You are on page 1of 5

Câu 3:

1. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực
trách nhiệm pháp lí xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
2. Vi phạm pháp luật bao gồm 4 yếu tố cấu thành là mặt khách quan, mặt
chủ quan, chủ thể và khách thể.
a. Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực
trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật. Mỗi
loại vi phạm pháp luật đều có cơ cấu chủ thể riêng tùy thuộc vào
mức độ xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo
b. Khách thể của vi phạm pháp luật là quan hệ xã hội được pháp
luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới. Tính chất
của khách thể vi phạm pháp luật cũng là một yếu tố đánh giá mức
độ nguy hiểm trong hành vi trái pháp luật. Là một trong những căn
cứ để phân loại hành vi vi phạm pháp luật.
c. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật gồm lỗi, động cơ, mục đích
vi phạm pháp luật:
– Lỗi là một trạng thái tâm lý thể hiện thái độ tiêu cực của
chủ thể đối với hậu quả xấu trong hành vi của mình (nhìn
thấy trước được hậu quả xấu trong hành vi của mình mà vẫn
thực hiện) và trong chính hành vi đó (hành vi chủ động, có ý
thức….) tại thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật
đó.
Lỗi được chia thành hai loại: cố ý và vô ý
+ Lỗi cố ý gồm:
Lỗi cố ý trực tiếp: là lỗi của một chủ thể khi thực hiện hành
vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp
luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn
cho hậu quả đó xảy ra.
Lỗi cố ý gián tiếp: là lỗi của một chủ thể khi thực hiện một
hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái
pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, tuy không
mong muốn song có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
+ Lỗi vô ý gồm:
Lỗi vô ý do cẩu thả :là lỗi của một chủ thể đã gây ra hậu quả
nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước
hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù có thể
thấy trước và phải thấy trước hậu quả này.
Lỗi vô ý vì quá tự tin: là lỗi của một chủ thể tuy thấy trước
hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội
song tin chắc rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc cỏ thể
ngăn ngừa được nên mới thực hiện và có thể gây ra hậu quả
nguy hiểm cho xã hội.
– Động cơ là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật.
– Mục đích là kết quả cuối cùng mà chủ thể vi phạm pháp
luật mong đạt tới khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

d. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật.


Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên
ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật. Nó bao gồm hành
vi trái pháp luật, sự thiệt hại cho xã hội và quan hệ nhân quả giữa
hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho xã hội, thời gian, địa điểm,
công cụ vi phạm
3. Ví dụ về cấu thành của vi phạm pháp luật:
Tình huống
– Tháng 9/2008, Bộ tài nguyên môi trường đã phát hiện ra vụ việc sai phạm của
công ty Bột ngọt Vedan (Công ty TNHH Vedan Việt Nam).
– Theo đó thì công ty Vedan đã hằng ngày sả nước thải bẩn (chưa qua xử lý) trực
tiếp ra sông Thị Vải (Đồng Nai) suốt 14 năm qua kể từ khi đi vào hoạt động
(1994): khoảng 45000m3/1tháng.
– Hành động này gây ô nhiễm nặng cho dòng sông Thị Vải, gây chết các sinh vật
sống ở sông này và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân ven sông…
Cấu thành vi phạm pháp luật

– Chủ thể vi phạm:

+ Công ty Vedan (thuộc Công ty TNHH Vedan Việt Nam) là một công ty thực
phẩm với 100% vốn đầu tư Đài Loan.

+ Được xây dựng từ năm 1991.

+ Có giấy phép hoạt động từ năm 1994. Dẫn đến, là một tổ chức có đầy đủ trách
nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi trái pháp luật này.
– Mặt chủ quan:

+ Lỗi: là lỗi cố ý gián tiếp. Vì, Công ty Vedan khi thực hiện hành vi này thì nhận
thấy trước hậu quả, tuy không mong muốn nhưng vẫn để hậu quả xảy ra.

+ Mục đích: nhằm giảm bớt chi phí xử lý nước thải. Theo quy định thì công ty
Vedan phải đầu tư khoảng 1 chục triệu để xử lý 1m3 dịch thải đậm đặc. Đáng ra
phải chi từ 15%-20% vốn đầu tư cho việc xử lý nước thải thì Công ty Vedan chỉ
dành 1,5% vốn cho việc đó.

– Khách thể:

Việc làm của công ty Vedan đã xâm hại đến các quy tắc quản lý nhà nước: vi phạm
trật tự quản lý nhà nước, làm tổn hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

– Mặt khách quan:

+ Hành vi nguy hiểm: sả nước thải bẩn chưa qua xử lý ra sông Thi Vải:
45000m3/1tháng. Đây là hành vi trái pháp luật hành chính.

+ Hậu quả: dòng sông bị ô nhiễm nặng, phá hủy môi trường sống và làm thủy sản
chết hàng loạt, gây thiệt hại cho các hộ nuôi thủy sản và ảnh hưởng trầm trọng đến
sức khỏe người dân sống ven sông. Những thiệt hại đó do hành vi trái pháp luật
của công ty Vedan gây ra trực tiếp và gián tiếp.

+ Thời gian: 14 năm (từ năm 1994-2008).

+ Địa điểm: sông Thị Vải (thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tp.Hồ
Chí Minh).

+ Phương tiện: sử dụng hệ thống ống sả ngầm.

4. Những loại vi phạm pháp luật phổ biến hiện nay

Trong khoa học pháp lý Việt Nam phổ biến là cách phân loại vi phạm pháp luật
căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật. Theo
tiêu chí này, vi phạm pháp luật được chia thành các loại sau:

– Vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm): là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được
quy định trong bộ luật hình sự.

– Vi phạm pháp luật hành chính: Là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí của nhà
nước mà không phải là tội phạm.– Vi phạm pháp luật dân sự: Là hành vi trái pháp
luật, xâm hại đến các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, chuyển dịch tài sản…) và
quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ như quyền tác giả, quyền sở
hữu công nghiệp.
– Vi phạm kỉ luật: Là những hành vi trái với những qui định, qui tắc, qui chế, xác
định trật tự, kỉ luật trong nội bộ cơ quan, xí nghiệp, trường học.

5. Giải pháp phòng ngừa, hạn chế VPPL hiện nay:

5.1: Tuyên truyền, giáo dục góp phần nâng cao nhận thức cán bộ,đảng viên,
Nhân dân và xã hội đối với hoạt động của các cơ quan báo chí.

- Lồng ghép nội dung tuyên truyền phòng ngừa tội phạm, hành vi vi phạm pháp
luật; gắn kết nội dung tuyên truyền phòng ngừa tội phạm với các nội dung tuyên
truyền về giáo dục an toàn giao thông;phòng, chống bạo lực học đường; phòng,
chống AIDS, ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.

- Xây dựng tin, bài tuyên truyền về các gương người tốt, việc tốt, các mô hình,
điển hình về công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật đặc
biệt đối với sinh viên.

5.2: Bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện hành lang pháp lý đối với báo chí và quy
định đạo đức nghề nghiệp đối với người làm báo.

- Thực hiện biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa số vụ, số người phạm tội, vi
pháp luật nhất là học sinh, sinh viên.

5.3: Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của Ban Tuyên giáo
Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan
chủ quản báo chí và Ban Tuyên giáo, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội nhà báo
các tỉnh, thành phố, đối với các cơ quan báo chí, cán bộ, phóng viên, hội viên và
học sinh, sinh viên.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý sinh viên, phòng ngừa tội
phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật.

- Duy trì việc cập nhật cơ sở dữ liệu quản lý thông tin sinh viên phục vụ công tác
thống kê, báo cáo về tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến sinh viên.

5.4: Tăng cường vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan báo chí,
đứng đầu cấp ủy và chi hội nhà báo. Theo đó, từng cơ quan báo chí cần xây dựng
các quy chế, quy định của tòa soạn.

- Xây dựng tài liệu, tuyên truyền trên hệ thống truyền thông về các loại hình tội
phạm mới, tội phạm công nghệ cao để tất cả mọi người đều nắm được thông tin
nhất là đối với các sinh viên trong trường để gia đình sinh viên khai thác, phòng
ngừa.

5.5: Chính phủ cần quan tâm, tạo điều kiện chăm lo đầu tư kinh phí cho
các cơ quan báo chí, đặc biệt là các báo, tạp chí tự chủ kinh phí.

You might also like