You are on page 1of 3

Quảng cáo gian dối là gì? Hành vi quảng cáo gian dối bị xử phạt như thế nào?

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là điều tất yếu, theo đó các doanh nghiệp sử
dụng mọi biện pháp để tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội bán hàng và cung ứng dịch vụ như :
trưng bày, giới thiệu, hội chợ, triển lãm, quảng cáo, khuyến mại và nhiều hình thức khác.
Trong thời đại thông tin, dù muốn hay không con người vẫn buộc phải “ sống chung với
quảng cáo”. Mặc dù pháp luật Việt Nam hiện hành đã có quy định cụ thể về hoạt động
quảng cáo song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại rất nhiều những quảng cáo gian dối, không
trung thực gây thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng. Vậy quảng cáo gian dối là gì
và bị xử lí như thế nào? Sau đây là bài viết của chúng tôi gửi tới quý bạn đọc nhằm giúp
các bạn nắm bắt rõ hơn về vấn đề này.
1. Khái niệm quảng cáo
Khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo năm 2012 quy định về khái niệm quảng cáo
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lời; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh
lời; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời
sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
2. Quảng cáo gian dối là gì?
2.1 Khái niệm
Quảng cáo gian dối là quảng cáo gây nhầm lẫn cho khách hàng. Sự gian dối này
thể hiện ở các thông tin quảng cáo quá lên, không đúng với quy cách, chất lượng của
hàng hóa, dịch vụ; dùng thủ đoạn lừa gạt, đưa thông tin không trung thực.
2.2 Các loại quảng cáo gian dối
Theo Đại từ điển kinh tế thị trường thì căn cứ vào các biểu hiện khách quan có thể
chia quảng cáo gian dối thành 3 loại sau:
- Quảng cáo mang tính lừa gạt. Ví dụ: tuyên truyền quảng cáo bằng cách hư cấu để bịa
đặt sự thật không hề có hoặc bóp méo, che đậy chân tướng sự thật.
- Quảng cáo mang tính khoe khoang khoác lác. Ví dụ: tùy tiện đề cao chất lượng sản
phẩm, thổi phồng công dụng và hiệu quả của sản phẩm.
- Quảng cáo mang tính giả mạo dối trá. Ví dụ: dùng biện pháp giả mạo hàng nổi tiếng,
giả mạo thành quả khoa học kĩ thuật của người khác để ca ngợi bản thân, sản phẩm,… để
tiến hành tuyên truyền quảng cáo.
3. Hành vi quảng cáo gian dối bị xử phạt như thế nào?
3.1 Xử lí hành chính
Hành vi quảng cáo lừa dối chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử lý
hành chính với mức phạt tiền lên tới 80.000.000 đồng căn cứ theo điểm khoản 5 Điều 34
Nghị Định 38/2021/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn
hóa và quảng cáo. Cụ thể như sau :
“ Điều 34. Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo

5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung
cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ; về số lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ,
chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
đã đăng ký hoặc được ông bố trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, điểm b
khoản 4 Điều 52, khoản 1 Điều 60, điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định này.
….
7. Hình thức phạt bổ xung
Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 05 đến 07
tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 22 tháng đến 24
tháng đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản , điểm b khoản 4, khoản 5 Điều này
trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên
trong thời hanh 06 tháng.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng
cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1,2,3,4,5 và 6 Điều này.
b) Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a
khoản 4 Điều này”;
c) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này”.
3.2 Xử lí hình sự
Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người có hành vi quảng cáo gian dối sẽ bị xử lý
hình sự về Tội quảng cáo gian dối theo quy định tại Điều 197 Bộ luật hình sự 2015 (sửa
đổi bổ sung năm 2017):
“Điều 197. Tội quảng cáo gian dối
1. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính
về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị
phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến
03 năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
Như vậy hành vi quảng cáo gian dối có thể bị xử phạt hành chính lên tới 100.000.000
đồng, có thể bị phạt cải tảo không giam giữ đến 03 năm. Ngoài ra người phạm tội có thể
bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm.
Trên đây là nội dung Công ty Luật TNHH Sao Sáng gửi đến quý bạn đọc quy định pháp
luật về hành vi quảng cáo gian dối . Nếu có vấn đề còn thắc mắc cần được hỗ trợ giải đáp
vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Email: luatsaosang@gmail.com hoặc
hotline: 0936.65.36.36 – 0972.17.27.57 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất

You might also like