy, mục tiêu kinh
doanh phải luôn là số một tại mọi thoả thuận do mỗi chủ thể kinh doanh giao kết,
để tạo dựng và thực thi chiến lược của bản thân.
+ Về chủ thể của hợp đồng:
Theo Khoản 2 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì hợp đồng kinh tế được giao kết bởi
pháp nhân với pháp nhân khác hoặc pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh
theo quy định của Chính phủ. Như vậy, đối với các giao dịch hợp đồng dân sự
không nhất thiết phải có một bên là pháp nhân, nhưng phía bên kia mà có thể là
pháp nhân hoặc cũng có thể là cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật và phải hoạt động đúng khuôn khổ ngành nghề kinh doanh đã đăng
ký.Trên thực tiễn hiện tại và xu thế phát triển nền kinh tế thị trường, chủ thể chính
của quan hệ này là các công ty.
+ Về hình thức:
Hợp đồng đó đã có thoả thuận hoặc văn bản. Đó là bản hợp đồng hoặc những
giấy tờ khác mang tính chất văn bản có chữ kí của các bên thể hiện việc ký kết và
thoả thuận như công văn, đơn chào hàng, đơn đặt cọc, thư chấp nhận vv…Ký kết hợp
đồng kinh tế qua văn bản là một quy định quan trọng mà mọi bên của hợp đồng
hợp đồng cần tuân thủ theo. Văn bản chính là những xác nhận cụ thể về quyền lợi
và nghĩa vụ giữa các bên đã ký với nhau, là cơ sở pháp lý để các bên tiếp tục thực
thi mọi điều khoản đã hứa, giúp cho cơ quan nhà nước có chức năng kiểm tra sự
hợp lệ của mỗi giao dịch kinh tế và hoà giải các mâu thuẫn hoặc phát hiện ra sai
phạm nếu có.
+ Hợp đồng kinh tế phải có tính kế hoạch và thể hiện mối liên hệ của nó với thị
trường tiền tệ. Hợp đồng kinh tế phải ký kết căn cứ trên chỉ tiêu kế hoạch của nhà
nước, góp phần cho việc hình thành và thực hiện chiến lược của từng ngành kinh
tế. Trong đó có nhiều hợp đồng kinh tế mà việc ký kết và thực hiện không cần phải
căn cứ theo các mục tiêu kế hoạch cụ thể của nhà nước. Trong chế độ quản lý theo
phương pháp kế hoạch hoá tập trung coi tính kế hoạch là yếu tố hàng đầu của hợp
đồng kinh tế.
2. Nội dung của hợp đồng kinh tế
- Nội dung của hợp đồng kinh tế là tất cả những điều khoản mà các bên đã ký kết, thể
hiện quyền và nghĩa vụ ràng buộc giữa các bên với nhau.
- Về mặt kỹ thuật pháp luật, căn cứ theo tính chất và ý nghĩa của từng điều khoản
trong nội dung của hợp đồng kinh tế có thể phân chia làm ba loại điều khoản như
sau:
+ Điều khoản chủ yếu: là những điều khoản cơ bản quan trọng nhất của hợp đồng mà
bắt buộc các bên phải thoả thuận và ghi vào hợp đồng, nếu không thì hợp đồng sẽ
không có giá trị pháp lý. Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán, những điều khoản chủ yếu là đối
tượng, số lượng, chất lượng, giá cả
+ Điều khoản thường lệ: là điều khoản đã được pháp luật ghi nhận, nếu cỏc bờn không
ghi vào bản hợp đồng thì coi như cỏc bờn đó mặc nhiên công nhận và có nghĩa vụ
thực hiện những uy định đó.
Ví dụ: Điều khoản về bồi thường thiệt hại, về khung phạt vi phạm hợp đồng kinh tế.
+ Điều khoản tùy nghi: là điều khoản phải thỏa thuận vì tính chất của hợp đồng và
những điều khoản mà pháp luật đã quy định trước.
III. Chứng minh qua một bản hợp đồng cụ thể
PHẦN KẾT LUẬN
Pháp luật về hợp đồng kinh tế có ý nghĩa rất lớn đối với việc điều hành những
quan hệ kinh tế của thể chế chính trị tại Việt Nam chúng ta ngày nay. Do đó
những bất cập trong luật pháp đối với hợp đồng kinh tế cần thiết phải được sửa đổi
càng nhanh càng tốt để tạo điều kiện thông thoáng cho mọi quan hệ kinh tế và giúp
thực thi có hiệu quả nền kinh tế hàng hoá đa thành phần hoạt động theo cơ chế thị
trường, có vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Qua việc
thu hút được sự quan tâm của các chủ thể kinh tế đối với quá trình quản lý kinh
tế xã hội.
Chúng ta hiểu rằng lý thuyết cũng là sự hỗ trợ vào việc đáp ứng những yêu
cầu của thực tế. Bất cứ một lý luận nào nếu không đáp ứng những điều kiện trên
cũng sẽ không có ý nghĩa. Em hy vọng rằng bài viết trên cũng có ích phần nào cho
việc thoả mãn nhu cầu của quá trình đổi mới quản lí kinh tế và để đặt những
quan hệ hợp đồng kinh tế vào nề nếp.

You might also like