You are on page 1of 7

SỞ GD & ĐT HẢI PHÒNG KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG

TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN CẤP THPT NĂM HỌC 2022-2023


----------------------- MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
-------------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04

CÂU Ý NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM


Hiện nay lợi dụng tình hình covid-19, để đạt lợi nhuận cao, nhiều
doanh nghiệp sẵn sàng sản xuất và kinh doanh những khẩu trang giả
khẩu trang y tế, giả khẩu trang kháng khuẩn như Công ty TNHH may
HGP (Thanh Hóa), Công ty TNHH Việt Hàn ( Thường Tín, Hà Nội)…;
nước rửa tay khô không đảm bảo chất lượng, không có tác dụng kháng 2,0
khuẩn như Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Y Việt (huyện Hưng
1 Hà, Thái Bình)...
a. Thông tin trên đã đề cập đến vấn đề gì trong kinh doanh?
b. Em hãy làm sáng tỏ nội dung đó.
Thông tin trên đã đề cập đến vấn đề trong kinh doanh: Cạnh tranh không
a 0,25
lành mạnh (Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa)
b Làm sáng tỏ nội dung đó
* Khái niệm cạnh tranh: Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ
thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh nhằm giành những điều kiện thuận 0,25
lợi để thu được nhiều lợi nhuận.
* Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh
- Tồn tại nhiều chủ sở hữu khác nhau với tư cách là những đơn vị kinh tế
độc lập, có lợi ích riêng.
0,25
- Mỗi chủ thể có điều kiện sản xuất và lợi ích của lại khác nhau nên chất
lượng hàng hoá và chi phí sản xuất khác nhau => kết quả sản xuất kinh
doanh không giống nhau.
* Mục đích của cạnh tranh: Nhằm giành lợi nhuận về mình nhiều hơn
người khác
Biểu hiện:
+ Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác.
0,25
+ Giành ưu thế về KH và công nghệ.
+ Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng và các đơn đặt hàng...
+ Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hoá và các phương thức thanh
toán.
* Tính hai mặt của cạnh tranh
+ Mặt tích cực
- Kích thích LLSX, KH - KT phát triển và năng suất lao động xã hội tăng
lên.
- Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế.
-> Mặt tích cực của cạnh tranh gắn liền với cạnh tranh lành mạnh 0,75
+ Mặt hạn chế
- Làm cho môi trường, môi sinh suy thái và mất cân bằng nghiêm trọng.
- Sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương.
- Đầu cơ tích trữ, gây rối loạn thị trường.
-> Mặt hạn chế của cạnh tranh gắn liền với cạnh tranh không lành mạnh,
ảnh hưởng đến nền kinh tế- xã hội của đất nước và đời sống nhân dân. Do
đó cần phải phê phán và xử lí nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
1
* Để hạn chế những tác động không mong muốn trong cạnh tranh, các
doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh cần phải:
- Chấp hành nghiêm quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh
- Cạnh tranh lành mạnh
0,25
- Thường xuyên cải tiến kỹ thuật, trang bị KH-CN tiên tiến, hiện đại để
nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Đấu tranh, tố giác những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình cạnh
tranh.
* Liên hệ bản thân:
- Phát hiện và phê phán những hành vi cạnh tranh không lành mạnh
0,5
- Có ý thức trau dồi học vấn, trình độ ngoại nữ và kĩ năng để nâng cao năng
lực cạnh tranh trong nghành nghề làm việc trong tương lai.
Tại phiên họp thứ 12 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống
tham nhũng, sáng 31/7/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn
mạnh: đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã trở thành phong trào, 2,0
xu thế của cả xã hội. “Khi tiếp xúc cử tri, tôi hay nói: Cái lò đã nóng lên
rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước,
rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và
không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không
thể được, thế mới là thành công”.
Trình bày hiểu biết của em về vấn đề trên?
3 - Khái niệm tham nhũng: Là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã
lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. 0,25
- Thực trạng: Nhiều vụ tham nhũng lớn, có tổ chức gây hậu quả nghiêm 0,25
trọng đã xảy ra trong nhiều lĩnh vực: Xây dựng ngân hàng, các tập đoàn
kinh tế Nhà nước, y tế, đất đai...nhiều đại án đang được điều tra và xử lý.
- Đặc trưng: 0,25
+ Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn.
+ Chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao.
+ Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi.
- HS lấy được ví dụ về một số hành vi tham nhũng trong xã hội.
- Nguyên nhân: 0,25
+ Nguyên nhân khách quan:
@ Trong quá trình chuyển đổi cơ chế một số đối tượng lợi dụng danh
nghĩa đổi mới để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước.
@ Ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường, sự cạnh tranh và đề cao quá
mức giá trị đồng tiền làm cho người sản xuất kinh doanh có xu hướng tối
đa hóa lợi nhuận bằng mọi giá, tìm cách hối lộ công chức Nhà nước để tạo
lợi thế trong kinh doanh.
@ Do ảnh hưởng của tập quán văn hóa “miếng trầu là đầu câu chuyện” đã
và đang bị lợi dụng để thực hiện hành vi tham nhũng.
+ Nguyên nhân chủ quan:
@ Hệ thống chính trị chậm đổi mới.
@ Cơ chế chính sách pháp luật chưa đầy đủ.
@ Phẩm chất đạo đức của một số bộ phận cán bộ, đảng viên bị suy thoái.
@ Sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng ngừa và đấu tranh phòng
chống tham nhũng ở một số nơi chưa chặt chẽ và chưa nghiêm.
@ Thiếu các công cụ phát hiện và xử lý tham nhũng hữu hiệu.
-Tác hại: 0,25
+ Về chính trị: Là trở lực đối với quá trình đổi mới đất nước, làm xói mòn
lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đối với sự nghiệp xây dựng
đất nước.

2
+ Về kinh tế: Gây thiệt hại rất lớn vể tài sản của Nhà nước, của tập thể và
của công dân.
+ Về xã hội: Xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực
đạo đức xã hội, tha hóa đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước.
- Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng: 0,25
+ Công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị.
+ Xây dựng và thực hiện các chế độ định mức, tiêu chuẩn rõ ràng.
+ Quy định quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, việc chuyển đổi
vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức.
+ Minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức.
- Liên hệ bản thân: 0,5
+ Nhận thức đúng đắn về pháp luật, sống và làm việc theo đúng pháp luật.
+ Phê phán những hành vi tiêu cực trong môi trường học đường: Gian lận
trong thi cử, không công bằng trong việc khen, chê của lớp học.
+ Có tinh thần đấu tranh phê bình với những hành vi tiêu cực, tố cáo tham
nhũng.
+ Bản thân biết cần, kiệm, liêm chính, có thái độ chăm chỉ học tập, lao
động, quý trọng những giá trị của lao động.
Ngày 24/4/2020, theo Tạp chí Con số & Sự kiện đưa tin tình hình lao
động việc làm quý I năm 2020. Một trong những nội dung của bản tin
là: “...Thất nghiệp tăng lên, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ
tuổi ở mức cao nhất trong vòng 5 năm gần đây. Tốc độ tăng thu nhập
của người lao động so với cùng kỳ năm trước chưa bằng một nửa so với
tốc độ tăng thu nhập của quý I năm 2019 so với quý I năm 2018....”
a. Em có suy nghĩ như thế nào về bản tin trên? 2,0
b. Suy nghĩ và hành động của em về vấn đề tìm kiếm việc làm cho mình
trong tương lai.
c. Một số thanh niên hiện nay luôn băn khoăn với câu hỏi: “ Học để làm gì?
Khi học xong không có việc làm”. Em có đồng tình với quan điểm trên
không? Vì sao?
* Bản tin trên đề cập đến: thực trạng thiếu việc làm, thất nghiệp nghiêm 0,5
trọng đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh covid -19 bùng phát ở Việt Nam.
* Nguyên nhân của những thực trạng đó 0,5
+ Lực lượng lao động đang ra tăng với tỷ lệ nhanh chóng với hơn một triệu
việc làm mới mỗi năm.
+ Người lao động có trình độ và kinh nghiệm vào làm việc chưa cao, thiếu
những công nhân lành nghề
+ Việc đào tạo tràn lan, cung lớn hơn cầu, đào tạo không sát thực tế của
doanh nghiệp khiến sinh viên ra trường không thể làm việc theo yêu cầu
của doanh nghiệp.
+ Do suy thoái kinh tế toàn cầu, Việt Nam ảnh hưởng không nhỏ, hàng
nghìn doanh nghiệp phá sản khiến người lao động mất việc, sinh viên ra
trường không xin được việc làm.
+ Thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến việc xuất, nhập khẩu của các công ty,
doanh nghiệp.
* Suy nghĩ và hành động của em về vấn đề tìm kiếm việc làm cho mình 0,5
trong tương lai.
Cần suy nghĩ nghiêm túc, tích cực đến vấn đề tìm kiếm việc làm cho mình
trong tương lai.
- Chọn việc làm phù hợp với sở thích và hứng thú của bản thân.
- Chọn việc làm mà bản thân có đủ điều kiện đáp ứng
như: Năng lực, tính cách, sức khoẻ, điều kiện, hoàn cảnh gia đình
- Chọn việc làm khi đã có hiểu biết đầy đủ về ngành/nghề.
3
- Chọn những ngành/ nghề mà xã hội đang có nhu cầu.
- Chọn việc làm đáp ứng được những giá trị mà bản thân coi là quan trọng
và có ý nghĩa.
* Một số thanh niên hiện nay luôn băn khoăn với câu hỏi: “ Học để làm 0,5
gì? Khi học xong không có việc làm”. Em có đồng tình với quan điểm trên
không? Vì sao?
- Không đồng tình với quan điểm trên
- Giải thích:
+ Thực tế ở nước ta nhiều người không có việc làm, tỉ lệ thất nghiệp còn
cao nhưng cũng nhiều người có trình độ chuyên môn, tay nghề, đáp ứng
điều kiện làm việc được các công ty, doanh nghiệp tuyển dụng.
+ Khẳng định cần cố gắng học tập, trang bị kiến thức ngoại ngữ, tin học và
kỹ năng để chuẩn bị cho tương lai.
+ Phê phán thái độ học tập chưa đúng đắn...
Câu tục ngữ “ Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” là thể
5 hiện giá trị sống nào? Em hiểu như thế nào về giá trị sống này và liên
hệ với bản thân.
a Câu tục ngữ trên đề cập đến giá trị sống: Khoan dung 0,5
* Khái niệm: 0,5
- Giá trị sống (giá trị cuộc sống) là những điều chúng ta cho là quí giá, là
quan trọng, là có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi con người. Giá trị sống
b trở thành động lực để con người nỗ lực phấn đấu để có được nó.
- Giá trị sống Khoan dung: Nghĩa là rộng lòng tha thứ. Khoan dung không
có nghĩa là bỏ qua những việc làm sai trái, cũng không phải là sự nhẫn
nhục.
* Biểu hiện của lòng khoan dung
- Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác. 0,25
- Biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và biết sửa chữa lỗi lầm.
c
- Ôn tồn, góp ý cho người khác sửa lỗi.
- Nhường nhịn người yếu thế, trẻ nhỏ.
Công bằng, vô tư khi nhận xét người khác.
* Ý nghĩa 0,25
- Đối với cá nhân:
+ Khoan dung là một đức tính quý báu của con người.
d
+ Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến tin cậy.
- Đối với xã hội: Nhờ có lòng khoan dung cuộc sống và quan hệ giữa mọi
người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
* Liên hệ bản thân: Rèn luyện để có lòng khoan dung 0,5
- Sống cởi mở, gần gũi với mọi người.
- Cư xử chân thành, rộng lượng.
- Tôn trọng cá tính, thói quen, sở thích của người khác trên cơ sở những
e
chuẩn mực xã hội.
- Có lòng vị tha và đức hy sinh vì mọi người.
- Biết tha thứ cho những người mắc sai lầm, tạo cho họ có cơ hội sửa chữa
khuyết điểm.

Câu Ý Nội dung cần đạt Điểm


2 Hiện tượng trên nói lên nội dung nào đã học? 2,5
Nói đến việc mất cân đối giữa cung cầu thuộc nội dung quy luật cung, cầu
0,5
trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
Nêu một số giải pháp của em cho nông nghiệp Việt Nam hiện nay?

4
Trình bày những hiểu biết của em về nội dung đó?
* Nội dung quan hệ cung, cầu:
- Khái niệm cầu: Cầu là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng
cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác
định.
0,5
- Khái niệm cung: Cung là khối lượng hàng hoá, dịch vụ có trên thị trường
và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định tương ứng với mức
giá cả, khả năng SX và chi phí SX xác định.
- Nội dung quan hệ cung, cầu: Là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người
bán với người mua hay giữa những người sản xuất với người tiêu dùng diễn 0,25
ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.
- Biểu hiện:
+ Cung - cầu tác động lẫn nhau :
- Khi cầu tăng sản xuất mở rộng cung tăng
- Khi cầu giảm sản xuất giảm cung giảm
+ Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả :
- Khi cung = cầu Giá cả = Giá trị
- Khi cung > cầu Giá cả < Giá trị 0,75
- Khi cung < cầu Giá cả > Giá trị
+ Giá cả ảnh hưởng đến cung – cầu
- Khi giá cả tăng sản xuất mở rộng cung tăng và cầu giảm khi
mức thu nhập không tăng .
- Khi giá cả giảm sản xuất giảm cung giảm và cầu tăng khi
mức thu nhập không tăng
- Nêu một số giải pháp của em cho nông nghiệp Việt Nam hiện nay
+ Phát triển một nền nông nghiệp có chiến lược, có tổ chức, trên tầm vĩ
mô ...trên cả nước.
+ Xây dựng những khu vực ( vùng) chuyên canh nông nghiệp lớn, có đầu tư,
phát triển ổn định về năng suất, chất lượng, bớt phụ thuộc vào thời tiết quá
nhiều như hiện nay. 0,5
+ Một số loại nông sản, thực phẩm đang có lượng cung quá lớn, vượt xa so
với nhu cầu thì cần thu hẹp diện tích, chuyển đổi dần sang gieo trồng các
loại nông sản khác...

5
Thông tin trên đề cập đến thành phần kinh tế tư nhân.

- Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về
tư liệu sản xuất.
- Giữ vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế.

- Kinh tế tư nhân có cơ cấu bao gồm:


+ Kinh tế cá thể tiểu chủ dựa trên hình thức sở hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và
lao động của bản thân người lao động. Kinh tế cá thể tiểu chủ có vị trí rất
quan trọng trong nhiều ngành nghề, có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả
tiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề của từng gia đình, từng người lao
động. Do đó, việc mở rộng sản xuất, kinh doanh của kinh tế cá thể tiểu chủ
được Nhà nước khuyến khích phát triển.
+ Kinh tế tư bản tư nhân dựa trên chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về
tư liệu sản xuất. Kinh tế tư bản tư nhân có vai trò đáng kể trong việc phát
triển kinh tế thị trường, giải quyết việc làm cho người lao động, có những
đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, do đó cần được
khuyến khích phát triển trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà
pháp luật không cấm.

- Nêu được một số chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc tạo điều
kiện cho thành phần kinh tế tư nhân phát triển: Tạo hành lang pháp lý, cho
vay vốn với lãi xuất ưu đãi, hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm, giảm thuế...

- HS nêu được những đóng góp của thành phần kinh tế tư nhân hiện nay và
xác định được đây là thành phần kinh tế năng động, giải quyết được phần
lớn việc làm cho lực lượng lao động cả nước.
- HS lấy được ví dụ
b) Tương lai, em dự định sẽ làm việc trong thành phần kinh tế nào? Giải
thích sự lựa chọn đó?
Học sinh nêu được quan điểm của bản thân trong việc định hướng, lựa chọn
thành phần kinh tế sẽ làm việc trong tương lai.

Giải thích được hợp lí sự lựa chọn đó.

6
7

You might also like