You are on page 1of 4

Họ và tên: Đặng Quang Huy

Mã SV: 21A4030279
Nhóm lớp: 01

BÀI 4.
Công ty A là công ty duy nhất có quyền cung cấp xăng máy bay trên các sân bay
Việt Nam. Do giá xăng dầu quốc tế tăng, công ty A yêu cầu hãng hàng không B
chấp nhận tăng giá bán so với giá trong hợp đồng đã ký trước đó. Hãng hàng
không B không đồng ý với lý do công ty A không áp dụng giá đó cho công ty C.
Sau đó công ty A đột ngột ngừng cấp xăng cho hãng hàng không B khiến toàn bộ
các chuyến bay của hãng hàng không B không thực hiện được.
1. Công ty A có vi phạm pháp luật cạnh tranh không? Tại sao?
Công ty A có vi phạm pháp luật cạnh tranh với hành vi
- A lợi dụng vị thế độc quyền yêu cầu tăng giá cho B mà không tăng giá cho C.
Đây là hành vi Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch
tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham
gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác ( Điểm d khoản 1 điều
27 luật cạnh tranh 2018)
- A đột ngột ngừng cấp xăng cho hãng B khiến toàn bộ chuyến bay của B không
thực hiện được. Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị
trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây
ra thiệt hại cho khách hàng( điều 27, khoản 1, điểm c)

2. Nếu có vi phạm, hãy chỉ ra hình thức xử lý đối với vi phạm này?

Theo điều 9, khoản 1 NĐ 75-2019 NĐ CP doanh nghiệp A có thể phải chịu hình phạt:
1.Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài
chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí độc
quyền ( điều 9 NĐ 75/2019) với hành vi :
- Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến
hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị
trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác
- Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự
phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho
khách hàng( ( điều 9, khoản 1, điểm a)
2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện
hành vi vi phạm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí độc quyền;
d) Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
đ) Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng, hợp đồng đã thay đổi hoặc hủy bỏ mà
không có lý do chính đáng

BÀI 5.
Ngày 10/8/2019, Tập đoàn A, có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, chuyên kinh
doanh các sản phẩm y tế - vệ sinh đã quyết định mua lại toàn bộ cổ phiếu của
Công ty cổ phần B nhằm mở rộng thị trường tại khu vực miền Bắc. Công ty cổ
phần B đóng tại Khu công nghiệp Vĩnh Tuy, Hà Nội, chuyên về các sản phẩm
giấy vệ sinh cho trẻ sơ sinh và bỉm giấy cho trẻ em. Công ty B đang kinh doanh
gặp khó khăn, không có khả năng trả các khoản nợ cho các ngân hàng và các đối
tác nên A quyết định mua lại B nhằm mở rộng thị phần tại khu vực miền Bắc.
Tập đoàn A đang đứng đầu Việt Nam với 30% thị phần bỉm giấy và 30% giấy vệ
sinh cho trẻ sơ sinh nhưng hiện chưa khai thác thị trường miền Bắc. Trong khi
đó, doanh thu hàng năm của B vào khoảng 64 triệu USD, chiếm 30% thị phần
bỉm giấy và 50% thị phần giấy vệ sinh cho trẻ sơ sinh tại miền Bắc và chiếm 15%
thị phần bỉm giấy và 35% thị phần giấy vệ sinh cho trẻ sơ sinh tại Việt Nam.
Tháng 2/2020, cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền đã ra quyết định điều
tra việc Tập đoàn A mua lại công ty B.
1. Việc tập đoàn A mua lại B có vi phạm Luật Cạnh tranh không? Biết rằng trong
vụ việc này yếu tố duy nhất để đánh giá tác động hạn chế cạnh tranh là thị phần,
cấm tập trung kinh tế khi thị phần kết hợp từ 50% trở lên trên thị trường liên quan
Nếu A thu mua B

Đầu tiên ta cần xác định thị trường liên quan ( Điều 9, khoản 1-Luật Cạnh Tranh
2018) Doanh nghiệp A có vị trí thống lĩnh thị trường( 30% thị phần bỉm sữa + 30% thị
phần giấy vệ sinh cho trẻ sơ sinh) theo khoản 1 điều 24 Luật cạnh tranh 2018.
Theo bài ra thị trường liên quan là thị trường bỉm giấy và giấy vệ sinh cho trẻ sơ sinh
tại Việt Nam ( Với A: 30% thị phần bỉm giấy và 30% giấy vệ sinh cho trẻ sơ sinh tại
VN , B: 15% thị phần bỉm giấy và 35% thị phần giấy vệ sinh cho trẻ sơ sinh tại Việt
Nam.)
Nếu A mua lại B thì thị phần của A là: 30%+15%=45% thị phần trong thị trường bỉm
giấy và 30%+35%=65% thị phần trong thị trường giấy vệ sinh cho trẻ em
Hay sau khi kết hợp thị phần của A là 45% thị phần bỉm giấy, 65% thị phần giấy vệ
sinh cho trẻ tại VN
Như vậy xét thị phần giấy vệ sinh của A =65% >50% nên có thể coi A đã bị vi phạm
vào cấm tập trung kinh tế. ( điểm c, khoản 1, điều 29 và điều 30- Luật cạnh tranh
2018)
2. Hãy tư vấn cho Tập đoàn A giải pháp để mua lại công ty B một cách hợp pháp
dưới góc độ Luật Cạnh tranh?

Theo khoản 2 điều 12 Nghị định 75/2019/NĐ- CP QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT


HÀNH CHÍNH:
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản mà doanh nghiệp đã mua;
b) Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn nhất
định về giá mua, giá bán hàng
hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp mua
lại.

BÀI 6.
Trên thị trường thuốc an thần tại Việt Nam, hiện có 3 doanh nghiệp lớn đang
hoạt động là: A, B, C (dù mẫu mã, chủng loại... có khác nhau nhưng khi xem xét
thì chúng có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả). Thị
phần của từng doanh nghiệp lần lượt là: A (65%), B (20%), C (15%).\

1. Trong quảng cáo của A được đăng tải trên kênh VTV3 của Đài truyền hình Việt
Nam, ngoài việc giới thiệu về sản phẩm của mình, quảng cáo còn đưa ra 1 thông
tin, đó là: “Thuốc an thần của B và C có chứa hóa chất gây độc hại” (thông tin này
sau đó được xác định là không đúng sự thực). Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ
đến hoạt động kinh doanh của B và C. Hỏi: Hãy xác định hành vi vi phạm pháp
luật cạnh tranh của A? Nêu hình thức xử lý đối với hành vi này?

Thị trường liên quan là thuốc an thần tại Việt Nam ( điều 9, khoản 1-Luật cạnh tranh
2018)
A có hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi cố tình đưa thông tin sai lệch về sản
phẩm của B, C. Hành vi này được quy định tại khoản 3 điều 45 Luật cạnh tranh 2018:
Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc
gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy
tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
- Hình thức xử lý với hành vi trên: căn cứ theo điều 18, NĐ 75/2019-NĐCP
Điều 18. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp
thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách gián tiếp đưa thông tin
không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính
hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
2. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp
thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa thông tin
không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính
hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
3. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với hành vi
vi phạm tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực
hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi
phạm hành chính về cạnh tranh; b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực
hiện hành vi vi phạm.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính công khai

2. Theo cơ quan quản lý cạnh tranh, tháng 3/2020, A và B cùng có hành vi hạn chế
hoặc tạm dừng sản xuất thuốc mặc dù không có biến động trên thị trường, làm cho
giá thuốc trên thị trường tăng cao. Hỏi: Dưới vai trò là cơ quan quản lý cạnh
tranh, trường hợp này có thể nghi ngờ A và B có vi phạm gì? Cơ quan quản lý
cạnh tranh cần phải chỉ ra những vấn đề gì khi muốn chứng minh vi phạm đó?

A,B có vi phạm: Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường gây thiệt hại cho khách hàng
Các vấn đề chứng minh vi phạm:
- Đầu tiên xét A,B có tổng thị phần thị trường liên quan của A,B là 85%> 50%
thị trường liên quan. Từ hành vi này có thể thấy A,B là nhóm DN có vị trí
thống lĩnh thị trường thuốc an thần ( Theo điểm a khoản 2 điều 24 Luật cạnh
tranh 2018)
- Xét A,B cùng có hành vi hạn hạn chế hoặc tạm dừng sản xuất thuốc mặc dù
không có biến động trên thị trường.Hành vi này bị cấm căn cứ theo điểm c
khoản 1 điều 27 Luật cạnh tranh 2018: “ Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa,
dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra
hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng”

You might also like