You are on page 1of 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI 1:
PHÂN TÍCH KHOẢN 1 ĐẾN KHOẢN 4 ĐIỀU 45 LUẬT
CẠNH TRANH 2018.

MÔN: LUẬT CẠNH TRANH


GIẢNG VIÊN: TS. PHẠM TRÍ HÙNG
KHOA: QUẢN TRỊ
THỰC HIỆN: NHÓM 2
LỚP: QTKD46.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2022.


MỤC LỤC
I. ĐIỂM SỬA ĐỔI BỔ SUNG....................................................................3

II. ĐIỀU 45: Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm...............3
a. Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các
biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó.................................................................4

A. Khoản 1: Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh......................................3

b. Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của
chủ sở hữu thông tin đó............................................................................................................4

B. Khoản 2: Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng
hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh
nghiệp đó. ………………………………………………………………………………………………………………………………..8

Đặc trưng:.......................................................................................................................8

C. Khoản 3: Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng
cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh
hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
đó…………………………………………………………………………………………………………………………………………...10

- Giải thích điều khoản:............................................................................................10

D. Khoản 4: Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực
tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh
nghiệp đó. ………………………………………………………………………………………………………………………………11

Ví dụ:.............................................................................................................................15

THÀNH VIÊN NHÓM 2...............................................................................16

THE END.......................................................................................................17
I. ĐIỂM SỬA ĐỔI BỔ SUNG
- LCT 2018 không đặt tên các hành vi CTKLM như LCT 2004.
Các trường hợp gọi tên này là dựa theo Điều 45 LCT 2018 để tạm gọi các hành
vi dưới các tên khác nhau.
- LCT 2004 do sử dụng các điều luật khác nhau để điều chỉnh cho từng hành vi
nên luật này đã gọi tên các trường hợp cụ thể.
- LCT 2018 đã lược bỏ 1 số hành vi CTKLM do việc trùng lặp với các quy
định của luật khác hoặc những hành vi không phù hợp hành vi dạng vi phạm.

II. ĐIỀU 45: Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
A. Khoản 1: Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh
Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh là hành vi tìm cách tiếp cận, thu
thập, tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác để
phá hoại hoặc để lợi dụng, mang lại lợi ích cho mình.
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018, hành vi cạnh tranh
không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung
thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại
hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
Đối tượng đặc trưng của hành vi này là thông tin bí mật trong kinh doanh. Bí
mật kinh doanh theo định nghĩa tại Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có đặc điểm:
+ Không phải là hiểu biết thông thường.
+ Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho
người nắm giữ thông tin đó có lợi thế.
+ Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết.
Cách thức thực hiện xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh là tiếp cận,
thu thập thông tin và tiết lộ, sử dụng thông tin. Ngoài ra, đặc trưng nổi bật nhất của
hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh là chứng minh yếu tố không
được phép của chủ sở hữu thông tin.
 Trường hợp này được thể hiện cụ thể dưới các hình thức sau đây:
a. Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách
chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó.
Đây là dạng xâm phạm bí mật kinh doanh điển hình, khi bên vi phạm chủ động
tiếp cận, thu thập thông tin bằng cách phá vỡ lại các biện pháp bảo mật của người có
bí mật. Pháp luật cạnh tranh nghiêm cấm việc tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí
mật kinh doanh mà không được sự đồng ý của người sở hữu bí mật kinh doanh đó.
- Ví dụ: hành vi truy cập một cách trái phép vào hệ thống mà nguồn (máy tính)
lưu trữ bí mật kinh doanh thuộc sở hữu của một doanh nghiệp khác.
Điều 45: Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
Khoản 1: Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh
Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh là hành vi tìm cách tiếp cận, thu
thập, tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác để
phá hoại hoặc để lợi dụng, mang lại lợi ích cho mình
Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018, hành vi cạnh tranh
không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung
thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại
hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
Đối tượng đặc trưng của hành vi này là thông tin bí mật trong kinh doanh. Bí
mật kinh doanh theo định nghĩa tại Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có đặc điểm:
không phải là hiểu biết thông thường; có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi
được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế; được chủ sở hữu bảo
mật bằng các biện pháp cần thiết
Cách thức thực hiện xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh là tiếp cận,
thu thập thông tin và tiết lộ, sử dụng thông tin. Ngoài ra, đặc trưng nổi bật nhất của
hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh là chứng minh yếu tố không
được phép của chủ sở hữu thông tin.
Trường hợp này được thể hiện cụ thể dưới các hình thức sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại
các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó.
Phân tích: Đây là dạng xâm phạm bí mật kinh doanh điển hình, khi bên vi
phạm chủ động tiếp cận, thu thập thông tin bằng cách phá vỡ lại các biện pháp bảo
mật của người có bí mật. Pháp luật cạnh tranh nghiêm cấm việc tiếp cận, thu thập
thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được sự đồng ý của người sở hữu bí
mật kinh doanh đó.
Ví dụ: Hành vi truy cập một cách trái phép vào hệ thống mà nguồn (máy tính)
lưu trữ bí mật kinh doanh thuộc sở hữu của một doanh nghiệp khác.
Tình huống về Điểm a: Công ty K có công thức độc quyền sản xuất đồ ăn
dành cho động vật. Đối với công thức độc quyền này chỉ có những người ở vị trí
quản lý, phụ trách chính các khâu nhập nguyên liệu mới biết rõ nhất và những thông
tin này được bảo mật tuyệt đối.Để lấy cắp công thức sản xuất đồ ăn dành cho động
vật của công ty K, công ty H (kinh doanh đồ ăn cho động vật cũng là đối thủ cạnh
tranh của công ty K)đã cử chị C sang công ty K xin vào làm công nhân để đánh cắp
thông tin. Sau một thời gian làm việc, chị K cố tình làm thân với anh N là quản lý tại
công ty K, chịu trách nhiệm chính trong khâu nhập hàng. Ban đầu, anh N còn khá đề
phòng nhưng thông qua thời gian nói chuyện lâu dài, anh N có nảy sinh tình cảm và
tiết lộ bí mật cho chị K mà không biết chị là gián điệp của công ty. Sau khi có được
sự tin tưởng của anh N, chị K đã thuận lợi lấy được thông tin công thức độc quyền
cho công ty H. Công ty H đã sử dụng công thức đó để sản xuất sản phẩm trong chiến
lược kinh doanh mới. Với chiến lược marketing và có được công thức độc quyền
này đã thu hút nhiều lượng khách hàng mua sản phẩm,cũng vì vậy mà doanh thu và
số lượng hàng bán ra của công ty K đã giảm nhanh chóng.Vậy hành vi nêu trên của
công ty H có phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm theo Luật Cạnh
tranh năm 2018 không?
Chủ thể thực hiện hành vi: Công ty H
Hành vi: Công ty H cho chị C tiếp cận, thu thập bí mật kinh doanh của công
Ty K
Phương thức vi phạm: Gián tiếp
Hậu quả:
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh tranh quy định cấm xâm phạm thông
tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây: Tiếp cận, thu thập thông tin
bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở
hữu thông tin đó.
Công ty H đã có hành vi cho chị C tiếp cận, thu thập bí mật kinh doanh của
công ty K mà công ty K không hề biết.Và đã gây thiệt hại cho công ty K là giảm
doanh thu và lượng hàng hóa bán ra.
Như vậy, hành vi của công ty H đã thực hiện hành vi cạnh tranh không lành
mạnh bị cấm theo điểm a khoản 1 điều 45 Luật Cạnh Tranh 2018.
Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép
của chủ sở hữu thông tin đó.
Phân tích: Dạng hành vi này chủ yếu hướng đến các đối tượng thứ ba, không
trực tiếp chiếm đoạt bí mật kinh doanh từ chủ sở hữu hay người nắm giữ hợp pháp
bí mật nhưng có thể tiếp nhận từ người trực tiếp chiếm đoạt, những người thứ ba
khác hoặc từ các nguồn công khai sau khi bí mật đã được bộc lộ. Kể cả trong trường
hợp người này tiếp nhận thông tin một cách ngay tình, pháp luật cũng không cho
phép họ tiếp tục sử dụng hay lưu truyền thông tin cho người khác.
Tình huống về Điểm b: Công ty A sở hữu độc quyền công thức pha chế nước
giải khát tạo nên hương vị thơm ngon đặc biệt. Năm 2020, công ty thuê anh H vào
làm quản đốc phân xưởng sản xuất. Qua thời gian làm việc, anh H đã tìm hiểu và thu
thập được thông tin về công thức trên (công thức này được công ty A bảo mật). Năm
2022, H xin nghỉ việc và được nhận vào công ty B là đối thủ cạnh tranh của công ty
A. Anh H đã cung cấp công thức pha chế nước giải khát đã biết của mình cho công
ty B. Công ty đã sử dụng công thức pha chế nước giải khát đó của Công ty A để áp
dụng cho chiến dịch kinh doanh mới của mình.Song với đó đã làm giảm doanh thu
và lượng hàng hóa bán ra của công ty A.Vậy, anh H có hành vi tiết lộ thông tin
thuộc bí mật kinh doanh của công ty A hay không? Và công ty B có hành vi sử dụng
thông tin công thức bí mật của công ty A hay không?
Chủ thể thực hiện hành vi: Anh H, Công ty B
Hành vi: Anh H tiết lộ thông tin của Công ty A cho Công ty B. Công ty B sử
dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh của Công ty A.
Phương thức vi phạm: Gián tiếp
Hậu quả:
Theo Điểm b Khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh tranh quy định cấm xâm phạm thông
tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây: Tiết lộ, sử dụng thông tin bí
mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
Anh H đã có hành vi tiết lộ thông tin cho Công ty B, Công ty B sử dụng thông
tin thuộc bí mật kinh doanh.Đã gây thiệt hại cho công ty A là giảm doanh hu và số
lượng hàng hóa bán ra.
Như vậy, hành vi của anh H đã thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh
bị cấm theo điểm b khoản 1 điều 45 LCT 2018.
Giải thích: Anh H có hành vi tiết lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của
công ty A. Công ty B sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh của Công ty A.
Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau mà không cần
đăng ký:
“1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được.
2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh
doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh
đó.
3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh
doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.”
Công ty A sở hữu độc quyền công thức pha chế nước giải khát tạo nên hương
vị thơm ngon đặc biệt thì công thức pha chế nước giải khát đó có thể được bảo hộ
dưới dạng bí mật kinh doanh.
Theo Điểm b khoản 1 Điều 45 Luật cạnh tranh 2018 quy định các hành vi bị
coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:
Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của
chủ sở hữu thông tin đó.
Như vậy, nếu anh H từng làm việc cho Công ty A và đã thu thập thông tin bí
mật kinh doanh của Công ty A, đồng thời tiết lộ cho Công ty B để Công ty B sử
dụng, sản xuất sản phẩm tương tự hoặc thực hiện các hành vi tại Khoản 1 Điều 45
Luật cạnh tranh 2018 nêu trên thì anh H và Công ty B có dấu hiệu xâm phạm thông
tin bí mật trong kinh doanh của Công ty A. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của công ty A.
B. Khoản 2: Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh
nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch
hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
Đặc trưng:
+ Về cách thức vi phạm, doanh nghiệp vi phạm thực hiện việc tác động vào
khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác mà không phải là tác động
vào doanh nghiệp cạnh tranh trực diện với mình.
+ Hành vi khách quan là đe dọa hoặc cưỡng ép (thể hiện tính bạo lực, côn đồ,
quyền tự do ý chí không được tôn trọng).
+ Mục đích trực tiếp của doanh nghiệp vi phạm là buộc đối tác kinh doanh của
doanh nghiệp khác không giao dịch hoặc ngưng giao dịch với doanh nghiệp đó.
Ví dụ: quán cơm từ chủ thể kinh doanh sử dụng phương tiện bạo lực người xã
hội đen buộc những người đi xe sử dụng dịch vụ quán cơm không cho giao dịch với
quán cơm khác (nhưng người giang hồ không thuộc đối tượng điều chỉnh LCT và
không thuộc đối tượng chủ thể của hành vi cạnh tranh không lành mạnh nên không
vi phạm).
Tình huống 1: Công ty sản xuất bia Sài Gòn ( Công ty A ) được thành lập và đi
vào hoạt động đúng theo quy định của pháp luật. Sau 7 năm hoạt động thì thị phần
của công ty trên thị trường liên quan chiếm 51%. Để thực hiện kế hoạch kinh doanh
của doanh nghiệp, Ban giám đốc công ty đã ra quyết định thiết lập mạng lưới phân
phối độc quyền trên toàn khu vực Đông Nam Bộ bằng cách ký kết các hợp đồng đại
lý độc quyền với các nhà hàng khách sạn ở các khu vực nói trên. Trong hợp đồng
này công ty yêu cầu các đại lý phải cam kết không được tiêu thụ bất kì sản phẩm bia
khác ngoài những sản phẩm công ty cung cấp, nếu vi phạm cam kết này đại lý sẽ bị
phạt bằng doanh số mua hàng 02 tháng gần nhất.Vì bia của công ty A chiếm phần
lớn thị phần của khách hàng nên các đại lý nhà hàng phải thực hiện theo hợp đồng.
Chính vì vậy đã làm giảm đi lượng sản phẩm tiêu thụ và gây khó khăn cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của các công ty sản xuất bia khác. Đồng thời, nó cũng gây
cản trở hoạt động kinh doanh của khách sạn, nhà hàng khác khi họ mất đi sự đa dạng
trong việc kinh doanh các sản phẩm phục vụ khách hàng.

Phân tích: Theo Khoản 2 Điều 45 LCT 2018 thì hành vi của công ty bia Sài Gòn
là hành vi ép buộc khách hàng trong kinh doanh, bởi vì:
- Đối tượng vi phạm: Công ty sản xuất bia Sài Gòn
- Đối tượng bị ép buộc: Các đại lý khách sạn, Nhà hàng ở Đông Nam Bộ
- Biểu hiện: Các khách sạn, nhà hàng không thể kinh doanh cùng một lúc nhiều
hãng bia mà chỉ được tiêu thụ sản phẩm bia do công ty bia Sài Gòn cung cấp.
Hậu quả: Đã gây ra hậu quả thiệt hại cho các công ty sản xuất bia. Đồng thời, nó
cũng gây cản trở hoạt động kinh doanh của khách sạn, nhà hàng khác khi họ mất đi
sự đa dạng trong việc kinh doanh các sản phẩm phục vụ khách hàng khác.
Phân tích hành vi của đối tượng vi phạm:
- Công ty A đã không không giao tiếp trực tiếp với các công ty đối thủ cạnh
tranh khác mà chỉ tác động đến các đối tác quan trọng là các đại lý nhà hàng, khách
sạn khu vực Đông Nam Bộ.
- Hình thức của hành vi công ty A là ký kết các hợp đồng đại lý độc quyền với
các nhà hàng, khách sạn ở các khu vực nói trên. Trong hợp đồng này công ty yêu
cầu
các đại lý phải cam kết không được tiêu thụ bất kì sản phẩm bia khác ngoài những
sản phẩm công ty cung cấp, nếu vi phạm cam kết này đại lý sẽ bị phạt bằng doanh
số mua hàng 02 tháng gần nhất. Hành vi trên đã trực tiếp ép buộc các đại lý nhà
hàng, khách sạn phải ngừng giao dịch với các công ty đối thủ sản xuất bia khác.
Hành vi này cũng đồng nghĩa với việc các đại lý khách sạn, nhà hàng chỉ được giao
dịch với công ty A. Đây là hành vi cản trở chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
khác.
- Hành vi vi phạm này đã gây ra hậu quả thiệt hại cho các công ty sản xuất bia
khác. Vì bia của công ty A chiếm phần lớn thị phần của khách hàng nên các đại lý
nhà hàng phải thực hiện theo hợp đồng. Chính vì vậy đã làm giảm đi lượng sản
phẩm tiêu thụ và gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty
sản xuất bia khác. Đồng thời, nó cũng gây cản trở hoạt động kinh doanh của khách
sạn, nhà hàng khác khi họ mất đi sự đa dạng trong việc kinh doanh các sản phẩm
phục vụ khách hàng
Tình huống 2: Hai tài xế xe của hai hãng xe ôm công nghệ Grab và Be đang
đứng chờ khách ở một bến xe buýt. Cả hai đều đã đăng ký kinh doanh theo quy định
của pháp luật và có sự thống nhất quản lý của mỗi doanh nghiệp. Khi có một vị
khách X xuống từ xe buýt muốn đặt xe ôm để đi tiếp, vị khách này có ý định và tiến
tới để đặt xe hãng Be, lập tức tài xế xe ôm của hãng Grab đã chạy tới nói chuyện với
X, ngỏ ý X đi xe của mình. X không chấp nhận, muốn qua xe hãng Be thì tài xế xe
Grab lại đe dọa, ép buộc X phải lên xe mình và không cho khách lên xe hãng Be.
Trong khi đó, tài xế xe Be vì thấy mình yếu thế, không muốn dây dưa với tài xế
Grab nên đã im lặng. Vị khách X cảm thấy không còn lựa chọn nào khác, đành phải
đặt xe của Grab để không phải làm lớn chuyện và mất thời gian. Việc tài xế xe Grab
liên tục lôi kéo, ép khách qua bên mình khiến tài xế xe Be chán nản, bỏ đi tìm chỗ
đón khách mới.Hành vi của Grab đã làm thiệt hại cho hãng Be khi mà tài xế đã bị ép
rời chỗ đông khách và làm giảm lượng khách hàng.
Phân tích: Theo Khoản 2 Điều 45 LCT 2018 thì tài xế của hãng xe Grab đã vi
phạm hành vi ép buộc khách hàng trong kinh doanh.
- Đối tượng vi phạm: Tài xế xe ôm công nghệ của hãng Grab.
- Đối tượng bị ép buộc: Khách hàng X
- Biểu hiện: Khách hàng X không thể đi xe hãng Be mà bị ép đi hãng Grap.
- Hậu quả:Đã gây ra hậu quả thiệt hại cho hãng Be khi mà tài xế phải rời bỏ
chỗ đông khách để đi bắt khách ở chỗ khác. Điều này làm giảm lượng khách
cũng như bị tình trạng tương tự.
Phân tích hành vi của đối tượng vi phạm:
- Tài xế xe Grab đã không giao tiếp trực tiếp với tài xế xe Be mà chỉ tác
động đến khách hàng X (có thể là khách hàng tiềm năng của Be).
- Hình thức của hành vi tài xế xe Grab đã trực tiếp cưỡng ép, sau đó tiến hành
đe dọa khách hàng X. Điều này được thực hiện nhằm khống chế ý chí khách hàng X
khiến X không thể làm trái ý của tài xế xe Grab. Bên cạnh đó, tài xế xe hãng Grab
đe dọa, ép buộc X phải lên xe mình và không cho lên xe hãng Be.
- Với khách hàng X, quyền lựa chọn đã bị xâm phạm do bị ngăn trở, cưỡng ép
mà không thể lựa chọn tài xế theo ý chí của mình.
- Bên cạnh đó, mục đích của tài xế xe Grab không chỉ muốn khách hàng X
không đi xe của Be mà còn muốn X đi xe của mình. Điều đó chứng tỏ hành vi ép
buộc của tài xế xe Grab còn phản ánh lên chiến lược ngăn cản hoạt động kinh doanh
của tài xế xe Be.
- Hành vi vi phạm này đã gây ra hậu quả thiệt hại cho hãng Be khi mà tài xế
phải rời bỏ chỗ đông khách để đi bắt khách ở chỗ khác. Điều này làm giảm
lượng khách cũng như bị tình trạng tương tự.

Khoản 3: Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác
bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh
nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp đó.
- Giải thích điều khoản:
Chủ thể thực hiện hành vi là doanh nghiệp cạnh tranh với doanh nghiệp bị đưa
thông tin không trung thực.
 Lưu ý:
- Đối tượng tác động của hành vi là doanh nghiệp cạnh tranh với doanh
nghiệp vi phạm, tức thông tin không trung thực nhắm vào doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp đưa thông tin không cạnh tranh với doanh nghiệp bị đưa
thông tin.
- Công cụ, phương tiện được sử dụng để vi phạm là “thông tin không trung
thực”, thông tin đó không nhất thiết đề cập “ đích danh đến doanh nghiệp” mà có thể
là các yếu tố khác như: chất lượng hàng hóa, giá cả, kiểu dáng, màu sắc sản phẩm,..
ngoài ra, thông tin không trung thực có thể xuất phát từ tự bịa đặt mà không có căn
cứ nhưng cũng có thể là những thông tin bị cắt xén làm “méo mó” sự thật.
Phương thức vi phạm là trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung
thực.
Hậu quả của hành vi là gây ảnh ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính
hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác. [ doanh nghiệp bị vi phạm cần
chứng minh các thiệt hại đã xảy ra trên thực tế]
Ví dụ:
Công ty A đã tổ chức buổi hội thảo giới thiệu các sản phẩm về đồ dùng gia
dụng do Công ty sản xuất và mời rất nhiều khách hàng tham dự. Tại buổi hội thảo,
thuyết trình viên của Công ty A đã làm thí nghiệm và cung cấp thông tin rằng, sản
phẩm tương đồng của Công ty M( đối thủ cạnh tranh của công ty A) có chứa chất
độc hại, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng;
đồng thời đưa tin Công ty M trốn thuế để giảm lòng tin của khách hàng.Mặc dù
thông tin chưa được xác thực nhưng doanh thu tháng sau của công ty M đã giảm sút
nghiêm trọng, cổ phiếu công ty giảm 2% so với cùng kì tháng trước. Hành vi nêu
trên của Công ty A có phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị pháp luật cấm
hay không?
- Chủ thể thực hiện hành vi: Công ty A
- Phương thức vi phạm: Trực tiếp
- Hậu quả:
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 45 Luật cạnh tranh 2018 thì hành vi nêu trên của
Công ty A là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Với việc đưa tin không có tính
xác thực về việc trốn thuế của Công ty M và thông tin về các sản phẩm như có chứa
chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu
dùng; qua đó đã làm ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động kinh doanh của Công ty M cụ
thể là ngay tháng sau kể cả doanh thu lẫn cổ phiếu đều giảm nên hành vi của công ty
A là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
D. Khoản 4: Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách
trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp
của doanh nghiệp đó.
Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là một trong
những hành vi cạnh tranh không lành mạnh do các doanh nghiệp thực hiện trong quá
trình kinh doanh trái với chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt
hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.
Gây rối hoạt động kinh doanh là hành vi của chủ thể kınh doanh sử dụng bất
kỳ phương tiện cạnh tranh bất hợp pháp để đạt được lợi thế trong kinh doanh thông
qua việc thực hiện các hành vi gây rối, ngăn cản làm cho doanh nghiệp bị gây rối
không thể tiếp tục tiến hành hoạt động kinh doanh một cách bình thường.
Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác thuộc nhóm
hành vi cạnh tranh không lành mạnh mang tính chất công kích, cản trở. Đây là nhóm
hành vi có tác động trực tiếp đến đối thủ cạnh tranh với nhiều cách thức thực hiện,
phụ thuộc vào mục tiêu công kích, cảnh trở làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp với mục đích loại bỏ hẳn đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
+ Đặc điểm của hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác:
Với quy định pháp luật như trên, nhận thấy các dầu hiệu đặc trưng của hành vi
gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bao gồm:
- Thứ nhất, về chủ thể thực hiện hành vi: Chủ thể thực hiện hành vi gây rối
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là một doanh nghiệp, có mối quan hệ
cạnh tranh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh với doanh nghiệp bị gây rối. Khác
với hành vi ép buộc, trong hành vi gây rối thì bên vi phạm không nhắm vào khách
hàng của doanh nghiệp đối thủ mà nhằm trực tiếp đến chính doanh nghiệp đó. Tuy
nhiên, pháp luật cạnh tranh không quy định rõ bên vi phạm và bên bị vi phạm phải
có mối quan hệ canh tranh. Do đó, không cần phải chứng minh mối quan hệ này
trong quá trình xem xét hành vi vi phạm xảy ra.
- Thứ hai, về hình thức thực hiện hành vi: Hành vi gây rối hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp khác có thể được thực hiện dưới hình thức trực tiếp hoặc
gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác có thể
do chính doanh nghiệp đó thực hiện hoặc thông qua một chủ thể khác để thực hiện
làm cản trở hoặc ngừng hoạt động của đối thủ cạnh tranh.
Đối với hình thức trực tiếp cản trở, làm gián đoạn là việc tự mình thực hiện
hành vi vi phạm làm làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
khác. Đối với hành vi nhằm cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh
nghiệp do được biểu hiện qua việc tác động trực tiếp tới sản phẩm hay tác động đến
quá trình sản xuất sản phẩm. Có nhiều kiểu doanh nghiệp bài trừ nhau, thậm chí một
số sẵn sàng chi manh tay cho hành vi cản trở để tác động tới khách hàng và bản thân
doanh nghiệp đó.
Tuy nhiên, nếu trong quá trình cản trở trái phép hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp mà có hành vi quá khích, gây rối, thì doanh nghiệp bị thiệt hại có thể
để nghị cơ quan pháp luật khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng. Bởi nếu xét yêu từ
cấu thành tội gây rối trật tự công cộng, hành vi cản trở của đối thủ cạnh tranh như
hành vi phá phách cơ sở, sản xuất, hoạt động kinh doanh, sử dụng bạo lực đổi với
khách hàng, lời nói cử chỉ thiếu văn hóa, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm chủ thể
kinh doanh và người tiêu dùng hay như hành vi cổ tình hò hét, tạo tiếng động ầm ĩ,
…. làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của bên doanh nghiệp bị gây rối. Tuy
nhiên, cần phân biệt với hành vi gây rối trật tự công cộng chỉ là vi phạm hành chính.
Theo đó chỉ bị coi là tội phạm trong những trường hợp gây rối trật tự công cộng gây
hậu quả nghiêm trọng cũng như những trưởng hợp gây rối trật tự công cộng mà chủ
thể đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về hành vi này mà còn vi phạm.
Còn đối với hình thức gián tiếp cản trở, làm gián đoạn là việc doanh nghiệp
thông qua bên thứ ba gây tác động cản trở, làm gián đoạn hoạt động của doanh
nghiệp khác. Hành vi này gây nên những tổn thất, thiệt hại về tài sản, về tính mạng
của chủ doanh nghiệp, làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, thẩm chí thiệt hại xảy ra thì hậu quả thường rất nặng nề và ảnh hưởng lâu
dài không chi tới bản thân chính doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến các doanh
nghiệp, cá nhân thường xuyên có quan hệ với doanh nghiệp bị tác động, ảnh hưởng.
Trên thực tế, sau khi rủi ro xảy ra đối với một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh
doanh thì hầu như mọi hoạt động không thể tiến hành bình thường như kế hoạch đã
đặt ra trước. Ví dụ như một doanh nghiệp thuê giang hồ đến đập phá cơ sở kinh
doanh của doanh nghiệp khác. Trong trường hợp này, việc đập phá không phải do
bên vi phạm thực hiện trực tiếp nhưng họ là chủ thể của hành vi thông qua việc thuê
và trả tiền cho bên thứ ba thực hiện để đạt được mục đích của mình.
- Thứ ba, hậu quả của hành vi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
khiên cho hoạt động của doanh nghiệp đó bị cản trở, gián đoạn, dẫn đến không thể
hoạt động một cách bình thường.
Đây là đặc điểm nhận dạng hành vi quan trọng nhất đối với hành vi gây rối
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác. Nhưng có thể thấy rằng trên thực tế,
mọi hành vi cạnh tranh, cho dù là hoàn toàn hợp pháp và chính đáng của doanh
nghiệp, đều có khả năng cản trở, ảnh hưởng xấu đối với hoạt động kınh doanh của
các đối thủ cạnh tranh Do do, để đánh giá hành vi, chúng ta quay lại xem xét các
tiêu chí đánh giá về tính “trung thực”, “thiện chí” cùng các chuẩn mực thông thường
về đạo đức kınh doanh. Điều khoản này có thể được coi như một điều khoản bổ
sung, thay thế cho những trường hợp không thể áp dụng một quy định cụ thể khác
của pháp luật cạnh tranh không lành mạnh để giải quyết vụ việc. Và cuối cùng, một
số loại hành gi gây rối sẽ được xử lý hiệu quả hơn bằng các biện pháp khác thay vì
pháp luật cạnh tranh không lành mạnh.
Nguyên tắc thiện chí, trung thực là một nguyên tắc cơ bản, có ý nghĩa định
hướng, xác định những vấn đề lý luận cơ bản và có ý nghĩa to lớn khi áp dụng vào
thực tiễn trong việc xác định hành vi đó có phải là hành vi cạnh tranh không lành
mạnh hay không. Bên cạnh đó, các tập quán thương mại đã được thừa nhận rộng rãi
và được áp dụng đối với những hành vi chưa được pháp luật dự liệu là cạnh tranh
không lành mạnh. Căn cứ này là biện pháp dự phòng để áp dụng cho những trường
hợp pháp luật chưa quy định về một hành vi cụ thể để áp dụng cho những trường
hợp pháp luật chưa quy định về một hành vi cụ thể nhưng khi hành vi này được thực
hiện đã xâm hại đến quyền cạnh tranh của các tổ chức, cá nhân kinh doanh khác,
quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng và trái với tập quán kinh doanh.
- Thứ tư, đối tượng bị tác động của hành vi là hoạt động kinh doanh hợp
pháp
Ví dụ về hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác:
Ví dụ: Một số doanh nghiệp vận tải hành khách tại tỉnh X chặn đầu không cho
xe khách của 1 đối thủ cạnh tranh xuất bến dẫn đến tình trạng hành khách không
được vận chuyển, ảnh hưởng đến trật tự công cộng và tắc nghẽn giao thông. Hành vi
trên bị coi là gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác theo Luật Cạnh
tranh.
Hoặc một doanh nghiệp tiến hành đến doanh nghiệp khác gây rối, phá hỏng
các thiết bị sản xuất của doanh nghiệp đó cũng được coi là hành vi gây rối hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Ví dụ:
Vụ việc tranh chấp giữa hai công ty Taxi Thu Hương và V20 tại Hà Nội. Năm
2020, Taxi V20 có 124 đầu xe, chiếm 5% số xe taxi của Hà Nội, nhưng đã chiếm 30
- 40% thị phần vận chuyển hành khách bằng taxi của Hà nội do giá cả và cung cấp
phục vụ hợp lý. Tuy nhiên, từ đầu tháng 10/2020, Trung tâm điều khiển vô tuyến
điện của V20 bị tê liệt do một dải tần số chèn phá và Trung tâm kiểm soát tần số khu
vực I đã phát hiện một số đài phát sóng lạ trên địa bàn Hà Nội, có vị trí phát sóng
thường xuyên thay đổi, gây nhiễu, phá liên lạc của hãng Taxi V20. Ngày 19/10,
Trung tâm kiểm soát tần số khu vực I đã xác định được 2 vị trí phát sóng vô tuyến
điện gây nhiễu vô tuyến điện trên cột ăngten (tại 25 Láng Hạ, Đống Đa, trụ sở của
Công ty xe Du lịch Hà Nội) và tại nhà số 5, phố Tây Sơn, Đống Đa (trụ sở Công ty
Thương mại và Du lịch Hoàn Thắng, chủ sở hữu Taxi Thu Hương). Đêm 22/10 Lực
lượng cảnh sát điều tra đã cùng các cán bộ Trung tâm kiểm soát tần số khu vực I
phát hiện tại trụ sở của hãng Taxi Thu Hương 5 thiết bị phát sóng, khuyếch đại gây
nhiễu loạn hệ thống thông tin của Taxi V20. Chủ nhân của các thiết bị cũng là chủ
hàng Taxi Thu Hương đã thừa nhận sai phạm. Hành vi gây rối nói trên đã làm cho
gần 10.000 cuộc gọi của khách hàng gọi tới V20 không thể thực hiện, gây những tổn
hại về uy tín của Taxi V20 trước khách hàng.
- Chủ thể thực hiện hành vi: Taxi Thu Hương (cạnh tranh với Taxi V20).
- Đối tượng bị tác động: Taxi V20 ( hoạt động kinh doanh hợp pháp).
- Hành vi: làm nhiễu tín hiệu (trực tiếp làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của
taxi Thu Hương).
- Hậu quả: làm mất uy tín và rối loạn kinh doanh gây thiệt hại cho hãng taxi V20.
Theo khoản 4 điều 45 LCT 2018. Thì hành vi của Taxi Thu Hương là hành vi
cạnh tranh không lành mạnh bị cấm nên phải bị xử lí.

THÀNH VIÊN NHÓM 2

STT HỌ VÀ TÊN MSSV


1 Lê Phú Thịnh 2153401010114
2 Đinh Quang Phúc 2153401010156
3 Bùi Thanh Tuyền 2153401010133
4 Nguyễn Đoàn Thảo Anh 2153401010009
5 Nguyễn Thị Phương Anh 2153401010011
6 Võ Thị Linh 2153401010062
7 Nguyễn Kim Ngân 2153401010073
8 Huỳnh Trà Mi 2153401010065
9 Phạm Thái Thúy Ngân 2153401010075
10 Trần Nguyễn Thùy Linh 2153401010061
11 Lê Thị Yến Nhi 2153401010083
12 Trần Ngọc Nhi 2152202010056
13 Võ Lý Chuẩn 2153401010018
14 Phạm Hoài Hiếu 2153401010038
15 Trần Phúc Tấn 2153401010103
THE END.

You might also like