You are on page 1of 25

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 


---------------

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CẠNH
TRANH
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Cạnh tranh ngày 12 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật thi hành án dân sự ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
cạnh tranh.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu
quả, thẩm quyền xử phạt, việc thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành
chính về cạnh tranh, hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh khác và thẩm quyền lập
biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh khác.
2. Hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh bao gồm:
a) Hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh;
b) Hành vi vi phạm quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc
quyền;
c) Hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế;
d) Hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh;
đ) Hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh hanh khác.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh
nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các
ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp
nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
2. Hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan.
Điều 3. Hình thức xử phạt vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành
chính về cạnh tranh
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải
chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về cạnh
tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06
tháng đến 12 tháng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm, phương tiện được sử dụng để vi phạm;
c) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;
d) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương.
3. Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ
chức, cá nhân vi phạm hành chính về cạnh tranh còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc
một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc cải chính công khai;
b) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh,
vật phẩm;
c) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc
quyền;
d) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc
giao dịch kinh doanh;
đ) Buộc chia, tách, bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của doanh nghiệp hình
thành sau tập trung kinh tế;
e) Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng
hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp nhận
sáp nhập, doanh nghiệp mua lại, doanh nghiệp mới hình thành sau tập trung kinh tế;
g) Buộc cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu;
h) Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản
trở;
i) Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
k) Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng, hợp đồng đã thay đổi hoặc hủy bỏ mà
không có lý do chính đáng;
l) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
4. Thời hạn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm e khoản 3 Điều này
phải được nêu trong quyết định xử lý, xử phạt.
5. Trường hợp cơ quan nhà nước thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật
Cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi vi
phạm và khắc phục hậu quả. Cơ quan nhà nước được yêu cầu phải chấm dứt hành vi vi
phạm, khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh
thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính
liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối
với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.
2. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh t ế là 05% tổng
doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề
trước năm thực hiện hành vi vi phạm.
3. Trường hợp tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên
quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các
khoản 1 và khoản 2 của Điều này được xác định bằng 0 (không) thì áp dụng mức phạt
tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
4. Tổng doanh thu trên thị trường liên quan quy định tại các khoản 1 và khoản 2 của Điều
này được xác định là tổng doanh thu của tất cả các thị trường liên quan đến hành vi vi
phạm trong các trường hợp sau:
a) Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là các doanh nghiệp tham gia trong chuỗi
sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành,
nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau
hoặc bổ trợ cho nhau;
b) Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là các doanh nghiệp
kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung
ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định.
5. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh
là 2.000.000.000 đồng.
6. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khác vi phạm quy định của Nghị định này là
200.000.000 đồng.
7. Mức phạt tiền tối đa quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với hành vi vi
phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh,
mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
8. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh
là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó.
Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm
quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể
tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
Đối với mỗi tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, mức tiền phạt xác định theo quy định
tại khoản này được điều chỉnh giảm hoặc tăng tương ứng không quá 15% mức trung bình
của khung hình phạt.
Điều 5. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
1. Tình tiết giảm nhẹ trong xử phạt vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực cạnh
tranh bao gồm:
a) Người vi phạm đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự
nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
b) Người vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan
chức năng phát hiện vi phạm, xử lý vi phạm;
c) Vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc;
d) Vi phạm lần đầu.
2. Tình tiết tăng nặng trong xử phạt vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực cạnh
tranh bao gồm:
a) Vi phạm có tổ chức;
b) Vi phạm nhiều lần; tái phạm;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc, những khó khăn
đặc biệt khác của xã hội để vi phạm;
d) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm mặc dù Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội
đồng xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc cơ quan có thẩm quyền khác đã yêu cầu chấm dứt
hành vi đó;
đ) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm;
e) Vi phạm có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn.
3. Các tình tiết đã được sử dụng để áp dụng chính sách khoan hồng không được tính là
một tình tiết giảm nhẹ.
1. Bản chất của cạnh tranh là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp nhằm giành cùng một
loại khách hàng
Đúng. Xét về 3 mặt chủ thể là cá nhan và pháp nhân, tính chất của cạnh tranh là ganh đua, đấu
tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh
2. Pháp luật cạnh tranh chủ yếu để nhằm bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp
Sai. Căn cứ Khoản 2 Điều 45 Luật cạnh tranh chủ yếu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
3. Doanh nghiệp thành lập ở nước ngoài không thuộc đối tượng áp dụng của luật cạnh
tranh
Sai. Doanh nghiệp thành lập ở nước ngoài nhưng hoạt động tại Việt Nam thì vẫn thuộc đối tượng
cạnh tranh của VN căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật CT 2018
4. Các cơ quan hành chính nhà nước không thuộc đối tượng áp dụng của luật cạnh tranh
Sai. Căn cứ Khoản 3 Điều 2 và Khoản 1 Điều 8 Luật Cạnh tranh năm 2018 thì cơ quan tổ chức,
cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan có hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường
thì vẫn thuộc đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh.
5. Các doanh nghiệp của quân đội nhân dân việt nam không nằm trong phạm vi điều chỉnh
của luật cạnh tranh năm 2018
Sai. Căn cứ Điều 2 Luật cạnh tranh năm 2018 các DN của QĐNDVN có sự ganh đua về khách
hàng, về thị phần đối với các doanh nghiệp khác trong cùng 1 thị trường liên quan thì các DN
của QĐNDVN nằm trong phạm vi điều chỉnh của LCT.
6. Luật cạnh tranh chỉ điều chỉnh đối với các doanh nghiệp và hiệp hội
Sai. Căn cứ Khoản 1, 2 Điều 2,8, 46 LCT ngoài điều chỉnh đối với doanh nghiệp và hiệp hội còn
điều chỉnh cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan.
7. Tất cả các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều có thể được xem xét cho hưởng miễn trừ
SAI. Theo luật quy định không phải là tất cả. Và tất cả hành vi thuộc nhóm cấm tuyệt đối trong
mọi trường hợp không có ngoại lệ và luôn luôn không được xem xét cho hưởng miễn trừ. Miễn
trừ chỉ được xem xét cho các hành vi thuộc nhóm cấm có điều kiện. Căn cứ Khoản 1,3,4 Điều 12
và Khoản 1 Điều 14 Luật CT 2018
8. Tất cả các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định tại Điều 12 của Luật
cạnh tranh 2018 đều được miễn trừ có thời hạn nếu các thỏa thuận đó có lợi cho người tiêu
dùng.
SAI. Theo Điều 14 LCT thì chỉ có thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3,
7, 8, 9, 10 và 11Điều 11 bị cấm theo quy định tại Điều 12 LCT mới được miễn trừ có thời hạn.
Ngoài yêu cầu điều kiện có lợi cho người tiêu dùng thì thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cần đáp
ứng một trongcác điều kiện tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 14 LCT.
9. Hành vi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh có mục đích nhằm đẩy
mạnh hoạt động nghiên cứu công nghệ, xuất khẩu hàng hóa không bị coi là thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh.
Sai. Chỉ cần xác định dấu hiệu chứ không cần căn cứ vào hậu quả. Căn cứ Điều 11 LCT 2018
10. Tất cả các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều có thể được xem xét cho hưởng miễn trừ.
SAI. Theo luật quy định không phải là tất cả. Và tất cả hành vi thuộc nhóm cấm tuyệt đối trong
mọi trường hợp không có ngoại lệ và luôn luôn không được xem xét cho hưởng miễn trừ. Miễn
trừ chỉ được xem xét cho các hành vi thuộc nhóm cấm có điều kiệ, còn lại thì ngược lại ( ĐK
kép). Căn cứ Khoản 1,3,4 Điều 12 và Khoản 1 Điều 14 Luật CT 2018
11. Các doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh khi tổng thị phần kết hợp của chúng
chiếm trên 65% trên thị trường liên quan.
SAI. Vì nếu có tổng thị phần kết hợp của chúng chiếm trên 65% trên thị trường liên quan nhưng
không cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh thì cũng không được coi là có vị trí
thống lĩnh. Căn cứ khoản 2 Điều 24 LCT 2018
12. Các doanh nghiệp có tổng thị phần chiếm trên 65% trên thị trường liên quan và phải
thống nhất cùng hành động mới được coi là có vị trí thống lĩnh.
SAI. Vì nếu có tổng thị phần kết hợp của chúng chiếm trên 65% trên thị trường liên quan nếu
cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh mới được coi là có vị trí thống lĩnh chứ không
phải cùng thống nhất. Căn cứ khoản 2 Điều 24 LCT 2018
13. Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm thực hiện hành vi bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ.
SAI. Bởi vì nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm thực hiện hành vi bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ chỉ bị cấm khi gây ra hậu quả là dẫn đến hoặc có
khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Còn trong trường hợp giảm giá thành toàn bộ do
hàng hóa lỗi mốt, thời vụ, tồn kho,.. thì không bị cấm. Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 27 LCT 2018
14. Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm tham gia tất cả các thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh.
SAI. Căn cứ Điều 11 LCT 2018 thì tất cả các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được quy định tại
Điều 11 thì doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường được tham gia
15. Mọi hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ đều bị cấm.
SAI. Vì hành vi này nếu dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh mới bị
cấm. Căn cứ khoản 6 Điều 45 LCT 2018
16. Khi xác định hành vi hạn chế cạnh tranh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không cần
xem xét hậu quả, thiệt hại cụ thể.
SAI. Căn cứ Khoản 3, 4 Điều 12 LCT 2018 thì phải xem xét hậu quả gây ra thiệt hại cho các
doanh nghiệp khác
17. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể được xem xét cho hưởng miễn trừ
nếu nhằm mục đích tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị
trường quốc tế.
SAI. Căn cứ khoản 1 Điều 14 LCT. Vì hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc lạm
dụng vị trí độc quyền thì cấm tuyệt đối và không có ngoại lệ.
18. Tất cả các trường hợp mua lại doanh nghiệp đều chịu sự điều chỉnh của Luật cạnh
tranh 2018
SAI. Bởi vì, việc mua lại doanh nghiệp phải nhằm kiểm soát doanh nghiệp khác dựa trên một
trong các tiêu chí luật định. Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 19 LCT 2018, khoản 1 Điều 2 Nghị
định 35/2020 NĐ-CP
19. Mọi trường hợp tập trung kinh tế đều bị kiểm soát bằng cơ chế thông báo hoặc xin
phép Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
SAI. Căn cứ khoản 1 Điều 33 LCT thì không phải mọi trường hợp. Nếu thuộc ngưỡng thông báo
tập trung kinh tế tại Khoản 2 Điều 33 thì mới phải thông báo cho UBCT quốc gia.
*20. Trước khi thực hiện hành vi mua lại doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải làm thủ tục
thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh.
Sai. Căn cứ khoản 1 Điều 33 LCT thì không phải mọi trường hợp. Nếu thuộc ngưỡng thông báo
tập trung kinh tế tại Khoản 2 Điều 33 thì mới phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh
21. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thẩm quyền xem xét việc cho phép hưởng miễn trừ đối
với hành vi tập trung kinh tế.
Sai. Căn cứ khoản 2 Điều 46 LCT thì UBCT QG chỉ có quyền quyết định việc miễn trừ đối với
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm chứ không có thẩm quyền xem xét việc cho phép hưởng
miễn trừ đối với hành vi tập trung kinh tế.
22. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền quyết định việc cho các doanh nghiệp được tập
trung kinh tế
Sai. Căn cứ Khoản 2 Diều 46 không có quyền quyết định chỉ có quyền kiểm soát có phạm vi hay
không.
23. Trong tố tụng vụ việc cạnh tranh, nếu có yêu cầu bồi thường thiệt hại, cơ quan cạnh
tranh sẽ giải quyết cùng với việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh
Sai. Bởi vì, trong trường hợp nếu có thiệt hại xảy ra trong cạnh tranh thì các bên sẽ không có hợp
đồng nên sẽ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, mà LCT không điều chỉnh vấn đề này. Bồi
thường thiệt hại trong cạnh tranh sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật cụ thể là Bộ luật dân
sự. Căn cứ Điều 110 LCT 2018
24. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với các quyết định
xử lý vụ việc cạnh tranh.
Sai. Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 100 LCT 2018 thì thẩm quyền thuộc về Hội đồng giải quyết
khiếu nại đối với các quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
25. Mọi vụ việc cạnh tranh phải được giải quyết thông qua phiên điều trần
Sai. Không cần phiên điều trần vì có điều 89, 90 không cần phiên điều trần mà vẫn ra quyết định
xử lý vụ việc cạnh tranh.
26. Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền khiếu nại đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
khi có quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh
Đúng. Căn cứ Khoản 1 Điều 77 thì quy định bất cứ tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích
hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh có quyền
thực hiện khiếu nại vụ việc cạnh tranh.
27. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền ra quyết định điều tra bổ sung đối với
hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Sai. Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 90 LCT thì CT UBCT QG chỉ có quyền yêu cầucơ quan điều
tra vụ việc cạnh tranh điều tra bổ sung trong trường hợp nhận thấy các chứng cứ chưa đủ để xã
định hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh.
28. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền ra quyết định điều tra vụ việc cạnh
tranh.
Sai. Trong trường hợp này không phải là Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia mà là Thủ trường
cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có quyền quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh. Căn cứ
khoản 1 Điều 80 LCT.
29. UBCT Quốc gia là cơ quan có quyền quyết định cuối cùng đối với các quyết định xử lý
vụ việc cạnh tranh.
Sai. Căn cứ điều 103 nhưng xử lý vấn đề khiếu nại chứ không phải xử lý vụ việc cạnh tranh, nếu
Toà sai gửi lại UBCT giải quyết, Toà chỉ xem hình thức và thủ tục .
30. Phiên điều trần trong vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh có bản chất là một phiên
tòa xét xử vụ việc cạnh tranh
Sai. Đây chỉ là lúc các bên trình bày, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, sau điều trần mới là
phiên toà. Căn cứ Điều 40, 80, 93 LCT 2018

Chương II
HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT ĐỐI VỚI HÀNH VI VI
PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ CẠNH TRANH
Mục 1. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH
TRANH
Điều 6. Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên cùng thị
trường liên quan
1. Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính
liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia
thỏa thuận đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
b) Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng
hóa, cung ứng dịch vụ;
c) Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ;
d) Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu
trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
đ) Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường
hoặc phát triển kinh doanh;
e) Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia
thỏa thuận;
g) Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư khi thỏa thuận đó
gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị
trường;
h) Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận
các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng khi thỏa thuận đó gây
tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị
trường;
i) Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận khi thỏa thuận đó
gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị
trường;
k) Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng
dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có
khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
l) Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm đối với hành vi vi
phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao
dịch kinh doanh.
4. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi quy định tại điểm đ,
điểm e khoản 1 Điều này phải thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất tương ứng được quy định
trong Bộ luật Hình sự đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi đó. Trong quá trình xử
phạt hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, khi phát hiện có dấu hiệu của tội
phạm quy định tại Điều 217 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2017), Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh
Quốc gia có trách nhiệm chuyển một phần hoặc toàn bộ hồ sơ liên quan đến dấu hiệu của
tội phạm đến cơ quan tố tụng có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy
định của pháp luật.
Điều 7. Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh ở
các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối
với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định
1. Phạt tiền từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính
liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia
thỏa thuận đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp khi thỏa
thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng
kể trên thị trường;
b) Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng
hóa, cung ứng dịch vụ khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn
chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
c) Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế
cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
d) Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu
trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
đ) Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường
hoặc phát triển kinh doanh;
e) Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia
thỏa thuận;
g) Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư khi thỏa thuận đó
gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị
trường;
h) Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận
các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng khi thỏa thuận đó gây
tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị
trường;
i) Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận khi thỏa thuận đó
gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị
trường;
k) Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng
dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có
khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
l) Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao
dịch kinh doanh.
4. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi quy định tại điểm đ,
điểm e khoản 1 Điều này phải thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất tương ứng được quy định
trong Bộ luật Hình sự đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi đó. Trong quá trình xử
phạt hành vi vi phạm quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều này, khi phát hiện có dấu
hiệu của tội phạm quy định tại Điều 217 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ
sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2017), Chủ tịch Ủy
ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm chuyển một phần hoặc toàn bộ hồ sơ liên quan
đến dấu hiệu của tội phạm đến cơ quan tố tụng có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định của pháp luật.
31. Tất cả thông tin liên quan trong vụ việc tố tụng cạnh tranh có cần phải bảo mật thông
tin hay không? Nếu không phải thì ngoại lệ nó là gì?
Sai. Căn cứ Khoản 1 Điều 104 và Điều 105 LCT 2018 thì không phải tất cả sẽ được công khai.
Không được công bố nội dung liên quan tới bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh của doanh
nghiệp.
32. Bất kỳ doanh nghiệp nào tự nguyện khai báo giúp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát
hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm quy định tại Điều 12
của Luật cạnh tranh 2018 đều được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan
hồng.
Đúng. Căn cứ khoản 1 Điều 112 LCT 2018
33. Thẩm quyền quyết định việc miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng
thuộc về Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
Sai. Căn cứ khoản 2 Điều 112 LCT 2018 thì Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định
việc miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng chứ không phải do UBCT QG
34. Doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 112 Luật cạnh
tranh 2018 sẽ được miễn hoặc giảm mức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều 112 Luật cạnh
tranh 2018
SAI. Bởi vì chỉ đề cập đến 1 điều kiện là đáp ứng đủ điều kiện quy định tại K3 Điều 112, trong
khi, còn có điều kiện kép nữa là áp dụng cho không quá 03 doanh nghiệp đầu tiên nộp đơn xin
hưởng khoan hồng được quy định tại khoản 5 Điều 112 và các doanh nghiệp mà tổ chức cho các
doanh nghiệp tham gia thỏa thuận thì sẽ không được hưởng chính sách khoan hồng được quy
định tại khoản 4 Điều 112 LCT 2018
35. Quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh luôn có hiệu lực thi hành ngay.
Sai. Vì quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh luôn có hiệu lực sau khi hết thời hạn khiếu nại
theo Điều 95 LCT2018 trừ Khoản 2 Điều 99 LCT
36. Quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh luôn có
hiệu lực thi hành ngay.
Đúng. Căn cứ Khoản 1 Điều 102 quyết định này có hiệu luật kể từ ngày ký. Từ thời điểm ký có
hiệu lực thi hành ngay
37. Khi nhận được Báo cáo điều tra từ Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Ủy ban Cạnh
tranh Quốc gia phải tổ chức phiên điều trần để ra quyết định giải quyết vụ việc.
Sai. Căn cứ điều 61 Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh mới là người quyết định mở
phiên điều trần
38. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền giải quyết tất cả các khiếu nại đối với quyết định
giải quyết vụ việc cạnh tranh.
Sai. Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 100 LCT 2018 Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết
định thành lập Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
39. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các khiếu nại đối với
quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh
Đúng. Căn cứ điểm b Khoản 2 Điều 46 LCT năm 2018
40. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chỉ thụ lý giải quyết vụ việc khi có khiếu nại của tổ chức,
cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm Luật
Cạnh tranh.
Sai. Căn cứ Khoản 2 Điều 80 ngoài tổ chức cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của
mình bị xâm hại thì UBCTQG cũng có quyền tự chủ động điều tra.

Mục 2. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH
THỊ TRƯỜNG, LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN
Điều 8. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
1. Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính
liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị
trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn
đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
b) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu
gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
c) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát
triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
d) Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có
khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ
doanh nghiệp khác;
đ) Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa,
dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên
quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản
doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
e) Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
g) Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc
giao dịch kinh doanh;
b) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.
Điều 9. Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền
1. Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính
liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí độc quyền đối với
một trong các hành vi lạm dụng sau đây:
a) Các hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 8 của Nghị định này;     
b) Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;
c) Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết
mà không có lý do chính đáng;
d) Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí độc quyền;
b) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc
giao dịch kinh doanh;
c) Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản
trở;
d) Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
đ) Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng, hợp đồng đã thay đổi hoặc hủy bỏ mà
không có lý do chính đáng.
Mục 3. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ
Điều 10. Hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm
1. Phạt tiền doanh nghiệp nhận sáp nhập từ 01 % đến 05 % tổng doanh thu trên thị trường
liên quan của doanh nghiệp nhận sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập trong năm tài
chính liền kề trước năm thực hiện hành vi sáp nhập bị cấm theo quy định tại Điều 30 của
Luật Cạnh tranh.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập;
b) Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng
hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp nhận
sáp nhập.
Điều 11. Hành vi hợp nhất doanh nghiệp bị cấm
1. Phạt tiền doanh nghiệp được hình thành sau hợp nhất từ 01% đến 05% tổng doanh thu
trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm
của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất đối với hành vi hợp nhất bị cấm theo quy định
tại Điều 30 của Luật Cạnh tranh.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp cho doanh nghiệp hợp nhất.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chia, tách doanh nghiệp hợp nhất;
b) Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng
hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp mới
hình thành sau tập trung kinh tế.
Điều 12. Hành vi mua lại doanh nghiệp bị cấm
1. Phạt tiền doanh nghiệp mua lại từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên
quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp
mua lại và doanh nghiệp bị mua lại đối với hành vi mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn
góp, tài sản của doanh nghiệp khác bị cấm theo quy định tại Điều 30 của Luật Cạnh
tranh.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản mà doanh nghiệp đã mua;
b) Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn nhất định
về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng
của doanh nghiệp mua lại.
Điều 13. Hành vi liên doanh giữa các doanh nghiệp bị cấm
1. Phạt tiền các bên tham gia liên doanh từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường
liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh
nghiệp tham gia liên doanh đối với hành vi liên doanh bị cấm theo quy định tại Điều 30
của Luật Cạnh tranh,
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp cho doanh nghiệp liên doanh.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng
hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp liên
doanh.
Điều 14. Hành vi không thông báo tập trung kinh tế
Phạt tiền từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính
liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung
kinh tế mà không thực hiện nghĩa vụ thông báo theo quy định tại Điều 33 của Luật Cạnh
tranh.
Điều 15. Hành vi vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế khác
1. Phạt tiền từ 0,5% đến 01% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính
liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung
kinh tế đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện tập trung kinh tế khi chưa có thông báo kết quả thẩm định sơ bộ của Ủy ban
Cạnh tranh Quốc gia quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật Cạnh tranh, trừ trường hợp
quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật Cạnh tranh;
b) Thực hiện việc tập trung kinh tế khi Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra quyết định
quy định tạiĐiều 41 của Luật Cạnh tranh trong trường hợp hành vi tập trung kinh tế phải
thẩm định chính thức.
2. Phạt tiền từ 01% đến 03% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính
liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung
kinh tế đối với hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ điều kiện được thể hiện trong quyết
định về tập trung kinh tế quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật Cạnh tranh;
b) Thực hiện tập trung kinh tế trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 41 của
Luật Cạnh tranh.
41. Thám tử tư có thể tham gia điều tra vụ việc cạnh tranh theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh
tranh Quốc gia
Sai. Là điều tra viên đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn, kiến thức theo quy định của Luật cạnh
tranh. Ngoài ra LCT còn là luật công => Thám tử tư không có quyền tham gia với UBCTQG
không có quyền yêu cầu người khác tham gia vào vụ việc cạnh tranh. Giải quyết cạnh tranh là
việc của cơ quan điều tra
42. Một doanh nghiệp chỉ vi phạm Luật Cạnh tranh nếu thực hiện hành vi bị cấm quy định
rõ trong Luật này.
NHẬN ĐINH SAI. Khoản 7 Điều 45 LCT 2018 có quy định những luật khác.
43. Mọi vụ việc cạnh tranh đều có bên khiếu nại và bên bị khiếu nại
Sai. Theo khoản 2 Điều 80 LCT vụ việc cạnh tranh do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện
hành vi có dấu hiệu viphạm pháp luật về cạnh tranh trong thời hạn 03 năm kể từ ngày hành vi có
dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranhđược thực hiện. Trong trường hợp này không có có bên
khiếu nại và bên bị khiếu nại.
44. Quy trình giải quyết vụ việc cạnh tranh phải bảo đảm quyền tranh luận giữa các bên
liên quan.
SAI. Vì giải quyết vụ việc cạnh tranh bảo đảm quyền tranh luận giữa các bên liên quan phải
thông qua phiên điều trần và không phải mọi vụ việc giải quyết cạnh tranh đều phải mở phiên
điều trần. Chỉ có vụ việc xử lý cạnh tranh Khoản 4 Điều 91
45. Một doanh nghiệp chỉ bị điều tra hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh khi có khiếu nại
của doanh nghiệp khác.
SAI. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có thể quyết định tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh
khi ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh, mà
không cần phải có khiếu nại của bất kì tổ chức, cá nhân nào và Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát
hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong thời hạn 03 năm kể từ ngày hành
vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện. Căn cứ K2 ĐIỀU 80.
46. Doanh nghiệp vi phạm Luật Cạnh tranh 2018 được miễn trách nhiệm nếu tự nguyện
khai báo trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện.
Sai. Theo khoản 1 Điều 112 LCT 2018 thì chỉ thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mới được hưởng
miễn trách nhiệm màkhôn gphair doanh nghiệp nào tự nguyện khai báo trước khi cơ quan có
thẩm quyền phát hiện đều được miễn. Theokhoản 7 Điều 112 LCT thì việc miễn trách nhiệm chỉ
được áp dụng đối với doanh nghiệp đầu tiên. Còn các doanh nghiệp chỉ được giảm 60%, 40%
mức phạt
47. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất về cạnh tranh
Sai. Căn cứ khoản 1 điều 7 UBCTQG là cơ quan tham mưu được quyền giải quyết các vâsn đề
về cạnh trang và theo quy định được cho phép và thuộc thẩm quyền. Cơ quan cao nhất là Chính
phủ.
48. Mọi TH tập trung kinh tế đều bị kiểm soát bằng cơ chế thông báo hoặc xin phép UBCT
Quốc gia
Nhận định sai. Căn cứ tại Khoản 1 Điều 33 Luật cạnh tranh 2018 thì phải đạt ngưỡng. Muốn xác
định được mức đạt ngưỡng thì thì căn cứ tại Khoản 2 Điều 33 Luật cạnh tranh 2018.
49. Trước khi thực hiện hành vi mua bán lại doanh nghiệp, các DN phải làm thủ tục thông
báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh.
Nhận định sai. Các DN tham gia tập trung KT phải nộp hồ sơ thông báo theo quy định tại Điều
34 nếu ngưỡng Trung bình. (CSPL: Điểm 1 Điều 33 LCT 2018)
50. UBCT quốc gia có thẩm quyền xem xét việc cho phép ngưỡng miễn trừ đối với hành vi
tập trung kinh tế
(CSPL: Điểm b Khoản 2 Điều 46)
Sai. UBCT Quốc gia có thẩm quyền xem xét việc miễn trừ đối với thoả thuận hạn chế cạnh tranh
bị cấm
Mục 4. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
Điều 16. Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh
1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp
bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở
hữu thông tin đó.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Điều 17. Hành vi ép buộc trong kinh doanh
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc khách
hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để
buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
2. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại
khoản 1 Điều này trong trường hợp ép buộc khách hàng hoặc đối tác kinh doanh lớn nhất
của đối thủ cạnh tranh.
3. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với hành vi vi
phạm tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện
trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Điều 18. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông
tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách gián tiếp đưa thông tin không trung
thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp đó.
2. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông
tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa thông tin không trung
thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp đó.
3. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với hành vi vi
phạm tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện
trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính công khai.
Điều 19. Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gián tiếp cản trở,
làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi trực tiếp cản trở,
làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
3. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với hành vi vi
phạm tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện
trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06
tháng đến 12 tháng kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực thi hành;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
c) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Điều 20. Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo khách
hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
a) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng
hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh
nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp
khác nhưng không chứng minh được nội dung.
2. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi vi phạm tại
khoản 1 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
c) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính công khai;
b) Loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật
phẩm.
Điều 21. Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ
1. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh
nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
2. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi vi phạm tại
khoản 1 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Mục 5. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH KHÁC
Điều 22. Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin, tài liệu
1. Phạt cảnh cáo đối với bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về hành
vi cung cấp thông tin, tài liệu không đúng thời hạn theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh
Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh
tranh.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với bên bị điều tra, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về hành vi cung cấp không đầy đủ thông tin, tài liệu theo
yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng
xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với bên bị điều tra, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ
quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu gian dối hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu;
c) Cưỡng ép người khác cung cấp thông tin, tài liệu gian dối;
d) Che giấu, tiêu hủy các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc cạnh tranh.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu.
Điều 23. Hành vi vi phạm các quy định khác liên quan đến quá trình điều tra và xử
lý vụ việc cạnh tranh
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Tiết lộ thông tin, tài liệu thuộc bí mật điều tra;
b) Gây rối tại phiên điều trần.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.
Điều 24. Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trước khi có quyết định cho hưởng
miễn trừ của cơ quan có thẩm quyền
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với từng doanh nghiệp tham
gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thuộc trường hợp được miễn trừ theo quy định tại Điều
14 của Luật Cạnh tranh trước khi có quyết định cho hưởng miễn trừ của Chủ tịch Ủy ban
cạnh tranh Quốc gia.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Điều 25. Hành vi cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để
doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin,
vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh
tranh, cạnh tranh không lành mạnh.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06
tháng đến 12 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy
định pháp luật về cạnh tranh khác có hiệu lực thi hành;
b) Tịch thu tang vật vi phạm, phương tiện được sử dụng để vi phạm;
c) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính công khai.
51. UBCT quốc gia có quyền quyết định việc cho các DN được tập trung kinh tế
Nhận định sai. Có quyền kiểm soát tập trung kinh tế chức không được cho phép DN tập trung
KT căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 46 Luật cạnh tranh năm 2018.
52. Tất cả các trường hợp mua lại DN đều chịu sự điều chỉnh của Luật cạnh tranh
Nhận định sai. Vì việc mua lại DN phải nhằm kiểm soát DN khác dựa trên 1 trong các tiêu chí
luật định. CSPL điều 19
53. Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã
giao kết mà không có lý do chính đáng là vi phạm luật cạnh tranh.
Căn cứ Điểm c Khoản 2 Đ27 LCT để xem hành vi đơn phương thya đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng
đã giao kết mà không có lý do chính đáng là vi phạm háp luật cạnh tranh thì chủ thể thực hiện
phải lạm dụng vị trí thống lĩnh độc quyền chứ không phải là lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị
trường.
54. Cạnh tranh là Luật hiến pháp của nền kinh tế thị trường
Sai. Hiến pháp là luật gốc, cạnh tranh là 1 hành vi không điều chỉnh quan hệ xã hội ( cả 2 chủ thể
không tương đồng, không thể so sánh)
55. Pháp luật cạnh tranh là linh hồn sống của nền kinh tế thị trường
Đúng. Nếu không có cạnh tranh thì thị trường không thể phát triển nên linh hồn sống của nền
kinh tế thị trường là cạnh tranh
56. Pháp luật cạnh tranh chủ yếu để nhằm bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp
Sai. Căn cứ K2 Điều 45 LCT 2018 chủ yếu bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
57. Thỏa thuận hạn chế về sản lượng giữa doanh nghiệp sản xuất bia và doanh nghiệp sản
xuất rượu là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Nhận định sai. Vì mặc dù có sự tính toán tác động trực tiếp và làm giảm số lượng ảnh hưởng đến
cán cân cung câu trên thị trường nhưng chủ thế một bên là doanh nghiệp sản xuất rượu và một
bên là sản xuất bia và cả 2 doanh nghiệp đều không cùng kinh doanh một mặt hàng nên không có
sự cạnh tranh và cũng không là thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Căn cứ khoản 4 điều 3 và điều 11
Luật Cạnh tranh 2018
58. Hành vi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh có mục đích nhằm đẩy
mạnh hoạt động nghiên cứu công nghệ, xuất khẩu hàng hóa không bị coi là thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh.
Nhận định sai, căn cứ theo khoản 11 Điều 11 Luật cạnh tranh 2018 quy định hành vi thỏa thuận
khác với các thỏa thuận được quy định từ khoản 1 đến khoản 10 Điều này nếu gây tác động hoặc
có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh cũng là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; Căn cứ
khoản 3 và khoản 4 Điều 12, thỏa thuận tại khoản 11 Điều 11 Luật cạnh tranh 2018 cũng bị cấm
nếu thỏa mãn điều kiện luật định
59. Tất cả các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều có thể được xem xét cho hưởng miễn trừ.
Nhận định sai.Cơ sở pháp lý: Điều 14 Luật Cạnh tranh 2018.
Vì không phải tất cả mà chỉ những hạn chế cạnh tranh được quy định tại Điều 14 Luật cạnh tranh
mới được hưởng sự miễn trừ này. Nếu có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng một trong các điều
kiện.
60. Các cơ quan hành chính Nhà nước không thuốc đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh
Sai. Theo Khoản 1 Điều 8 Luật cạnh tranh các trường hợp cơ quan NN thực hiện hành vi gây cản
trở cạnh tranh trên thị trường. Do đó các cơ quan hành chính Nhà nước thuộc đối tượng áp dụng
của LCT
Chương III
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ CẠNH TRANH
Mục 1. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ CẠNH TRANH
Điều 26. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về tập trung kinh tế và cạnh
tranh không lành mạnh
Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có các thẩm quyền sau đây:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền;
3. Áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung quy định tại các điểm a, b, c
khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
4. Áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, e,
h, i và k khoản 3 Điều 3 Nghị định này;
5. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy định tại điểm d
khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
Điều 27. Thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính về thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền
Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có các thẩm quyền sau đây:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền;
3. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 3
Nghị định này;
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, e, h, i và k
khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 28. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định
pháp luật về cạnh tranh khác
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh
vực cạnh tranh đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và 1.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền
phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm g khoản 3 Điều 3 Nghị định
này.
2. Chánh thanh tra Bộ Công Thương, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm b; điểm c khoản 2 Điều 3
Nghị định này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm g và điểm l khoản
3 Điều 3 Nghị định này.
3. Đối với hành vi quy định tại Điều 25 Nghị định này, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc
gia và Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2
Điều 3 Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị
định này;
đ) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp quy định tại điểm d
khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
Mục 2. THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ CẠNH TRANH
Điều 29. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về cạnh tranh
1. Thủ tục xử phạt hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng
vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền, tập trung kinh tế và cạnh tranh
không lành mạnh thực hiện theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
2. Thủ tục xử phạt hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác thực hiện theo
quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Trình tự, thủ tục áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả,
các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong xử lý hành vi vi
phạm hành chính về cạnh tranh áp dụng theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp
luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 30. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định
pháp luật về cạnh tranh khác
Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác quy định tại Mục 5
Chương II của Nghị định này, thanh tra viên, người được giao thực hiện chức năng thanh
tra chuyên ngành, Thủ trưởng cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Điều tra viên vụ việc
cạnh tranh, Thư ký phiên điều trần phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính.
Mục 3. THỦ TỤC THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VỤ VIỆC CẠNH TRANH,
QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH VỀ HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH PHÁP
LUẬT VỀ CẠNH TRANH KHÁC
Điều 31. Chấp hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định xử phạt hành
chính về hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác
1. Doanh nghiệp vi phạm phải chấp hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội
đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh và của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trong
thời hạn 15 ngày, kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác quy định tại Mục 5
Chương II của Nghị định này phải chấp hành quyết định xử phạt hành chính về hành vi vi
phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận
được quyết định xử phạt vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
Điều 32. Nơi nộp tiền phạt
Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền theo quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định xử
phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác phải nộp tiền
phạt tại Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định xử
phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
Điều 33. Thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
1. Hết thời hạn quy định tại Điều 31 của Nghị định này, tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm
không tự nguyện thi hành, không khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
theo quy định tại Điều 96 của Luật Cạnh tranh, bên được thi hành quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2
và khoản 3 Điều này tổ chức thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thuộc phạm vi
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó.
2. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
hoặc văn bản tương đương do mình đã cấp cho các doanh nghiệp vi phạm hành chính về
cạnh tranh theo yêu cầu của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Chủ tịch Ủy ban
Cạnh tranh Quốc gia trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
3. Các cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp buộc
cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, chia, tách doanh nghiệp đã
sáp nhập, hợp nhất hoặc buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua theo yêu cầu của Hội
đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trong quyết
định xử lý vụ việc cạnh tranh.
4. Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có trụ sở, nơi
cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành có trách nhiệm tổ chức thực hiện phần
quyết định liên quan đến tài sản của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo yêu cầu của
bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
( Đầu tiên xem xét có thị phần hay không . Nếu có thì xét điều 24 xem có thông lĩnh thị trường
hay không, nếu thống lĩnh thì áp dụng điều 27. Nếu không thì xem có độc quyền không, nếu
không thì xem có phải là thoả thuận hạn chế cạnh tranh không, nếu có thì áp dụng điều 11,12.
Nếu căn cứ Điều 11 thì phải căn cứ Điều 12)
1. A và B là hai doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế nhập khẩu tại Tp. HCM có thị phần
kết hợp trên thị trường liên quan là 32%, đã ký thỏa thuận hợp tác với nhau, trong đó có
điều khoản: (i) Thống nhất cùng tăng giá bán các mặt hàng lên 12% do giá đô la Mỹ tăng
cao; (ii) Thống nhất yêu cầu các đại lý của mình không được phân phối các thiết bị y tế do
các doanh nghiệp khác nhập khẩu.
=> Chủ thể : A và B
(i) Hạn chế cạnh tranh bị cấm vì đây là thỏa thận ấn định giá
Căn cứ pháp lý : K1 Đ11 Và K1 Đ12 LCT 2018
(ii) Hạn chế cạnh tranh bị cấm vì Thỏa thuận áp đặt điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác
Căn cứ pháp lý : K8 Đ11 Và K1 Đ12 LCT 2018
2. 20 ngân hàng thương mại có tổng thị phần 80% trên thị trường liên quan triển khai
chương trình thanh toán qua thẻ tín dụng tại Việt Nam đã ký thỏa thuận cho phép thực
hiện thanh toán liên ngân hàng khi khách hàng sử dụng thẻ của một ngân hàng thanh toán
vào tài khoản của ngân hàng khác. Thỏa thuận này còn bao gồm các điều khoản: (i) Thống
nhất mức phí giao dịch khi khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán liên ngân hàng; (ii) Yêu
cầu khách hàng là doanh nghiệp bán lẻ mua máy đọc thẻ từ nhà cung cấp X là nhà cung
cấp có uy tín và thị phần lớn nhất trên thị trường sản phẩm liên quan.
=> 20 ngân hàng thương mại có tổng thị phần 80% không được coi là doanh nghiệp được coi là
có vị trí thống lĩnh thị trường vì 20 ngân hàng này phải có tổng thị phần trên 85% mới được coi
là doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường Đd K2 Đ24 LCT 2018
(i) Hạn chế cạnh tranh bị cấm vì có hành vi thống nhất giá liên ngân hàng=> đây là hành vi thỏa
thận hạn chế cạnh tranh
Căn cứ pháp lý : K1 Đ11 Và K1 Đ12 LCT 2018
(ii) Hạn chế cạnh tranh bị cấm vì giữa 20 ngân hàng và doanh nghiệp có mối quan hệ với nhau
và có hành vi Thỏa thuận áp đặt mua, bán hàng hóa.
Căn cứ pháp lý : K8 Đ11 Và K1 Đ12 LCT 2018
3.Cuối tháng 5-2011, tại văn phòng Công ty Bảo Việt Khánh Hòa (ở Tp. Nha Trang), 12 đại
diện công ty và chi nhánh của các công ty bảo hiểm đã ký một “bản thỏa thuận” về bảo
hiểm học sinh năm học 2011-2012. Trong đó, cam kết thực hiện triển khai bảo hiểm học
sinh tại tỉnh Khánh Hòa với mức phí 80.000 đồng/năm/học sinh. Trước đó, mức phí bảo
hiểm năm học 2010-2011 là 60.000 đồng/năm/học sinh. Bản thỏa thuận này cũng cam kết
“trên tinh thần tôn trọng, hợp tác trong công việc, các bên cùng nhau cam kết thực hiện
đúng những nội dung đã nêu trên”.
Có vi phạm .vì có hành vi Thỏa thuận ấn định giá một cách trực tiếp.
Căn cứ pháp lý : K1 Đ11 Và K1 Đ12 LCT 2018
4.Ba công ty Zuellig (chuyên tiếp thị thuốc do công ty mẹ ở Singapore phân phối); Diethelm
(chuyên tiếp thị thuốc của Mỹ, châu Âu); Mega (chuyên tiếp thị thuốc của Thái Lan, Ấn
Độ) tuy không có chức năng phân phối thuốc tại Việt Nam nhưng đã hỗ trợ doanh nghiệp
Việt Nam nhập khẩu, phân phối trong tất cả các khâu của quá trình phân phối thuốc. Ba
công ty nêu trên đã có sự phân chia ngầm với nhau về thị trường và chủng loại thuốc phân
phối thể hiện qua danh mục sản phẩm thuốc chào bán của các hãng dược phẩm này không
bao giờ có sự trùng lặp, mà mỗi hãng đảm trách một nhóm mặt hàng. Một doanh nghiệp
nhập khẩu thuốc của Việt Nam đã nhập khẩu sản phẩm của của Diethelm thì không thể
nhập khẩu thuốc của Zuellig.
Chủ thể :công ty Zuellig ,Diethelm,Mega
Hành vi: Ba công ty nêu trên đã có sự phân chia ngầm với nhau về thị trường và chủng loại thuốc
phân phối thể hiện qua danh mục sản phẩm thuốc chào bán
Hậu quả : Một doanh nghiệp nhập khẩu thuốc của Việt Nam đã nhập khẩu sản phẩm của của
Diethelm thì không thể nhập khẩu thuốc của Zuellig.
Có vi phạm vì có hành vi Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ.
Căn cứ pháp lý : K2 Đ11 Và K1 Đ12 LCT 2018.
5. Công ty M có 40% thị phần trên thị trường phim nhựa nhập khẩu khi phân phối phim
cho các doanh nghiệp khác chiếu đã có hành vi: (i) Áp đặt chính sách Giá thuê phim tối
thiểu trên mỗi người xem là 25 nghìn đồng (sau thuế) (nghĩa là nếu rạp A bán mỗi vé với
giá dưới 50 nghìn đồng thì phần M hưởng là 25 nghìn/vé. Tuy nhiên, nếu giá vé là trên 50
nghìn đồng, M lại áp dụng tỷ lệ chia 50 - 50 như cũ); (ii) Buộc các doanh nghiệp này phải
thuê thêm phim khác kèm theo phim muốn thuê. (Ví dụ, muốn có phim Transformers -
một phim thuộc dạng “bom tấn”, thì phải lấy kèm phim Ice Age là một phim hoạt hình).
Chủ thể M chiếm 40% thị trường => có vị trí thống lĩnh thị trường (k1 Đ 24 LCT 2018)
(i) Hạn chế cạnh tranh bị cấm vì đây là hành vi áp đặt giá mua đối với khách hàng
Căn cứ pháp lý : Đb K1 Đ27 LCT 2018
(ii) Hạn chế cạnh tranh bị cấm vì đây là hành vi Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong
các giao dịch tương tự Buộc các doanh nghiệp này phải thuê thêm phim khác kèm theo phim
muốn thuê
Căn cứ pháp lý : Đd K1 Đ27 LCT 2018
6. Công ty A ký hợp đồng với các khách sạn, khu nghỉ dưỡng trong đó có điều khoản yêu
cầu các khách sạn, khu nghỉ dưỡng này không được nhận đơn đặt phòng của bất cứ công
ty du lịch nào khác ngoài Ánh Dương đối với du khách đến từ Nga, Ukraine và các nước
trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS).
Chủ thể : Cty A
Hành Vi : yêu cầu các khách sạn, khu nghỉ dưỡng này không được nhận đơn đặt phòng của bất
cứ công ty du lịch nào khác ngoài Ánh Dương
Hậu quả : Kiềm hãm các doanh nghiệp khác tham gia thị trường.
Hạn chế cạnh tranh bị cấm vì đây là hành vi Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh
nghiệp khác tham gia thị trường
Căn cứ pháp lý : K5 Đ11,K2 Đ12, Đb K1 Đ13 LCT 2018
7. 3 doanh nghiệp gồm Viettel, MobiFone và VinaPhone có vị trí thống lĩnh trên thị trường
dịch vụ dữ liệu 3G đồng loạt điều chỉnh tăng cước 3G (cá biệt có gói cước tăng 40%) dựa
trên cơ sở được phê duyệt bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
=> không vi phạm . LCT

Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 34. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2019.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2014 của
Chính phủ quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
cạnh tranh, trừ quy định tại Điều 36 (đã được sửa đổi, bổ sung theo khoản 1 Điều 1 Nghị
định số 141/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của các Nghị định quy định xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh
doanh theo phương thức đa cấp).
Điều 35. Điều khoản chuyển tiếp
Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 101, Điều 102 và Điều 103 Nghị định số
185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP
ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng và Nghị định số 141/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018
của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử lý vi
phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp) có quyền xử phạt
vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điều 36 Nghị định số 71/2014/NĐ-
CP ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh (đã được sửa đổi, bổ sung theo khoản 1 Điều
1 Nghị định số 141/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của các Nghị định quy định xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động
kinh doanh theo phương thức đa cấp) cho đến khi có quy định sửa đổi, bổ sung, thay thế.
Điều 36. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành
Nghị định này./.
 
TM. CHÍNH PHỦ
Nơi nhận: THỦ TƯỚNG
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực Nguyễn Xuân Phúc
thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của
Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc
hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg,
TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2).

You might also like