You are on page 1of 3

Câu hỏi nhóm chị Hiền: Anh A và 2 người nữa có cùng nhau mở một công ty hợp danh

đến nay cũng được 7 năm rồi. Hiện giờ anh A có nhu cầu làm riêng và muốn chuyển
nhượng phần vốn cho em trai nhưng các thành viên còn lại không đồng ý và bảo muốn
chuyển thì chuyển sang cho các thành viên còn lại. Vậy anh A có được chuyển phần vốn
góp cho em trai không?

Trả lời:

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu
chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên
hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về
các nghĩa vụ của công ty; thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của
công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Công ty hợp danh có mô hình của công ty đối nhân nên hoạt động và thành viên hầu như
dựa trên mối quan hệ thân quen và sự tin tưởng lẫn nhau.

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 thì:

Điều 180. Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh

1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm
thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các
thành viên hợp danh còn lại.

2. Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh
doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ
chức, cá nhân khác.
3. Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của
mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành
viên hợp danh còn lại.

Theo quy định tại Luật này thì thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần
hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp
thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

Trường hợp chuyển nhượng vốn góp của thành viên góp vốn: thành viên góp vốn có
quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác quy định tại
điểm d khoản 1 Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2020. Thành viên góp vốn, chuyển nhượng
phần vốn góp có sự tự do và dễ dàng hơn bởi lẽ, thành viên góp vốn là những nhà tài trợ
về vốn, giúp công ty có khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh, thay đổi thành viên góp
vốn cũng không làm ảnh hưởng đến cơ cấu nhân sự hay sự tồn tại cũng như tính đối nhân
của nó nhưng sự tự do này đã bị giới hạn nếu điều lệ công ty có những quy định khác.

Như vậy, trong trường hợp của anh A thì anh A không được tự ý chuyển nhượng phần
vốn góp của mình cho thành viên khác nếu không được sự đồng ý của các thành viên hợp
danh còn lại.

Câu 2: Anh Q hiện đang là chủ doanh nghiệp tư nhân, nay anh muốn thành lập thêm một
doanh nghiệp tư nhân khác do anh làm chủ có được hay không?

Trả lời: Khoản 3 Điều 188 luật DN 2020 quy định mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập
một doanh nghiệp tư nhân. Điều Luật cũng quy định chủ doanh nghiệp tư nhân không
được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. Như vậy chủ doanh
nghiệp tư nhân chỉ được thành lập và làm chủ một doanh nghiệp tư nhân. Trong trường
hợp muốn thành lập và làm chủ một loại hình doanh nghiệp khác, chủ doanh nghiêp tư
nhân chỉ có thể lựa chọn loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Câu hỏi nhóm Bảo: Ông A đứng ra thành lập DNTN "Hoàng Nam" kinh doanh ở lĩnh
vực điện tử với số vốn đầu tư ban đầu là 500 triệu đồng. Ông A có người bạn là B rất am
hiểu lĩnh vực kinh doanh này nên A đã mời B đến làm việc và giao cho chức vụ giám đốc
thay A điều hành doanh nghiệp. Sau 1 thời gian kinh doanh DNTN " Hoàng Nam" bị
thua lỗ phát sinh số nợ 700 triều đồng

a. Trách nhiệm về việc thanh toán các khoảng nợ của DNTN thuộc về ai? Vì sao?

b. Trường hợp B làm trái với sự phân công của A thì trách nhiệm thanh toán thuộc về ai?
Biết rằng ngoài vốn kinh doanh ra thì A còn có tài sản trị giá 300 triệu đồng. B có có Ac
tài sản trị giá 100 triệu đồng.

Trả lời:

a.A phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của DN. Vi A là chủ DNTN và phải
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động kinh doanh. (Theo Khoản 2
điều 188 LDN 2020)

b.TH B làm trái với sự phân công của A thì A vẫn chịu trách nhiệm thanh toán với chủ
nợ. (Theo Khoản 3 điều 190 LDN 2020)

B chịu trách nhiệm về việc làm của mình do trái với sự В phản công của A (Việc này
được giải quyết dựa theo hợp đồng lao động đã được kí kết giữa A và B theo bộ luật dân
sự)

You might also like