You are on page 1of 7

Triển khai digital marketing

1/ phân tích

1.1/ sản phẩm và thưong hiệu

Chia sẻ về sự khác nhau ở trong mối quan hệ giữa thương hiệu và sản phẩm, chuyên trang so
sánh Key Differences đã đưa ra nhận định như sau:

Lời nhận định này là quan điểm chính xác nhất về mối quan hệ giữa thương hiệu và sản
phẩm. Thương hiệu và sản phẩm tuy không giống nhau cả về bản chất lẫn nhiệm vụ,
nhưng lại là yếu tố cần phải song hành chứ không thể tách rời. Sản phẩm giúp củng cố
hình ảnh và nhận thức tích cực về thương hiệu, ngược lại thương hiệu là bảo chứng uy tín
cho chất lượng của sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp.

Sản phẩm không cần gánh trên vai quá nhiều trách nhiệm như thương hiệu, bởi chỉ cần
đáp ứng tốt một nhu cầu duy nhất từ phía thị trường cũng đã là quá đủ.

Thương hiệu thì không có được cái diễm phúc đó, thương hiệu mang trên vai nhiều
nhiệm vụ hơn và áp lực đè nặng cũng là lớn hơn Nhận lấy trách nhiệm thể hiện tầm nhìn
và sứ mệnh của đội ngũ doanh nghiệp, lan toả văn hoá và hệ giá trị mà đội ngũ doanh
nghiệp không ngừng theo đuổi. Trở thành linh hồn, trái tim hay thậm chí là xương sống
của từng chiến lược kinh doanh. thậm chí còn được kỳ vọng sẽ mang lại doanh thu, lợi
nhuận và đóng góp trực tiếp vào phát triển kinh doanh theo quan điểm của không ít các
nhà lãnh đạo.

Để hiểu thêm về thưong hiệu ta cần phân tích chi tiết về sản phẩm

a/ thưong hiệu và sản phẩm

ta nên phân tích theo mô hình swot :


 Thế mạnh (strengths): Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án đem lại lợi
thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh.
 Điểm yếu (weakness): Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án khiến
doanh nghiệp hoặc dự án yếu thế hơn so với đối thủ.
 Cơ hội (opportunities): Nhân tố môi trường có thể khai thác để giành
được lợi thế.
 Thách thức (threats): Nhân tố môi trường có thể tác động tiêu cực đến
doanh nghiệp hoặc dự án.

b/ nghiên cứu về sản phẩm

sau khi thực hiện đánh giá swot về sản phẩm thì nên đánh giá thêm 3 tầng:

 Thành phần, cấu tạo và cơ chế hoạt động: những thành phần,chất liệu
cấu tạo sản phẩm đưọc hoàn thiện. Đánh giá vẻ bề ngoài, hình dáng
thiết kế, xem xét user experiences.
 Tính năng: những thứ mà sản phẩm bạn cần làm được để đáp ứng nhu
cầu khách hàng.
 Lợi ích : những thứ mà khách hàng muốn sử dụng sản phẩm và khao
khát, động lực muốn đựoc sử dụng sản phẩm.
 Chính sách, dịch vụ (hổ trợ,bảo hành,...): đảm bảo đựoc lợi ích khách
hàng về khuyến mãi hay khiếu nại,...
1.2/ đối thủ cạnh tranh

1.2.1/ lập danh sách đối thủ cạnh tranh

Đối với các doanh nghiệp mới bắt tay vào việc phân tích đối thủ cạnh tranh, để có thể xác định được đâu
là đối thủ hàng đầu của mình thì trước hết cần tập hợp một danh sách từ 7 – 10 đối tượng có liên quan.

Việc lập danh sách các đối thủ sẽ được lựa chọn dựa trên những tiêu chí sau:
 Doanh nghiệp kinh doanh trong ngành, mới gia nhập hoặc đã có kinh nghiệm trước đó.
 Doanh nghiệp có sự tương đồng trong kinh doanh các loại sản phẩm/ dịch vụ.
 Cùng mô hình kinh doanh.
 Doanh nghiệp có cùng tệp khách hàng mục tiêu.

1.2.2/ phân loại đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh sẽ được phân loại với 2 tiêu chí: phân theo cấp độ cạnh tranh hoặc phân theo lực lượng
cạnh tranh.

 Phân theo cấp độ cạnh tranh

Theo cấp độ cạnh tranh sẽ được chia làm 4 loại:


Cạnh tranh nhu cầu: Các công ty cùng phục vụ, nỗ lực cung cấp sản phẩm/dịch vụ để đáp ứng
nhu cầu của khách hàng mục tiêu.

Cạnh tranh công dụng: Là việc các công ty cung cấp những sản phẩm dịch vụ không giống nhau nhưng
có công dụng tương tự. Có 2 loại cạnh tranh công dụng phổ biến hiện nay là cạnh tranh của sản
phẩm/dịch vụ giữa các ngành hàng khác nhau nhưng cùng có công dụng để giải quyết nhu cầu của khách
hàng và cạnh tranh giữa những sản phẩm mới được tạo ra từ tiến bộ công nghệ có khả năng thay thế các
sản phẩm hiện tại.

Cạnh tranh trong ngành: Là cạnh tranh giữa các công ty trong cùng một ngành hàng hoặc cùng một
chủng loại hàng hóa. 

Cạnh tranh thương hiệu: Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tương
tự nhau cho cùng đối tượng khách hàng và áp dụng chiến lược Marketing giống nhau.

 Phân theo lực lượng cạnh tranh 


Theo lực lượng cạnh tranh thì được chia thành 3 loại:
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm giống như bạn,
nhắm mục tiêu cùng một đối tượng và đáp ứng cùng một nhu cầu của khách hàng trong cùng một
khu vực địa lý.

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Là những người cung cấp các sản phẩm khác với bạn nhưng có thể đáp
ứng cùng một nhu cầu của khách hàng.
Đối thủ tiềm năng/đối thủ tiềm ẩn: Là những doanh nghiệp có thể hiện tại chưa gia nhập ngành nhưng
với tiềm lực đủ mạnh thì có thể tiến hành mở rộng, trong tương lai sẽ trở thành những mối đe dọa tác
động đến thị trường và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của bạn.

1.2.3/ thu thập thông tin đối thủ cạnh tranh

Khi đã xác định được đối thủ thì việc tiếp theo bạn cần thực hiện đó là thu thập thông tin về họ, trong đó
cần tập trung nhiều vào yếu tố 4P (Sản phẩm, giá cả, phân phối, truyền thông): 

Thông tin tổng quan về doanh nghiệp đối thủ: Thu thập những thông tin cơ bản nhất về quy
mô, cơ cấu và tình hình hoạt động kinh doanh của đối thủ: lịch sử hình thành, địa chỉ văn phòng,
nhà máy, các kênh truyền thông, các sự kiện quan trọng, cơ cấu tổ chức,…

Nhận thức của khách hàng về đối thủ: Khách hàng có cảm nhận như thế nào về đối thủ, trải
nghiệm sử dụng sản phẩm/dịch vụ, có làm họ hài lòng hay thỏa mãn không?

Sản phẩm/ dịch vụ của đối thủ: Nghiên cứu cách thức đối thủ bán sản phẩm của họ có thể giúp
bạn cải tiến sản phẩm của mình hơn. So sánh sản phẩm của họ với sản phẩm của bạn, lý tưởng
nhất là bằng cách mua và tự mình dùng thử để cảm nhận chất lượng thế nào. Những tính năng
nào bạn thích hoặc không thích? Xác định điều gì hấp dẫn khách hàng nhất về sản phẩm hoặc
dịch vụ của đối thủ? Sản phẩm /dịch vụ của họ có điểm gì nổi bật hơn của bạn?

Cách định giá của đối thủ: Sản phẩm và dịch vụ của họ được định giá như thế nào? Giá của họ
có khác nhau đối với các đối tác kênh và khách hàng không? Chính sách giảm giá của họ là gì?
Làm thế nào để định giá sản phẩm của đối thủ bạn so với các sản phẩm tương đương? Họ có bán
hàng thường xuyên, giảm giá hoặc ưu đãi đặc biệt khác không?

Kênh phân phối họ sử dụng: Bạn cần xác định đối thủ bán sản phẩm của họ ở đâu? Họ bán
hàng trực tuyến hay tại các cửa hàng thực tế? Họ bán trực tiếp cho khách hàng hay hợp tác với
các nhà bán lẻ hoặc thị trường bên thứ ba? Họ có nhà cung cấp không, các nhà cung cấp của họ
là ai?

Hoạt động truyền thông của đối thủ: Cách thức Marketing Online và Offline của đối thủ sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiếp cận khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp bạn. Vì thế bạn cần
phải nắm được những chiến thuật tiếp thị nào họ đang sử dụng để tương tác và thu hút khách
hàng của họ? Sự hiện diện của họ trên phương tiện truyền thông xã hội ra sao? Kênh quảng cáo
nào của đối thủ hoạt động tốt nhất? Thông điệp thương hiệu của họ có cộng hưởng với đối tượng
mục tiêu của họ không? Danh tiếng của đối thủ ra sao?

1.2.4/ nhận dạng chiến lựoc của đối thủ cạnh tranh

Có 4 chiến lược cạnh tranh quan trọng bạn cần nhận biết trong hoạt động kinh doanh của đối thủ
để học hỏi hoặc đề ra những hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp mình:
Thâm nhập thị trường: Đối thủ cạnh tranh sẽ tập trung vào việc cung cấp sản phẩm dịch vụ
đến tiếp cận với nhiều nhất có thể trong tập khách hàng hiện tại bằng việc không ngừng củng cố
lòng tin, niềm yêu thích thương hiệu và sự trung thành của khách hàng qua các hoạt động truyền
thông, giảm giá hay cải tiến sản phẩm để thỏa mãn đối tượng mục tiêu của mình.
Phát triển thị trường: Với chiến lược này, đối thủ sẽ cung cấp sản phẩm/dịch vụ sẵn có của
mình đến với những thị trường mới có thể là khu vực, quốc gia hay những tệp khách hàng mới
khi họ đã xác định rõ được tiềm năng phát triển của thị trường mới và khả năng đáp ứng của
doanh nghiệp.
Phát triển sản phẩm: Đối thủ sẽ cho ra đời những sản phẩm mới hoặc dạng biến thể, cải tiến
mới để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng hiện tại.
Đa dạng hóa: Đây được coi là chiến lược khá mạo hiểm chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có
tiềm lực tài chính đủ mạnh, nhiều năm kinh nghiệm vì họ sẽ tiến hành cung cấp những sản phẩm
mới đến thị trường và khách hàng hoàn toàn mới.

1.2.5/ phân tích swot của đối thủ cạnh tranh

Phân tích SWOT là một việc làm không thể thiếu khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Việc phân
tích SWOT sẽ giúp bạn xác định điểm mạnh , điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa tồn tại trong bối
cảnh cạnh tranh. Từ việc xem xét này, nhà quản trị Marketing sẽ có thể nhìn nhận những thiếu
sót và thách thức để có thể tìm ra hướng khắc phục được điểm yếu của chính doanh nghiệp mình.
 Những điểm mạnh nào xuất hiện trên thương hiệu, tiếp thị, hành trình của khách hàng và sản
phẩm của đối thủ: Thị phần, tiềm lực tài chính, doanh thu, tỷ suất ROI của họ có vượt trội hơn
bạn? Chi phí họ bỏ ra để sản xuất kinh doanh có tối ưu hơn bạn? Hoạt động truyền thông,
quảng cáo, xúc tiến, bán hàng, phân phối?
 Những điểm yếu nào tái diễn trên thương hiệu, tiếp thị, hành trình của khách hàng và sản
phẩm của đối thủ?
 Bạn có thể nắm bắt những cơ hội nào để phát triển từ những điểm yếu của đối thủ? Doanh
nghiệp bạn có điểm gì vượt trội hơn đối thủ hay không? 
 Đối thủ cạnh tranh có thể lấn át hoàn toàn bạn trong tương lai không? Mối đe dọa nào từ đối
thủ sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động kinh doanh của bạn?

1.2.6/ lập báo phân tích đối thủ cạnh tranh

Phân loại đối thủ cạnh tranh, xác định chiến lược, chiến thuật cạnh tranh trong kinh doanh, xác
định mục tiêu, xác định điểm mạnh và điểm yếu, đánh giá phản ứng của đối thủ cạnh tranh,
chúng ta cần làm báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh trong Marketing. 
Một báo cáo đầy đủ sẽ giúp bạn đánh giá đối thủ một cách chính xác và nhanh chóng. Cụ thể,
báo cáo nên bao gồm các tiêu đề sau: 
 Tổng quan về đối thủ.
 Thông tin thị trường và ngành. 
 So sánh các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp với các đối thủ. 
 Phân tích SWOT cạnh tranh. 
 Phân tích lợi thế cạnh tranh của công ty so với các đối thủ. 

1.3/ khách hàng mục tiêu


Dùng mô hình 3w1h cho mục đích khách hàng mục tiêu

Who: khách hàng là ai??

Dùng các cụm từ ngắn để mô tả nhóm khách hàng của bạn.

What :

Liệt kê các sở thích chung của nhóm khách hàng ở trên, xem xét liệu có liên quan tới sản phẩm, dịch vụ
cung cấp.

Why:

Liệt kê tất cả các lý do mà khách hàng lựa chonj sản phẩm của bạn thay vì sản phẩm của đối thủ.

How:

Làm thế nào để cải thiện đựoc những điều đấy.

2/ Kế hoạch digital marketing

Kế hoạch Digital Marketing là một phần quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch
Marketing. Kế hoạch Digital Marketing có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện và
phản ánh kết quả thu lại cuối cùng của chiến dịch.  
2.1/ mục tiêu kế hoạch

Khi thiết lập mục tiêu marketing tương lai cho kế hoạch marketing các doanh nghiệp
cần xem xét mức độ cần thiết của từng phương pháp. Mô hình SMART đóng vai trò
như một “chuyên gia” giúp cho doanh nghiệp kiểm tra và chắt lọc cho mình những
phương pháp hiệu quả nhất.  Mô hình SMART được giải thích cụ thể như sau:

 S – Specific (mục tiêu phải cụ thể, chi tiết và dễ hiểu) – Các thông tin phải chi tiết đủ để
xác định vấn đề hoặc cơ hội. Mục tiêu có đủ chi tiết để đo lường các vấn đề và cơ hội thực
tế hay không?
 M – Measurable (mục tiêu có thể đo lường được) – Có thể áp dụng các thuộc tính định
lượng hoặc định tính để tạo ra một hệ thống đo lường không?
 A – Actionable (tính khả thi của mục tiêu) – Những thông tin có được sử dụng để cải thiện
năng suất làm việc hay không? Nếu mục tiêu đề ra không làm thay đổi thái độ của nhân
viên để giúp họ cải thiện năng suất làm việc thì phải chăng đã có vấn đề gì đã xảy ra?!
 R – Relevant (sự liên quan)– Mục tiêu đề ra có phù hợp với tầm nhìn chung của doanh
nghiệp và đáp ứng được các vấn đề mà nhà marketer đang phải đối mặt không?
 T – Time-Bound (thời hạn để đạt được mục tiêu đã đề ra) –Các mục tiêu có thể được thiết
lập và thực hiện trong các khoảng thời gian như đã đề ra hay không?

2.2/ xác định về chiến lựoc cụ thể các kênh truyển thông

3/ thiết lập ngân sách

Tham khảo

https://seongon.com/blog/digital-marketing/lap-ke-hoach-digital-marketing.html

https://vudigital.co/moi-quan-he-giua-thuong-hieu-va-san-pham-trong-the-ky-21.html

https://gobranding.com.vn/phan-tich-doi-thu-canh-tranh/

You might also like