You are on page 1of 4

Ra đời và chấm dứt tồn tại là một quy luật tất yếu của xã hội và các doanh nghiệp

cũng vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng trải qua quá trình hình thành, phát triển,
ổn định, suy thoái và chấm dứt. Có nhiều hình thức chấm dứt doanh nghiệp khác
nhau và giải thể doanh nghiệp là một trong số đó.
Căn cứ pháp lý: Luật Doanh nghiệp năm 2020.
1. Khái niệm giải thể doanh nghiệp
Mặc dù là một hình thức phổ biến để chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp
nhưng khái niệm “giải thể doanh nghiệp” lại chưa được định nghĩa trong bất cứ
một một văn bản pháp luật nào. Hiện nay pháp luật lại chỉ quy định về các trường
hợp, điều kiện giải thể doanh nghiệp; thủ tục, hồ sơ tiến hành giải thể doanh
nghiệp,… Hoạt động giải thể doanh nghiệp bắt buộc phải được thực hiện ở Cơ
quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Từ các quy định pháp luật về hoạt động giải thể doanh nghiệp có thể hiểu giải thể
doanh nghiệp chính là một hoạt động được tiến hành theo một trình tự, thủ tục
pháp lý được quy định trong các văn bản pháp luật nhằm mục đích chấm dứt sự tồn
tại của doanh nghiệp.
2. Các trường hợp giải thể doanh nghiệp
Các trường hợp giải thể doanh nghiệp được quy định tại Khoản 1 Điều 207 Luật
Doanh nghiệp năm 2020, cụ thể:
“1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết
định gia hạn;

b) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư
nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên,
chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông
đối với công ty cổ phần;
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này
trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh
nghiệp;

d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý
thuế có quy định khác.”

Trường hợp quy định tại điểm a, có thể hiểu đơn giản là Điều lệ công ty quy định
rõ một khoảng thời gian hoặc thời điểm mà doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động
(Ví dụ Điều lệ công ty quy định công ty chấm dứt hoạt động vào ngày 01 tháng 6
năm 2022), khi đến thời hạn đã được quy định thì doanh nghiệp sẽ tiến hành thủ
tục giải thể.
Điểm b thể hiện trường hợp doanh nghiệp tiến hành thủ tục giải thể theo ý chí của
chủ doanh nghiệp/ Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty/ Đại hội đồng cổ đông.
Khi các chủ thể này đồng ý, thống nhất, quyết định về việc chấm dứt hoạt động của
doanh nghiệp thì sẽ thực hiện các thủ tục để chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp.
Về điểm c có thể lấy ví dụ như công ty A thuộc mô hình công ty trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên, tuy nhiên trong khoảng thời gian liên tục từ 01/02/2021 đến
01/8/2021 công ty A chỉ còn một thành viên đồng thời công ty A cũng không thực
hiện thủ tục chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác, khi này sẽ thực hiện thủ
tục giải thể doanh nghiệp.
Pháp luật quy định khoảng thời gian 06 tháng là khoảng thời gian đủ dài để thành
viên doanh nghiệp có thể tìm thêm các thành viên mới để đủ theo quy định của
pháp luật hoặc tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Khi hết thời hạn này
thể hiện việc thành viên công ty/ chủ sở hữu không có nhu cầu, mong muốn hoặc
không đủ khả năng để thực hiện các hoạt động đó. Khi doanh nghiệp không đạt đủ
điều kiện về loại hình doanh nghiệp trong một khoảng thời gian dài thì việc chấm
dứt hoạt động của doanh nghiệp là điều đương nghiên.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chính là văn bản thể hiện sự cho phép của
Nhà nước về hoạt động của doanh nghiệp. Khi Giấy chứng nhận doanh nghiệp bị
thu hồi được hiểu chính là việc Nhà nước thu lại sự công nhận, cho phép của mình
đối với doanh nghiệp, khi đó, doanh nghiệp mất đi tư cách là một chủ thể kinh
doanh. Sau khi bị thu hồi, Doanh nghiệp không còn được công nhận cũng như mất
đi địa vị pháp ký, không thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh như bình
thường.
Từ quy định trên, có thể thấy có thể chia thành hai loại giải thể doanh nghiệp chính
đó chính là giải thể doanh nghiệp tự nguyện (điểm a, điểm b) và giải thể doanh
nghiệp bắt buộc (điểm c, điểm d).
3. So sánh giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp
 Điểm giống nhau:
Giữa giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp có điểm giống nhau, về cơ
bản đều là phương thức chấm dứt sự hiện diện của doanh nghiệp về pháp lý và
thực tế.
Khi doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản, ngừng hoạt động là bắt buộc. Con dấu,
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ bị thu hồi. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh sẽ là cơ quan thực hiện hoạt động thu hồi. Cơ sở của hoạt động
thu hồi này đó chính là doanh nghiệp, hợp tác xã xuất hiện, rút lui tại thị trường
cần có sự quản lý của Nhà nước, đảm bảo trật tự hành chính kinh tế nhất định,
tranh mất đi tính liên kết của xã hội.
Một điểm giống nhau nữa đó chính là các doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện
các nghĩa vụ về tài sản. Các nghĩa vụ này đó chính là trả nợ, nộp thuế, trả lương
cho người lao động,…
 Điểm khác nhau:
Về lý do tiến hành:
- Giải thể doanh nghiệp có thể do nhiều lý do khác nhau: kết thúc thời hạn ghi
trong điều lệ mà không quyết định gia hạn thế; theo quyết định của chủ
doanh nghiệp hoặc đa số các thành viên của doanh nghiệp; công ty không
còn đủ số lượng thành viên trong 6 tháng mà không thya đổi loại hình doanh
nghiệp; bị thu thồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Phá sản doanh nghiệp vì không trả được các khoản nợ của doanh nghiệp.
Hệ quả pháp lý:
Giải thể doanh nghiệp là sự chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp. Có tính dứt
khoát hơn so với phá sản, không để lại hậu quả nặng nề đối với xã hội.
Phá sản: Doanh nghiệp có thể vẫn hoạt động do có người mua lại doanh nghiệp
hoặc các chủ nợ cho phép phục hồi hoạt động của doanh nghiệp.
Xử lý quan hệ tài sản:
- Giải thể: Chủ doanh nghiệp tự trả nợ, đóng thuế, trả lương cho người lao
động, không có sự xuất hiện của chủ thể khác.
- Phá sản: có một loạt cơ quan khác can thiệp vào quá trình phá sản như Thẩm
phán, Thư ký Tòa án, Quản tài viên; người giám định tài sản; kiểm toán….
Thái độ của nhà nước đối với chủ sở hữu, quản lý doanh nghiệp:
Giải thể: ưu ái, không có bất kỳ hạn chế nào, tức không bị giới hạn về quyền
thành lập và quản lý doanh nghiệp mới.
Phá sản: Khắt khe hơn khi sẽ bị hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp.

You might also like