You are on page 1of 9

BẢN NHÁP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI

(NHÓM 5)
 Chủ đề 5: Các quy định về quảng cáo: khái niệm, chủ thể thực hiện
quảng cáo, các hành vi quảng cáo bị cấm, mỗi hành vi bị cấm cho một ví
dụ thực tế( có hình ảnh/video)
I.Khái niệm, chủ thể thực hiện quảng cáo
1. Quảng cáo là gì ?
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm,
hàng hoá, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ
chức cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự, chính
sách xã hội, thông tin cá nhân.

2. Chủ thể thực hiện quảng cáo


Chủ thể thực hiện quảng cáo bao gồm:
Thứ nhất, người quảng cáo là tổ chức, cá nhân có yêu cầu quảng cáo sản phẩm hàng hóa, dịch
vụ của mình hoặc quảng cáo bản thân, tổ chức, cá nhân đó.
Thứ hai, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo là tổ chức cá nhân thực hiện một, một số hoặc
tất cả công đoạn của quá trình quảng cáo theo hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo với người
quảng cáo. Theo quy định của pháp luật người kinh doanh dịch vụ quảng cáo bắt buộc phải là
thương nhân.
Thứ ba, người phát hành quảng cáo là tổ chức, cá nhân dùng phương tiện quảng cáo thuộc
trách nhiệm quảng cáo của mình giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng, bao gồm cơ
quan báo chí, nhà xuất bản, chủ trang thông tin điện tử, người tổ chức chương trình văn hóa, thể
thao và tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo khác. Quan hệ quảng cáo có thể hình
thành trên cơ sở hợp đồng phát hành quảng cáo giữa người quảng cáo hoặc thương nhân kinh
doanh dịch vụ quảng cáo với gười phát hành quảng cáo.
Thứ tư, người cho thuê phương tiện quảng cáo là tổ chức, cá nhân sở hữu phương tiện quảng
cáo. Người cho thuê phương tiện quảng cáo có thể là thương nhân hoặc không phải là thương
nhân nhưng đều có quyền lựa chọn khách hàng cho mình và thu phí từ việc cho thuê phương tiện
quảng cáo theo thỏa thuận trong hợp đồng. Đồng thời người cho thuê phương tiện quảng cáo có
nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về căn cứ pháp lý của việc cho thuê địa điểm quảng cáo, phương
tiện quảng cáo và an toàn của phương tiện quảng cáo.
Thứ năm, người tiếp nhận quảng cáo là người tiếp nhận thông tin từ sản phẩm quảng cáo thông
qua phương tiện quảng cáo. Đây không phải là chủ thể tham gia thực hiện quảng cáo mà chủ thể
chịu tác động, ảnh hưởng từ hoạt động quảng cáo. 
Thứ sáu, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người trực tiếp đưa các sản phẩm quảng cáo
đến công chúng hoặc thể hiện sản phẩm quảng cáo trên người thông qua hình thức mặc, treo dán,
vẽ hoặc các hình thức tương tự. Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo thực hiện các quyền và
nghĩa vụ theo đúng hợp đồng với người quảng cáo hoặc người kinh doanh dịch vụ quảng cáo,
người phát hành dịch vụ quảng cáo.

II.NHỮNG HÀNH VI QUẢNG CÁO BỊ CẤM


1.Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 Luật
Quảng cáo.

Điều 7. Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Thuốc lá.
3. Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
4. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ
sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
5. Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến
cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
6. Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
7. Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích
động bạo lực.
8. Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát
sinh trên thực tế.
Ví dụ thực tế
Phát trực tuyến trên Facebook, sản xuất các clip ngắn trên Tiktok hay phổ biến hơn nữa là tài trợ
cho những người có ảnh hưởng để quảng cáo thuốc lá điện tử - ngành công nghiệp thuốc lá đang
sử dụng mạng xã hội để đưa loại thuốc lá thế hệ mới tiếp cận giới trẻ.
2.Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền
quốc gia, an ninh, quốc phòng.
Căn cứ theo Điều 51 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi Sử dụng hình ảnh bản đồ Việt
Nam trong quảng cáo mà không thể hiện đầy đủ chủ quyền quốc gia.
Ví dụ thực tế

Công ty lữ hành Saigontourist vừa bị Thanh


tra Sở Thông tin – Truyền thông TP.HCM phạt hành chính 50 triệu đồng do sai phạm trong việc
sử dụng ấn phẩm quảng cáo du lịch có hình “đường lưỡi bò”.

3.Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức,
thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Ví dụ thực tế
Chiều 28/6/2019, Cổng thông tin Điện tử của Bộ VHTT&DL đưa tin, Cục Văn hóa cơ sở vừa có
Công văn gửi các Sở VHTT&DL, Sở VHTT các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương về việc
chấn chỉnh hoạt động quảng cáo sản phẩm Coca-Cola.Việc sử dụng cụm từ "Mở lon Việt Nam"
trong nội dung quảng cáo có dấu hiệu về hành vi quảng cáo thiếu thẩm mỹ, không phù hợp thuần
phong mỹ tục Việt Nam.

https://youtu.be/9SRlazqFhEg
4.Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông,
an toàn xã hội.

Công ty Cổ phần phát triển thảo dược Việt Nam


ở địa chỉ A13, Nơ 4 Khu đô thị mới Định Công, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
bị xử phạt 100 triệu đồng vì hành vi quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo
vệ sức khỏe Hamomax trên website gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; Quảng cáo
thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hamomax trên website sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của đơn vị,
cơ sở y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân.

5. Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc
huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh
đạo Đảng, Nhà nước.

Ví dụ thực tế

Thanh tra Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội đã tiến hành lập biên bản một quán bar
treo một banner kích cỡ lớn lấy Quốc kỳ làm phông nền cho hình ảnh ca sĩ với mục
đích quảng bá cho đêm nhạc của ca sĩ này.

6. Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do
tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.

Người phát ngôn của H&M Anna Eriksson cho biết: "Hình ảnh này đã được gỡ bỏ khỏi tất cả các
kênh của H&M và chúng tôi chân thành xin lỗi mọi người vì điều này".
Hình ảnh mà H&M bị chỉ trích là hình quảng cáo cho mẫu áo với câu khẩu hiệu in trên đó là
"chú khỉ ngầu nhất khu rừng". Tuy nhiên, mẫu nhí lại là một em bé da màu.

7. Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.

Ví dụ thực tế

https://kenh14.vn/long-chun-buc-xuc-vi-bi-su-dung-hinh-anh-de-quang-cao-
bao-hiem-nguoi-ban-bao-hiem-co-the-bi-xu-phat-ra-sao-
20210304124225389.chn

8.Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được
cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

Lợi dụng hình ảnh “sao" Việt để quảng cáo cụ thể là Hoa hậu Đặng Thu
Thảo

Sự việc : Hoa hậu Việt Nam 2012 Đặng Thu Thảo đã từng rất bức xúc khi
bị kẻ xấu lợi dụng hình ảnh quảng cáo một sản phẩm lợi sữa mà mình
không hề sử dụng.

Tháng 10/2018, hình ảnh Hoa hậu Đặng Thu Thảo cùng con gái mới sinh bị quảng cáo rộng rãi
cho sản phẩm ngũ cốc lợi sữa. Kẻ mạo danh “tự soạn” một bài phỏng vấn trực tiếp Hoa hậu với
lối dẫn dắt có thể làm người đọc tin tưởng để mua sản phẩm.

Hậu quả: Việc quảng cáo mạo danh người nổi tiếng nhằm lợi dụng uy tín, sự nổi tiếng của họ với
mục đích lừa đảo bán hàng kém chất lượng hiện nay ngày càng phổ biến hơn. Hàng triệu người
tiêu dùng nếu không tìm hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ mặt hàng, chỉ vì yêu thích và tin nhầm là
thần tượng của mình đã sử dụng và kiểm chứng sản phẩm rồi mà mua về dùng thì không biết hậu
quả sẽ nghiêm trọng đến đâu.

9. Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả
năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu
dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn
bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.

- Theo phản ánh của bạn đọc, Công ty TNHH Chucos có dấu hiệu sai phạm khi quảng cáo
và tư vấn cho khách hàng không phù hợp với tính năng, công dụng của sản phẩm mỹ
phẩm. Nhóm phóng viên vào cuộc tìm hiểu, tại www.chucos.vn có rất nhiều bài viết giới
thiệu thương hiệu Chucos với các bài viết theo kiểu “tự sướng” này, có thể khiến rất
nhiều người tiêu dùng tin rằng Công ty TNHH Chucos là 1 doanh nghiệp tầm cỡ, chấp
hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật.
- Thế nhưng, theo tìm hiểu của nhóm phóng viên thì có vẻ nội dung quảng cáo của Công ty
TNHH Chucos lại không phù hợp với quy định pháp luật và có dấu hiệu đánh lừa người
tiêu dùng.
- Quảng cáo thì xem có vẻ rất hay, rất thu hút người tiêu dùng nhất là những người đang có
các vấn đề về da… Thế nhưng, đi sâu vào tìm hiểu, phóng viên nhận thấy có nhiều điểm
bất thường, bởi căn cứ vào các văn bản pháp luật về lĩnh vực mỹ phẩm và theo hướng
dẫn của Cục Quản lý dược thì các từ có ý nghĩa chữa cho khỏi như “Trị”, “Điều trị”
không được không được chấp nhận trong việc đặt tên và công bố tính năng mỹ phẩm.

10. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả,
chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá
cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ
chức, cá nhân khác.

https://www.youtube.com/watch?v=1m9xgPqQfL4
11. Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một”
hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh
theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Viện thẩm mỹ Siam Thailand vi phạm luật quảng cáo vì tự nhận là "nhất, duy nhất, số 1”

12. Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của
pháp luật về cạnh tranh

: Ngày 14/11/2008, Panasonic Việt Nam giới thiệu dòng máy điều hòa không khí mới Envio I2
và Envio P2. Dòng máy điều hòa Envio I2 và P2 mới không chỉ làm lạnh hiệu quả, tiết kiệm đến
50% lượng điện năng tiêu thụ mà còn có khả năng lọc không khí tuyệt vời, làm sạch đến hơn
99% bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc.

Nhận thấy có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh, Cục Quản
lý cạnh tranh đã điều tra, xử lý Công ty TNHH Panasonic Việt Nam về hành vi quảng cáo nhằm
cạnh tranh không lành mạnh:

– Ngày 22 tháng 3 năm 2010, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh đã ban hành Quyết định số
36/QĐ- QLCT về việc điều tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh đối với Công ty TNHH Panasonic Việt
Nam

Sau khi điều tra, kết quả điều tra cho thấy, Quảng cáo của Panasonic với tính năng “bất hoạt đến
99,9% vi khuẩn và nấm mốc” là không đúng thực tế
– Ngày 16 tháng 6 năm 2010, Cục Quản lý cạnh tranh đã ra quyết định số 66/QĐ- QLCT xử phạt
Công ty TNHH Panasonic Việt Nam với số tiền là 30 triệu đồng đối với hành vi Quảng cáo
nhằm cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm quy định tại khoản 3, Điều 45 Luật Cạnh tranh.

13. Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Ngày 26/1/2015, Acecook phát hiện sản phẩm Hảo Hạng của Asia Foods có kiểu dáng thiết kế
bao bì gây nhầm lẫn với mì Hảo Hảo. Cụ thể, kiểu chữ, hình tô mì, sợi mì tôm, màu sắc chủ đạo
của bao bì tạo nên một tổng thể tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu Hảo Hảo đã được bảo hộ
và Cục Sở hữu trí tuệ công nhận

14. Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức,
thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát
triển bình thường của trẻ em.

Xem quảng cáo đồ ăn vặt nhiều có thể hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh ở trẻ, ảnh
hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ.

15. Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận
quảng cáo trái ý muốn.
Rất nhiều người dùng YouTube như một dịch vụ nghe nhạc miễn phí nhờ nguồn nhạc phong
phú, khả năng chơi liên tục không cần dừng và chọn video tự động khá tốt. Khi sử dụng dịch vụ
này, người dùng phải chấp nhận quảng cáo giữa các video hoặc nếu muốn bớt khó chịu thì bỏ
tiền để nghe nhạc mà không bị quảng cáo.

16. Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín
hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.

Thực tế cho thấy, hiện nay trên nhiều cột điện, đèn giao thông
đều dán những tờ quảng cáo như cho vay,cho thuê nhà,tìm kiếm việc làm,…

You might also like