You are on page 1of 17

MỞ BÀI

Phần lớn là do các doanh nghiê ̣p mặc dù nắm rõ luật pháp nhưng vẫn cố tình vi
phạm nhằm đạt được mục tiêu marketing của mình. Nghịch lý nữa là một khi các DN
lớn bị kiện hoặc điều tra về các vi phạm về cạnh tranh, các hệ thống thông tin
đại chúng thường được lôi vào cuộc. Cùng với việc rầm rộ đưa tin, thương hiệu và
thông tin về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiê ̣p bị kiện xuất hiện khắp mọi nơi.
Người tiêu dùng tăng mức độ nhận diện thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp bị
kiện. Lợi ích cho việc marketing dưới hình thức này thường áp dụng cho trường hợp
doanh nghiệp có hành vi quảng cáo so sánh hoặc bắt chước. Đề 13: “Thực trạng
pháp luật cạnh tranh Việt Nam về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.”

NỘI DUNG

I/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HÀNH VI QUẢNG CÁO CẠNH TRANH


KHÔNG LÀNH MẠNH

1. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh


1.1 khái niê ̣m

Tại khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh 2004: “Hành vi cạnh tranh không lành
mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các
chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt
hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc
người tiêu dùng”. Nhìn chung định nghĩa cạnh tranh không lành mạnh được ghi nhận
trong luật cạnh tranh 2004 tương tự như Điều 10bis Công ước Paris và pháp luật các
nước có nền kinh tế thị trường trên thế giới, đây được đánh giá là khái niệm mở. Các
nhà lập pháp nước ta có sự học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm từ các nước có nền kinh tế
phát triển và nền kinh tế có sự phát triển tương đồng với nước ta.

1.2 Đă ̣c điểm

Từ quy định trên ta có thể rút ra đă ̣c điểm cơ bản của hành vi cạnh tranh như sau:

Thứ nhất, về chủ thể thực hiê ̣n: là doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh thực
hiê ̣n hành vi nhằm mục đích lợi nhuận.

1
Thứ hai, về hành vi: doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh thực hiê ̣n hành vi
cạnh tranh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh.
Thứ ba, về hâ ̣u quả: gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dung
2. Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
2.1 Khái niê ̣m

Khái niê ̣m về quảng cáo Đã có rất nhiều khái niệm về quảng cáo được đưa ra
nhằm đáp ứng nhu cầu giải thích hoạt động này cho nhiều đối tượng đặc biệt là các
doanh nghiệp. Theo quan điểm một số nước trên thế giới như Hiệp hội Hoa Kỳ
(AMA) đưa ra khái niệm quảng cáo “Quảng cáo là hoạt động truyền bá thông tin
trong đó nói rõ ý đồ của quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ của quảng cáo
trên cơ sở thu phí quảng cáo không trực tiếp nhằm công kích người tiêu dùng”. Khái
niệm này được đưa ra dựa trên sự phát triển thực tại của nền kinh tế và hoạt động
quảng cáo tại nơi đó.

Ở Việt Nam đưa ra khái niệm về quảng cáo trong Luật quảng cáo 2012 như sau:

“Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục
đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới
thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.”

Khái niệm về quảng cáo được đưa ra trong Luật Quảng cáo 2012 có thể coi là
khái niệm mới nhất và đầy đủ nhất về quảng cáo so với các khái niệm về quảng cáo đã
từng đưa ra trong các văn bản pháp luật khác của Việt Nam.

Hiê ̣n nay pháp luâ ̣t cạnh tranh chưa có quy định cụ thể về khái niê ̣m của hành vi
quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, tại điều 45 Luật Cạnh tranh
2004 có liệt kê danh sách những hành vi bị cấm nhằm hạn chế hành vi quảng cáo cạnh
tranh không lành mạnh gồm:

“1. So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng
loại của doanh nghiệp khác;

2
2. Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng;

3. Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các
nội dung sau đây:

a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản
xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia
công, nơi gia công;

b) Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành;

c) Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.

4. Các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm.”

Các nhà lập pháp vẫn hay đưa ra một danh sách liệt kê thay cho khái niệm cụ
thể, việc liệt kê này cụ thể hóa những hành vi bị coi là quảng cáo cạnh tranh không
lành mạnh. Tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện và kiểm tra hoạt động
quảng cáo của doanh nghiệp.

Bởi vì theo quy định Luật Cạnh tranh 2004 không có quy định nào định nghĩa cụ
thể quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh. Vì vâ ̣y dựa vào khái niê ̣m cạnh tranh
không lành mạnh, khái niê ̣m quảng cáo trong luâ ̣t quảng cáo có thể thấy rằng hành vi
quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là hành vi thông qua hoạt động quảng
cáo của doanh nghiê ̣p trong quá trình kinh doanh trái với chuẩn mực đạo đức thông
thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dung.

2.2 Đă ̣c điểm

Quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh là một trong các hành vi của cạnh tranh
khônglành mạnh, hành vi quảng cáo có đặc điểm chung giống với hành vi cạnh tranh
không lành mạnh và có đặc điểm riêng biệt như sau:

Thứ nhất, về chủ thể thực hiê ̣n hành vi: hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành
mạnh là một hành vi cạnh tranh do các chủ thể kinh doanh trên thị trường thực hiện
nhằm mục đích lợi nhuận. Trên thị trường cạnh tranh, mỗi hành vi kinh doanh của một
3
doanh nghiệp cũng chính là hành vi cạnh tranh trong tương quan với doanh nghiệp
khác. Để thu được lợi nhuận doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh với đối thủ hoạt động
trong cùng lĩnh vực nhằmthu hút khách hàng về phía mình.

Thứ hai, về hành vi: hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh là hành vi
có tính chất đối lập, đi ngược lại các thông lệ tốt, các nguyên tắc đạo đức kinh doanh,
có thể hiểu là các quy tắc xử sự chung đã được chấp nhận rộng rãi và lâu dài trong
hoạt động kinh doanh trên thị trường.

Thứ ba, về hâ ̣u quả: hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh cần được
ngăn chặn khi nó gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho đối tượng khác.
Hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh là hành vi gây thiệt hại nhất định dù
thiệt hại này đã xảy ra hay chưa và hành vi này cần được ngăn chặn.

II/ PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI QUẢNG CÁO CẠNH TRANH KHÔNG
LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM
1. Các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
1.1 Quảng cáo so sánh
Theo Liên minh Châu âu thì: “Quảng cáo so sánh là mọi quảng cáo làm nhận ra
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp một doanh nghiệp cạnh tranh hoặc các sản phẩm
hoặc các dịch vụ mà một doanh nghiệp cạnh tranh cung ứng”.  Quảng cáo so sánh có
thể được hiểu là
Tại khoản 1 Luật Cạnh tranh năm 2004 coi quảng cáo so sánh trực tiếp là hành
vi cạnh tranh không lành mạnh và cấm thực hiện tại khoản 1 Điều 45: “Cấm doanh
nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo sau đây: 1. So sánh trực tiếp hàng hoá,
dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác…”
Quảng cáo so sánh nằm trong danh mục quảng cáo thương mại bị cấm theo quy
định tại khoản 6 Điều 109 Luật Doanh nghiệp năm 2005 theo đó: “Quảng cáo bằng
việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ của mình đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cùng
loại của thương nhân khác”

4
Không phải bất kỳ hành vi quảng cáo nào có thông tin, có sự so sánh với một
doanh nghiệp hay hàng hóa, dịch vụ khác cũng đều trở thành quảng cáo so sánh.
Quảng cáo so sánh có thể thuộc hai dạng:
Thứ nhất, Đối chiếu một cách tích cực với sản phẩm của người khác (tuyên bố
rằng sản phẩm của họ tốt như sản phẩm của người khác) Trong trường hợp này, sản
phẩm của đối thủ cạnh tranh thường là nổi tiếng, nghi vấn chủ yếu liên quan đến khả
năng lợi dụng uy tín của người khác
Thức hai, Hoặc đối chiếu một cách tiêu cực (tuyên bố rằng sản phẩm của họ tốt
hơn sản phẩm của người khác). Trong trường hợp này, khi sản phẩm của đối thủ cạnh
tranh bị chỉ trích sẽ nảy sinh nghi vấn về việc làm mất uy tín. Tuy nhiên, cả hai dạng
so sánh trên đều liên quan đến việc đối chiếu (không được phép) đến một đối thủ cạnh
tranh bằng cách nhắc đến tên của hoặc thông qua dấu hiệu khác mà công chúng có thể
nhận diện được.
Ví dụ về vụ viê ̣c: Ngày 14/11/2008, Panasonic Việt Nam giới thiệu dòng máy
điều hòa không khí mới Envio I2 và Envio P2. Dòng máy điều hòa Envio I2 và P2
mới không chỉ làm lạnh hiệu quả, tiết kiệm đến 50% lượng điện năng tiêu thụ mà còn
có khả năng lọc không khí tuyệt vời, làm sạch đến hơn 99% bụi bẩn, vi khuẩn và nấm
mốc. Hệ thống lọc khí e-ion đã chứng tỏ khả năng thu gom bụi nhanh 5,5 lần so với
thông thường và hiệu quả hơn 10% so với các model năm 2007,… Bên cạnh đó,
Panasonic còn cho ra đời sản phẩm tủ lạnh mới mà theo quảng cáo thì tủ lạnh này có
tính năng tăng cường thành phần vitamin của thực phẩm lên tới 12%.1
1.2 Quảng cáo bắt chước
Khoản 2 Điều 45 Luật cạnh tranh năm 2004 quy định đơn giản về quảng cáo bắt
chước: “Cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo sau đây: … 2. Bắt
chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng;”. Qua đó ta
thấy có hai đă ̣c điểm cần làm rõ về dấu hiê ̣u quảng cáo bắt trước bị cấm phải đầy đủ
những đă ̣c điểm sau:
Thứ nhất, quảng cáo bắt chước là gì? Quảng cáo bắt chước là quảng cáo được
thực hiện với nội dung và cách thức giống hệt hoặc tương tự sản phảm quảng cáo của
1
Nguồn vụ việc: Cục Quản lý cạnh tranh điều tra, xử lý Công ty TNHH Panasonic  Việt Nam về hành vi
quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh – Quyết Thắng – Bản tin Cạnh Tranh & Người tiêu dùng
số 20 – 9/2010, Bộ Công Thương, Cục Quản lí cạnh tranh

5
người khác. Quảng cáo bắt chước hiểu một cách đơn giản là làm theo cách của người
khác. Nó được thực hiện với nội dung, cách thức giống hệt hoặc tương tự quảng cáo
của người khác. Khi thấy lợi ích nhất định của quảng cáo đem lại cho hàng hóa, dịch
vụ đối với doanh nghiệp đó thì doanh nghiệp khác có thể bắt chước về nội dung, hình
thức, phương pháp quảng cáo với mong muồn tạo ra hiệu quả như sản phẩm, dịch vụ
trước đó được quảng cáo.

Thứ hai, quảng cáo phải gây nhầm lẫn cho khách hàng. Tính không lành mạnh
của quảng cáo bắt chước thể hiện ở việc lợi dụng thành quả đầu tư, lợi thế canh tranh
của người khác, dẫn đến việc gây nhầm lẫn cho khách hàng về nguồn gốc, mối liên
hệ… có thể nhầm lẫn về nguồn gốc: Khi tiếp nhận các quảng cáo giống nhau, người
xem có thể ngộ nhận rằng hai loại hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo cùng một nhà
sản xuất; hoă ̣c nhầm lẫn về liên hệ: Trong trường hợp người xem không bị nhầm lẫn
hai hàng hóa, dịch vụ cùng một nhà sản xuất như trên thì rất có thể họ cho rằng giữa
hai nhà sản xuất có mối liên quan, liên hệ trong kinh doanh, thuộc cùng một tập đoàn,
có quan hệ đối tác hay ủy thác, nhượng quyền,…

1.3 Quảng cáo gây nhầm lẫn

Quảng cáo gây nhầm lẫn được quy định tại khoản 3 điều 45 Luâ ̣t cạnh tranh năm
2004, cụ thể cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo sau đây:

“3. Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các
nội dung sau đây:

a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản
xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia
công, nơi gia công;

b) Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành;

c) Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.”

Theo đó quảng cáo gian dối có thể hỉu là quảng cáo đưa ra nô ̣i dung, thông tin
sai lê ̣ch so với thực tế khách quan, từ đó lừa dối người tiêu dùng. Quảng cáo nhầm lẫn

6
không đưa thông tin sai, nhưng nô ̣i dung không đầy đủ, không rõ ràng hoă ̣c bỏ sót, từ
đó tạo sự hiểu lầm cho người tiêu dùng.

Luật Cạnh tranh hiện hành chưa quy định thế nào là quảng cáo gian dối hay
quảng cáo gây nhầm lẫn, cũng không liệt kê các hành vi quảng cáo gian dối cụ thể.
Hành vi quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng có thể
chia thành một số nhóm sau đây:

- Nhóm hành vi quảng cáo đưa thông tin sai sự thật hay phóng đại, nói quá về tác
dụng, thành phần, chức năng của sản phẩm

- Hành vi quảng cáo đưa thông tin không đầy đủ về hành hóa, dịch vụ

- Hành vi quảng cáo chứa đựng thông điệp, ấn tượng gian dối.

Đă ̣c điểm: khác với hai chế định quảng cáo so sánh và bắt chước thì ở chế định
thứ ba này thì đối tượng tác đô ̣ng trực tiếp của hành vi này đă ̣t ra với khách hàng và
người tiêu dùng nói chung. Tuy nhiên qua đó cũng gián tiếp tác đô ̣ng lên những đối
thủ cạnh tranh. Tổng kết từ thực tiễn, các nô ̣i dung quảng cáo gian dối hoă ̣c gây nhầm
lẫn rơi vào mô ̣t trong các trường hợp sau đây:

- Gian dối gây nhầm lẫn về sản phẩm hàng hóa dịch vụ bao gồm cả giá cả, chất
lượng, đă ̣c điểm, khả năng và tình trạng cung ứng; Hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn
về giá: Hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn về giá rất phổ biến bởi giá cả là yếu tố được
đặt lên hàng đầu khi người tiêu dùng lựa chọn một sản phẩm. Khi theo dõi những
quảng cáo này, người tiêu dùng luôn tin rằng mức giá đưa ra là mức giá hết sức hợp
lý, do họ khó có thể đối chiếu được giá quảng cáo đưa ra và giá thực tế của sản phảm.

- Gian dối gây nhầm lẫn về uy tín, năng lực kinh doanh của doanh nghiê ̣p;

- Gian dối gây nhầm lẫn về bản chất của giao dịch (giao dịch mua bán nhưng
làm người tiêu dùng hiểu nhầm thành tă ̣ng cho, sản phẩm dụng miễn phí…)

Các hình thức gian dối hoă ̣c gây nhầm lẫn trong hoạt đô ̣ng quảng cáo chung tồn
tại trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế

Hâ ̣u quả: đối thủ cạnh tranh mất khách hàng mua sản phẩm dựa trên những
thông tin sai lê ̣ch và chịu thiê ̣t hại nhất định về kinh tế.

7
Ví dụ: Vụ việc Công ty Cổ phần Quốc tế Việt Am quảng cáo sai lệch và bán
hàng đa cấp bất chính; Thời gian: Tháng 8-12/2008; Nội dung: Cục QLCT khởi
xướng điều tra đối với hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty Việt Am;Hành vi:
Quảng cáo sai lệch về doanh nghiệp, sản phẩm bán hàng đa cấp và buộc người tham
gia mua sản phẩm để tham gia bán hàng đa cấp; Xử lý: Điều tra theo thủ tục tố tụng
cạnh tranh; Kết quả: Quyết định phạt 240 triệu đồng, Quyết định số 115/QĐ-QLCT
ngày 22/12/2008

1.4 các quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm
Đây là một dạng quy định mở trong lập pháp để quét các quy định của pháp luật,
tránh trường hợp bỏ sót hoặc những quy định được bổ sung trong các văn bản pháp
luật chuyên ngành sau khi Luật Cạnh tranh đã được ban hành và có hiệu lực.
2. Pháp luâ ̣t về cơ chế xử lý hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không
lành mạnh
Người nào có hành vi thực hiện các hoạt động quảng cáo bị cấm thì phải chịu xử
phạt hành chính theo quy định tại Điều 33 Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định chi
tiết Luật Cạnh tranh 2004 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
Theo quy định tại điều 33 Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 của Chính
phủ quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh
tranh thì hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh bị xử lý như sau:
“ 1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng
cáo sau đây: a) So sánh trực tiếp hànghóa, dịch vụ của mình với hànghóa, dịch vụ
cùng loại của doanh nghiệp khác; b) Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây
nhầm lẫn cho khách hàng.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi quảng
cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội
dung: Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản
xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hóa, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia
công, nơi gia công; cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành; các
thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác

8
. 3. Ngoài việc bị phạt tiền quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, doanh
nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và
biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 28 của Nghị định này.”

3. Thực tiễn về hoạt đô ̣ng thực hiêṇ hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh
của các doanh nghiêp̣ Viêṭ Nam hiêṇ nay

Phần lớn hành vi cạnh tranh không lành mạnh được Cục Cạnh tranh xử lý liên
quan đến bán hàng đa cấp, quảng cáo gian dối hoặc gây nhầm lẫn.

Trong thời đại công nghệ số, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội như
hiện nay thì đây cũng là một vấn đề mà chúng ta cần phải tính đến. Theo thống kê của
Bộ Công thương, có 40 - 50 vụ/năm, với 97 vụ quảng cáo cạnh tranh không lành
mạnh cho cả giải đoạn 2006 - 2013. Đánh giá của ông như thế nào về những con số và
hiện tượng này?Con số không nói lên tất cả. Pháp luật đã dự liệu được những hành vi
vi phạm và có chế tài tương ứng để xử lý vi phạm nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của doanh nghiệp. Tuy nhiên, có thể nói, chế tài hiện nay chưa đủ mạnh, chúng
ta chưa có một nguồn lực đủ quyết liệt để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh
nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Ví dụ, đối hành vi quảng cáo cạnh tranh không
lành mạnh, gây nhầm lẫn cho khách hàng chỉ bị phạt mức tối đa 140 triệu đồng/hành
vi, quá nhỏ so với lợi nhuận của một doanh nghiệp.

Theo báo cáo thường niên 2017 vừa công bố, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người
tiêu dùng đã ban hành quyết định xử lý 18 hành vi cạnh tranh không lành mạnh và thu
ngân sách số tiền phạt 2,7 tỷ đồng. Đây là năm đầu tiên cơ quan này được thành lập
trên cơ sở tách ra từ Cục Quản lý cạnh tranh, thuộc Bộ Công Thương.

Số lượng hành vi cạnh tranh không lành mạnh giảm nhiều so với các năm trước,
phần lớn vẫn tập trung vào hoạt động bán hàng đa cấp, quảng cáo thông tin gian dối
hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Cụ thể, cơ quan này kiểm tra và xử phạt gần
một tỷ đồng với ba doanh nghiệp bán hàng đa cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký
hoạt động của hai công ty và 34 chứng chỉ đào tạo bán hàng.

9
Trong thời đại công nghệ số, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội như
hiện nay thì đây cũng là một vấn đề mà chúng ta cần phải tính đến.

Theo thống kê của Bộ Công thương, có 40 - 50 vụ/năm, với 97 vụ quảng cáo


cạnh tranh không lành mạnh cho cả giải đoạn 2006 - 2013. Đánh giá của ông như thế
nào về những con số và hiện tượng này?

Con số không nói lên tất cả. Pháp luật đã dự liệu được những hành vi vi phạm và
có chế tài tương ứng để xử lý vi phạm nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, có thể nói, chế tài hiện nay chưa đủ mạnh, chúng ta chưa có một
nguồn lực đủ quyết liệt để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp trong hoạt
động kinh doanh. Ví dụ, đối hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh, gây
nhầm lẫn cho khách hàng chỉ bị phạt mức tối đa 140 triệu đồng/hành vi, quá nhỏ so
với lợi nhuận của một doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Cục Cạnh tranh tiếp nhận khoảng 20 vụ việc liên quan xâm phạm
bí mật kinh doanh, gièm pha và gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
nhưng không tiến hành điều tra do các bên chủ động giải quyết thông qua thương
lượng, hòa giải hoặc không cung cấp được chứng cứ chứng minh khiếu nại có cơ sở.
Thông qua tổng đài tư vấn miễn phí, Cục Cạnh tranh giải quyết khoảng 1.000
phản ánh của người tiêu dùng. Điển hình trong số này là trường hợp nhiều khách hàng
khiếu nại Công ty TNHH Recess (Lazada) tự động huỷ đơn hàng, chậm giao hàng,
giao hàng cũ hoặc đã qua sử dụng, không đúng như quảng cáo… Hoặc trường hợp
khiếu nại Công ty TNHH Deaura Việt Nam bán bộ mỹ phẩm trị giá hơn 40 triệu đồng
bằng hình thức trả góp nhưng không cung cấp hợp đồng vay tín dụng, nhãn mác và
điều khoản đổi trả sản phẩm không rõ ràng. 
Cục Cạnh tranh dự kiến năm nay sẽ điều tra tối thiểu một vụ việc hạn chế cạnh
tranh, rà soát đánh giá 4 vụ việc tập trung kinh tế và xử lý 20 trường hợp cạnh tranh
không lành mạnh. Đồng thời, cơ quan này sẽ hoàn thiện dự thảo Luật Cạnh tranh sửa
đổi năm 2004.

10
4. Mô ̣t số nguyên nhân dẫn đến thực tế các hoạt đô ̣ng quảng cáo của doanh
nghiêp̣ cạnh tranh không lành mạnh
Thứ nhất Thực trạng pháp luật về cơ chế xử lý hành vi quảng cáo nhằm cạnh
tranh không lành mạnh.

Nghiên cứu quy định pháp luật về thẩm quyền và các biện pháp xử lý vụ việc
cạnh tranh, chúng tôi có một số nhận xét sau: về bản chất, Cục QLCT vừa mang bản
chất “hành chính” vừa mang bản chất “tài phán”. Pháp luật về hành vi quảng cáo
nhằm CTKLM chưa có quy định rõ ràng về thẩm quyền và thủ tục xử lý hành vi
quảng cáo nhằm CTKLM mức xử phạt của Luật Cạnh tranh đối với hành vi quảng cáo
nhằm CTKLM là chưa có tính răn đe, chưa thống nhất ở các văn bản pháp luật và
chưa phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó quy định của pháp luật về thẩm quyền cũng
như trình tự thủ tục xử lý các hành vi CTKLM chưa rõ ràng; có sự chồng chéo giữa
thẩm quyền giải quyết các vụ việc liên quan đến hành vi quảng cáo nhằm CTKLM.

Thứ hai, có nhiều hành vi quảng cáo làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng nhưng
chưa được quy định trong pháp luật cạnh tranh cũng như chưa có chuẩn mực đạo đức
kinh doanh điều chỉnh như: hành vi quảng cáo quấy rối; hành vi quảng cáo ép buộc.

Thứ ba, pháp luật hiện hành chỉ mới liệt kê các hành vi quảng cáo nhằm
CTKLM, chưa có tiêu chí nhận diện cụ thể của mỗi hành vi vi phạm. vì vayaj Luật
Cạnh tranh năm 2004 chưa bao quát hết các đối tượng liên quan đến việc thực hiện
hành vi quảng cáo nhằm CTKLM.

Thứ tư, chưa hình thức các chuẩn mực đạo đức kinh doanh trong hoạt động
quảng cáo. Chính vì vâ ̣y trong quá trình giải quyết vụ viêc̣ rất khó để chứng minh
hành vi của doanh nghiê ̣p là nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Vì vâ ̣y các doanh
nghiê ̣p cũng lợi dụng cơ sở đó thực hiê ̣n hành vi mà không bị xử lý.

Thứ năm, cơ chế giải quyết các hành vi vi phạm pháp luâ ̣t cạnh tranh chưa nhanh
chóng và triê ̣t để. Trên thực tế, có rất nhiều vụ viê ̣c vi phạm pháp luâ ̣t cạnh tranh xảy
ra nhưng thông thường các thương nhân cùng nhau thương lượng giải quyết. Viê ̣c
thương lượng của các thương nhân là xuất phát từ tâm lý ngại kiê ̣n tụng, giải quyết
nhiều thủ tục, gây tốn kém về tài chính, tốn nhiều thời gian.

11
Thứ sáu, sự hiểu biết pháp luâ ̣t cạnh tranh trong cô ̣ng đồng vẫn còn hạn chế đã
làm giảm hiê ̣u quả của công tác đấu tranh phòng, chống cạnh tranh không lành mạnh.

IV/ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ HÀNH VI QUẢNG CÁO NHẰM CẠNH
TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

1. Kiến nghị hoàn thiêṇ pháp luâ ̣t về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh
không lành mạnh
Do Luâ ̣t cạnh tranh năm 2018 chưa được thông qua và có hiê ̣u lực từ ngày
1/7/2019. Luâ ̣t này đã có những điều chỉnh cơ, thay đổi cơ bản, linh hoạt và khắc phục
được những hạn chế của Luâ ̣t cạnh tranh năm 2004. Cụ thể là đối với hành vi cạnh
tranh không lành mạnh Luật cạnh tranh 2018 đã hoàn thiện quy định về kiểm soát
hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp
luật, Luật cạnh tranh 2018 không tiếp tục quy định một số hành vi cạnh tranh không
lành mạnh đã được quy định trong một số Luật khác và khẳng định nguyên tắc các
hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại các Luật khác được thực hiện
theo pháp luật của ngành đó2. Tuy nhiên bên cạnh đó xét trên thực tế thì luâ ̣t 2018 vẫn
còn mô ̣t số điểm sau cần cân nhắc.

Thứ nhất, về khái niệm hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
cũng giống như luật cạnh tranh 2004, Luật cạnh tranh 2018 không nêu ra khái
niệm cụ thể như thế nào là hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh mà
chỉ dựa vào dấu hiệu của hành vi để từ đó suy luận ra đó có phải là hành vi khuyến
mại nhằm hạn chế cạnh tranh hay không.
Luật mới có bổ sung đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đó là quy
định về hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ mà nhằm dẫn
đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó. Mặc dù
luật không có nêu rõ nhưng chúng ta có thể hiểu hành vi này chính là hành vi khuyến
mại trong cạnh tranh không lành mạnh.3

2
http://enternews.vn/luat-canh-tranh-2018-ket-hop-chat-che-giua-tu-duy-kinh-te-va-phap-ly-
131686.html
3
https://thukyluat.vn/news/phan-tich-chinh-sach/tong-hop-diem-moi-quan-trong-cua-luat-canh-tranh-2018-
34167.html

12
Theo đó, điểm b khoản 5 điều 45 luâ ̣t cạnh tranh 2018 cũng có chứa dấu hiệu của
hành vi khuyến mại trong cạnh tranh không lành mạnh: “So sánh hàng hóa, dịch vụ
của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng
minh được nội dung”. ;” Tuy nhiên Luật cạnh tranh 2018 lại quy định đây là một hình
thức của hành vi lôi kéo khách hàng bất chính.
Thêm nữa tại khoản 3 – điều 45 luâ ̣t cạnh tranh 2018 cũng có chứa dấu hiê ̣u của
hành vi quảng cáo “Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng
cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh
hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp đó”.
Việc không có quy định cụ thể khái niệm về hành vi khuyến mại nhằm cạnh
tranh không lành mạnh đã và có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp cũng như là
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xác định đâu là hành vi khuyến mại nhằm cạnh
tranh không lành mạnh.
Thứ hai, về mức xử phạt cụ thể với hành vi phạm về cạnh tranh
Khác với Luật Cạnh tranh 2004, Luật Cạnh tranh 2018 quy định cụ thể về mức
phạt tiền tối đa đối với các hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Trong đó: Vi
phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh: Phạt tối đa 2 tỷ đồng
Việc đưa ra mức phạt cụ thể là 2 tỷ đồng là chưa hợp lý. Bởi vì mức phạt 2 tỷ
đồng đối với từng doanh nghiệp là khác nhau, đối với doanh nghiệp nhỏ, sức mạnh tài
chính chưa lớn thì mức phạt 2 tỷ đồng có thể là con số lớn xong đối với các doanh
nghiệp lớn, có tiềm lực kinh tế thì mức phạt 2 tỷ đồng có thể lại không đáng kể, họ sẵn
bỏ ra 2 tỷ đồng để thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và thu lại một
nguồn lợi lớn hơn rất nhiều lần. Ngoài ra, thị trường biến động không ngừng, mức
phạt 2 tỷ đồng ở từng thời điểm khác nhau sẽ có ý nghĩa khác nhau. Vì thể, để đảm
bảo tính minh bạch, rõ ràng, hạn chế tham ô, nhận hối lộ, đồng thời giúp cơ quan có
thẩm quyền dễ dàng trong việc xử lý vi phạm thì cần phải có quy định cụ thể chi tiết
mức phạt vi phạm
2. Kiến nghị nhằm nâng cao hiêụ quả thực thi pháp luâ ̣t
Thứ nhất, cần hoàn thiê ̣n thủ tục, trình tự xử lý các vụ viêc̣ cạnh tranh. Cần
phải bổ sung các biê ̣n pháp ngăn chă ̣n hành chính, bổ sung quy trinh điều tra rút gọn.

13
Quy định hiê ̣u lực thi hành ngay đối với quyết định xử lý hoạt đô ̣ng khuyến mại nhằm
cạnh tranh không lành mạnh.
Thứ hai, Tạo lập cơ sở pháp lý cho việc sử dụng tập quán, chuẩn mực thông
thường về đạo đức kinh doanh trong xác định và xử lý hành vi quảng cáo nhằm cạnh
tranh không lành mạnh. Vấn đề đạo đức kinh doanh chưa được đề cập một cách rõ
ràng trong pháp luật Việt Nam hiện hành. Do vậy, cần phải tạo lập cơ sở pháp lý cho
việc áp dụng các quy phạm đạo đức kinh doanh và tập quán thương mại.
Thứ ba, cần có các giải pháp khác nhằm nâng cao hiê ̣u quả thực thi pháp luâ ̣t
chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt đô ̣ng khuyến mại.
- Tăng cường công tác tuyên truyến, phổ biến pháp luâ ̣t dến cô ̣ng đồng doanh
nghiê ̣p cũng như người tiêu dùng.
- Các doanh nghiệp phải chủ động hơn nữa, tìm kiếm biện pháp pháp lý phù hợp để
bảo vệ quyền lợi cho chính mình. Trong những trường hợp cụ thể, doanh nghiệp có nhiều
hơn một sự lựa chọn công cụ để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh
nghiệp cần phải biết rằng, một khi đã không thương lượng, thỏa thuận được với nhau thì
phải đưa đến cơ quan pháp luật. Doanh nghiệp có thể khiếu nại lên Cục Quản lý cạnh
tranh, lựa chọn Tòa án hoặc Trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp.Lựa chọn
phương thức giải quyết cạnh tranh phù hợp không những bảo vệ được quyền và lợi ích
hợp pháp của doanh nghiệp mà còn tạo ra văn hóa pháp lý, góp phần tạo lập một nền
kinh tế thị trường phát triển lành mạnh, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như
hiện nay.
- Nâng cao năng lực thực thực thu pháp luâ ̣t cạnh tranh. Chính là nâng cao đô ̣i
ngũ cán bô ̣ làm công tác này và tăng cường kinh phí phục vụ cho công tác quản lý
canh tranh.
KẾT LUẬN
Trước bối cảnh sức ép thị trường ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp luôn
coi khuyến mại như một công cụ hữu hiệu trong việc thuyết phục người tiêu
dùng sử dụng sản phẩm của mình. Từ đó dẫn tới hoạt động quảng cáo ngày
càng nhiều biến tướng cả về nội dung lần hình thức, trong đó phải kể đến hành
vi quảng cáo nhằm cạnh tranh, loại bỏ đối thủ một cách không lành mạnh. Hâ ̣u

14
quả của hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây không những chỉ gây thiê ̣t hại
đến tài chính, kinh tế mà còn ảnh hưởng đến cả người tiêu dùng và nghiêm
trọng có thế khiến cho doanh nghiê ̣p khác bị phá sản. Bởi vâ ̣y người tiêu dùng
hãy là những người tiêu dùng thông minh, các doanh nghiê ̣p hãy chủ đô ̣ng thực
hiê ̣n theo pháp luâ ̣t và nhà nước cùng nâng cao công tác quản lý chă ̣t chẽ hơn để
đẩy lùi cạnh tranh không lành mạnh nói chung cũng như quảng cáo nhằm cạnh
tranh không lành mạnh nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIÊU


̣ THAM KHẢO

15
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật cạnh tranh, Nxb. Công an Nhân
dân, Hà nội, 2011.
2. Luật cạnh tranh năm 2004.
3. Luật cạnh tranh năm 2018.
4. Luâ ̣t thương mại năm 2005.
5. Luâ ̣t quảng cáo năm 2012.
6. Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết luật cạnh tranh về xử lý vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
7. Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật
cạnh tranh.
8. https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/mot-so-vu-viec-canh-tranh-khong-
lanh-manh-do-cuc-quan-ly-canh-tranh-xu-ly-7900/.
9. https://www.tienphong.vn/kinh-te/canh-tranh-khong-lanh-manh-nhin-tu-goc-
do-quang-cao-877803.tpo.

MỤC LỤC

16
MỞ BÀI........................................................................................................................ 1
NỘI DUNG................................................................................................................... 1
I/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HÀNH VI QUẢNG CÁO CẠNH TRANH
KHÔNG LÀNH MẠNH...........................................................................................1
1. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh..............................................................1
1.1 khái niê ̣m...................................................................................................1
1.2 Đặc điểm...................................................................................................1
2. Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh....................................2
2.1 Khái niê ̣m..................................................................................................2
2.2 Đặc điểm......................................................................................................3
II/ PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI QUẢNG CÁO CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH
MẠNH Ở VIỆT NAM...............................................................................................4
1. Các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.............................4
1.1 Quảng cáo so sánh....................................................................................4
1.2 Quảng cáo bắt chước................................................................................5
1.3 Quảng cáo gây nhầm lẫn..........................................................................6
1.4 các quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm..................................8
2. Pháp luâ ̣t về cơ chế xử lý hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành
mạnh...................................................................................................................... 8
3. Thực tiễn về hoạt đô ̣ng thực hiê ̣n hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh của các
doanh nghiê ̣p Viê ̣t Nam hiê ̣n nay...........................................................................9
4. Mô ̣t số nguyên nhân dẫn đến thực tế các hoạt đô ̣ng quảng cáo của doanh
nghiê ̣p cạnh tranh không lành mạnh....................................................................11
IV/ KIẾN NGHỊ HOÀN THIÊ ̣N VỀ HÀNH VI QUẢNG CÁO NHẰM CẠNH
TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH...........................................................................12
1. Kiến nghị hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không
lành mạnh............................................................................................................12
2. Kiến nghị nhằm nâng cao hiê ̣u quả thực thi pháp luâ ̣t...................................14
KẾT LUẬN................................................................................................................. 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................16

17

You might also like