You are on page 1of 13

VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

CẤU THÀNH CỦA VI PHẠM


PHÁP LUẬT
Trình bày: Nhóm 4
 Phần 1: Khái niệm và dấu hiệu đặc trưng
 Phần 2: Cấu thành của vi phạm pháp luật
 Phần 3: Ví dụ minh họa

NỘI DUNG
Phần 1: Khái niệm và dấu hiệu đặc
trưng của vi phạm pháp luật

Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi


trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng
lực trách nhiệm pháp lý, đã xâm hại tới
quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Dấu hiệu đặc trưng của vi phạm pháp luật

1. Vi phạm pháp luật là hành vi của con người thể hiện qua hai dạng: hành động
hoặc không hành động.

2. Vi phạm pháp luật là hành vi của con người mà hành vi đó trái pháp luật.

3. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật có chứa đựng lỗi của chủ thể.

4. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách
nhiệm pháp lý.
Phần 2: Cấu thành của vi phạm pháp luật

Chủ thể của vi phạm pháp luật: Là cá nhân, tổ chức có năng lực
trách nhiệm pháp lý.

Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng chịu trách


nhiệm pháp lý của chủ thể gắn với độ tuổi và có khả
năng nhận thức, thể chất bình thường.
Nếu là cá nhân thì phải là người đến tuổi chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi trái pháp
luật mà mình vừa thực hiện theo quy định và có sự phát triển bình thường về thể chất và
tinh thần, đến mức có khả năng nhận thức trước hậu quả trong hành vi của mình và điều
khiển được hành vi ấy. Hai yếu tố này quan hệ thống nhất với nhau, nếu thiếu một trong
hai sẽ không đủ điều kiện kết luận về năng lực trách nhiệm pháp lý của người nào đó.

=> Khái niệm năng lực trách nhiệm pháp lý đồng nghĩa
với năng lực hành vi.
Khách thể của vi phạm pháp luật: là những quan
hệ xã hội được pháp luật bảo vệ mà bị hành vi vi
phạm pháp luật xâm hại tới.

Tính chất của khách thể vi phạm pháp luật là một


yếu đố để đánh giá mức độ nguy hiểm trong hành vi
trái pháp luật.
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật

1. Hành vi trái pháp luật: thể hiện dưới dạng hành động và không hành động
trái pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội.

2. Sự thiệt hại của xã hội: là những tổn thất thực tế về mặt vật chất, tinh thần,...
mà xã hội phải gánh chịu hoặc nguy cơ tất yếu xảy ra thiệt hại ấy nếu hành vi
trái pháp luật không được ngăn chặn kịp thời.

3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại của xã hội:
+ Hành vi trái pháp luật là nguyên nhân
+ Sự thiệt hại của xã hội là kết quả

Ngoài những yếu tố trên, còn có các yếu tố khác thuộc mặt khách quan của vi
phạm pháp luật như: công cụ, thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm,...
Mặt chủ quan của vi phạm
pháp luật

Lỗi Động cơ Mục đích


Lỗi: là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với
hành vi trái pháp luật của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra

Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể vi phạm nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội, thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng mong muốn hậu quả đó
xảy ra.

Lỗi cố ý gián tiếp: chủ thể vi phạm nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội, thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, tuy không mong muốn nhưng
có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

Lỗi vô ý do quá tự tin: là lỗi của chủ thể, tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra
những hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng hy vọng, tin tưởng hậu quả đó không xảy ra
hoặc có thể ngăn chặn được

Lỗi do cẩu thả: chủ thể vi phạm do khinh suất cẩu thả không nhận thấy trước thiệt hại cho xã
hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù, có thể hoặc cần phải thấy trước hậu quả đó.
Động cơ: là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
như do ghen tuông, tham lam,...
VD: gây thương tích cho người khác vì trả thù, lợi dụng chức quyền
để trục lợi,...

Mục đích: là kết quả cuối cùng mà chủ thể vi phạm pháp luật mong
đạt được.
VD: thực hiện hành vi lừa đảo với mục đích chiếm đoạt tài sản
Phần 3: Ví dụ minh họa
Tháng 9/2008, Bộ tài nguyên môi trường đã phát hiện ra vụ việc sai phạm của Công ty TNHH Vedan Việt Nam.
Theo đó thì công ty Vedan đã hằng ngày sả nước thải chưa qua xử lý trực tiếp ra sông Thị Vải (Đồng Nai) suốt 14 năm kể từ khi đi vào
hoạt động (1994): khoảng 45000m3/1tháng.
Hành động này gây ô nhiễm nặng cho dòng sông Thị Vải, gây chết các sinh vật sống ở sông này và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe
người dân ven sông.

Chủ thể Công ty TNHH Vedan Việt Nam – Tổ chức pháp nhân
Khách thể Việc làm của công ty Vedan đã xâm hại đến các quy tắc quản lý nhà nước: vi phạm
trật tự quản lý nhà nước, làm tổn hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Chủ quan Lỗi Là lỗi cố ý gián tiếp. Vì Công ty Vedan khi thực hiện hành vi này thì nhận thấy
trước hậu quả, tuy không mong muốn nhưng vẫn để hậu quả xảy ra.
Động cơ
Do tham lam muốn tăng lợi nhuận
Mục đích
Nhằm giảm bớt chi phí xử lý nước thải
Khách Hành vi –
quan nguyên nhân Xả nước thải bẩn chưa qua xử lý ra sông Thị Vải: 45000m3/1tháng
Sự thiệt hại –
hậu quả Gây ô nhiễm nặng cho dòng sông Thị Vải, gây chết các sinh vật sống ở sông và ảnh
hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân ven sông.

You might also like