You are on page 1of 3

Trong vụ án tham nhũng xảy ra tại ngân hàng Agribank chi nhánh

Nam Hà Nội xảy ra vào năm 2016,có 18 bị cáo bị đưa ra xét xử gồm
13 bị cáo nguyên là các cán bộ của ngân hàng và 4 bị cáo nguyên là
cán bộ hải quan và giám đốc doanh nghiệp.Các bị cáo bị Viện Kiểm
Sát truy tố về các tội : vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động
của các tổ chức tín dụng,lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi
hành công vụ,thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong số 18 bị cáo,nguyên giám đốc chi nhánh Agribank Nam Hà Nội
Phạm Thị Bích Lương(sinh năm 1969 quê Nam Định) được xác định
là bị cáo đầu vụ.Ngoài ra,một loạt các bị cáo nguyên là các cán bộ của
ngân Hàng Agribank cũng phải ra trước vành móng ngựa gồm: Chử
Thị Kim Hiền(sinh 1958 –Nguyên phó Giám đốc chi nhánh),Phạm
Thanh Tân(sinh 1955,quê Thái Bình,nguyên tổng giám đốc chi
nhánh),Hoàng Anh Tuấn(1962,quê Nam Định,Nguyên ủy viên Hội
đồng quản trị)...
Theo cáo trạng công bố tại phiên tòa,công ty cổ phần Enzo Việt thành
lập T6/2007,đăng ký đàu tư xây dựng dự án nhà máy Dệt-Nhuộm-
May công nghiệp tại tỉnh Ninh Bình với số vốn gần 530 tỷ đồng.Sau
đó đổi tên thành Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam,dự án dệt-
nhuộm may đổi tên thành dự dán Luxfashion của công ty liên doanh
Lifepro Việt Nam.Năm đối tượng người Nước ngoài thuộc công ty đã
có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Agribank chi nhánh Nam
Hà Nội gồm: Yang Yong(Trung Quốc,chủ tịch hội đồng quản
trị);Ahmed El Fehdi(Canada,cổ đông chính);Boubker EI
Fehdi(Canada,tổng giám đốc);Driss Bouchama(Canada,giám đốc
công nghiệp);Manuela Polga(Italia,giám đốc thương mại).Thông qua
việc xin chuyển đổi pháp nhân từ dự án Dệt-Nhuộm-May thành dự án
Luxfashion,các đối tượng trên đã tạo lập hồ sơ vay vốn mua máy móc
thiết bị,nguyên phụ liệu và chuyển nhượng 6 thương hiệu thười trang
để được ngân hàng phê duyệt nâng quyền phán quyết cho Giám đốc
chin nhánh Agribank Nam Hà Nội cho vay đối với dự án mới.Dù
doanh nghiệp lập hồ sơ khống nhưng Phạm Thị Bích Lương vẫn ký
đề nghị HĐQT Agribank nâng quyền phán quyết cho vay,ký hợp
đồng thế chấp,phê duyệt cho vay đối với công ly liên doanh Lifepro
VietNam.Phạm Thị Bích Lương đã làm sai quy định,không thẩm định
thực tế mà chỉ dựa vào thông tin doanh nghiệp cung cấp bỏ qua các
quy định về quản lý đối với ngân hàng dẫn đến Agribank thiệt hại
2755 tỉ đồng.Đồng thời,Lương  còn chỉ đạo và trực tiếp tham gia quá
trình thẩm định,giải ngân đối với Công ty Liên Doanh Lifepro Việt
Nam,cố tình bỏ qua các điều kiện giải ngân cho vay theo các nghị
quyết số 62(ngày 7/4/2011) của Hội đồng quản trị ngân hàng
Agribank VietNam,để xin cấp nguồn cho vay ngoại tệ ngoài kế hoạch
trái với 2 nghị quyết trên.
Ngoài ra,Lương không tổ chức kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng vốn sau
cho vay nên không phát hiện việc ngân hàng bị lừa đảo trong giai
đoạn cho vay.Với những sai phạm của mình,Phạm Thị Bích Lương đã
bị Viện Kiểm Sát truy tố về 2 tội: vi pham quy định về cho vay trong
hoạt động của các tổ chức tín dụng(theo quy định Điều 179 Khoản 3-
bộ luật hình sự);Lợi dụng chức vụ,quyền hạn trong khi thi hành công
vụ(theo quy định tại Điều 281,khoản 3-Bộ Luật Hình Sự).Các cán bộ
chi cục Hải Quan đã cho thông qua số hàng hóa của công ty
Lifepro,gây thất thoáy tiền thuế nhập khẩu cho nhà nước Việt
Nam.Họ đã giúp các bị can người nước ngoài lập các bộ tờ khai hải
quan không trung thực để lừa dối Agribank Nam Hà Nội giải ngân
theo giá trị hàng hóa nhập khẩu.Và 5 người nước ngoài trong thương
vụ này được cho là đã trốn khỏi Việt Nam.Có thể nói,với hành vi của
mình,bị Cáo Lương phải chịu trách nhiệm về hậu quả vi phạm cho
vay đối với toàn bộ số tiền 2000 tỷ đồng cho vay đối với công ty Liên
Doanh Lifepro Việt Nam.
Căn cứ vào khái niệm người có chức vụ được quy định tại Điều 277
Bộ Luật Hình Sự 2015:”Người có chức vụ là người do bổ nhiệm,do
bầu cử,do hợp đồng hoặc do một hình thức khác,có hưởng lương hoặc
khong hưởng lương,được giao thực hiện một công vụ nhất định và có
quyền hạn nhất định khi thực hiện công vụ.Tuy nhiên trong khái niệm
này vẫn còn một vấn đề cần phải làm sáng tỏ thêm thế nào là “công
vụ”?Công Vụ là tất cả những hoạt đông có liên quan đến lợi ích của
cộng đồng(Cả tư quyền và công quyền).Người có chưc vụ chỉ trở
thành chủ thể của tội phạm khi họ đã lợi dụng chức vụ được giao để
phạm tội.Chức vụ luôn gắn với những quyền năng nhất định,người có
chức vụ có quyền được quyết định những công việc có liên quan đến
lợi ích chung của XÃ HỘI và CỘNG ĐỒNG.Xác định thế nào là
người có chức vụ và việc lợi dụng chức vụ để phạm tội có ý nghĩa
trong việc xác định tội danh và truy cứu trách nhiệm hình sự.Đối với
Hành vi”Lợi dụng chức vụ,quyền hạn trong khi thi hành công
vụ”được quy định tại Điều 356 Bộ luật hình sự 2015.
Đối với góc nhìn của em,có thể nói,việc lợi dụng chức vụ để phạm tội
là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự vì nó đã làm tăng tính
chất mức độ nguy hiểm cho xã hội do hành vi phạm tội.Đây là loại tội
phạm dễ dàng gây hậu quả thiệt hại cho xã hội.Mặt khác,nó có thể
gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội,làm giảm uy tín của nhà
nước,tổ chức đối với các tầng lớp nhân dân.Loại tội phạm này thông
thường khó phát hiện,xử lý,tỷ lệ tội phạm ẩn là khá cao.Nên có các
giải pháp,chẳng hạn : thu hồi tài sản do tham nhũng mà có;quy định
xử lý dứt khoát người có hành vi tham nhũng;Thành Lập cơ quan
chuyên trách phòng,chống tham nhũng(Hiện Việt Nam chưa có) và
cuối cùng là chúng ta nên Kiểm soát tài sản,thu nhập của người có
chức vụ.

You might also like