You are on page 1of 2

1.

Tình huống câu 11 (Hình 1)


Theo khoản 2 Điều 190 Luật doanh ngiệp 2020, “Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể
trực tiếp hoặc thuê người khác làm giám đốc hoặc tổng giám đốc để quản lý, điều
hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu
trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân”. Chính vì vậy,
ông A sẽ phải đứng ra chịu toàn bộ trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của DNTN
A.
2. Câu 11 (Hình 2)
Quy định về tên gọi của cơ quan đăng ký kinh doanh thường yêu cầu tên gọi phải
được sử dụng để thể hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không gây nhầm
lẫn với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, căn cứ theo Khoản 3, Điều 41, Luật
Doanh Nghiệp 2020, “Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 2
Điều này không áp dụng đối với công ty con của công ty đã đăng ký”. Vì vậy, việc
công ty AB đặt tên công ty con là A&B là hoàn toàn hợp lý và hợp pháp.
3. Câu 11 (Hình 3)
Giấy nhận nợ là văn bản thỏa thuận xác nhận nghĩa vụ trả nợ của cá nhân, doanh
nghiệp đối với bên cho vay tiền, bên bán hàng hoặc ngân hàng nhằm đảm bảo các vấn
đề về mặt pháp lý, là cơ sở để giải quyết tranh chấp xảy ra. Căn cứ vào Điều 115
BLDS năm 2015 về quyền tài sản: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao
gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các
quyền tài sản khác”. Do đó, có thể khẳng định, giấy nhận nợ là một bằng chứng về
quyền đòi nợ, là một văn bản ghi nhận một quyền tài sản. Hay nói cách khác, giấy
nhận nợ cũng là một loại tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam theo
quy định tại Điều 34 của Luật doanh nghiệp. Vì giấy nhận nợ cũng là một loại tài sản
khác có thể định giá bằng Đồng Việt Nam nên việc B góp vốn bằng giấy nhận nợ là
hoàn toàn hợp pháp. Đồng Đô la Mỹ là đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi và số vốn còn
lại của C đã được các thành viên nhất trí rằng C sẽ góp khi nào công ty có yêu cầu
bằng văn bản, vì vậy, việc góp vốn của C cũng hoàn toàn hợp pháp.
Căn cứ vào khoản 2, khoản 3 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020, “Trường hợp tài sản
góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp
vốn thì các thành viên cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch
giữa giá trị được định giá và giá trị thực tes của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc
định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản
góp vốn cao hơn giá trị thực tế”. Trong trường hợp này, tài sản của A được định giá
cao hơn thị trường còn B thì định giá thấp hơn so với giá trị khoản nợ. Vì vậy, việc
định giá phần góp vốn của A và B là không hợp pháp.
4. Câu 12 (Hình 4)
Theo khoản 4 Điều 47 Luật doanh ngiệp 2020, “Trường hợp có thành viên chưa góp
vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỉ
lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này. Các
thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm
tương ứng với tỉ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công
ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỉ lệ
phần vốn góp của thành viên”. Công ty sẽ giải quyết trường hợp này bằng cách chia
thiệt hại cho các thành viên theo như tỷ lệ mà họ đã góp vốn, với D vẫn chia theo tỷ lệ
góp vốn là 350 triệu như cam kết ban đầu vì công ty vẫn chưa đăng kí thay đổi vốn
điều lệ. Vì vậy, mỗi thành viên phải chịu thanh toán số tiền là: A 96,55 triệu, B 241,38
triệu, C 120,69 triệu, D 168,97 triệu và E 72,41 triệu.

You might also like