You are on page 1of 24

Luật Cạnh Tranh

HÀNH VI CUNG CẤP


THÔNG TIN
KHÔNG TRUNG THỰC
Nhóm 11
01 Khái niệm

02 Cấu thành pháp lý


NỘI DUNG
03 Chế tài xử phạt

04 Tình huống
01 Khái niệm
Khái niệm
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2018, ta có
thể hiểu:
“ Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác là
hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực
về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài
chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó”.
02 Cấu thành pháp lý
Chủ thể thực hiện hành vi
Là doanh nghiệp cạnh tranh với doanh nghiệp bị đưa thông tin
không trung thực.
Doanh nghiệp đưa thông tin không cạnh tranh với doanh nghiệp bị đưa
thông tin thì không thể xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong
trường hợp này, pháp luật điều chỉnh sẽ là luật Dân sự mà không phải là
luật Cạnh tranh.
Hình thức thực hiện
Là việc trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh
nghiệp khác.
Việc đưa thông tin có thể được thực hiện một cách trực tiếp từ doanh
nghiệp vi phạm, hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện truyền thông, báo
chí,….
Doanh nghiệp vi phạm có thể thực hiện hành vi công khai hoặc không công
khai.
Công cụ, phương tiện sử
dụng
Là “thông tin không trung thực”, thông tin đó không nhất thiết đề
cập “ đích danh đến doanh nghiệp” mà có thể là các yếu tố khác
như: chất lượng hàng hóa, giá cả, kiểu dáng, màu sắc sản phẩm,
tình hình tài chính, uy tín và đạo đức của người quản lý, về cổ
phiếu…

Ngoài thông tin không trung thực có thể xuất


phát từ sự bịa đặt mà không có căn cứ ra thì
cũng có thể là những thông tin bị cắt xén làm “
méo mó” sự thật.
Hậu quả
Gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài
chính và hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp bị thông tin nói đến

Doanh nghiệp bị vi phạm cần chứng minh các thiệt


hại đã xảy ra trên thực tế. Các số liệu kế toán thống kê

Những biến động bất thường của


Những ảnh hưởng xấu được thể hiện qua: tình hình tài chính

Những sự kiện làm rối loạn hoạt


Khi điều tra về hành vi cung cấp thông tin không động kinh doanh bình thường
trung thực doanh nghiệp khác, hậu quả phải được của doanh nghiệp….
xác định là hiện thực, tức là chúng phải xảy ra trong
thực tế.
03 Chế tài xử phạt
Các hình thức xử lý vi phạm

+ Cảnh cáo
+ Phạt tiền
+ Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng
chỉ hành nghề
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử
dụng để vi phạm, bao gồm cả khoản lợi nhuận
thu được từ việc vi phạm
Luật Cạnh tranh năm 2018 Điều 113
5. “Đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi vi phạm khác theo quy định của Luật
này không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có các
thẩm quyền sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 111 của Luật này;
Điều 3. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng.
111 4. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khác vi phạm quy định của Luật này là 200.000.000 đồng.
c) Áp dụng biện pháp quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 và điểm đ, điểm e khoản 4 Điều 110 của Luật này;
3. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung sau
đây:
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh;
c) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
4. Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc
Điều
một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
111
đ) Cải chính công khai;
e) Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động của hành vi vi phạm
d) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 110 của Luật này.”
3. a) Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Điều 110
Nghị định 75/2019/NĐ-CP
Điều 18. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin không trung
thực về doanh nghiệp khác bằng cách gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh
hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
2. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin không trung
thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh
hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
3. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với hành vi vi phạm tại
khoản 1, khoản 2 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Biện pháp khắc phục hậu quả có
thể bị áp dụng

Điều 18. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính công khai.

Nghị định 75/2019/NĐ-CP


04 Tình huống
Tình huống 1
Công ty A cử nhân viên B được phân công phụ trách tiếp
xúc làm việc với đối tác để cung cấp dịch vụ của công ty.
Sau 1 thời gian, người này tự ý thành lập công ty con C do
chính người này đại diện, đồng thời cung cấp thông tin sai
lệch cho phía đối tác của công ty A, gây rối các hoạt động
của công ty A. Điều này khiến phía đối tác của công ty A
hủy hợp đồng với công ty này, chuyển sang làm việc với
công ty C. Trong tình huống này, công ty A đã phải chịu
tổn thất 10 tỷ đồng liên quan đến việc huỷ hợp đồng của
đối tác và các hệ lụy liên quan như các dự án của công ty
bị trì trệ,...
Hành vi của công ty C đối với công ty A là hành vi cạnh tranh
không lành mạnh, cụ thể đây là hành vi cung cấp thông tin không
trung thực về doanh nghiệp khác

Chủ thể thực hiện: doanh nghiệp C (B là người đại diện) thực hiện hành vi, là
doanh nghiệp cạnh tranh, tranh giành khách hàng với công ty A
Hành vi: Doanh nghiệp C thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh: Trực tiếp
cung cấp thông tin không trung thực cho khách hàng của công ty A.

PHÂN Hình thức: Doanh nghiệp C cung cấp thông tin không trung thực cho đối tác của A
một cách trực tiếp.
Công cụ: Sử dụng thông tin không trung thực cung cấp cho đối tác của công ty A.

TÍCH Mục đích: Nhằm cạnh tranh về lợi nhuận và thị phần,...
Hậu quả: Khiến công ty A chịu thiệt hại, mất hợp đồng với tổn thất 10 tỷ đồng và
các dự án khác bị trì trệ.
Chế tài áp dụng
=> Hành vi của công ty C mà B là người trực tiếp thực hiện là
hành vi cung cấp thông tin không trung thực, vi phạm LCT 2018.

Công ty A cần đưa ra các bằng chứng cụ thể chứng minh việc
mình bị thiệt hại là có thật từ sự việc liên quan và điều đó đã xảy
ra.

Nghị định 75/2019/NĐ-CP.


Điều 18. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác
2. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp
thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa thông tin
không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính
hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Tình huống 2
Năm 2014, công an tỉnh Quảng Trị đã xử lý vụ việc phát tán tờ rơi
xuyên tạc sai sự thật nhằm vào thương hiệu bia Huda thuộc công ty
TNHH Carlsberg Việt Nam. Lợi dụng lòng yêu nước của người dân
khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế
của nước ta, kẻ xấu đã in nhiều tờ rơi bịa đặt trắng trợn rằng “thương
hiệu bia Huda đã được bán cho Trung Quốc”, “trụ sở tập đoàn
Carlsberg đóng tại Trung Quốc” , sau đó cho người đi phát tán tại
nhiều địa bàn nhằm kêu gọi tẩy chay bia Huda. Trong đó, hai đối
tượng phát tán là Nguyễn Văn Tú và Lê Quang Nhật thuộc DNTN
Hồng Nhung - đại lý cấp 1 của công ty cổ phần thương mại Bia Sài
Gòn Bắc Trung Bộ.
Tình huống 2
Công ty Carlsberg Việt Nam đã đưa ra văn bản thống kê thiệt hại do tin đồn thất thiệt này
gây ra và kiến nghị điều tra xử lý, theo đó tin đồn về việc “bị bán cho Trung Quốc” cùng
các nội dung xuyên tạc liên quan được tung ra vào đầu mỗi mùa hè qua 3 năm 2012 –
2014 đã làm cho công ty này chịu thiệt hại rất lớn, ước tính cùng với các thiệt xuyên tạc
cùng hình thức khác lên đến đến hơn 63.600.000.000 đồng (tương đương 3 triệu USD).
Bên cạnh đó, những thiệt hại vô cùng lớn không thể thống kê hết liên quan đến uy tín
thương hiệu, thời gian công sức chống tin đồn, sự mất ổn định của doanh nghiệp và ảnh
hưởng trực tiếp đến tinh thần cán bộ nhân viên công ty; không những thế nó còn tác động
tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của hàng trăm đại lý, cơ sở làm ăn chân chính và công
ăn việc làm cũng như thu nhập của hàng vạn người lao động tại các đơn vị, cơ sở SXKD
đầu vào và đầu ra cho doanh nghiệp này…
Hành vi của DNTN Hồng Nhung đối với công ty TNHH Carlsberg Việt Nam là hành vi
cạnh tranh không lành mạnh, cụ thể đây là hành vi phát tán tờ rơi xuyên tạc sai sự thật
nhằm vào thương hiệu bia Huda thuộc công ty TNHH Carlsberg.

Chủ thể thực hiện: DNTN Hồng Nhung, là doanh nghiệp cạnh tranh với
công ty TNHH Carlsberg Việt Nam.
Hành vi: DNTN Hồng Nhung thực hiện hành vi cạnh tranh không lành
mạnh : Phát tán tờ rơi xuyên tạc không đúng sự thật đối với công ty TNHH
PHÂN Carlsberg và thương hiệu Bia Huda.
Hình thức: Thông qua cách thức trực tiếp cung cấp thông tin không trung

TÍCH thực cho công chúng: Sử dụng tờ rơi có chứa thông tin không trung thực.
Công cụ: Sử dụng thông tin không trung thực (xuyên tạc sai sự thật) “thương
hiệu bia Huda đã được bán cho Trung Quốc”, “trụ sở tập đoàn Carlsberg
đóng tại Trung Quốc”.
Hành vi của DNTN Hồng Nhung đối với công ty TNHH Carlsberg Việt Nam là hành vi
cạnh tranh không lành mạnh, cụ thể đây là hành vi phát tán tờ rơi xuyên tạc sai sự thật
nhằm vào thương hiệu bia Huda thuộc công ty TNHH Carlsberg.

Mục đích: Nhằm cạnh tranh về lợi nhuận và thị phần, hạ bệ uy tín đối thủ cạnh
tranh,...
Hậu quả: Khiến công ty TNHH Carlsberg Việt Nam chịu rất nhiều tổn thất về
kinh tế ước tính cùng với các thiệt xuyên tạc cùng hình thức khác lên đến đến
PHÂN hơn 63.600.000.000 đồng (tương đương 3 triệu USD), thương hiệu, thị phần,
uy tín thương hiệu, thời gian công sức chống tin đồn, sự mất ổn định của
doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần cán bộ nhân viên công ty;
TÍCH không những thế nó còn tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của hàng
trăm đại lý, cơ sở làm ăn chân chính và công ăn việc làm cũng như thu nhập
của hàng vạn người lao động tại các đơn vị, cơ sở SXKD đầu vào và đầu ra
cho doanh nghiệp này…
Nghị định số 71/2014/NĐ-CP

Phạt tiền từ 50 đến 100 triệu đồng đối với hành vi gièm pha
doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa ra thông tin
không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng
tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Phạt tiền từ 50 đến 150 triệu đồng đối với hành vi gây rối
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.

Mức phạt tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu
đồng đối với tổ chức.
CẢM ƠN THẦY
VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG
NGHE!

You might also like