You are on page 1of 4

 Cầm cố hay thế chấp là đảm bảo?

“BLDS 2015”

Bộ luật dân sự 2015 không quy định rõ ràng biện pháp bảo đảm nào sẽ được sử dụng
cho số dư tiền gửi.

Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 48, “thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm là chứng chỉ xác
nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng, được áp
dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc
mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng”.

Trước năm 2021, pháp luật có quy định cầm cố thẻ tiết kiệm giống cầm cố giấy tờ có
giá trị. Nhưng thực chất là cầm cố số tiền gửi trong thẻ tiết kiệm.

Pháp luật quy định “bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài
sản đó”, nghĩa là số tiền đã gửi vào ngân hàng là tài sản thuộc sở hữu của ngân hàng,
không còn là sở hữu của người gửi tiền. Vì vậy, gọi theo đúng bản chất pháp lý, thì
phải là biện pháp thế chấp quyền tài sản, mà cụ thể là quyền đòi nợ (hay quyền rút
tiền) đối với số tiền gửi tại ngân hàng, trong đó giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi
là thẻ tiết kiệm.

Căn cứ vào thông tư số 48/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về tiền gửi tiết
kiệm và Thông tư số 49/2018/TT-NHNN về tiền gửi có kỳ hạn, cùng có hiệu lực thi
hành từ ngày 5/7/2019 đưa ra nguyên tắc chung về việc sử dụng tiền gửi làm tài sản
bảo đảm. Dựa vào Điều 13 của Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định: “Tiền gửi tiết
kiệm được sử dụng để làm tài sản bảo đảm theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng phù
hợp với quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm”. Bên cạnh đó tại Điều 20 của
Thông tư này cũng đã đặt ra nghĩa vụ đối với TCTD[1] phải ban hành quy định nội bộ
về giao dịch tiền gửi tiết kiệm, trong đó phải có quy định về việc sử dụng tiền gửi tiết
kiệm làm tài sản bảo đảm. Tương tự, theo quy định tại Điều 11 của Thông tư
49/2018/TT-NHNN quy định như sau: “Tiền gửi có kỳ hạn được sử dụng để làm tài
sản bảo đảm theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng phù hợp với quy định của pháp
luật về giao dịch bảo đảm”. Và tại Điều 15 của Thông tư 49 cung quy định yêu cầu
TCTD phải ban hành  quy định nội bộ về giao dịch tiền gửi có kỳ hạn trong đó phải có
nội dung về việc sử dụng tiền gửi có kỳ hạn làm tài sản bảo đảm.
Như vậy, pháp luật không quy định biện pháp bảo đảm nào sẽ được áp dụng đối với
số dư tiền gửi mà dẫn chiếu việc áp dụng quy định chung về giao dịch bảo đảm. Các
bên phải tự xác lập hợp đồng bảo đảm phù hợp đối với số tiền gửi dựa trên quy định
của Bộ luật dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 115 Bộ luật dân sự quy định quyền đòi nợ là một quyền tài sản (tài sản vô hình).
Theo đó, khi gửi tiền vào TCTD, bên gửi tiền sẽ có quyền đòi nợ đối với TCTD.

Tiền gửi với bản chất pháp lý là một loại quyền đòi nợ không thể nắm giữ được về
mặt vật chất, là tài sản vô hình, do đó, không thỏa mãn được yêu cầu giao tài sản trong
giao dịch cầm cố. Nếu áp dụng biện pháp cầm cố thì sẽ không phù hợp với bản chất
pháp lý của quyền tài sản hay tài sản vô hình là không thể chuyển giao về mặt vật
chất. Hơn nữa, theo quy định của Bộ luật dân sự về cầm cố thì sẽ có rủi ro lớn cho
TCTD nhận cầm cố thẻ tiết kiệm do một TCTD khác (là bên nhận tiền gửi) phát hành.

Dù cho xác lập cầm cố hay thế chấp sau đó thì TCTD nhận tiền gửi rồi nhận cầm cố
hay thế chấp chính khoản tiền gửi này thì phần lớn sẽ có quyền ưu tiên thanh toán cao
hơn so với TCTD nhận cầm cố ban đầu. TCTD nhận tiền gửi hoàn toàn có thể thực
hiện việc bù trừ nghĩa vụ với bên gửi tiền nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy
định của pháp luật trong trường hợp không nhận bảo đảm bằng số tiền gửi, gây bất lợi
cho TCTD nhận cầm cố ban đầu do nguyên tắc cầm cố tài sản chỉ phát sinh hiệu lực
đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố
(khoản 2 Điều 310 của Bộ luật dân sự), chứ không phải kể từ thời điểm đăng ký, do
đó biện pháp cầm cố của TCTD nhận cầm cố trong trường hợp này không có hiệu lực
đối kháng với TCTD nhận tiền gửi, bởi vì TCTD nhận cầm cố này chưa bao giờ và
cũng sẽ không bao giờ nắm giữ được về mặt vật chất tiền gửi được cầm cố.

Theo Th.S Nguyễn Thị Nga (chuyên viên pháp lý ngân hàng TMCP Á Châu) trong
trường hợp sổ tiết kiệm được sử dụng để làm tài sản bảo đảm nhưng ngân hàng chỉ
phong tỏa số tiền còn bên bảo đảm vẫn giữ thẻ tiết kiệm thì không thể áp dụng biện
pháp cầm cố sổ tiết kiệm mà phải là thế chấp sổ tiết kiệm (theo Điều 317 BLDS
2015). Còn đối với trường hợp nếu khách hàng vay tiền tại Ngân hàng và bảo đảm
bằng sổ tiết kiệm tại Ngân hàng đã gửi tiền đó thì cho dù khách hàng có giữ sổ tiết
kiệm hay không giữ sổ tiết kiệm thì Ngân hàng cũng đã phong tỏa số tiền gửi đó để
làm biện pháp bảo đảm, vậy căn cứ Điều 309 BLDS 2015 thì đây là biện pháp cầm cố.

Biện pháp thế chấp sẽ phù hợp với tiền gửi dù là tiền gửi tiết kiệm hay tiền gửi có kỳ
hạn bởi không đặt ra nghĩa vụ giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp (khoản 1
Điều 317 của Bộ luật dân sự) và rộng hơn cũng là biện pháp bảo đảm áp dụng cho tất
cả các loại quyền tài sản.

Dựa vào khoản 2 Điều 319 và khoản 1 Điều 308 Bộ luật dân sự 2015 thấy được một
điểm ưu tiên của biện pháp bảo đảm này là nguyên tắc thứ tự ưu tiên thanh toán giữa
các bên cùng nhận thế chấp sẽ được xác định theo thứ tự đăng ký thế chấp . Theo quy
định tại điểm c và điểm d khoản 7 Điều 6 của Thông tư số 08/2018/TT-BTP của Bộ
Tư pháp 20/6/2018 hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về biện
pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại các
trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm
thuộc Bộ Tư pháp, thế chấp tiền gửi có thể được đăng ký theo các quy định này.Trong
trường hợp thế chấp tiền gửi, TCTD nào thực hiện đăng ký biện pháp thế chấp của
mình trước sẽ có quyền được thanh toán trước TCTD đăng ký sau hoặc không đăng
ký. Việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán theo thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm là
một cách tiếp cận hợp lý và thỏa đáng và ngày càng phổ biến trong các nền pháp luật
tiên tiến.

Vì thế trong cả trường hợp thế chấp tiền gửi, cần phải có thỏa thuận cấm bên thế chấp
không được rút hoặc thực hiện các giao dịch khác đối với số dư tiền gửi đã thế chấp
để bảo toàn giá trị của tài sản thế chấp.

Tài liệu tham khảo:

1. Bùi Đức Giang (2020), Thông tin pháp luật dân sự, 23/09/2020,
https://phapluatdansu.edu.vn/2020/09/23/15/29/quan-l-rui-ro-php-l-khi-nhan-bao-
dam-bang-tien-gui-v-so-du-ti-khoan-thanh-ton/amp/ ;

2. Lê Kiều Hoa (2022), Quy định của pháp luật về cầm cố số dư tiền gửi, 05/04/2022,
https://luatminhkhue.vn/quy-dinh-cua-phap-luat-ve-cam-co-so-du-tien-gui.aspx ;
3. Yến Châu (2019), Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, 09/01/2019,
https://plo.vn/bao-dam-bang-so-tiet-kiem-la-cam-co-hay-the-chap-post510660.html ;

NOTE: [1] TCTD : tổ chức tín dụng

You might also like