You are on page 1of 16

Câu 1: Doanh nghiệp tư nhân không có quyền nào sau đây?

A. Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định

B. Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật

C. Phát hành cổ phiếu

D. Chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh

Đáp án:  C

C sai vì theo khoản 2 điều 188 luật doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp tư nhân
không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào”

A đúng vì theo khoản 9 điều 7 luật Doanh nghiệp 2020: Quyền của doanh nghiệp:
“ Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo
quy định của pháp luật.”

B đúng vì theo khoản 10 điều 7 luật Doanh nghiệp 2020: “Khiếu nại, tham gia tố
tụng theo quy định của pháp luật.”

D đúng vì theo khoản 2 điều 7 luật Doanh nghiệp 2020: “Tự chủ kinh doanh và lựa
chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình
thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.”

Câu 2: Ai có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân ?

A. Phó chủ tịch UBND xã

B. Người nghiện ma túy

C. Sinh viên năm 3 Học viện Cảnh sát nhân dân

D. Nhân viên siêu thị 21 tuổi

Đáp án: D

Theo khoản 2 điều 17 luật Doanh nghiệp 2020: “Tổ chức, cá nhân sau đây không
có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và
Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng
trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân
dân Việt Nam…
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất
năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ
chức không có tư cách pháp nhân;

=>  Phó chủ tịch UBND xã (cán bộ - thuộc điểm b)

Người nghiện ma túy (người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự - thuộc điểm đ)

Sinh viên năm 3 Học viện Cảnh sát nhân dân (thuộc điểm c)

Nhân viên siêu thị 21 tuổi (không thuộc trường hợp nào trong khoản 2 điều 17)

Câu 3: Ý nào sau đây là sai về doanh nghiệp tư nhân ?

A.   Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

B.   Doanh nghiệp tư nhân không được phép mua cổ phần và góp vốn thành lập
công ty cổ phần

C.  Doanh nghiệp tư nhân cần đi đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong
vòng 3 ngày sau khi giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký

D.   Doanh nghiệp tư nhân có thể bán doanh nghiệp của mình cho tổ chức bất kỳ

Đáp án: C

Vì theo Khoản 3 điều 189 luật doanh nghiệp 2020: “Trường hợp giảm vốn đầu tư
xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm
vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh”

A.  Giáo trình trang 221: “Thứ tư, đặc điểm về tư cách chủ thể: Doanh nghiệp tư
nhân không có tư cách pháp nhân”
B.  Khoản 4 điều 188, luật doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp tư nhân không được
quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp
danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần”

D. Khoản 1 điều 192, luật doanh nghiệp 2020 “Chủ doanh nghiệp tư nhân có
quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác”

Câu 4: Cho các nhận định sau:

(1) Khi thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân phải làm thủ tục chuyển
quyền sở hữu tài sản cho doanh nghiệp.

(2) Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ trong kinh
doanh của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản đã bỏ ra kinh doanh

(3) Doanh nghiệp tư nhân do 1 cá nhân làm chủ

(4) Doanh nghiệp tư nhân có điều lệ, điều lệ của doanh nghiệp tư nhân phải bao
gồm tên, địa chỉ, tổng số vốn.

Nhận định nào là đúng về đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân ?

A.       (3)

B.   (1), (3)

C.   (1), (2), (3)

D.   (3), (4)

Đáp án: A

(1) Sai, vì theo khoản 4 điều 35 luật Doanh nghiệp 2020: “Tài sản được sử dụng
vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục
chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.”

(2) Sai, vì theo Khoản 1 điều 188 luật Doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp tư nhân
là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”
(3) Đúng, vì theo Khoản 1 điều 188 luật Doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp tư
nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ”

(4) Sai vì Doanh nghiệp tư nhân không phải là công ty, trong hồ sơ đăng kí doanh
nghiệp tư nhân (điều 19 luật Doanh nghiệp 2020) cũng không yêu cầu điều lệ.
Vì vậy doanh nghiệp tư nhân không có điều lệ

Câu 5: Ông M là chủ một doanh nghiệp tư nhân về lĩnh vực vật liệu xây dựng với
vốn đầu tư ban đầu là 400 triệu đồng. Ông có vợ là bà N và 2 người con trai lần
lượt là P, Q (cả hai đều đã tốt nghiệp đại học). Trên đường đi làm về, Ông M gặp
tai nạn giao thông và qua đời đột ngột. Ông để lại di chúc với nội dung bà   N và 2
con sẽ là người thừa kế doanh nghiệp. Tuy nhiên, cả 3 người không thể thỏa thuận
ai sẽ đứng ra làm chủ, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
Vậy điều gì sẽ xảy ra với doanh nghiệp này ?

A.   Cả N, P, Q chia nhau quản lý doanh nghiệp vì đều thuộc hàng thừa kế thứ
nhất

B.   Doanh nghiệp sẽ bị chuyển đổi loại hình hoặc giải thể.

C.   Anh P là con trai cả nên nghiễm nhiên được làm chủ, bà M và anh Q vẫn
được tham gia quản lý doanh nghiệp dưới sự cho phép của anh P

D.  Bà M sẽ là chủ doanh nghiệp, P là Giám Đốc, Q là phó giám đốc

Đáp án: B

Vì theo khoản 2 điều 193 Luật Doanh nghiệp 2020: “Trường hợp chủ doanh
nghiệp tư nhân chết thì người thừa kế hoặc một trong những người thừa kế theo di
chúc hoặc theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân theo thỏa thuận giữa những
người thừa kế. Trường hợp những người thừa kế không thỏa thuận được thì đăng
ký chuyển đổi thành công ty hoặc giải thể doanh nghiệp tư nhân đó.

Câu 6: Sau khi kết hôn, chị A được bố mẹ ruột trao cho 200 triệu làm của hồi môn.
Chị A bàn với chồng dùng số tiền này thành lập doanh nghiệp tư nhân kinh doanh
hoa quả sạch do chị đứng ra làm chủ. Tuy nhiên, chị A không trực tiếp quản lý mà
để cho em trai chị A là người am hiểu lĩnh vực này làm giám đốc điều hành doanh
nghiệp. Sau một thời gian, Doanh nghiệp bị thua lỗ phát sinh số nợ 350 triệu đồng.
Ai sẽ là người chịu trách nhiệm thanh toán khoản nợ này ?

A.   Em trai chị A

B.   Chị A

C.   Vợ chồng chị A

D.   Chị A và em trai mỗi người chịu trách nhiệm một nửa

Đáp án: B

Vì theo khoản 2 điều 190 luật doanh nghiệp 2020: “Chủ doanh nghiệp tư nhân có
thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý,
điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn
phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.”

Câu 7: Ông T là một giáo viên đã nghỉ hưu và đang là thành viên hợp danh của
một công ty hợp danh .Nhưng ông muốn sử dụng số tiền tích lũy của mình để
thành lập doanh nghiệp và muốn lấy tên là Doanh nghiệp tư nhân Thông
Thái.Nhưng khi tìm hiểu thì ông phát hiện cái tên này đã được doanh nghiệp khác
sử dụng nên ông nghĩ ra một cái tên khác là Doanh nghiệp tư nhân Tân Thông
Thái.

Hỏi những nhận định nào là nhận định SAI trong các nhận định dưới đây?

1,Ông T không có quyền thành lập doanh nghiệp vì ông từng là giáo viên.

2,Ông T không có quyền thành lập doanh nghiệp vì ông đang là thành viên của
công ty hợp danh.

3,Ông T có thể đặt tên cho doanh nghiệp của mình là Doanh nghiệp tư nhân Tân
Thông Thái.

4,Vốn mà ông T sử dụng để thành lập doanh nghiệp được gọi là vốn điều lệ.

A. 1) và 3)

B. 2)
C.1) và 2) 

D. 1), 3) và 4)

Đáp án: D

Giải thích:

A. SAI vì: Khoản 2, Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020 qui định về Tổ chức, cá
nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam không bao
gồm giáo viên đã nghỉ hưu.

B.ĐÚNG vì:Khoản 3, Điều 188, Luật Doanh nghiệp 2018: “3. Mỗi cá nhân chỉ
được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không
được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.”

C.SAI vì đã vi phạm vào điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp được quy định tại
Điểm e Khoản 2 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020: 

“e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh
nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền
hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;”

D.SAI vì : Khoản 34 ,Điều 4,Luật Doanh nghiệp 2020: “34. Vốn điều lệ là tổng giá
trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp
khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ
phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”

Do ông T thành lập doanh nghiệp tư nhân nên vốn ông T dùng để thành lập doanh
nghiệp không được gọi là vốn điều lệ mà được gọi là vốn đầu tư.

Câu 8: Doanh nghiệp tư nhân không phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh
doanh để cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi thay đổi nội dung nào
dưới đây?

A. Vốn đầu tư
B. Ngành,nghề kinh doanh
C. Địa chỉ trụ sở chính
D. Tên doanh nghiệp
Đáp án :B   

Giải thích:

Điều 28. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;

2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

3. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người
đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối
với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của
doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá
nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính
của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;

4. Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.

=>Ngành, nghề kinh doanh không nằm trong Giấy đăng ký chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp.

Câu 9: Trường hợp doanh nghiệp có trên 50,5% vốn điều lệ thuộc sở hữu của Nhà
nước có thể tổ chức hoạt động dưới hình thức nào sau đây?

A. Doanh nghiệp tư nhân

B. Công ty hợp danh

C. Công ty TNHH 1 thành viên

D. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Đáp án: D

Giải thích:
Dựa theo Khoản 2 Điều 89 luật Doanh nghiệp 2020: Áp dụng quy định đối với
doanh nghiệp nhà nước:

“Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ theo quy định tại điểm
b khoản 1 Điều 88 của Luật này được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo các quy định tại Mục 1 Chương III hoặc
công ty cổ phần theo các quy định tại Chương V của Luật này.”

Câu 10: Tập đoàn A là công ty TNHH 1 thành viên do nhà nước nắm giữ 100%
vốn điều lệ. Tập đoàn A có 2 công ty con là B và C. Công ty B do công ty A đầu tư
100% vốn. Công ty C do công ty A đầu tư 20% vốn. Khi đó, những công ty nào
được gọi là doanh nghiệp nhà nước?

A. Công ty A và B

B. Chỉ công ty A

C. Cả 3 công ty A, B, C

D. Không có công ty nào

Đáp án: B

Giải thích:

1. Đối với việc xác định doanh nghiệp nhà nước theo Luật Doanh nghiệp 2020

- Khoản 1 Điều 88 Luật Doanh 2020 quy định: “Doanh nghiệp nhà nước bao gồm
doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Doanh nghiệp do Nhà nước
nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết”.

- Khoản 3 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

“ Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần
có quyền biểu quyết bao gồm:

a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà
nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công
ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ
trong nhóm công ty mẹ - công ty con”

=> Công ty cổ phần A là doanh nghiệp nhà nước, do Nhà nước nắm giữ 100% vốn
điều lệ.

- Khoản 6 Điều 4 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 16/10/2015 của Chính phủ
về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại
doanh nghiệp quy định: “Vốn của doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra ngoài doanh
nghiệp là vốn của doanh nghiệp nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn và các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật”.

 => Công ty cổ phần B và Công ty cổ phần C là doanh nghiệp do Công ty A góp


lần lượt là 100% và 20% vốn điều lệ. Do vậy, phần vốn do Công ty cổ phần A góp
vào Công ty B và C là vốn của doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra ngoài doanh
nghiệp, Công ty B và C là doanh nghiệp có vốn của doanh nghiệp nhà nước đầu tư
tại công ty cổ phần nên không phải là doanh nghiệp nhà nước theo quy định pháp
luật nêu trên.

Câu 11: Ai là người đủ điều kiện trở thành chủ tịch công ty của doanh nghiệp nhà
nước?

A. Ông An đã qua 2 nhiệm kỳ chủ tịch và có kinh nghiệm làm việc liên tục 20 năm
trước khi được bổ nhiệm lần đầu tiên

B. Anh Bách đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị tạm giam.

C. Chị Cảnh là con gái của phó chủ tịch đương nhiệm

D. Bà Giang cùng công ty trước đây từng bị cách chức phó Giám đốc

Đáp án: A

Giải thích:

A. ĐÚNG vì:  Khoản 1 Điều 99 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

“Chủ tịch công ty do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm theo quy định của
pháp luật. Chủ tịch công ty có nhiệm kỳ không quá 05 năm và có thể được bổ
nhiệm lại. Một cá nhân được bổ nhiệm không quá hai nhiệm kỳ, trừ trường hợp
người được bổ nhiệm đã có trên 15 năm làm việc liên tục tại công ty đó trước khi
được bổ nhiệm lần đầu. Tiêu chuẩn, điều kiện và các trường hợp miễn nhiệm, cách
chức Chủ tịch công ty được thực hiện theo quy định tại Điều 93 và Điều 94 của
Luật này.”

B. SAI vì theo điểm e, Khoản 2, Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020:“Tổ chức, cá
nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình
phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc,
cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật
Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.”

C. SAI vì: Khoản 3 Điều 64 Luật Doanh nghiệp 2020:

“Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của
Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1
Điều 88 của Luật này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn,
điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và không được là người có quan
hệ gia đình của người quản lý công ty, Kiểm soát viên của công ty và của công ty
mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước
tại công ty và công ty mẹ.”

D. SAI vì: Theo khoản 1, Điều 99 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tiêu chuẩn và điều
kiện của Chủ tịch công ty tương tự với thành viên Hội đồng thành viên tại Điều 93
Luật Doanh nghiệp 2020.

Cụ thể tại khoản 6, điều 93 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định : “6. Chưa từng bị
cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ
tịch công ty, Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc
của doanh nghiệp nhà nước.”

Câu 12: Những đặc điểm nào là của doanh nghiệp nhà nước ?

(1)Nhà đầu tư là Nhà nước hoặc Nhà nước cùng với các  tổ chức, cá nhân khác.
(2) Cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội

(3) Hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên.

(4) Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

A. (1) ,(4)

B. (2), (3)

C. (1), (2), (3)

D. (2), (3), (4)

Đáp án: C

Giải thích:

(1) đúng, vì theo Khoản 18 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định: “Nhà đầu tư là tổ
chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước,
nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài” mà theo
Khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Doanh nghiệp nhà nước bao
gồm doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Doanh nghiệp do Nhà
nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết”.

(2),(3) Đúng, vì theo khoản 1 và khoản 3, điều 5 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP:

 “1. Doanh nghiệp nhà nước cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo
đảm an sinh xã hội” và “3. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực độc
quyền tự nhiên”

(4) Sai vì theo khoản 1, điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp nhà
nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần”. 

Bên cạnh đó, theo khoản 3, điều 111 luật Doanh nghiệp 2020 “Công ty cổ phần có
quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty” và
khoản 4, điều 46 luật Doanh nghiệp 2020: “Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành
viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định
khác của pháp luật có liên quan”

=> Doanh nghiệp nhà nước không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào là
sai

Câu 13:  Đâu không phải quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên:

(1) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty

(2) Tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ và quyết định thành lập đơn vị kiểm toán
nội bộ của công ty

(3) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các
đơn vị hạch toán phụ thuộc

(4) Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi
công ty giải thể hoặc phá sản.

A. Điều 1

B. Điều 2

C. Điều 3

D. Điều 4

Giải thích:

Điều 4 không nằm trong quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên được quy
định tại  Khoản 2 điều 92 luật doanh nghiệp 2020: “Quyền và nghĩa vụ của Hội
đồng thành viên:

a) Quyết định các nội dung theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước
đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

b) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các
đơn vị hạch toán phụ thuộc;
c) Quyết định kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm, chủ trương phát triển thị
trường, tiếp thị và công nghệ của công ty;

d) Tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ và quyết định thành lập đơn vị kiểm toán
nội bộ của công ty;

đ) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty, Luật này và quy
định khác của pháp luật có liên quan.”

Câu 14: Doanh nghiệp hoạt động trong ngành, lĩnh vực nào không do nhà nước
nắm giữ 100% vốn điều lệ?

A.  Kinh doanh xổ số
B.  Bưu chính công ích
C.  Vận chuyển hàng không
D.   In, đúc tiền, sản xuất vàng miếng và các vật phẩm lưu niệm bằng vàng

Đáp án: C

Giải thích: Theo phụ lục I, quyết định số 22/2021/QĐ-TTg: Những DN do Nhà
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động trong các ngành, lĩnh vực sau:

7. Bưu chính công ích và hoạt động duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng.
8. Kinh doanh xổ số.
10. In, đúc tiền, sản xuất vàng miếng và các vật phẩm lưu niệm bằng vàng.
 
Câu 15: Một công ty được coi là công ty mẹ của một công ty khác khi:
A. Sở hữu dưới 50% số vốn điều lệ
B. Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty
đó
C. Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả
thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó
D. cả B và C đều đúng
Đáp án: D
Giải thích: Theo khoản 1, điều 195, Luật Doanh nghiệp 2020: “Một công ty được
coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành
viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.”
 
Câu 16: Hợp đồng giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con
được thiết lập và thực hiện theo nguyên tắc:
A. Độc lập, bình đẳng
B. Mệnh lệnh
C. Tự do, tự nguyện
D. Phục tùng
Đáp án: A
Giải thích:
Vì theo khoản 2 điều 196 luật Doanh nghiệp 2020: “Hợp đồng, giao dịch và quan
hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc
lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với chủ thể pháp lý độc lập”
 
Câu 17: Vào thời điểm kết thúc năm tài chính ngoài báo cáo và tài liệu theo quy
định của pháp luật, công ty mẹ không phải lập các báo cáo sau đây ?
A. Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ theo quy định của pháp luật về kế
toán;
B. Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh hằng năm của công ty mẹ và công ty
con;
C. Báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điều hành của công ty mẹ và công ty con
D. tất cả các đáp án trên đều sai
Đáp án: D
Giải thích: Theo khoản 1 điều 197: “Vào thời điểm kết thúc năm tài chính, ngoài
báo cáo và tài liệu theo quy định của pháp luật, công ty mẹ còn phải lập các báo
cáo sau đây:
a) Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ theo quy định của pháp luật về kế
toán; 
b) Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh hằng năm của công ty mẹ và công ty con;
c) Báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điều hành của công ty mẹ và công ty con.”
 
Câu 18: Tổ chức nào sau đây không phải một loại hình doanh nghiệp ?
A.  Công ty hợp danh
B.  Nhóm công ty
C.  Doanh nghiệp nhà nước
D.  Doanh nghiệp tư nhân
Đáp án: B
Giải thích:
Căn cứ vào khoản 1 điều 194 luật Doanh nghiệp 2020: “Tập đoàn kinh tế, tổng
công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau
thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế,tổng
công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân,
không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.”
 
Câu 19: Trường hợp công ty mẹ buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh
doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường gây thiệt hại cho công ty con mà
không đền bù cho công ty con theo quy định thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông
có sở hữu bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh
chính mình hoặc nhân danh công ty con yêu cầu công ty mẹ đền bù thiệt hại cho
công ty con ?
A. ít nhất 02%
B. 10% trở lên
C. 01% trở lên
D. ít nhất 50%
Đáp án: C
Giải thích:
C đúng vì căn cứ vào khoản 5 điều 196 Luật Doanh nghiệp 2020: “Trường hợp
công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định thì chủ nợ hoặc thành
viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 01% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân
danh chính mình hoặc nhân danh công ty con yêu cầu công ty mẹ đền bù thiệt hại
cho công ty.”
Câu 20: Khi có yêu cầu của người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ, ai là
người phải cung cấp báo cáo, tài liệu và thông tin cần thiết theo quy định để lập
báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con.
A. Người đại diện theo pháp luật của công ty con
B. Hội đồng thành viên
C. Hội đồng quản trị
D. Cả B và C đều đúng
Đáp án: A
Giải thích:
A đúng , căn cứ vào khoản 2 điều 197,Luật Doanh nghiệp 2020 : “Khi có yêu cầu
của người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ, người đại diện theo pháp luật
của công ty con phải cung cấp báo cáo, tài liệu và thông tin cần thiết theo quy định
để lập báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty
con.”
 
 

 
 

You might also like