You are on page 1of 12

1.

Phân tích khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại Khoản 6
Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018?
Theo khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018, hành vi không lành mạnh là “hành vi của
doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn
mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích
hợp pháp của doanh nghiệp khác.”. Cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi cụ thể
của một chủ thể kinh doanh, nhằm mục đích cạnh tranh, luôn thể hiện tính không lành
mạnh (chứ không chỉ là trái pháp luật) và vô tình hay cố ý gây thiệt hại cho đối thủ cạnh
tranh hay khách hàng cụ thể. Cạnh tranh không lành mạnh làm hạn chế khả năng cạnh
tranh vốn có của các đối thủ cạnh tranh, triệt tiêu cạnh tranh và như vậy cũng có nghĩa là
triệt tiêu động lực phát triển kinh tế, xâm hại lợi ích của cả cộng đồng và xã hội.
2. Phân tích hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh và cho ví dụ
về hành vi này?
Căn cứ khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong
kinh doanh gồm 2 nhóm hành vi:
Thứ nhất: Hành vi tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống
lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó. Nhóm hành vi này được hiểu là
doanh nghiệp vi phạm sử dụng những biện pháp chống lại biện pháp bảo mật của người
sở hữu thông tin nhằm mục đích có được thông tin của đối phương.
Trong đó, lưu ý 1 - biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin được hiểu là việc cất
giữ tài liệu trong tủ có khóa và biện pháp chống lại biện pháp bảo mật có thể là việc bẻ
khóa hoặc sử dụng chìa khóa được ăn cắp trước đó. Và lưu ý 2 - hành vi để được xem là
tiếp cận, thu thập thông tin là khi có hành vi sao chép hoặc thậm chí đọc được thông tin
đó, không nhất thiết doanh nghiệp vi phạm phải lấy đi phương tiện chứa thông tin đó. Ví
dụ: Cty A sản xuất phần mềm game A, cho người của Cty A nằm vùng Cty B để đánh cắp
lập trình dữ liệu làm giảm dung lượng game nhưng vẫn giữ được đồ họa đẹp như phần
mềm game B của Cty B. Lập trình dữ liệu được Cty B bảo mật bằng những biện pháp
công nghệ tin học và Cty A đã có hành vi chống lại biện pháp đó là sử dụng công nghệ
“tin tặc” để đánh cắp dữ liệu. Hành vi của Cty A được xem là hành vi tiếp cận, thu thập
thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người
sở hữu thông tin.
Thứ hai: Hành vi tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép
của chủ sở hữu thông tin đó. Nhóm hành vi này được hiểu là doanh nghiệp vi phạm có
được thông tin bí mật trong kinh doanh của chủ sở hữu thông tin đó (có thể thông tin bí
mật có được bằng hành vi hợp pháp hoặc không hợp pháp) và sử dụng thông tin bí mật
mà không có sự cho phép của chủ sở hữu thông tin. Trong đó, lưu ý 1 - hành vi tiết lộ
phải là hành vi có chủ ý và lưu ý 2 - phải có hành vi sử dụng thông tin bí mật trong kinh
doanh mà không được phép của chủ sở hữu. Ví dụ: Nhân viên công ty tiết lộ kế hoạch
kinh doanh sắp tới của cty cho cty đối thủ.
3. Phân tích hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác
và cho ví dụ về hành vi này?
Căn cứ vào Điều 45 Luật Cạnh Tranh năm 2018 quy định về các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh bị cấm thì hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh
nghiệp khác được định nghĩa là đưa thông tin sai lệch về doanh nghiệp khác bằng cách
trực tiếp hay gián tiếp nhằm gây ảnh hưởng đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Đặc điểm - Chủ thể: Doanh nghiệp cạnh tranh với doanh nghiệp bị đưa thông tin sai lệch.
- Đối tượng: Uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị
đưa thông tin sai lệch. - Phương thức thực hiện:
+ Trực tiếp: Được hiểu là hành vi cung cấp thông tin sai lệch do chính doanh nghiệp vị
phạm trực tiếp thực hiện nhằm gây ảnh hưởng đến uy tính, tình trạng tài chính hoặc hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
+ Gián tiếp: Được hiểu là hành vi cung cấp thông tin sai lệch thông qua người thứ ba là
người được thuê hoặc bị xúi giục bởi doanh nghiệp vi phạm nhằm gián tiếp gây ảnh
hưởng đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị
cung cấp thông tin không trung thực.
- Biểu hiện: Cung cấp thông tin không trung thực đến khách hàng bằng các hình thức văn
bản, lời nói hoặc cũng có thể cung cấp thông tin gián tiếp thông qua bên thứ 3. Ngoài ra
cũng có thể được thực hiện gián tiếp thông qua báo chí vì trong trường hợp này chức
năng của báo chí là đưa thông tin đến công chúng, trong đó có đối tượng khách hàng mà
doanh nghiệp hướng tới.
- Hậu quả: Gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp bị đưa thông tin không trung thực
đối với khách hàng. Gây ảnh hưởng đến tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp bị đưa thông tin không trung thực.
Ví dụ:
Ví dụ như trường hợp giữa trang web diễn đàn ô tô và công ty cơ khí ô tô P. Diễn đàn này
là một trang web thuộc Cty cổ phần ô tô X (có địa chỉ tại TP.HCM) chuyên đưa tin về xe
hơi, quảng cáo bán xe, trong đó còn có một diễn đàn (forum) dành cho các thành viên
tranh luận về tất cả những chuyện liên quan đến xe hơi. Còn Cty cơ khí ô tô X (cũng có
địa chỉ tại TP. HCM) là một công ty có tầm cỡ chuyên kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng, sửa
chữa và buôn bán xe hơi, được chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
Quốc tế ISO 9001:2000. Thành lập từ 7 năm nay với gần 200 nhân viên, Cty P đã sửa
chữa trên 20.000 xe ô tô các loại. P cũng đã ký quỹ 2 triệu USD để trở thành nhà phân
phối cấp 1 đạt chuẩn 3S cho hạng xe hơi Chrysler của Mỹ tại VN và đầu tư 20 tỷ đồng
cho việc xây dựng Showroom trang thiết bị nhà xưởng với diện tích hơn 7.000m2 ở
TPHCM.
Thế nhưng theo diễn đàn trên đã xây dựng diễn đàn “Bó toàn thân với Công ty cổ phần ô
tô X - kinh nghiệm cho các bác sửa xe” để các thành viên của diễn đàn bêu xấu Công ty
X. Hành vi trên của diễn đàn ô tô chính là một trong những hành vi cung cấp thông tin
không trung thực về doanh nghiệp khác.
4. Phân tích và cho ví dụ về hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp khác theo qui định của Luật Cạnh tranh 2018?
- Căn cứ theo Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2018 có quy định hành vi gây rối hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp khác là một trong các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh bị cấm
- Khái niệm: Theo Khoản 4 Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định: “Hành vi gây
rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là một trong những hành vi cạnh
tranh không lành mạnh do các doanh nghiệp thực hiện trong quá trình kinh doanh trái
với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây
thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác
hoặc người tiêu dùng.”
- Đặc điểm:
+ Chủ thể: Doanh nghiệp cạnh tranh với doanh nghiệp bị gây rối
+ Đối tượng: Hoạt động kinh doanh hợp pháp và bình thường của doanh nghiệp bị gây
rối.
+ Phương thức thực hiện: trực tiếp hoặc gián tiếp
 Trực tiếp: Được hiểu là hành vi gây rối do chính doanh nghiệp vi phạm trực tiếp thực
hiện gây cản trở hoặc gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp và bình thường của
doanh nghiệp bị gây rối
 Gián tiếp: được hiểu là hành vi gây rối được thực hiện thông qua người thứ ba là
người bị xúi giục hoặc được thuê hoặc hành vi đó chỉ gián tiếp can thiệp vào hoạt
động kinh doanh hợp pháp và bình thường của doanh nghiệp bị gây rối, như thông
qua việc tác động tới nhà cung cấp hoặc nhà phân phối của doanh nghiệp đó.
+ Biểu hiện: sử dụng các cản trở vật lý như cho người khác bao vây văn phòng, trụ sở,
nhà máy... của doanh nghiệp khác. Biện pháp công nghệ tấn công vào hệ thống thông tin
làm rối loạn hoặc làm gián đoạn hoạt động quản lý hoặc hoạt động phân phối của doanh
nghiệp khác
+ Hậu quả: Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác làm cho doanh nghiệp
bị gây rối không thể tiếp tục tiến hành hoạt động kinh doanh một cách bình thường
Ví dụ điển hình về gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác Sự việc xảy ra từ
năm 2002, khi hệ thống liên lạc của hãng Taxi A liên tục bị chèn phá, gây nhiễu. Các cơ
quan chức năng đã phát hiện thủ phạm là Công ty X – đơn vị quản lý Taxi B. Điều này
gây thiệt hại rất lớn cho công ty cả về doanh thu và uy tín.
Theo công ty A, mỗi ngày công ty bị thiệt hại khoảng 30 triệu đồng trong thời gian bị phá
sóng (từ trung tuần tháng 2 đến đầu tháng 3). Công ty A đã khiếu nại ra UBND thành
phố.
Khi xem xét vụ việc này, UBND Thành phố đã phải xin kiến chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ. Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đả ý kiến của Thủ tướng xử lý
Công ty X (đơn vị quản lý taxi B) phá sóng thông tin của đối thủ cạnh tranh A.
Theo đó, UBND Thành phố được phép xử phạt hành chính mức cao nhất đối với Công ty
X, đồng thời nếu Công ty X tái phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép chứng chỉ hành
nghề.
5. Hãy phân tích hành vi ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh
nghiệp khác và cho ví dụ về hành vi này?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2018:
- Khái niệm ép buộc trong kinh doanh: Ép buộc trong kinh doanh là hành vi của doanh
nghiệp ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe
dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp
đó.
- Đặc điểm:
+ Chủ thể: Chủ doanh nghiệp, nhân viên doanh nghiệp, cá nhân.
+ Đối tượng: Doanh nghiệp thực hiện hành vi ép buộc đối với khách hàng, đối tác của
doanh nghiệp khác, chứ không phải đối với khách hàng, đối tác kinh doanh của mình.
+ Biểu hiện: Khách hàng hoặc đối tác của đối thủ ngừng mua bán hàng hóa cung ứng
dịch vụ cho đối thủ
+ Về hành vi ép buộc đó là hành vi buộc người tiêu dùng, đối tác kinh doanh của doanh
nghiệp khác có biểu hiện khách quan là gây áp lực bằng việc đe dọa hoặc cưỡng ép khiến
chủ thể bị gây áp lực phải hành động theo ý chí của chủ thể vi phạm. Đây là hành vi dù
không tác động trực tiếp đến đối thủ cạnh tranh, thể hiện rõ tinh chất trái chuẩn mực
thông thường về đạo đức kinh doanh nhưng hệ quả của hành vi này lại tác động trực tiếp
đến đối thủ cạnh tranh
+ Về hậu quả của hành vi gây ra: Việc ép buộc bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép dẫn
đến hậu quả là đối tượng bị đe dọa, cưỡng ép bị mất tự do ý chí, tự do hành động, không
được thực hiện quyền tự do lựa chọn nhà sản xuất, nhà cung cấp, dẫn đến không thiết lập
được giao dịch với nhà sản xuất, nhà cung cấp mà mình mong muốn, hoặc không tiếp tục
giao dịch với nhà sản xuất, nhà cung cấp mà minh đang hợp tác. Hành vi này không chỉ
ảnh hưởng đến đối tượng trực tiếp bị đe dọa, cưỡng ép mà còn khiến đối thủ cạnh tranh bí
mật khách hàng hoặc cơ hội kinh doanh, dẫn đến các hệ quả về tài chính, về hoạt động
kinh doanh. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, việc ngăn chặn mối quan hệ này có thể
khiến khách hàng sẽ phải chuyển sang giao dịch với chính bên thực hiện hành vi vi phạm.
Như vậy, hành vi ép buộc mang bản chất côn đồ trong kinh doanh, có thể gây ra những
xáo trộn trong xã hội, gây ảnh hưởng lớn đến trật tự an ninh của cộng đồng, là những dấu
hiệu không lành mạnh trong đời sống kinh doanh đòi hỏi pháp luật và công quyền phải
thẳng tay trừng trị.
6. Phân tích và cho ví dụ về hành vi lôi kéo khách hàng bất chính trong Luật Cạnh
tranh 2018?
Chương 3. Pháp luật chống hành vi hạn chế cạnh tranh
1. Mọi hành vi gây hậu quả làm cản trở cạnh tranh của doanh nghiệp khác đều
là hành vi hạn chế cạnh tranh.
- TH1: Hành vi gây hậu quả làm cản trở cạnh tranh của DN khác không thuộc đối
tượng miễn trừ thì xem là hành vi hạn chế cạnh tranh => Nhận định Đúng
- TH2: Hành vi gây hậu quả làm cản trở cạnh tranh của DN khác nhưng được xem
xét theo Điều 14 đáp ứng điều kiện miễn trừ thì không được tính là hành vi hạn chế
cạnh tranh
2. Tất cả các sản phẩm thuốc chữa bệnh thuộc cùng một thị trường liên quan.\
Nhận định SAI.
Vì các loại thuốc khác nhau về đặc tính (tính chất hoá học hoặc khác nhau về mục
đích sử dụng dùng để chữa bệnh khác nhau) thì ko đc
xem là cùng 1 thị trường sản phẩm liên quan…
CSPL: Khoản 7 Điều 3 LCT 2018, Khoản 1 Điều 9 LCT 2018, Khoản 1, 2 Điều 4 NĐ
35
3. Tất cả thỏa thuận về giá hàng hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp là đối
thủ cạnh tranh đều là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm.
Nhận định sai
Chỉ những thỏa thuận về ấn định giá giữa các doanh nghiệp và trên cùng 1 thị trường liên
quan thì mới là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
CSPL: điều 11.1 và 12.1 LCT
4. Thỏa thuận hạn chế về sản lượng giữa doanh nghiệp sản xuất bia và doanh
nghiệp sản xuất rượu là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Nhận định sai, vì hai doanh nghiệp có dấu hiệu thỏa thuận về hạn chế số sản lượng nên
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không cần xem xét trên thị trường liên quan. Có sự toan
tính tác động trực tiếp đến cán cân cung cầu hiện có trên thị trường tạo ra khoản cách
giữa cung cầu khi hạn chế sản lượng tạo ra khan hiếm giả tạo
CSPL: điều 11.3
5. Hành vi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh có mục đích
nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu công nghệ, xuất khẩu hàng hóa không bị coi
là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Nhận định Sai. Vì:
- TH1: Hành vi thỏa thuận này không nằm trong hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh từ
Điều 11 khoản 1 đến khoản 11
- TH2: Hành vi thỏa thuận này là thỏa thuận khác theo Điều 11 thì bị coi là thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh không cần dấu hiệu về hậu quả
Nhận định sai
- Điều 11 LCT không quy định về thỏa thuận có mục đích nhằm đẩy mạnh hoạt động
nghiên cứu công nghệ, xuất khẩu hàng hóa
- Do đó trường hợp hành vi thoản thuận bất kì giữa các DN là đối thủ cạnh trah với nhau
+ gây tác động cạnh trạnh (
6. Tất cả các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều có thể được xem xét cho hưởng
miễn trừ.
- Nhận định sai
- Theo khoản 1 điều 14: “Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7,
8, 9, 10 và 11 Điều 11 bị cấm theo quy định tại Điều 12 của Luật này được miễn trừ có
thời hạn nếu có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ;
b) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế
c) Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng
loại sản phẩm;
d) Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán nhưng không liên
quan đến giá và các yếu tố của giá
- Do vậy, ngoài những hành vi thỏa thuận trên thì tất cả những hành tại khoản 4,5,6
thì không được miễn trừ.
(CSPL: D14.1)
7. Ba doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh khi tổng thị phần kết hợp của
chúng chiếm trên 65% trên thị trường liên quan.
Giải thích: Theo điểm b Khoản 2 Điều 24 LCT 2018 và Khoản 3 Điều 24 LCT thì 3 DN
được coi là có vị trí thống lĩnh nếu cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh
và có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 LCT 2018
hoặc chúng có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan, trong đó 3 DN này
không bao gồm DN có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan. Theo đó, nếu ba DN
này chiếm trên 65% trên thị trường liên quan mà trong số đó có 1 DN có thị phần ít hơn
10% trên thị trường liên quan thì không được coi là có vị trí thống lĩnh. ( bổ sung thêm
sức mạnh thị trường)
CSPL: điểm b Khoản 2 Điều 24 LCT 2018; Khoản 3 Điều 24 LCT 2018
8. Ba doanh nghiệp có tổng thị phần chiếm trên 65% trên thị trường liên quan
và phải thống nhất cùng hành động mới được coi là có vị trí thống lĩnh.
KHÔNG CẦN PHẢI THỐNG NHẤT, VÌ THỐNG NHẤT LÀ THUỘC VỀ
THỎA THUẬN HCCT
Sai
Chỉ ra 1 TH không là vị trí thống lĩnh thị trường
Theo Đ24.4 : Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị
trường nếu cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh và
có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại
Điều 26 của Luật này hoặc có tổng thị phần thuộc một trong các
trường hợp sau đây
b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường
liên quan;
- Và mỗi DN cần phải chiếm từ 10% thị phần trên thị trường liên
quan
-> Chỉ cần 1 trong 2 điều kiện
9. Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm thực hiện hành vi bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ.
Theo Khoản 1 Điều 27 LCT 2018
1. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
thực hiện hành vi sau đây:
a) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến
hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
-> Cần thỏa 2 yếu tố là “ cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ”
và “dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh”
NHẬN ĐỊNH SAI. VÌ:
CẦN GÂY HẬU QUẢ HOẶC CÓ KHẢ NĂNG GÂY LOẠI BỎ ĐỐI THỦ
CẠNH TRANH
CSPL: ĐIỀU 27.1.A
10. Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm tham gia tất cả các thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh.
CĂN CỨ ĐIỀU 12
- TH1: NẾU THAM GIA THỎA THUẬN KHÔNG BỊ CẤM TẠI ĐIỀU 12 THÌ VẪN
ĐC CHO PHÉP
- TH2: NẾU THAM GIA VÀO THỎA THUẬN BỊ CẤM TẠI ĐIỀU 12 THÌ KO ĐC
PHÉP
CSPL: Điều 11,12
11. Mọi hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ đều bị
cấm.
- NHẬN ĐỊNH SAI.
- Giải thích: Khoản 6 Điều 45 Luật cạnh tranh 2018 quy định “Bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp
khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.”. Hành vi này phải có hậu quả là dẫn
đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh thì mới bị cấm. Còn trong
trường hợp giảm do thành toàn bộ do hàng hóa lỗi mốt, thời vụ... thì không bị cấm. mới
có dấu hiệu hành vi thôi chưa có dấu hiệu hậu quả.
- CSPL: Khoản 6 Điều 45 Luật cạnh tranh 2018
CHỦ THỂ:
- CÓ VỊ TRÍ THỐNG LĨNH TT:
+ CÓ GÂY HẬU QUẢ LÀM LOẠI BỎ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH THEO ĐIỀU 27
KHOẢN 1 ĐIỂM A => BỊ CẤM
+ KO CÓ HẬU QUẢ: KHÔNG BỊ CẤM.
- KHÔNG CÓ VỊ TRÍ THỐNG LĨNH:
+ CÓ HẬU QUẢ DẪN ĐẾN OR CÓ KHẢ NĂNG DẪN ĐẾN LOẠI BỎ CÁC DN
KHÁC => BỊ CẤM THEO ĐIỀU 45.6
+ KHÔNG GÂY HẬU QUẢ: KHÔNG BỊ CẤM.
12. Khi xác định hành vi hạn chế cạnh tranh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
không cần xem xét hậu quả, thiệt hại cụ thể.
NHẬN ĐỊNH SAI.
- Giải thích: Khoản 2 Điều 3: Bắt buộc phải xem xét về mặt hậu quả:
Gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh. Hậu quả có thể đã xảy
ra trên thực tế rồi và có thể chưa xảy ra trên thực tế ở dưới dạng tiềm năng (Nếu các hành
vi vi phạm không được ngăn chặn, hậu quả chắc chắn sẽ xảy ra)
- CSPL: Khoản 2 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018
NHẬN ĐỊNH SAI.
- Giải thích:Điểm b Khoản 1 Điều 14 Luật cạnh tranh 2018 hành vi thỏa thuận cạnh tranh
mới được miễn trừ còn hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường không được xem xét
miễn trừ mà sẽ bị cấm triệt để vì hậu quả gây ra của nó là thiệt hại rất lớn.
-CSPL: Điểm b Khoản 1 Điều 14 Luật cạnh tranh 2018
NHẬN ĐỊNH SAI.
- Giải thích:Điểm b Khoản 1 Điều 14 Luật cạnh tranh 2018 hành vi thỏa thuận cạnh tranh
mới được miễn trừ còn hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường không được xem xét
miễn trừ mà sẽ bị cấm
triệt để vì hậu quả gây ra của nó là thiệt hại rất lớn.
-CSPL: Điểm b Khoản 1 Điều 14 Luật cạnh tranh 2018
13. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể được xem xét cho hưởng
miễn trừ nếu nhằm mục đích tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Việt Nam trên thị trường quốc tế.
LAM DỤNG VỊ TRÍ THÔNG LĨNH THƯỜNG GÂY RA HẬU QUẢ RẤT LỚN, ẢNH
HƯỞNG TIÊU CỰC, NÊN KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG MIỄN TRỪ.
NGOÀI RA TRONG CÁC HÀNH VI HẠN CHẾ CANH TRẠNH THÌ CHỈ CÓ THỎA
THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH LÀ ĐƯỢC HƯỞNG MIỄN TRỪ THEO ĐIỀU 14
HOẶC CÓ THỂ GIẢI THÍCH THEO ĐIỀU 46.2 ỦY BAN CẠNH TRANH QUỐC GIA
CÓ NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN MIỄN TRỪ ĐỐI VỚI THỎA THUẬN HCCT THÔI
KHÔNG CÓ ĐỀ CẬP ĐẾN MIỄN TRỪ ĐỐI VỚI HV LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG
LĨNH
Bài tập số 3
Do chi phí sản xuất ở VN tăng cao, công ty thép A đã đặt một công ty Trung Quốc tại tỉnh
Quảng Tây gia công sản xuất sắt xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam và dán nhãn hiệu
thép của của công ty A. Nhờ đó công ty thép A bán sắt xây dựng ở VN với giá thấp hơn
thị trường. Theo gương công ty A, các công ty sản xuất thép khác là B và C cũng đặt
Trung Quốc gia công và cùng với A tạo ra cuộc chạy đua giảm giá sắt xây dựng rất được
lòng khách hàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất thép còn lại, chiếm khoảng 78%
thị trường sắt - xây dựng một mặt cáo buộc các công ty A, B, C vi phạm luật cạnh tranh,
mặt khác cùng đồng ý thực hiện một giá bán tối thiểu chung (giá sàn). Theo yêu cầu của
các doanh nghiệp này, hiệp hội các nhà sản xuất thép VN cũng làm đơn kiến nghị chính
phủ ra qui định thực hiện giá sàn về sắt xây dựng.
Hỏi: Công ty A có vi phạm Luật cạnh tranh không? Các doanh nghiệp còn lại có vi
phạm Luật cạnh tranh không? Tại sao?
Về hành vi của công ty A, có các dấu hiệu sau:
+ Chủ thể: công ty A là doanh nghiệp → thỏa mãn điều kiện chủ thể chịu kiểm soát của
LCT 2018
+ Về công cụ phương tiện: công ty A thuê công ty Trung Quốc gia công sản xuất sắt xây
dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam và dán nhãn hiệu thép của công ty A → LCT 2018 không
cấm hành vi này
+Về hành vi khách quan: công ty A thuê công ty Trung Quốc gia công sản xuất sắt xây
dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam và dán nhãn hiệu thép của công ty A sau đó bán giá thấp
hơn thị trường. Việc thuê gia công dẫn đến giá thành sản xuất thấp và giá bán thấp hơn thị
trường không trái với quy định của LCT 2018. → Các hành vi của công ty A không hề có
dấu hiệu vi phạm Điều 45 của LCT 2018.
+ Về hậu quả: tạo ra cuộc chạy đua giảm giá sắt xây dựng rất được lòng khách hàng →
khuyến khích sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và có lợi cho người mua
Kết luận: công ty A không vi phạm luật cạnh tranh
Mà các doanh nghiệp này có hành vi liên kết với nhau giảm giá bán nhằm loại bỏ đối thủ
cạnh tranh cụ thể là công ty A, B, C rơi vào khoản 1 Điều 11 Luật cạnh tranh 2014 về ấn
định giá bán chung. Dẫn đến Khoản 1 Điều 12 Luật cạnh tranh 2018 về thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh bị cấm nếu chứng minh được các doanh nghiệp hoạt động trên cùng thị
trường liên quan và trong trường hợp trên các doanh nghiệp cùng hoạt động trên cùng thị
trường và cạnh tranh nhau.
1. Công ty A có vi phạm Luật cạnh tranh không?
Căn cứ theo khoản 1 điều 24 Luật cạnh tranh 2018 thì công ty A không phải doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh thị
trường
-Hơn nữa, công ty A cùng với công ty B, C có tổng thị phần trên thị trường chiếm 22%
cũng chưa thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.3
-Do đó,1 công ty A sản xuất thép với chi phí thấp nên giá bán thấp hơn trên thị trường là
đương nhiên.
2. Các doanh nghiệp còn lại có vi phạm Luật cạnh tranh không? Tại sao?
-Theo khoản 1 điều 11 và khoản 1 điều 12 Luật canh tranh 2018 quy định:
+"Điều 11. Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh:
1. Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;"
+Khoản 1 Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018 quy định cấm thỏa thuận ấn định giá hàng hóa,
dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên
quan
1. Áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả khách hàng.
2. Tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể.
3. Áp dụng công thức tính giá chung
4. Duy trì tỷ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan.
5. Không chiết khấu giá hoặc áp dụng mức chiết khấu giá thống nhất
6. Dành hạn mức tín dụng cho khách hàng.
7. Không giảm giá nếu không thông báo cho các thành viên khác của thoả thuận
8. Sử dụng mức giá thống nhất tại thời điểm các cuộc đàm phán về giá bắt đầu."
=>Như vậy, các doanh nghiệp sản xuất thép còn lại chiếm khoảng 78% thị trường sắt-
xây dựng đã phối hợp thỏa thuận cùng đồng ý về việc thực hiện một giá bán tối thiểu
chung, và còn yêu cầu hiệp hội các nhà sản xuất thép Việt Nam làm đơn kiến nghị chính
phủ ra quy định thực hiện giá sàn về sắt xây dựng là thỏa

You might also like