You are on page 1of 1

1.

Kinh tế học: là môn khoa học giúp cho con người hiểu về cách thức vận
hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng thành viên khi
tham gia nền kinh tế nói riêng.
2. Sự khan hiếm: là khái niệm biểu thị mối quan hệ giữa tính có hạn của nguồn
lực kinh tế và tính vô hạn của nhu cầu xã hội về hàng hóa và dịch vụ.
Tại sao nói sự ra đời kinh tế học bắt nguồn từ sự khan hiếm
nguồn lực?
- Nguồn lực bao gồm đất đai, lao động và vốn, thông qua các hoạt động sản
xuất mà nguồn lực trở thành hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người.
Vấn đề phát sinh là nguồn lực thì hữu hạn dẫn đến sản xuất các sản phẩm hàng
hóa đáp ứng nhu cầu con người cũng hữu hạn.
Ví dụ:
Dầu là một nguồn tài nguyên thiên nhiên là một nguồn tài nguyên không thể tái
tạo. Với tốc độ tiêu thụ như hiện tại, lượng dự trữ dầu trên toàn thế giới sẽ tiếp
tục giảm và các nguồn dầu có thể chỉ đủ trong 30-40 năm nữa.
Khi đó, nhu cầu mong muốn của con người là vô hạn, vậy nên con người
không thể thỏa mãn được hết nhu cầu ngày càng lớn của bản thân trong xã hội
hiện đại.
-Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển vô cùng mạnh mẽ. Các nhà kinh tế
cho rằng: Kinh tế học là “ khoa học của sự lựa chọn”. Chính vì thế đứng trước
sự khan hiếm chúng ta phải phân bổ, lựa chọn nguồn lực phù hợp tối ưu và
hiệu quả đáp ứng được nhu cầu hiện nay của con người. Đó là lí do kinh tế học
ra đời để nghiên cứu cách thức vận hành nền kinh tế.

You might also like