You are on page 1of 14

I.

Nhận định:
1. Bản chất của cạnh tranh là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp nhằm giành cùng một loại khách hàng.
→ Đúng. Vì cạnh tranh là hiện tượng xã hội diễn ra giữa các chủ thể kinh doanh, là sự ganh đua nhau giữa các doanh
nghiệp cùng tranh giành thị trường mua, bán sản phẩm, khách hàng.
2. Cạnh tranh là Luật Hiến pháp của nền kinh tế thị trường
→ Sai. Vì pháp luật cạnh tranh mới là luật Hiến pháp của nền kinh tế thị trường, bởi lẽ luật Hiến pháp là luật chung, luật
cơ bản và là nền tảng cho các luật chuyên ngành khác. Giống như pháp luật cạnh tranh là tổng thể các quan hệ xã hội
điều chỉnh các vấn đề cạnh tranh trong nền kinh tế, là trụ cột của pháp luật kinh tế.
3. Pháp luật cạnh tranh là linh hồn sống của nền kinh tế thị trường.
→ Nhận định sai. Vì cạnh tranh mới được xem là linh hồn của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là động lực làm cho
kinh tế thị trường vận động và phát triển. Trong khi đó pháp luật cạnh tranh thì được xem là bản Hiến pháp của nền kinh
tế thị trường. Pháp luật cạnh tranh là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động cạnh tranh trên thị trường,
thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và chống/cấm đoán các hành vi làm loại trừ, giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh.
4. Pháp luật cạnh tranh chủ yếu để nhằm bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp
→ Nhận định sai. Vì ngoài quyền lợi của các doanh nghiệp, pháp luật cạnh tranh còn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Phát luật cạnh tranh được coi là pháp luật bổ trợ cho pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng một cách gián tiếp
thông qua bảo vệ cạnh tranh, tạo cơ chế và quy định các trình tự thủ tục để các chủ thể tham gia thị trường và người tiêu
dùng có thể được quyền và lợi ích hợp pháp của mình có những hành vi xâm hại.
5. Doanh nghiệp thành lập ở nước ngoài không thuộc đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh
→ Nhận định sai. Nếu hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài hoặc doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động tại Việt
Nam tác động lên nền kinh tế thị trường của Việt Nam thì vẫn chịu sự tác động của luật cạnh tranh tại Việt Nam.
CSPL: khoản 1, khoản 3 Điều 2; Điều 1 Luật Cạnh tranh 2018.
6. Các cơ quan hành chính nhà nước không thuộc đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh.
→ Nhận định sai. Luật Cạnh tranh 2018 quy định đối tượng của Luật Cạnh tranh là cơ quan trong nước. Theo đó, nếu
hoạt động của cơ quan này có tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam vẫn
thì cơ quan này vẫn là đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh 2018.
CSPL: khoản 3 Điều 2, Điều 1 Luật Cạnh tranh 2018
7. Các doanh nghiệp của Quân đội Nhân dân Việt Nam không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật
Cạnh tranh năm 2018.
→ Sai. Vì các doanh nghiệp của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi tham gia vào các ngành, lĩnh vực của thị trường vẫn
có các hoạt động như các doanh nghiệp khác nên vẫn phải chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh. Ví dụ Công ty cổ
phần Armephaco là 1 doanh nghiệp quân đội khi kinh doanh trong dược và trang thiết bị y tế thì vẫn xem các công ty
như Traphaco, Dược Hậu Giang là đối thủ cạnh tranh và tiến hành các hoạt động cạnh tranh trên thị trường.
CSPL: Đ2 Luật Cạnh tranh 2018.
8. Luật cạnh tranh chỉ điều chỉnh đối với các doanh nghiệp và hiệp hội.
→ Nhận định sai. Bên cạnh doanh nghiệp và hiệp hội thì cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên
quan cũng là đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh. Ví dụ khi các tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi
có thể tác động, xúc tiến hoặc hỗ trợ để các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh
hoặc hạn chế cạnh tranh bị cấm thì các đối tượng này trở thành đối tượng điều chỉnh của luật Cạnh tranh.
CSPL: khoản 3 Đ2 LCT.
1. Khi xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không cần xem
xét hậu quả, thiệt hại cụ thể.
→ Nhận định sai. Theo khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến
quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác tức có thể xảy ra hậu quả. Ngoài ra, một số hành vi cạnh tranh không
lành mạnh như cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác hoặc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới
giá thành toàn bộ phải có hậu quả cụ thể.
CSPL: Khoản 6 Điều 3, Khoản 3 Điều 45, Khoản 4, 6 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018
2. Hành vi quảng cáo hàng hóa, dịch vụ có nội dung so sánh trực tiếp với sản phẩm cùng loại là hành vi
cạnh tranh không lành mạnh.
→ Nhận định sai. Theo pháp luật cạnh tranh, hành vi quảng cáo có nội dung so sánh là hành vi cạnh tranh không lành
mạnh khi so sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không
chứng minh được nội dung. Nhận định trên còn chưa đề cập sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không
chứng minh được nội dung nên chưa đầy đủ.
CSPL: Điểm b Khoản 5 Điều 45 LCT 2018
3. Hành vi của doanh nghiệp dùng vũ lực để ép buộc khách hàng phải giao dịch với mình là hành vi ép
buộc đối tác, khách hàng của doanh nghiệp khác theo Khoản 2 Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2018.
→ Nhận định sai. Mục đích của hành vi ép buộc đối tác, khách hàng của doanh nghiệp khác theo khoản 2 Điều 45 Luật
Cạnh tranh là để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp khác chứ không phải là để ép buộc
khách hàng phải giao dịch với mình. Bên cạnh đó, dùng vũ lực còn được xử lý theo luật Hình sự.
CSPL: khoản 2 Điều 45 LCT 2018
4. Hành vi bắt chước thiết kế của người khác là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm.
→ Nhận định sai. Vì hành vi bắt chước thiết kế của người khác chỉ có thể là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
khi thiết kế đó liên quan đến chỉ dẫn thương mại (bao gồm thiết kế nhãn hiệu, kiểu dáng bao bì sản phẩm, biểu tượng
kinh doanh) và nó gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá,
dịch vụ; hoặc gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá,
dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ.
CSPL: khoản 7 Điều 45 LCT 2018; điểm a, b khoản 1 và khoản 2 Điều 130 LSHTT 2005.
5. Hành vi đưa thông tin không trung thực về nhân thân Tổng giám đốc của doanh nghiệp đối thủ cạnh
tranh là hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác
→ Nhận định sai. Vì nếu hành vi đưa thông tin không trung thực về nhân thân Tổng giám đốc của doanh nghiệp đối thủ
cạnh tranh không gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó thì
không được coi là hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác theo khoản 3 Điều 45 Luật Cạnh
tranh.
6. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác là đưa ra thông tin gây ảnh hưởng đến uy
tín kinh doanh của doanh nghiệp.
→ Nhận định sai. Vì theo khoản 3 Điều 45 Luật Cạnh tranh để được xem là hành vi cung cấp thông tin không trung
thực về doanh nghiệp khác thì hành vi này phải là hành vi đưa ra thông tin không trung thực về doanh nghiệp đó, gây
ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Do đó, thông tin được
đưa ra phải là thông tin không trung thực, là những thông tin hoàn toàn bịa đặt, không gắn liền với một sự kiện nào trên
thực tế hay những thông tin bị cắt xén làm méo mó sự thật.
7. Tất cả hành vi khuyến mại bị cấm đều là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
→ Nhận định sai. Không phải các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại quy định tại Điều 100 Luật Thương mại
2005 đều là những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, vì chỉ có những hành vi nào gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt
hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác (VD: k10 Luật Thương mại) thì mới là hành vi cạnh tranh
không lành mạnh theo khoản 6 Điều 3 và khoản 7 Điều 45 Luật Cạnh tranh.
8. Mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều có hậu quả gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh cụ thể
→ Nhận định sai. Vì hành vi cạnh tranh không lành mạnh không hướng đến gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh cụ thể,
mà các hành vi hành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ cần gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác.
CSPL: Khoản 1,2,3,4,5,6 Điều 45, khoản 6 Đ3 LCT 2018.
→ nếu có thêm cụm “gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp cụ thể” →Khoản 1 đến 6 có doanh nghiệp
cụ thể, còn k7Đ45 thì không.
9. Hành vi đưa thông tin so sánh sản phẩm trong hoạt động quảng cáo là hành vi cạnh tranh không lành
mạnh
→ Nhận định sai. Vì hành vi đưa thông tin so sánh sản phẩm trong hoạt động quảng cáo chỉ được xem là hành vi cạnh
tranh không lành mạnh khi có sự so sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp
khác nhưng không chứng minh được nội dung, nếu doanh nghiệp so sánh các sản phẩm của chính doanh nghiệp kinh
doanh thì không phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
CSPL: điểm b khoản 5 Điều 45 LCT 2018.
10. Hành vi thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác là hành vi cạnh tranh không lành mạnh
→ Nhận định sai. Vì cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác được coi là hành vi cạnh tranh không
lành mạnh khi hành vi đó gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp đó.
CSPL: khoản 3 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018.
11. Tất cả hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều được xử lý theo trình tự, thủ tục của Luật cạnh
tranh.
→ Nhận định sai. Vì khi hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác được xử lý theo
trình tự, thủ tục của các luật khác.
CSPL: khoản 7 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018.
Chương 3. Pháp luật chống hành vi hạn chế cạnh tranh
1. Mọi hành vi gây hậu quả làm cản trở cạnh tranh của doanh nghiệp khác đều là hành vi hạn chế cạnh
tranh.
→ Nhận định sai. Các hành vi gây hậu quả làm cản trở cạnh tranh thuộc 3 trường hợp: thỏa thuận hạn chế cạnh tranh,
lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền thì mới được xem là hành vi hạn chế cạnh tranh.
2
Trường hợp không thuộc 3 hành vi trên mà gây hậu quả làm cản trở cạnh tranh thì nó có thể không phải hạn chế cạnh
tranh mà là cạnh tranh không lành mạnh.
CSPL: khoản 2 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2018.
2. Tất cả các sản phẩm thuốc chữa bệnh thuộc cùng một thị trường liên quan.
→ Nhận định sai. Để được xem là trên cùng một thị trường liên quan thì hàng hóa phải thay thế được cho nhau về đặc
tính, mục đích sử dụng và giá cả. Tuy nhiên đối với thuốc thì có rất nhiều dòng thuốc có công dụng, hàm lượng và đặc
trị các loại bệnh khác nhau nên không phải tất cả thuốc chữa bệnh đều có thể thay thế cho nhau về công dụng. Do đó, tất
cả các sản phẩm thuốc không thể xếp cùng vào thị trường liên quan. CSPL: khoản 1 Điều 9 Luật Cạnh tranh năm 2018.
3. Tất cả thỏa thuận về giá hàng hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh đều là
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm.
→ Nhận định sai. Thứ nhất, khi xem xét các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh thì các doanh nghiệp này đã được xếp
vào cùng một thị trường liên quan với nhau. Thứ hai, không phải mọi thỏa thuận về giá trên thị trường liên quan đều bị
cấm. Cụ thể, chỉ có thỏa thuận về ấn định giá trực tiếp hoặc gián tiếp như ở khoản 1 Điều 11 thì mới bị cấm; ngược lại,
ví dụ thỏa thuận phương thức thanh toán liên quan đến giá thì không bị cấm. CSPL: khoản 1 Điều 11, khoản 3 Điều 12
Luật Cạnh tranh năm 2018.
4. Thỏa thuận hạn chế về sản lượng giữa doanh nghiệp sản xuất bia và doanh nghiệp sản xuất rượu là
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
→ Nhận định đúng. Thứ nhất đáp ứng về mặt chủ thể là các bên là doanh nghiệp. Thứ hai, dấu hiệu về hành vi thỏa mãn
điều kiện tại khoản 3 Điều 11 LCT là hành vi thỏa thuận hạn chế về số lượng hàng hóa và có hậu quả làm cản trở cạnh
tranh của chính doanh nghiệp (tự mình cản trở mình). Do đó, hành vi thỏa thuận hạn chế về sản lượng giữa các doanh
nghiệp nêu trên là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
CSPL: khoản 3 Điều 11 Luật Cạnh tranh năm 2018.
Note: Ở đây đề hỏi “có phải là thỏa thuận hay không?” do đó mình chỉ xem xét Điều 11. Còn khi nào đặt vấn đề “có bị
cấm hay không?” thì mới cần xem xét đến yếu tố thị trường liên quan hoặc có gây tác động hạn chế hay không ở Điều
12.
5. Hành vi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh có mục đích nhằm đẩy mạnh hoạt
động nghiên cứu công nghệ, xuất khẩu hàng hóa không bị coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
→ Nhận định sai. Vì nếu các hành vi nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu công nghệ, xuất khẩu hàng hóa có dấu hiệu
tại Điều 11 thì được xem là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Ví dụ: các DN thỏa thuận cùng nhau tăng giá lên để lấy tiền
nghiên cứu công nghệ.
CSPL: khoản 11 Đ11, Đ14 LCT 2018.
6. Tất cả các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều có thể được xem xét cho hưởng miễn trừ.
→ Nhận định sai. Vì các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như: Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng
thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho
doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh, Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh
nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận, đây là những thoả thuận thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm tuyệt đối
trong mọi trường hợp do đó sẽ không được áp dụng miễn trừ đối với các thỏa thuận trên.
CSPL: khoản 2 Đ12; khoản 4,5,6 Đ11; khoản 1 Đ14 Luật Cạnh tranh 2018.
7. Ba doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh khi tổng thị phần kết hợp của chúng chiếm trên 65%
trên thị trường liên quan.
→ Nhận định sai. Vì theo khoản 2 Điều 45 LCT thì 3 doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường còn phải
đáp ứng điều kiện là cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh chứ không chỉ mỗi điều kiện về tổng thị phần kết
hợp của 3 doanh nghiệp này chiếm từ 65% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có sức mạnh thị trường đáng kể được
xác định theo Điều 26 LCT.
Ngoài ra còn phải đáp ứng điều kiện về thị phần của mỗi doanh nghiệp phải từ 10% trở lên theo khoản 3 Điều 24 LCT
thì mới được xem là 3 doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. CSPL: khoản 2, khoản 3 Điều 24 Luật Cạnh tranh
2018.
8. Ba doanh nghiệp có tổng thị phần chiếm trên 65% trên thị trường liên quan và phải thống nhất cùng
hành động mới được coi là có vị trí thống lĩnh.
→ Nhận định sai. Ba doanh nghiệp có tổng thị phần chiếm trên 65% trên thị trường liên quan và phải thống nhất cùng
hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh thì mới được coi là có vị trí thống lĩnh.
Ngoài ra còn phải đáp ứng điều kiện về thị phần của mỗi doanh nghiệp phải từ 10% trở lên theo khoản 3 Điều 24 LCT
thì mới được xem là 3 doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. CSPL: khoản 2, khoản 3 Điều 24 Luật Cạnh tranh
2018.
9. Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm thực hiện hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
dưới giá thành toàn bộ

3
→ Nhận định sai. Vì chỉ khi hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ của doanh nghiệp có vị trí
thống lĩnh thị trường dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh thì hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
thị trường của doanh nghiệp này mới bị cấm. CSPL: điểm a khoản 1 Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018.
10. Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm tham gia tất cả các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
→ Nhận định sai. Vì nếu doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường tham gia những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị
cấm quy định tại Điều 12 Luật Cạnh tranh thì mới vi phạm Luật Cạnh tranh. CSPL: Điều 12 Luật Cạnh tranh.
11. Mọi hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ đều bị cấm
→ Nhận định sai. Vì hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ chỉ bị cấm khi hành vi nêu trên dẫn
đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp kinh doanh cùng loại hàng hóa, dịch vụ đó.
CSPL: Điểm a Khoản 1 Điều 27, Khoản 6 Điều 45 LCT 2018
12. Khi xác định hành vi hạn chế cạnh tranh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không cần xem xét hậu
quả, thiệt hại cụ thể.
→ Nhận định sai. Vì các hành vi hạn chế cạnh tranh chủ yếu chỉ cần thỏa mãn yếu tố hành vi thì có thể xem xét, tuy
nhiên theo khoản 6 Điều 11, hành vi trên dẫn đến hậu quả loại bỏ đối thủ. Ngoài ra, một doanh nghiệp hoặc nhóm doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh nếu bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ phải xem xét đến khả năng loại bỏ đối thủ cạnh
tranh.
CSPL: Khoản 3 Điều 3, điểm a khoản 1 Điều 27 LCT 2018. Khoản 6 Điều 27 LCT 2018.
13. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể được xem xét cho hưởng miễn trừ nếu nhằm mục
đích tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế
→ Nhận định sai. Vì LCT chỉ miễn trừ với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chứ không có miễn trừ với hành vi lạm dụng.
Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong LCT không quy định miễn trừ. Theo luật, miễn trừ là cơ chế chỉ
áp dụng cho các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Note: Các hành vi lạm dụng chỉ có tác động tiêu cực chứ không có tác động tích cực nên không thể được hưởng miễn
trừ.
CSPL: khoản 1 Điều 14 LCT 2018.
Chương 4. Kiểm soát tập trung kinh tế
1. Mọi trường hợp tập trung kinh tế đều bị kiểm soát bằng cơ chế thông báo hoặc xin phép Ủy ban Cạnh
tranh Quốc gia
→ Nhận định sai. Chỉ có những trường hợp thuộc ngưỡng thông báo mới cần phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế
đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định tại trước khi tiến hành tập trung kinh tế. Do đó không phải mọi trường
hợp tập trung kinh tế đều bị kiểm soát bằng cơ chế thông báo hoặc xin phép Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. CSPL: khoản
1 Điều 33 Luật Cạnh tranh 2018.
2. Trước khi thực hiện hành vi mua lại doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải làm thủ tục thông báo cho
cơ quan quản lý cạnh tranh.
→ Nhận định sai. Hành vi mua lại doanh nghiệp là hành vi tập trung kinh tế theo điểm c khoản 1 Điều 29 Luật Cạnh
tranh 2018. Không phải mọi doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế đều phải làm thủ tục thông báo cho cơ quan quản
lý cạnh tranh mà chỉ có những doanh nghiệp thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế mới cần phải làm thủ tục này. Do
đó, không phải mọi doanh nghiệp đều cần phải làm thủ tục thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi thực
hiện hành vi mua lại doanh nghiệp.
CSPL: điểm c khoản 1 Điều 29, khoản 1 Điều 33 Luật Cạnh tranh 2018.
3. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thẩm quyền xem xét việc cho phép hưởng miễn trừ đối với hành vi tập
trung kinh tế.
→ Nhận định sai. Chỉ có thỏa thuận cạnh tranh mới được hưởng quyền miễn trừ. (CSPL: Điều 14, 16, điểm b khoản 2
Điều 46 LCT). Sở dĩ không quy định về việc xem xét cho phép hưởng miễn trừ đối với hành vi tập trung kinh tế là vì
khâu thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế, UBCTQG đã xem xét cả tác động tích cực và tiêu cực của tập trung
kinh tế để ra quyết định rồi, không cần phải ra quyết định về việc hưởng miễn trừ riêng biệt đối với hành vi tập trung
kinh tế nữa.
CSPL khoản 2 Điều 37 Luật Cạnh tranh.
<?> Tại sao hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh lại không được hưởng miễn trừ? -> Vì hành vi này chỉ mang lại tác động
tiêu cực, không có tác động tích cực.
4. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền quyết định việc cho các doanh nghiệp được tập trung kinh tế.
→ Nhận định sai. Vì chỉ có chủ doanh nghiệp mới có quyền quyết định việc tập trung kinh tế. Còn quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 41 LCT, câu “tập trung kinh tế được thực hiện” có nghĩa là tập trung kinh tế không gây tác động hoặc
không có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Chương 5. Tố tụng cạnh tranh
1. Phiên điều trần trong vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh có bản chất là một phiên tòa xét xử vụ
việc cạnh tranh.
4
→ Nhận định sai. Vì theo khoản 3 và khoản 4 Điều 93 Luật Cạnh tranh 2018, các bên tham gia và thủ tục quyết định mở
phiên điều trần xét cho cùng mang bản chất của một phiên tòa xét xử hành chính. CSPL: Khoản 3, Khoản 4 Điều 93
Luật Cạnh tranh
2. Trong tố tụng vụ việc cạnh tranh, nếu có yêu cầu bồi thường thiệt hại, cơ quan cạnh tranh sẽ giải
quyết cùng với việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.
→ Nhận định sai. Vì theo khoản 1 Điều 110 LCT nếu có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì thực hiện theo luật dân sự,
hoặc bồi thường thiệt hại khi xảy ra thiệt hại về quyền và lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và yêu cầu bồi thường
thiệt hại không được xem là biện pháp khắc phục hậu quả và không thể áp dụng đồng thời với việc xử lý vi phạm.
CSPL: Khoản 1 Điều 110 LCT
3. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với các quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh.
→ Nhận định sai vì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền hạn giải quyết khiếu nại các quyết định xử lý vụ việc cạnh
tranh nhưng thẩm quyền giải quyết được ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo Điều 100 LCT
CSPL: Khoản 2 Điều 46, Điều 100 LCT 2018 Note: quyền hạn thì sẽ là Đúng.
4. Mọi vụ việc cạnh tranh phải được giải quyết thông qua phiên điều trần.
→ Nhận định sai. Vì chỉ các vụ việc hạn chế cạnh tranh mới thuộc trường hợp bắt buộc phải mở phiên điều trần. Vì vậy
nếu trong phải vụ việc hạn chế cạnh tranh thì không bắt buộc phải giải quyết thông qua phiên điều trần. CSPL: Điều 93,
khoản 4 Điều 91 LCT 2018
5. Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền khiếu nại đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khi có quyền
và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh.
→ Nhận định đúng. Khi quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân bị xâm hại thì các tổ chức, cá nhân có
quyền khiếu nại. Đồng thời, chỉ cần các tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do
hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh thì cũng có quyền thực hiện khiếu nại vụ việc cạnh tranh. Kể cả
không phải là tổ chức, cá nhân kinh doanh thì vẫn có quyền khiếu nại.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 77 Luật Cạnh tranh.
6. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền ra quyết định điều tra bổ sung đối với hành vi cạnh
tranh không lành mạnh
→ Nhận định sai. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chỉ có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh điều
tra bổ sung chứ không có quyền ra quyết định, quyết định điều ra bổ sung sẽ do thủ trưởng cơ quan điều tra ra quyết
định.
Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 1 Điều 90 Luật Cạnh tranh.
7. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền ra quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh
→ Nhận định sai. Thẩm quyền ra quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh thuộc về Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc
cạnh tranh chứ không phải Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia. Cơ sở pháp lý: Điều 80 Luật Cạnh tranh.
8. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan có quyền quyết định cuối cùng đối với các quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh
→ Nhận định đúng. Trong việc xử lý vụ việc cạnh tranh thì quyền ra quyết định cuối cùng không có cơ quan nào khác
ngoài Ủy ban cạnh tranh Quốc gia. Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì cũng thuộc Ủy
ban cạnh tranh Quốc gia.
Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 2 Điều 46 Luật Cạnh tranh
9. Quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh luôn có hiệu lực thi hành ngay
→ Sai. Vì quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh chỉ phát sinh hiệu lực pháp luật kể từ ngày kết thúc thời hạn khiếu
nại quy định tại Điều 96 LCT, cụ thể là sau 35 ngày ra quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh thì quyết định giải quyết
vụ việc cạnh tranh sẽ có hiệu lực thi hành. CSPL: Điều 95, Điều 96 và khoản 2 Điều 94 LCT.
10. Quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh luôn có hiệu lực thi
hành ngay
→ Đúng. Vì theo khoản 1 Điều 102 LCT thì quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết vụ việc cạnh
tranh có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ký. Theo đó, sau khi vừa ký xong, quyết định giải quyết khiếu nại này sẽ có hiệu
lực thi hành ngay lập tức.
11. Khi nhận được Báo cáo điều tra từ Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
phải tổ chức phiên điều trần để ra quyết định giải quyết vụ việc
→ Sai. Vì chỉ đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh mới phải mở phiên điều trần và chỉ có Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế
cạnh tranh mới có thẩm quyền mở phiên điều trần. Bên cạnh đó, sau khi nhận được Báo cáo điều tra của Cơ quan điều
tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh không nhất thiết sẽ mở phiên điều trần để ra quyết
định giải quyết vụ việc mà có thể ra quyết định đình chỉ quyết vụ việc cạnh tranh nếu xét thấy vụ việc hạn chế cạnh
tranh rơi vào các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 92 LCT.
CSPL: khoản 1, 3 Điều 91; khoản 2 Điều 92 và khoản 1 Điều 93 LCT.
5
12. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền giải quyết tất cả các khiếu nại đối với quyết định giải quyết vụ
việc cạnh tranh
- → Sai. Vì THẨM QUYỀN giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh thuộc về
Hội đồng giải quyết khiếu nại và Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. CSPL: khoản 1 và khoản 2 Điều 100 LCT.
- Đúng. Vì theo điểm b khoản 2 Điều 46 LCT thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có QUYỀN HẠN giải quyết tất
cả các khiếu nại đối với quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh.
13. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chỉ thụ lý giải quyết vụ việc khi có khiếu nại của tổ chức, cá nhân cho
rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh.
→ Nhận định sai. Ngoài trường hợp khi có khiếu nại của tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình
bị xâm hại do hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia còn có thể thụ lý giải quyết vụ việc khi Ủy
ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong thời hạn 03 năm kể từ
ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện. CSPL: khoản 2 Điều 80 LCT 2018.
14. Thám tử tư có thể tham gia điều tra vụ việc cạnh tranh theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
Một doanh nghiệp chỉ vi phạm Luật Cạnh tranh nếu thực hiện hành vi bị cấm quy định rõ trong Luật này.
→ Nhận định sai. Vụ việc cạnh tranh là lĩnh vực công pháp, vì thế chỉ có những người có thẩm quyền như điều tra viên,
thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh mới được phép tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh. Đồng thời, Ủy ban
Cạnh tranh Quốc gia cũng không có quyền yêu cầu cho thám tử tư tham gia điều tra vụ việc cạnh tranh.
CSPL: khoản 2 Điều 58, Điều 59, Điều 61 LCT 2018.
15. Mọi vụ việc cạnh tranh đều có bên khiếu nại và bên bị khiếu nại.
→ Nhận định sai. Trong trường hợp vụ việc cạnh tranh do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện hành vi có dấu hiệu vi
phạm pháp luật về cạnh tranh trong thời hạn 03 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh
được thực hiện và đưa vào giải quyết thì không có bên khiếu nại và bên bị khiếu nại. CSPL: khoản 2 Điều 80 LCT 2018.
16. Quy trình giải quyết vụ việc cạnh tranh phải bảo đảm quyền tranh luận giữa các bên liên quan.
→ Nhận định sai. Quyền tranh luận giữa các bên liên quan được thực hiện trong phiên điều trần. Tuy nhiên, phiên điều
trần chỉ được áp dụng khi giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh. Vì vậy, quy trình giải quyết các vụ việc cạnh tranh khác
không phải hạn chế cạnh tranh thì không cần phải bảo đảm quyền tranh luận giữa các bên liên quan. CSPL: khoản 4
Điều 91 LCT 2018.
17. Một doanh nghiệp chỉ bị điều tra hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh khi có khiếu nại của doanh nghiệp
khác.
→ Sai. Vì ngoài có khiếu nại thì một doanh nghiệp còn bị điều tra khi Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện hành vi có
dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh. CSPL: khoản 2 Điều 80 LCT 2018.
18. Quy trình giải quyết vụ việc cạnh tranh phải bảo đảm quyền tranh luận giữa các bên liên quan.
→ Sai. Vì quyền tranh luận được thực hiện trong phiên điều trần nhưng không phải giải quyết vụ việc cạnh tranh nào
cũng mở phiên điều trần mà chỉ mở phiên điều trần khi giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh. CSPL: Đ93, khoản 4 Đ91
LCT 2018.
19. Doanh nghiệp vi phạm Luật Cạnh tranh 2018 được miễn trách nhiệm nếu tự nguyện khai báo trước
khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện.
→ Sai. Vì chỉ khi doanh nghiệp tự nguyện khai báo khi vi phạm các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm thì
được giảm hoặc miễn mức xử phạt theo chính sách khoan hồng nếu đáp ứng đủ điều kiện được quy định tại khoản 3
Điều 112 LCT.
CSPL: khoản 1, 3 Đ112 LCT 2018.
20. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất về cạnh tranh.
→ Sai. Vì Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia không phải là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất về cạnh tranh, mà Chính phủ
là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước cao nhất về cạnh tranh theo khoản 1 Điều 7 LCT 2018.
1. Căn cứ duy nhất để xác định vị trí thống lĩnh trên thị trường liên quan là thị phần của DN đó.
→ Sai. Vì doanh nghiệp để coi là có vị trí thống lĩnh ngoài căn cứ vào thị phần của doanh nghiệp từ 30% trở lên trên
thị trường liên quan còn dựa vào sức mạnh thị trường đáng kể được xác định vào yếu tố như tương quan thị phần giữa
các doanh nghiệp trên thị trường liên quan; sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp;… theo Điều 26 LCT. Ví
dụ, doanh nghiệp có thị phần dưới 30% nhưng lại có “sức mạnh thị trường đáng kể” thì vẫn được xem là có vị trí
thống lĩnh.
CSPL: khoản 1 Điều 24, khoản 1 Đ26 LCT 2018.
2. Mọi doanh nghiệp đều không được bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm
loại bỏ đối thủ cạnh tranh.
→ Sai. Vì dấu hiệu hậu quả của hành vi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ phải dẫn đến hoặc có
khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó. “Dẫn đến loại bỏ doanh
nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó” là hậu quả chứ không phải mục đích của hành vi. Nếu doanh
nghiệp bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh nhưng hậu quả lại
6
không dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh thì vẫn không xem là vi phạm. Bên cạnh đó, đối
tượng tác động của hành vi là doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó chứ không phải đối thủ
cạnh tranh của doanh nghiệp, tức là những doanh nghiệp này kinh doanh cùng chủng loại hàng hoá, dịch vụ.
CSPL: khoản 6 Điều 45 LCT.
3. Hành vi mua chuộc, dụ dỗ khách hàng của doanh nghiệp đối thủ với mục đích ngăn khách hàng
không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đối thủ là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
→ Sai. Vì để được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì dấu hiệu hành vi phải là việc doanh nghiệp thực
hiện hành vi ép buộc bằng cách đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản,… hoặc cưỡng ép khách hàng của đối thủ cạnh
tranh chứ không phải thực hiện hành vi mua chuộc, dụ dỗ khách hàng của doanh nghiệp đối thủ. Mục đích của hành vi
này nhằm ép buộc khách hàng của doanh nghiệp đối thủ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
CSPL: khoản 2 Điều 45 LCT.
4. Nhóm doanh nghiệp có tổng thị phần chiếm 75% trên thị trường liên quan là nhóm doanh nghiệp có
vị trí thống lĩnh thị trường.
→ Sai. Vì ngoài điều kiện tổng thị phần chiếm 75% trên thị trường liên quan, nhóm doanh nghiệp này phải cùng hành
động gây tác động hạn chế cạnh tranh. Bên cạnh đó, nếu nhóm doanh nghiệp này gồm 5 doanh nghiệp thì phải có tổng
thị phần chiếm từ 85% trên thị trường liên quan và cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh thì mới được xem
là nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Đồng thời, các doanh nghiệp trong nhóm doanh nghiệp này phải
có thị phần từ 10% trở lên trên thị trường liên quan.
CSPL: khoản 2, 3 Điều 24 LCT.
5. Chủ tịch ủy ban cạnh tranh quốc gia có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với tất cả các quyết định
xử lý vụ việc cạnh tranh.
→ Sai. Vì Chủ tịch UBCTQG chỉ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại các quyết định xử lý đối với vụ việc vi phạm
quy định về tập trung kinh tế hoặc cạnh tranh không lành mạnh. Đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh, chủ tịch
UBCTQG có thẩm quyền thành lập Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh chứ
không có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh. CSPL: khoản 3, 4 Điều 59
LCT.

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG


Bài tập số 1
Công ty sản xuất nước mắm A. đưa thông tin trên trang web của mình là: (i) Công ty sản xuất nước mắm A. là công ty
sản xuất nước mắm truyền thống hàng đầu Việt Nam; (ii) Công ty sản xuất nước mắm B. sử dụng hóa chất gây ảnh
hưởng đến sức khỏe con người trong quá trình sản xuất nước mắm.
Trả lời:
● Chủ thể: Công ty sản xuất nước mắm A.
● Hành vi của Công ty A là hành vi trực tiếp.
● Hậu quả: đối với hành vi của công ty A thì hậu quả chắc chắn xảy ra chứ không chỉ ở dạng tiềm năng.
- Trường hợp 1: Thông tin mà công ty A đã đưa lên trang web là thông tin trung thực. Mặc dù thông tin công
ty A đã đưa lên là thông tin trung thực tuy nhiên hành vi này gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của công ty B thì nó
cũng trái với nguyên nguyên tắc thiện chí trung thực nên được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Căn cứ theo khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2018.
- Trường hợp 2: Thông tin mà công ty A đã đưa lên trang web là thông tin không trung thực ( không đúng sự
thật hoặc là một phần của sự thật). Hành vi đưa thông tin không trung thực của công ty A đã vi phạm vào hành vi cạnh
tranh không lành mạnh bị cấm. Cụ thể, công ty A đăng tải thông tin không trung thực về doanh nghiệp B bằng cách trực
tiếp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp B.
Căn cứ theo khoản 6 Điều 3, khoản 3 Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2018.
Bài tập số 2
Siêu thị A và Siêu thị B cùng hoạt động trên địa bàn Quận X thành phố Y. Siêu thị A đã thuê một nhóm tiếp thị đứng
trước cửa Siêu thị B phát tờ rơi quảng cáo, mời chào khách đến Siêu thị A.
Trả lời:
● Chủ thể: Siêu thị A.
● Hành vi: Siêu thị A đã thuê một nhóm tiếp thị đứng trước cửa siêu thị B phát tờ rơi quảng cáo, mời chào
khách đến siêu thị A. Hành vi của A là hành vi gián tiếp gây rối hoạt động kinh doanh của siêu thị B.
● Hậu quả:
- Trường hợp 1: nếu hành vi trên của A không làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của siêu thị B
thì hành vi của siêu thị A không được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm theo khoản 4 Điều 45 LCT.

7
- Trường hợp 2: nếu hành vi trên của A làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của siêu thị B thì hành
vi của siêu thị A là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm theo khoản 4 Điều 45 LCT. Theo đó, siêu thị A sẽ bị
phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng và có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung khác.
CSPL: khoản 4 Điều 45 LCT; khoản 1 và khoản 4 Điều 19 NĐ 75/2019.
Bài tập số 3
Doanh nghiệp A đã ký hợp đồng bán lô hàng phế liệu cho doanh nghiệp B. Doanh nghiệp C muốn mua lô hàng phế liệu
nói trên đã nhờ X là cán bộ cảnh sát kinh tế đến kiểm tra doanh nghiệp A và buộc doanh nghiệp A phải bán cho doanh
nghiệp C, nếu không sẽ thường xuyên bị cơ quan chức năng kiểm tra, gây khó khăn.
Trả lời:
● Chủ thể: Doanh nghiệp C và cán bộ cảnh sát kinh tế X (cán bộ, cơ quan nhà nước là chủ thể chịu sự điều
chỉnh của LCT theo Điều 8 và bị xử lý theo Điều 110 LCT 2018).
● Hành vi: Doanh nghiệp C nhờ X là cán bộ cảnh sát kinh tế đến kiểm tra doanh nghiệp A và buộc doanh
nghiệp A phải bán lô hàng phế liệu cho doanh nghiệp C, nếu không sẽ thường xuyên bị cơ quan chức năng kiểm tra, gây
khó khăn. Đây là hành vi ép buộc đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa họ không giao dịch
hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó theo khoản 2 Điều 45 LCT 2018.
● Hậu quả:
- Trường hợp 1: Doanh nghiệp A có nhiều lô hàng, vẫn có thể bán cho doanh nghiệp B sau khi đã bán cho C
thì doanh nghiệp C và cán bộ X không vi phạm luật cạnh tranh vì không gây ra hậu quả khiến doanh nghiệp A ngừng
giao dịch với doanh nghiệp B.
- Trường hợp 2: Doanh nghiệp A chỉ có một lô hàng, sau khi bán cho doanh nghiệp C thì không thể tiếp tục
bán cho doanh nghiệp B thì doanh nghiệp C và cán bộ X vi phạm luật cạnh tranh vì gây ra hậu quả khiến doanh nghiệp
A không thể giao dịch với doanh nghiệp B.
CSPL: Điều 8, khoản 2 Điều 45 LCT 2018.
Bài tập số 4
Nhà hàng B đã tìm cách lôi kéo đầu bếp của Nhà hàng A có món bún cá có hương vị riêng về làm việc cho mình khiến
sau đó Nhà hàng A có tuyển được đầu bếp mới nhưng vẫn bị tiếng là nấu dở và dần phải đóng cửa.
Trả lời:
● Chủ thể: Nhà hàng B.
● Hành vi: nhà hàng B tìm cách lôi kéo đầu bếp của nhà hàng A có món bún cá có hương vị riêng về làm việc
cho mình.
● Hậu quả: Nhà hàng A có tuyển được đầu bếp mới nhưng vẫn bị tiếng là nấu dở và dần phải đóng cửa.
- Trường hợp 1: nếu hành vi của nhà hàng B không gây cản trở: do đầu bếp đó cũng sắp hết hợp đồng làm
việc với nhà hàng A, nên chuyển sang nhà hàng B làm thì hành vi này không vi phạm, chỉ do nhà hàng A không tìm
được đầu bếp mới phù hợp chứ không liên quan đến nhà hàng B.
- Trường hợp 2: nếu đầu bếp đang làm việc nhưng nhà hàng B lôi kéo như vậy thì đã gây gián đoạn hoạt động
kinh doanh khiến nhà hàng A dù có tìm được đầu bếp mới nhưng vẫn bị chê nấu dở và phải đóng cửa.
CSPL: khoản 4 Đ45 LCT.
Bài tập số 5
X. và Y. là hai doanh nghiệp kinh doanh trà sữa tại Tp. HCM có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan là 12%, đã ký
thỏa thuận hợp tác với nhau, trong đó có điều khoản: (i) Thống nhất cùng tăng giá bán các mặt hàng lên 10% ; (ii)
Thống nhất yêu cầu các đại lý, nhà phân phối của mình sử dụng dịch vụ quảng cáo của Công ty quảng cáo Z.
Trả lời:
● Chủ thể: Doanh nghiệp X và Y có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan là 12% < 30% nên không phải
chủ thể của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và cũng không phải chủ thể có thể gây tác động lớn theo điểm a
khoản 1 điều 13 Luật Cạnh tranh 2018.
● Hành vi: X và Y thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh theo khoản 1 Điều 11 Luật Cạnh tranh năm 2018.
Theo đó, hai doanh nghiệp này thỏa thuận hợp tác với nhau:
+ Thống nhất cùng tăng giá bán các mặt hàng lên 10%: hành vi trên là hành vi thỏa thuận ấn định giá theo
khoản 1 Điều 11 LCT 2018. Theo đó hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh này bị cấm theo khoản 1 điều 12 Luật Cạnh
tranh năm 2018.
+ Thống nhất yêu cầu các đại lý, nhà phân phối của mình sử dụng dịch vụ quảng cáo của Công ty quảng cáo Z:
đây là hành vi thuộc khoản 8 Điều 11 LCT. Theo Khoản 3 Điều 12 LCT, chủ thể để hành vi này bị cấm phải là chủ thể
có khả năng gây tác động lớn do đó, hành vi trên là phù hợp vì X và Y chiếm 12% thị trường liên quan.
● Hậu quả: Hạn chế cạnh tranh, gây ảnh hưởng người tiêu dùng.
Bài tập số 6 - CTY Hoà Phát
Do chi phí sản xuất ở VN tăng cao, công ty thép A đã đặt một công ty Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây gia công sản xuất
sắt xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam và dán nhãn hiệu thép của của công ty A.Nhờ đó công ty thép A bán sắt xây
8
dựng ở VN với giá thấp hơn thị trường. Theo gương công ty A, các công ty sản xuất thép khác là B và C cũng đặt Trung
Quốc gia công và cùng với A tạo ra cuộc chạy đua giảm giá sắt xây dựng rất được lòng khách hàng. Tuy nhiên, các
doanh nghiệp sản xuất thép còn lại, chiếm khoảng 78% thị trường sắt- xây dựng một mặt cáo buộc các công ty A, B, C
vi phạm luật cạnh tranh, mặt khác cùng đồng ý thực hiện một giá bán tối thiểu chung (giá sàn). Theo yêu cầu của các
doanh nghiệp này, hiệp hội các nhà sản xuất thép VN cũng làm đơn kiến nghị chính phủ ra quy định thực hiện giá sàn
về sắt xây dựng.
Trả lời:
● Chủ thể: công ty thép A, B, C và các công ty sản xuất thép còn lại, chiếm khoảng 78% thị trường sắt.
● Hành vi:
- Công ty thép A, B, C không vi phạm vì dựa vào tư duy kinh doanh có cách kinh doanh tối ưu.
- Các công ty sản xuất thép còn lại, chiếm khoảng 78% thị trường sắt có vi phạm LCT. Vì các công ty này có
hành vi cùng đồng ý thực hiện một giá bán tối thiểu chung (giá sàn), đây là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh “Thỏa
thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp" theo khoản 1 Điều 11 và bị cấm theo khoản 1
Điều 12 LCT 2018.
Bài tập số 7
Công ty trách nhiệm hữu hạn A có trụ sở tại Quận 1 Thành phố HCM sản xuất bia X, Công ty trách nhiệm hữu hạn B
(có vốn đầu tư nước ngoài) hoạt động trong Khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh sản xuất bia Y và bán trên
phạm vi toàn quốc. Công ty A khiếu nại yêu cầu xử lý Công ty TNHH B về hành vi hạn chế cạnh tranh theo Luật cạnh
tranh. Theo khiếu nại của Công ty A thì Công ty B có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường bia thành phố
HCM (với thị phần là 50%), để loại bỏ đối thủ cạnh tranh khi ký các hợp đồng đại lý độc quyền để các đại lý chỉ bán bia
và quảng cáo bia của công ty B trên thị trường thành phố HCM làm cho Công ty A không thể phân phối sản phẩm của
mình.
Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh sẽ phải điều tra những vấn đề gì để giải quyết khiếu nại của công ty A? Công ty A
có khả năng vi phạm Luật cạnh tranh không? Tại sao?
Trả lời:
● Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh sẽ phải điều tra những vấn đề sau để giải quyết khiếu nại của công ty A
(chưa sửa ý này):
- Chủ thể: Cty B có phải là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường không.
- Hành vi: Nếu cty B là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thì hành vi của B có phải là hành vi lạm
dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo Điều 27 LCT 2018 không?
- Hậu quả: Hành vi của B có gây ra tác động hạn chế cạnh tranh hay không?
● Công ty B có khả năng vi phạm luật cạnh tranh vì:
- Chủ thể: Doanh nghiệp B có thị phần là 50%, lớn hơn 30%, do đó B là doanh nghiệp được coi là có vị trí
thống lĩnh thị trường theo khoản 1 Điều 24 LCT 2018.
- Hành vi: Cty B đã ký các hợp đồng đại lý độc quyền để các đại lý chỉ bán bia và quảng cáo bia của công ty
B trên thị trường thành phố HCM. Đây là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm tương ứng với đoạn đầu
điểm đ khoản 1 Điều 27 LCT 2018: Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa,
dịch vụ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh
nghiệp khác.
- Hậu quả: làm cản trở cty A và các cty khác trên thị trường.
CSPL: khoản 1 Điều 24, điểm đ khoản 1 Điều 27 LCT 2018.
Bài tập số 8
V.A là hãng hàng không lớn, có thị phần trên 80% trên đường bay nội địa. Để cạnh tranh, hãng này thường xuyên giảm
giá vé trên các đường bay nội địa có P.A khai thác. Đặc biệt, ngày 04/11/2019, P.A khai trương đường bay Hà Nội – Cà
Mau, V.A đã giảm giá vé đến 50% cho đường bay này. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực hàng không đã nhận định rằng
không thể có lợi nhuận nếu khai thác đường bay với giá vé (đã giảm) của V.A.
Có quan điểm cho rằng V.A đã lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm
loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Hãy cho biết ý kiến về quan điểm vừa nêu.
Trả lời:
Để xem xét V.A có lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối
thủ cạnh tranh hay không phải xem xét đầy đủ cả 3 tiêu chí:
- Chủ thể: căn cứ theo k1 Đ24, thị phần của V.A trên 80% đường bay nội địa nên V.A có vị trí thống lĩnh
trên thị trường bay nội địa.
- Hành vi: trường hợp 1: việc giảm giá vé 50% là dưới giá thành toàn bộ; trường hợp 2: việc giảm giá vé 50%
là không dưới giá thành toàn bộ.
- Hậu quả: trường hợp 1: gây hoặc có thể gây loại bỏ đối thủ cạnh tranh; trường hợp 2: không gây loại bỏ đối
thủ cạnh tranh.
9
Vậy nếu hãng V.A có hành vi và hậu quả của hành vi đó cùng rơi vào trường hợp 1, cụ thể là việc giảm giá vé 50% là
dưới giá thành toàn bộ và gây hoặc có thể gây loại bỏ đối thủ cạnh tranh thì mới được xem là hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường bị cấm theo điểm a khoản 1 Điều 27 LCT.
(?) Có những chuyến bay giá vé 0đ, có vi phạm Luật Cạnh tranh không? -Không. Phải thoả mãn về mặt chủ thể, hành
vi và hậu quả gây hạn chế cạnh tranh.
Bài tập số 9
Công ty A là công ty chuyên sản xuất hóa mỹ phẩm có thị phần chiếm 29% trên thị trường liên quan. Công ty này dự
định sẽ nâng giá một sản phẩm dầu gội đầu mà công ty đang bán rất chạy nên đã quyết định tạm thời giảm lượng cung
loại dầu gội đầu này trong khoảng 1 tháng trước khi tăng giá bán.
Cùng thời gian đó, một cổ đông của công ty cổ phần hóa mỹ phẩm B chào bán 100% cổ phần của ông X là một cổ đông
lớn (nắm giữ 35% tổng số cổ phần phổ thông của công ty B. Công ty A đã mua lại toàn bộ số cổ phần trong công ty B
của ông X.
Biết rằng công ty B có thị phần khoảng 35% trên thị trường liên quan. Hỏi có hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh trong
trường hợp nêu trên không? Tại sao?
Trả lời:
● Chủ thể: Theo khoản 1 Điều 24 Luật Cạnh tranh thì doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường
nếu có sức mạnh thị trường đáng kể hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan. Trong tình huống này thị
phần của doanh là 29% do đó chia trường hợp dựa trên sức mạnh thị trường đáng kể.
- Trường hợp 1: công ty A thỏa mãn các yếu tố sức mạnh thị trường đáng kể được quy định tại Điều 26 Luật
cạnh tranh => Thỏa mãn về mặt chủ thể.
- Trường hợp 2: công ty A không thỏa mãn các yếu tố sức mạnh thị trường đáng kể được quy định tại Điều 26
Luật cạnh tranh => Không thỏa mãn về mặt chủ thể do đó không vi phạm về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm tại Điều 27, lúc này có thể áp dụng các quy định tại Điều 45 luật Cạnh tranh.
● Hành vi:
- Đối với hành vi: giảm lượng cung loại dầu gội đầu này trong khoảng 1 tháng được xem là hành vi hạn chế
sản xuất, giới hạn thị trường và thuộc trường hợp bị cấm nếu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng
được quy định tại điểm c Điều 27 Luật Cạnh tranh.
- Đối với hành vi: tăng giá bán được xem là hành vi áp đặt giá bán, và thuộc trường hợp bị cấm khi có hậu quả
là gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng được quy định tại điểm b Điều 27 Luật Cạnh tranh.
● Hậu quả: gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng.
Bài tập số 10
Bằng các quy định của Luật Cạnh tranh hiện hành, hãy cho biết hành vi sau đây có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay
không? Giải thích. Nếu có hành vi vi phạm thì xử lý như thế nào? CTCP X là doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng
chai. Công ty TNHH Y chuyên phân phối nước giải khát. Ngày 19/05/2015 hai công ty này ký kết hợp đồng phân phối
với các nội dung như sau: (i) Công ty Y cam kết chỉ phân phối mặt hàng nước uống đóng chai của X và không bán bất
cứ sản phẩm nào của đối thủ cạnh tranh của công ty X; (ii) Công ty Y cam kết không bán thấp hơn giá của hàng hóa
được liệt kê tại phụ lục bán lẻ của hợp đồng phân phối.
Trả lời:
● Chủ thể: CTCP X và Công ty TNHH Y phân phối nước giải khát.
● Hành vi:
- Công ty Y cam kết chỉ phân phối mặt hàng nước uống đóng chai của X và không bán bất cứ sản phẩm nào
của đối thủ cạnh tranh của công ty X: Đây là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo Khoản 9 Điều 11 LCT 2018.
Theo đó, thỏa thuận này hạn chế việc phân phối của Y với các sản phẩm thuộc công ty khác không tham gia thỏa thuận
này.
+ TH1: X và Y có tổng thị phần kết hợp chiếm từ 30% thị trường liên quan trở lên hoặc có sức mạnh đáng kể
trên thị trường: hành vi của X và Y sẽ vi phạm trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo Khoản 3 Điều 12
LCT 2018.
+ TH2: X và Y có tổng thị phần kết hợp chiếm từ 30% thị trường liên quan trở lên và không có sức mạnh đáng
kể trên thị trường: Theo Khoản 3 Điều 12 LCT tuy hành vi trên là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nhưng thỏa
thuận này không gây ảnh hưởng và không có khả năng gây ảnh hưởng đến thị trường nên không phải hành vi bị cấm
theo LCT 2018.
- Công ty Y cam kết không bán thấp hơn giá của hàng hóa được liệt kê tại phụ lục bán lẻ của hợp đồng phân
phối: Đây là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo Khoản 1 Điều 11 LCT 2018. Theo đó, đây là hành vi ấn định
giá trong một chuỗi cung ứng vì cậy ta có 2 trường hợp như sau:
+ TH1: X và Y có tổng thị phần kết hợp chiếm từ 30% thị trường liên quan trở lên hoặc có sức mạnh đáng kể
trên thị trường: hành vi của X và Y sẽ vi phạm trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo Khoản 4 Điều 12
LCT 2018.
10
+ TH2: X và Y có tổng thị phần kết hợp chiếm từ 30% thị trường liên quan trở lên và không có sức mạnh đáng
kể trên thị trường: Theo Khoản 4 Điều 12 LCT tuy hành vi trên là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nhưng thỏa
thuận này không gây ảnh hưởng và không có khả năng gây ảnh hưởng đến thị trường nên không phải hành vi bị cấm
theo LCT 2018.
Bài tập số 11
Công ty sữa X sản xuất sản phẩm sữa tươi Himilk theo công thức mới có khả năng làm giảm cholesterol cho người
dùng. Công ty muốn đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm này nên đồng ý cho nhiều đối tác phân phối sản phẩm sữa tươi
Himilk. Tuy nhiên, Công ty X đưa ra điều kiện muốn trở thành nhà phân phối sản phẩm Himilk, các công ty đối tác phải
mua một số cổ phần nhất định của công ty Cao Nguyên, nhằm đảm bảo bí mật công thức chế biến sữa Himilk không bị
rò rỉ ra bên ngoài trong quá trình phân phối.
Vậy Công ty X có vi phạm điểm đ khoản 1 Điều 27 Luật cạnh tranh 2018 không? Giải thích tại sao?
Trả lời:
TH1: X có vị thế thống lĩnh thị trường theo Khoản 1 Điều 24 LCT:
Hành vi của X đang áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác khi trở thành nhà phân phối của X. Hành vi này có thể dẫn
chiếu 2 trường hợp sau:
+ Nếu hành vi trên dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị
trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác => Vi phạm điểm đ Khoản 1 Điều 27 LCT.
+ Nếu hành vi trên dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị
trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác => Không vi phạm điểm đ Khoản 1 Điều 27 LCT.
TH2: X không có vị thế thống lĩnh thị trường theo Khoản 1 Điều 24 LCT => Không vi phạm điều 27 LCT do không
phải doanh nghiệp có vị thế thống lĩnh
Bài tập số 12
Công ty du lịch A. có thị phần 32% trên thị trường liên quan đã ký hợp đồng với các khách sạn 5 sao ở Tp. HCM trong
đó có điều khoản yêu cầu các khách sạn này không được nhận đơn đặt phòng khách tour của bất cứ công ty du lịch nào
khác ngoài Công ty A.
Trả lời:
Chủ thể: Công ty A là doanh nghiệp có thị phần 32% trên thị trường do đó công ty A được xác định là có vị trí thống
lĩnh thị trường căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Luật Cạnh tranh.
Hành vi: ký hợp đồng với các khách sạn trong đó có điều khoản yêu cầu các khách sạn này không được nhận đơn đặt
phòng khách tour của bất cứ công ty du lịch nào khác ngoài Công ty A. Đối với hành vi này được xác định là áp đặt điều
kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng yêu cầu doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan
trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 27 Luật Cạnh tranh.
Hậu quả: cản trở các công ty du lịch khác trong việc hoạt động, kinh doanh, tìm khách sạn.
Vì vậy, trong trường hợp này, Công ty A đã lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để áp đặt điều khoản bất hợp lý gây
thiệt hại cho doanh nghiệp khác. Đây là hành vi bị cấm theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 27 LCT.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 24, điểm đ khoản 1 Điều 27 LCT.
Bài tập số 13
Công ty A là công ty chuyên cung cấp trứng gà với sản lượng lớn cho thành phố H. Đầu năm 2020, trong vòng 20 ngày
liên tiếp, A đã điều chỉnh tăng giá bán trứng từ 21.500 đồng/hộp lên thành 30.000 đồng/ hộp 10 trứng với lý do nhu cầu
tăng cao mà cung không thể đáp ứng. Hành vi tăng giá trứng của A làm cho các nhà cung ứng trúng khác trên thị trường
cũng điều chỉnh tăng giá theo. Trong khi đó, Sở Công thương thành phố H đã cung cấp những số liệu chứng minh
nguồn cung trứng gà cho thành phố H không có dấu hiệu thiếu hụt như doanh nghiệp A công bố. Ngay sau công bố của
Sở, A đã điều chỉnh giá bán trở về 21.500 đồng/ hộp nhưng doanh nghiệp này bị “tẩy chay” từ khách hàng và nhà phân
phối của mình.
Nếu thị phần của A là 40% trên thị trường liên quan, hãy phân tích các quy định của Luật Cạnh tranh 2018 để xác định
hành vi của công ty A có vi phạm pháp luật hay không? Giải thích?
Trả lời:
Nếu thị phần của A là 40% trên thị trường liên quan thì theo theo khoản 1 Điều 24 LCT, Công ty A là Công ty có vị trí
thống lĩnh thị trường. Đối với dấu hiệu thiếu hụt nguồn cung ứng trứng gà do Công ty A công bố được Sở Công thương
thành phố H chứng minh là không có cơ sở, cho thấy việc A điều chỉnh tăng giá bán trứng từ 21.500 đồng/hộp lên thành
30.000 đồng/ hộp 10 trứng là không hợp lý. Do đó:
- Chủ thể: Công ty A với vị trí thống lĩnh thị trường;
- Hành vi: Công ty A áp đặt giá bán 30.000 đồng/ hộp 10 trứng với lý do nhu cầu tăng cao mà cung không thể
đáp ứng là không có cơ sở. Theo đó, hành vi của Công ty A là hành vi áp đặt giá bán hàng hóa bất hợp lý.
- Hậu quả: việc tăng giá bán như vậy sẽ gây thiệt hại đối với khách hàng, họ phải trả nhiều tiền hơn khi mua
trứng.

11
Vì vậy, trong trường hợp này, Công ty A đã lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để áp đặt giá bán bất hợp lý gây thiệt
hại cho khách hàng. Đây là hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 27 LCT.
CSPL: điểm b khoản 1 Điều 27 LCT.
Bài tập số 14
Công ty A là một doanh nghiệp của Hàn Quốc, chuyên sản xuất và phân phối các mặt hàng gia dụng trong đó chủ
yếu là các sản phẩm là thiết bị nhà bếp. Với mục đích mở rộng thị trường và giảm giá thành của các sản phẩm nên năm
2021, công ty A đầu tư vốn vào Việt Nam và thành lập công ty B cũng sản xuất và phân phối các mặt hàng gia dụng.
Sau một thời gian tiếp cận thị trường, nhận thấy thị trường hàng gốm sứ cao cấp ở Việt Nam có nhiều tiềm năng và triển
vọng, công ty A dự định góp vốn với công ty B để thành lập công ty C chuyên sản xuất và phân phối các mặt hàng gốm
sứ cao cấp. Theo đó, vốn điều lệ dự kiến của công ty C là 1500 tỷ VNĐ trong đó công ty A góp 70%. Tại thời điểm năm
2021, báo cáo kiểm toán của hai công ty cho thấy, công ty A có tổng tài sản là 7000 tỷ VNĐ, công ty B có tổng tài sản
là 2500 tỷ VNĐ.
Theo anh [chị]: Dự định góp vốn của các công ty như trên có chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh không? Tại
sao?
Trả lời:
- Dự định góp vốn của các công ty như trên có chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh vì công ty A dự định
góp vốn với công ty B để thành lập công ty C, đây là hành vi liên doanh giữa các doanh nghiệp tức hai hoặc nhiều
doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh
nghiệp mới tại khoản 5 Điều 29 LCT 2018.
- Ngưỡng thông báo: Giá trị tài sản để xét ngưỡng thông báo chỉ tính trên thị trường liên quan và trong năm
tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế, không tính lúc mới góp vốn. Do đó, tổng tài sản trong
trường hợp này chỉ xét đến tài sản của cty B là 2500 tỷ VNĐ => chưa tới ngưỡng thông báo.
Cũng trong năm 2021, công ty A dự định mua 51 % cổ phần của công ty S – là công ty kinh doanh các sản phẩm
thực phẩm “sạch”. Giá trị của giao dịch mua 51% cổ phần được các bên đàm phán và thống nhất ở mức 50 triệu
USD. Theo báo cáo tài chính năm 2020, tài sản của công ty S là 1000 tỷ VNĐ.
Hãy cho biết tài sản của công ty B có được xem là tài sản của công ty A trên thị trường Việt Nam và được cơ
quan cạnh tranh xem xét khi thực hiện việc kiểm soát đối với giao dịch mua cổ phần không? Dự định mua cổ
phần của các bên có thể được thực hiện không? Vì sao?
Trả lời:
- Tài sản của công ty B được xem là tài sản của công ty A trên thị trường Việt Nam và được cơ quan cạnh
tranh xem xét khi thực hiện việc kiểm soát đối với giao dịch mua cổ phần vì công ty B là do công ty A thành lập và đầu
tư vốn.
- Về dự định mua cổ phần của các bên:
● Chủ thể: Công ty A và công ty S.
● Hành vi: công ty A dự định mua 51 % cổ phần của công ty S - đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp S.
Đây là hành vi tập trung kinh tế theo khoản 4 Điều 29 LCT 2018.
● Ngưỡng thông báo: Tài sản của công ty A trên thị trường Việt Nam là 2500 tỷ VNĐ, tài sản của cty S trong
năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế là 1000 tỷ VNĐ. Như vậy tổng tài sản trên thị
trường Việt Nam là 3500 tỷ VNĐ (>3000 tỷ đồng), do đó hành vi này thuộc ngưỡng phải thông báo tập trung kinh tế.
=> Như vậy, dự định mua cổ phần của các bên có thể được thực hiện nếu có thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban
Cạnh tranh Quốc gia trước khi tiến hành tập trung kinh tế; ngược lại, dự định này sẽ không thể được thực hiện nếu
không ó thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi tiến hành tập trung kinh tế.
CSPL: khoản 4 Điều 29, khoản 1 Điều 33 LCT 2018, điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị định số 35/2020/NĐ-CP.
Bài tập số 15
Công ty Toyota Motor Corporation (Công ty TMC) và Công ty Bejing SinoHytec Co., Ltd. (Công ty SinoHytec)
thành lập liên doanh mới tại Trung Quốc. Các doanh nghiệp tham gia TTKT nêu trên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
ô tô (trong đó có xe chạy pin nhiên liệu Hydro) và động cơ pin nhiên liệu Hydro. Trong hai doanh nghiệp tham gia
TTKT nêu trên, chỉ có Công ty TMC thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh tại thị trường Việt Nam trong lĩnh vực ô
tô truyền thống và có doanh thu trên thị trường Việt Nam đạt 40.000 tỷ VNĐ.
Trả lời:
- Trường hợp này được áp dụng Luật Cạnh tranh 2018 theo Điều 1 Luật Cạnh tranh 2018 vì Công ty TMC
và Công ty SinoHytec thành lập liên doanh mới tại Trung Quốc nhưng có Công ty TMC thực hiện hoạt động sản xuất,
kinh doanh tại thị trường Việt Nam trong lĩnh vực ô tô truyền thống nên dù hành vi xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam
nhưng lại có khả năng gây tác động đến thị trường Việt Nam.
- Theo Điều 29 LCT 2018, hành vi Công ty TMC và Công ty SinoHytec thành lập liên doanh mới tại Trung
Quốc được xem là tập trung kinh tế, cụ thể là liên doanh giữa các doanh nghiệp tại khoản 5 Điều 29 LCT 2018.

12
- Trường hợp trên, công ty TCM phải thông báo tập trung kinh tế vì công ty TCM có doanh thu trên thị trường
Việt Nam đạt 40.000 tỷ VNĐ thoả quy định đạt từ 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề năm dự kiến thực
hiện tập trung kinh tế theo điểm b khoản 1 Điều 13 NĐ 35/2020/NĐ-CP.
+ Công ty TCM có thực hiện thông báo: không có hành vi vi phạm theo khoản 1 Điều 44. Điều 33 LCT 2018.
+ Công ty TCM không thực hiện thông báo: có hành vi vi phạm theo khoản 1 Điều 44 LCT 2018. Hành vi này
bị phạt tiền từ 1% đến 5% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề năm thực hiện hành vi vi
phạm của công ty TCM, cụ thể phạt từ 400 tỷ đến 2.000 tỷ đồng.
Bài tập số 16
SCGP Holdings (công ty con thuộc sở hữu 100% của Công ty TCG có trụ sở tại Thái Lan, thuộc quản lý gián tiếp của
Tập đoàn SCG (Thái Lan) chi khoảng 6.400 tỷ đồng (tương đương 280 triệu USD) mua lại 70% cổ phần của Công ty
Nhựa Duy Tân để mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh mảng bao bì nhựa cứng của TCG tại thị trường
Việt Nam. Doanh thu thuần của Nhựa Duy Tân đạt 4.700 tỷ đồng, quy mô tổng tài sản 5.000 tỷ đồng.
Trả lời:
● Chủ thể: SCGP Holdings (công ty con thuộc sở hữu 100% của Công ty TCG có trụ sở tại Thái Lan, thuộc
quản lý gián tiếp của Tập đoàn SCG (Thái Lan)
● Hành vi: SCGP Holdings mua lại 70% cổ phần của Công ty Nhựa Duy Tân để mở rộng và phát triển hoạt
động sản xuất, kinh doanh mảng bao bì nhựa cứng của TCG tại thị trường Việt Nam. Đây là hành vi tập trung kinh tế
theo khoản 4 Điều 29 LCT 2018 và có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam, vì thế pháp
luật cạnh tranh của Việt Nam có thể được áp dụng để điều chỉnh dù SCGP Holdings là công ty nước ngoài.
● Ngưỡng thông báo: giá trị giao dịch tập trung kinh tế là 6.400 tỷ đồng (>1000 tỷ đồng), doanh thu thuần
trên thị trường Việt Nam là 4.700 tỷ đồng (>3000 tỷ đồng) và tổng tài sản trên thị trường Việt Nam là 5.000 tỷ đồng
(>3000 tỷ đồng). Vì vậy, trường hợp này thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế.
- Trường hợp 1: Có thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi tiến hành tập trung
kinh tế thì không vi phạm pháp luật cạnh tranh.
- Trường hợp 2: Không thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi tiến hành tập
trung kinh tế thì doanh nghiệp vi phạm pháp luật cạnh tranh.
CSPL: Điều 1, khoản 4 Điều 29, khoản 1 Điều 33 LCT 2018, khoản 1 Điều 13 Nghị định số 35/2020/NĐ-CP.
Bài tập số 17
Công ty SOGEC và Công ty LOOOP thành lập một Công ty liên doanh có trụ sở tại Khu Công nghiệp Long Đức, tỉnh
Đồng Nai để kinh doanh điện mặt trời mái nhà. Trong đó, Công ty SOGEC sẽ sở hữu 70% vốn điều lệ và Công ty
LOOOP sẽ sở hữu 30% vốn điều lệ tại Công ty Liên doanh.
SOGEC (bên thứ nhất của liên doanh) là công ty con của Sojitz Corporation, một tập đoàn đa ngành tại Nhật Bản có
hoạt động kinh doanh tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, tập đoàn Sojitz thông qua các công ty con, công ty
liên kết của mình đang hoạt động ở một số ngành nghề, như buôn bán máy móc công nghiệp, IT, sản xuất phân bón,
dịch vụ logistics, khí ga, sản xuất dăm gỗ, phát triển hạ tầng khu công nghiệp…
LOOOP (bên thứ hai của liên doanh) là một công ty có trụ sở tại Nhật Bản, chuyên sản xuất, bán tấm pin năng lượng
mặt trời, bán, bảo trì, sửa pin năng lượng mặt trời và các thiết bị ngoại vi. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, Công
ty LOOOP chưa có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào tại Việt Nam.
Trả lời:
● Thứ nhất, về hình thức tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp nêu trên là hình thức liên doanh theo quy
định tại khoản 5 Điều 29 Luật Cạnh tranh.
● Thứ hai, về thông báo tập trung kinh tế:
- Trường hợp 1: nếu doanh nghiệp thỏa mãn 1 trong các trường hợp được quy định tại Điều 13 Nghị định
35/2020/NĐ-CP thì phải tiến hành thông báo tập trung kinh tế.
- Trường hợp 2: nếu doanh nghiệp không thuộc các trường hợp không được quy định tại Điều 13 Nghị định
35/2020/NĐ-CP thì không cần phải tiến hành thông báo tập trung kinh tế.
● Về quyết định tập trung kinh tế sẽ do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định theo khoản 1 Điều 41 Luật
Cạnh tranh.
BT: Trên thị trường sản xuất kinh doanh máy phát điện có sáu doanh nghiệp tham gia bao gồm A, B, C, D, E,
và F. Thị phần trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp này lần lượt là: 29%; 1%; 20%; 20%; 20%; và
10%. Câu hỏi:
a. Việc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cùng một loại hàng hóa thì đã có thể xác định các DN này cùng thị
trường liên quan hay chưa? Giải thích.
 Việc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cùng một loại hàng hóa thì chưa đủ cơ sở để xác định các DN này cùng
thị trường liên quan.

13
- Dựa vào tính thay thế của sản phẩm thông qua những đặc tính của sản phẩm, các sản phẩm mà các doanh nghiệp này
kinh doanh có thể thay thế cho nhau vì chúng đều là máy phát điện cùng loại nhanh giống nhau về đặc điểm tính năng
kỹ thuật,... và mục đích sử dụng chủ yếu giống nhau.
- Tuy nhiên, còn căn cứ vào giá cả của sản phẩm, các sản phẩm được coi là có thể thay thế cho nhau khi giá của chúng
chênh lệch nhau không quá 5 % trong điều kiện cho việc tương tự, tỷ lệ thay đổi về cầu của một của máy phát điện tập
quán tiêu dùng, thời gian sử dụng của hàng hóa, …
 Xác định thị trường sản phẩm liên quan của máy phát điện cần kết hợp nhiều tiêu chí mới có thể xác định được tính
có thể thay thế cho nhau của tất cả các sản phẩm cùng loại.
CSPL: Đ4, 5, 6 NĐ 35/2020 NĐ-CP; Đ9 LCT.
b. Nếu doanh nghiệp B hợp nhất với doanh nghiệp C thì có thuộc trường hợp được phép tập trung kinh tế theo
quy định tại khoản 2 điều 14 nghị định 35/2020 NĐ-CP hay không? Giải thích.
 Nếu doanh nghiệp B hợp nhất với doanh nghiệp C thuộc trường hợp được phép tập trung kinh tế theo quy định tại
điểm b khoản 2 điều 14 nghị định 35/2020 NĐ-CP. Bởi vì, ta có:
- Thị phần trên thị trường liên quan của B: 20%
- Thị phần trên thị trường liên quan của C: 1%
(1) Thị phần kết hợp của B và C khi hợp nhất với nhau là 20% + 1% = 21% trên thị trường liên quan.
(2) Theo khoản 4 Đ2 NĐ 35/2020 NĐ-CP, tổng bình phương mức thị phần của doanh nghiệp B và C sau tập trung kinh tế
trên thị trường liên quan là:
Tổng bình phương mức thị phần = 202 + 12 = 401  thấp hơn 1800.
Từ 1 và 2 thì doanh nghiệp B hợp nhất với doanh nghiệp C thuộc trường hợp được phép tập trung kinh tế theo quy
định tại điểm b khoản 2 điều 14 nghị định 35/2020 NĐ-CP.
c. Nếu doanh nghiệp A có hành vi bán hàng hóa X dưới giá thành toàn bộ thì doanh nghiệp A có vi phạm luật
cạnh tranh hay không? Giải thích.
 Nếu doanh nghiệp A có hành vi bán hàng hóa X dưới giá thành toàn bộ thì doanh nghiệp A có vi phạm luật cạnh
tranh. Ta có, doanh nghiệp A có thị phần 29% trên thị trường liên quan và có sức mạnh thị trường đáng kể vì mức độ
tương quan thị phần giữa DN A trên thị trường liên quan với thị phần giữa các doanh nghiệp còn lại trên thị trường
liên quan có khoảng cách khá lớn, dù A chiếm giữ thị phần 29% nhưng đang ở vị trí dẫn đầu trong thị trường sản xuất
kinh doanh máy phát điện, đồng thời hành vi của doanh nghiệp A cũng sẽ loại bỏ các đối thủ cạnh tranh, để chiếm lĩnh
thị trường. Do đó, A được xem là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh.
CSPL: Đ24, 27 LCT; Đ12 NĐ 35/2020 NĐ-CP.

14

You might also like