You are on page 1of 4

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

–—˜™()˜™–—

Luật Kinh Doanh

Nhóm 8
Chủ đề: phân tích các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định
của luật cạnh tranh.

A. Khái niệm
 Cạnh tranh không lành mạnh (unfair competition) là thuật ngữ sử dụng
trong lĩnh vực pháp luật cạnh tranh để chỉ các hành vi không công bằng
và không trung thực mà một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân thực
hiện để xây dựng lợi thế không công bằng và gây ảnh hưởng tiêu cực
đến các đối thủ cạnh tranh hoặc sự cạnh tranh tổng thể trên thị trường.

B. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Luật cạnh tranh (Quy định tại
Đ.45 Luật canh tranh năm 2018)

1. Xâm phạm thông tin bí mật kinh doanh


 Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại
các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó.
 Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép
của chủ sở hữu thông tin đó
VD: một số doanh nghiệp sử dụng thủ thuật hack truy cập vào các doanh
nghiệp để ăn cắp thông tin.

2. Ép buộc trong kinh doanh


 Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng
hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng
giao dịch với doanh nghiệp đó
VD: Công ty A đã có một thỏa thuận hợp tác lâu dài với công ty B và dựa
vào các linh kiện cung cấp từ công ty B để sản xuất sản phẩm của mình.
Tuy nhiên, công ty A muốn giảm chi phí và tìm kiếm nhà cung cấp linh
kiện khác. Thay vì thông qua việc thương lượng hợp tác mới hoặc chấm
dứt hợp tác hiện tại một cách công bằng, công ty A sử dụng hành vi ép
buộc để đạt được mục tiêu của mình.
3. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác
 Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách
trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp
gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp đó
 Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực
tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp
pháp của doanh nghiệp đó.
VD: Công ty A lan truyền thông tin không trung thực rằng sản phẩm của
công ty B không an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Họ có thể tung ra
tin đồn hoặc lan truyền thông tin giả mạo qua mạng xã hội, quảng cáo hoặc
các phương tiện truyền thông khác với mục tiêu tạo ra sự hoang mang và lo
ngại trong cộng đồng.Gây rối loạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
khác

4. Lôi kéo khách hành bất chính


 Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn :
Thông tin gian dối có thể hiểu là thông tin có nội dung sai lệch so với
thực tế khách quan, từ đó lừa dối người tiêu dung.
Thông tin gây nhầm lẫn có thể không sai, nhưng nội dung không đầy đủ,
không rõ ràng hoặc bỏ sót, từ đó tạo sự hiểu lầm cho người tiêu
dùngCác dạng thông tin gian dối, gây nhầm lẫn: Thông tin về doanh
nghiệp: có thể về uy tin, năng lực của doanh nghiệp; Thông tin về hàng
hoá sản phẩm của doanh nghiệp đó...
 So sánh thiếu căn cứ:
Luật cạnh tranh năm 2018, không còn quy định cấm tuyệt đối hành vi so
sánh trực tiếp giữa các doanh nghiệp, mà chỉ cấm việc so sánh thiếu căn
cử, có nghĩa là người đưa ra thông tin không thể chứng minh nội dung
so sánh.
5. Định giá tính sai giá bán
 Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có
khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng
hóa, dịch vụ đó.
VD: Giả sử công ty X là một nhà sản xuất và bán lẻ giày dép. Họ quyết định
định giá một đôi giày mới ra mắt với giá 200 đô la.Thay vì duy trì giá bán
ban đầu của 200 đô la, công ty X quyết định tính sai giá bán và nâng giá lên
thành 300 đô la mà không có bất kỳ cơ sở hoặc sự thay đổi chất lượng nào
để biện minh cho việc tăng giá này.

You might also like