You are on page 1of 4

VÍ DỤ VỀ VI PHẠM QUY LUẬT ĐỒNG NHẤT

VD1: Doanh nghiệp A sử dụng doanh số bán hàng để đánh giá hiệu quả của nhân viên
marketing, mặc dù công việc của họ bao gồm nhiều hoạt động khác như xây dựng thương
hiệu, phát triển chiến lược marketing,…
=> Doanh nghiệp vi phạm quy luật Đồng nhất vì đồng nhất hoá doanh số bán hàng và
hiệu quả marketing dẫn đến đánh giá nhân viên không chính xác.
VÍ DỤ VỀ VI PHẠM QUY LUẬT KHÔNG MÂU THUẪN
VD2: Công ty C lập kế hoạch kinh doanh
+ Mục tiêu: Tăng doanh thu 20% trong năm nay
+ chiến lược: Giảm giá sản phẩm 10% để thu hút khách hàng
+ Hành động: Tăng chi phí quảng cáo dể tiếp cận nhiều khách hàng hơn:
=> Công ty C vi phạm quy luật Mâu thuẫn vì: Giảm giá sản phẩm sẽ làm giảm lợi nhuận
và tăng chi phí quảng cáo lại làm tăng giá sản phẩm. Do đó, mục tiêu tăng doanh thu 20%
có thể khó đạt được với những chiến lược và hành động mâu thẫn này
VÍ DỤ VỀ TUÂN THỦ QUY LUẬT KHÔNG MÂU THUẪN
VD3: Công ty C lập kế hoạch kinh doanh:
+ Mục tiêu: tăng doanh thu 20% trong năm nay.
+ Chiến lược: mở rộng thị trường sang khu vực mới, phát triển sản phẩm mới, tăng cường
hoạt động marketing, nghiên cứu thị trường kĩ lưỡng.
=> Các chiến lược này không mâu thuẫn với nhau, mà hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục
tiêu tăng doanh thu
VÍ DỤ VỀ VI PHẠM QUY LUẬT LÝ DO ĐẦY ĐỦ
VD4: Ông Nguyễn Văn A nghe lời bạn mình rằng hiện nay các nhà đầu tư đang đổ xô đi
mua đất và khả năng đầu tư bất động sản sẽ tăng giá là rất cao. Để hốt bạc ông Nguyễn
văn A quyết định bỏ hết số tiền của mình dầu tư vào thị trường bất động sản.
=> Ông A vi phạm quy luật Lý do đầy đủ của tư duy vì chỉ nghe qua lời bạn mình mà
không có căn cứ đầy đủ.
VÍ DỤ VỀ TUÂN THỦ QUY LUẬT LÝ DO ĐẦY ĐỦ
VD5: Luật sư A đang tư vấn cho khách hàng của mình :
“ Ông nên đăng kí thành lập công ty cổ phần nếu như ông muốn phát hành cổ phần thay
vì công ty Trách nhiệm hữu hạn vì công ty TNHH không được phát hành cổ phần. Căn
cứ theo khoản 3 điều 46 luật doanh nghiệp sửa đổi bổ sung 2022”
=> Ông A tuân thủ quy luật Lý do đầy đủ của tư duy vì ông có đầy đủ lí do làm căn cứ
cho tính đúng của lời nói.
VÍ DỤ VỀ VI PHẠM QUY LUẬT TRIỆT TAM
VD6: A hỏi B “ Học quản trị kinh doanh sau này sẽ trở thành doanh nhân đúng hông ?”
B trả lời: “ hên xui thôi”
=> B vi phạm quy luật Triệt tam vì câu hỏi chỉ có đúng hoặc sai chứ không có câu trả lời
lưng chừng.
VÍ DỤ VỀ TUÂN THỦ QUY LUẬT TRIỆT TAM
VD7: A hỏi B “ Anh có muốn đầu tư vào dự án kinh doanh này của chúng tôi không?”. B
trả lời “ Có chứ, tôi rất thích dự án này”
=> B tuân thủ quy luật Triệt tam vì câu trả lời rõ ràng , không có giá trị thứ ba nào khác.
VÍ DỤ VỀ TUÂN THỦ QUY LUẬT ĐỒNG NHẤT
VD8: A nói rằng “ Trước đây công ty B là 1 trong những công ty vững mạnh nhất ở VN,
còn bây giờ công ty đó đang trên bờ vực phá sản không thể cứu vớt"
=> A không vi phạm quy luật Đồng nhất, vì nói đến đối tượng (công ty B) ở hai thời
điểm khác nhau
VÍ DỤ VỀ VI PHẠM QUY LUẬT KHÔNG MÂU THUẪN
VD9: A và B đang bàn luận về ngành Quản trị kinh doanh
A: Bạn có nghĩ rằng học Quản trị kinh doanh sau này ra trường có dễ kiếm việc làm
không?
B: Có chứ
A: Bạn chắc không?
B: Không, vì ngành này tỉ lệ cạnh tranh cao.
=> Trong trường hợp này, hai lần phát biểu của B mâu thuẫn với nhau. B vi phạm quy
luật Không mâu thuẫn.
VÍ DỤ VỀ VI PHẠM QUY LUẬT LÝ DO ĐẦY ĐỦ.
VD10: A là một nhân viên giỏi có tiềm năng trong công ty. Giám đốc nhân sự B lo sợ
vào một ngày nào đó A sẽ chiếm được vị trí của mình nên đã vô cớ ra quyết định đuổi
việc A. Khi A hỏi "tại sao giám đốc lại sa thải tôi ?" thì giám đốc trả lời "Tôi cảm thấy
anh làm việc không tốt, có thể làm ảnh hưởng đến doanh thu của công ty"
=> Giám đốc B vi phạm quy luật Lý do đầy đủ, vì đưa ra quyết định chỉ dựa trên cảm
tính của cá nhân mà không có đầy đủ lý do làm căn cứ cho tính đúng quyết định của anh
ta.
VÍ DỤ VỀ VI PHẠM QUY LUẬT TRIỆT TAM
VD11: Trong vụ án Vạn Thịnh Phát, khi bà Trương Mỹ Lan được luật sư hỏi về nhóm
nhà đầu tư là 5 pháp nhân người nước ngoài, bà đã khai rằng “không nhớ”. Hay khi được
truy hỏi có phải đã thưởng cho cựu chủ tịch SCB 20 tỷ không, bà thừa nhận nhưng không
nhớ là 2 tỷ hay 20 tỷ
=> Bà Lan vi phạm quy luật Triệt tam vì câu trả lời chỉ có thể hoặc có hoặc khong chứ
không có giá trị thứ ba nào khác
VÍ DỤ VỀ VI PHẠM QUY LUẬT KHÔNG MÂU THUẪN
VD12: Một trang web tuyên bố rằng họ sẽ tôn trọng sự riêng tư của người dùng và
không tiết lộ thông tin cá nhân với bất kỳ bên thứ ba nào. Tuy nhiên, sau đó, người dùng
phát hiện rằng trang web này đã bán thông tin cá nhân của họ cho các công ty quảng cáo
mà không được sự cho phép. Hành động này không chỉ mâu thuẫn với tuyên bố ban đầu
mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng về uy tín và hình ảnh của công ty.
=> Trang web này vi phạm quy luật không mâu thuẫn vì làm trái với lời tuyên bố.
VD13: Một công ty sản xuất thiết bị điện tử quảng cáo rằng sản phẩm đồng hồ thông
minh của họ có thời lượng pin kéo dài và hiệu suất cao. Tuy nhiên, sau khi người dùng
thử nghiệm, được phát hiện rằng thời lượng pin không đạt được như quảng cáo và hiệu
suất của đồng hồ thông minh không ổn định. Sự không nhất quán giữa quảng cáo và hiện
thực có thể dẫn đến sự thất vọng của khách hàng và giảm uy tín thương hiệu.
=>Công ty vi phạm quy luật không mâu thuẫn vì chất lượng sản phẩm không đúng với
quảng cáo.
VD14: Một nhà hàng nổi tiếng đăng bài quảng cáo tự tin về chất lượng phục vụ chuyên
nghiệp và thân thiện, nhưng khi khách hàng đến họ gặp phải nhân viên thiếu niềm nở và
khó chịu với khách hàng
=> Nhà hàng vi phạm quy luật không mâu thuẫn vì quảng cáo sai thực tế
VÍ DỤ VI PHẠM QUY LUẬT TRIỆT TAM
VD15: Gia đình bà Ngân kinh doanh quán chè do ông bà để lại, quán đã hoạt động được
40 năm nhưng chưa làm giấy phép hộ kinh doanh. Một hôm bộ thanh tra có trách nhiệm
kiểm tra giấy phép kinh doanh của các hộ gia đình, thanh tra hỏi:
-Gia đình bà có làm giấy phép kinh doanh chưa?
Bà Ngân nói:
-Quán chè này tôi được ba mẹ để lại, đã làm được 40 năm.
=> Bà Ngân vi phạm quy luật triệt tam vì không trả lời có hay không mà trả lời mập mờ.
VÍ DỤ TUÂN THỦ QUY LUẬT TRIỆT TAM
VD16: Anh Hải:”Tôi nhận thấy thị trường ở Trung Quốc là một thị trường béo bở, anh có
muốn cùng tôi hợp tác kinh doanh không?”
Anh Tiến:”Được, chúng ta cùng hợp tác làm ăn đi”
=>Anh Tiến tuân thủ quy luật triệt tam vì trả lời câu trả lời rõ ràng, không có giá trị thứ
ba
VÍ DỤ VI PHẠM QUY LUẬT LÝ DO ĐẦY ĐỦ
VD17: Bà Hà kinh doanh một quán phở đã được 10 năm, đang kinh doanh ổn định thì 1
tháng sau ông Bảo mở quán phở đối diện để cạnh tranh với bà Hà, dần dần quán của ông
đông khách hơn, mọi người đồn đại do ông có công thức bí truyền, bà Hà nghe được bực
tức nói “Hừ! Chắc chắn ông ta bắt chước cách nấu của tôi rồi thêm mắm dặm muối chứ
công thức bí truyền cái gì!”
=>Bà Hà vi phạm quy luật lý do đầy đủ vì lời nói của bà không có căn cứ.

You might also like