You are on page 1of 14

CHƯƠNG 3

1. Những môi trường nào sau đây bao gồm các yếu tố,
có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ cho doanh nghiệp?
A. Môi trường vĩ mô và môi trường nội bộ.
B. Môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.
C. Môi trường vi mô và môi trường nội bộ.
D. Môi trường vi mô và môi trường kinh tế.
2. Nhà quản trị cần phân tích yếu tố nào sau đây, để
nắm được các thể chế và chính sách của nhà nước tạo
ra cơ hội hay nguy cơ cho doanh nghiệp?
A. Chính trị - pháp luật.
B. Kinh tế.
C. Dân số.
D. Xã hội.
3. Nhà quản trị cần phân tích môi trường nào, để biết
được tình hình kinh tế tạo ra cơ hội hay nguy cơ cho
doanh nghiệp?
A. Môi trường vĩ mô.
B. Môi trường pháp luật.
C. Môi trường nội bộ.
D. Môi trường xã hội.
4. Một doanh nghiệp sản xuất hàng hóa để xuất khẩu
sẽ có lợi trong trường hợp nào sau đây?
A. Tỷ giá hối đoái tăng.
B. Tỷ giá hối đoái ổn định.
C. Tỷ giá hối đoái giảm.
D. Tỷ giá hối đoái không thay đổi.
5. Khi phân tích môi trường vĩ mô của doanh nghiệp,
nhà quản trị phải phân tích những yếu tố nào sau
đây?
A. Chính trị ,pháp luật, xã hội, kinh tế, tự nhiên, công
nghệ.
B. Xã hội, kinh tế, dân số, tài nguyên, công nghệ,
nhà cung cấp.
C. Kinh tế, xã hội, dân số, nhà cung cấp, tài nguyên,
công nghệ.
D. Chính phủ, xã hội, tài nguyên, đối thủ cạnh tranh,
công nghệ.
6. Nhà quản trị phải phân tích những yếu tố nào sau
đây, nếu muốn phân tích môi trường vi mô của doanh
nghiệp?
A. Khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ tiềm ẩn, sản
phẩm thay thế, đối thủ cạnh tranh.
B. Khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ tiềm ẩn, dân
số, đối thủ cạnh tranh.
C. Khách hàng, nhà cung cấp, công nghệ, sản phẩm
thay thế, đối thủ cạnh tranh.
D. Khách hàng, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế, đối
thủ cạnh tranh, tài nguyên.
7. Nhà quản trị phải phân tích các thành phần nào khi
phân tích yếu tố kinh tế?
A. Tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát, thu nhập bình
quân.
B. Tăng trưởng kinh tế, nghề nghiệp của dân cư, lãi
suất, lạm phát, chu kỳ kinh tế.
C. Xu hướng của GDP, tỷ giá hối đoái, thói quen tiêu
dùng, lãi suất, lạm phát.
D. Xu hướng của GDP, lối sống, tỷ giá hối đoái, chu
kỳ kinh tế, lãi suất, lạm phát.
8. Khi phân tích yếu tố Văn hóa - xã hội, nhà quản trị
phải phân tích những thành phần nào?
A. Tỷ lệ phụ nữ có việc làm, quyền bình đẳng nam
nữ, các qui định của chính phủ.
B. Ngôn ngữ, tôn giáo, giá trị và thái độ, cách cư xử
và phong tục, các yếu tố vật chất.
C. Thói quen tiêu dùng, lối sống, mối quan tâm
chung của xã hội, lãi suất,lạm phát.
D. Thói quen tiêu dùng, lối sống, mối quan tâm
chung của xã hội, hệ thống luật pháp.
9. Trường hợp nào sau đây gồm các thành phần thuộc
yếu tố chính trị và luật pháp?
A. Chính sách cho vay tiêu dùng của chính phủ, lạm
phát, các qui định về khuyến mãi.
B. Chính sách cho vay tiêu dùng của chính phủ, các
qui định về khuyến mãi, lãi suất.
C. Các qui định của chính phủ, các chính sách của
chính phủ, hệ thống luật pháp.
D. Các qui định của chính phủ, tài nguyên thiên
nhiên, hệ thống luật pháp.
10. Khi phân tích yếu tố dân số, nhà quản trị phải
phân tích những thành phần nào?
A. Qui mô dân số, tốc độ tăng dân số, thói quen tiêu
dùng của dân cư.
B. Qui mô dân số, tốc độ tăng dân số, cơ cấu dân số
theo độ tuổi.
C. Cơ cấu dân số theo độ tuổi, tốc độ tăng dân số,
trình độ văn hóa của dân cư.
D. Cơ cấu dân số theo giới tính, văn hóa địa phương,
cơ cấu dân số theo độ tuổi.
11. Môi trường bên ngoài bao gồm...
A. Môi trường vĩ mô và môi trường nội bộ
B. Môi trường vĩ mô và môi trường vi mô
C. Môi trường vi mô và môi trường nội bộ
D. Môi trường vi mô và môi trường kinh tế
12. Nghiên cứu swot là hoạt động phân tích thông
tin....
A. Môi trường bên trong bao gồm điểm mạnh và
điểm yếu của doanh nghiệp
B. Môi trường vĩ mô và vi mô
C. Môi trường bên ngoài bao gồm cơ hội và thách
thức
D. Môi trường bên ngoài và môi trường bên trong
doanh nghiệp
13. Khi phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp,
nhà quản trị sẽ nhận ra:
A. Cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp
B. Điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp
C. Cơ hội và điểm yếu của doanh nghiệp
D. Tất cả điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ
14. Trong các yếu tố sau, yếu tố nào không thuộc
phạm vi của môi trường nhân khẩu học:
A. Quy mô và tốc độ tăng dân số
B. Cơ cấu tuổi tác trong dân cư
C. Cơ cấu của ngành kinh tế
D. Thay đổi quy mô hộ gia đình
15. Yếu tố nào sau đây được nhà quản trị sử dụng để
phân tích môi trường kinh tế, ngoại trừ.....?
A. Tỷ lệ thất nghiệp
B. Tỷ giá hối đoái
C. Tỷ lệ tăng trưởng gdp
D. Tỷ lệ nam, nữ
16. Nhà quản trị phải phân tích những thành phần
nào, nếu muốn phân tích yếu tố tài nguyên ?
A. Các nguồn tài nguyên, trữ lượng các nguồn tài
nguyên, mật độ dân cư.
B. Sự bảo vệ môi trường, mức độ khai thác tài
nguyên, luật của chính phủ.
C. Mức độ khai thác tài nguyên, luật của chính phủ,
điều kiện khí hậu.
D. Điều kiện khí hậu, trữ lượng tài nguyên, mức độ ô
nhiễm môi trường.
17. Nhà cung cấp có thể tăng sức ép lên doanh nghiệp
trong trường hợp nào sau đây?
A. Số lượng nhà cung cấp nhiều
B. Doanh nghiệp không tốn nhiều chi phí để chuyển
sang mua của nhà cung cấp khác.
C. Doanh nghiệp có nhiều cơ hội để thực hiện hội
nhập ngược chiều.
D. Sản phẩm của nhà cung cấp làm tăng chất lượng
sản phẩm của doanh nghiệp.
18. Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào
có thể xem là cơ hội cho doanh nghiệp ?
A. Các đối thủ tiềm ẩn sẽ tham gia vào ngành
tăng.
B. Khách hàng yêu cầu các doanh nghiệp tăng
khuyến mãi.
C. Số lượng nhà cung cấp nhiều và cạnh tranh
nhau về giá.
D. Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu mạnh về phát
triển sản phẩm.
19. Môi trường vĩ mô có ảnh hưởng như thế nào, lên
các doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh?
A. Chỉ ảnh hưởng lên doanh nghiệp yếu nhất trong
ngành với mức độ mạnh.
B. Chỉ ảnh hưởng lên các doanh nghiệp yếu trong
ngành với mức độ mạnh.
C. Ảnh hưởng lên tất cả các doanh nghiệp trong
ngành với mức độ bằng nhau.
D. Ảnh hưởng lên tất cả các doanh nghiệp trong
ngành với mức độ khác nhau.
20. Các yếu tố của môi trường bên ngoài doanh nghiệp
có đặc điểm như thế nào ?
A. Ít thay đổi theo thời gian và tạo ra cơ hội lẫn nguy
cơ cho doanh nghiệp.
B. Ít thay đổi theo thời gian và không tạo ra cơ hội
lẫn nguy cơ cho doanh nghiệp.
C. Thay đổi theo thời gian và không tạo ra cơ hội lẫn
nguy cơ cho doanh nghiệp.
D. Thay đổi theo thời gian và có thể tạo ra cơ hội hay
nguy cơ cho doanh nghiệp.
21. Yếu tố Khách hàng thuộc môi trường:
A. Vĩ mô
B. Vi mô
C. Văn hóa tổ chức
D. Các câu trên đều sai
22. Những thành phần nào sau đây, nhà quản trị cần
phải xem xét khi phân tích yếu tố công nghệ?
A. Chuyển giao công nghệ, mức độ tự động hóa, chi
tiêu của chính phủ
B. Sự bảo vệ bản quyền, các sản phẩm mới, các cải
tiến về công nghệ
C. Chuyển giao công nghệ, chi tiêu của chính phủ, sự
bảo vệ bản quyền
D. Chi phí cho nghiên cứu công nghệ của ngành, các
sản phẩm mới, thuế
23. Doanh nghiệp phản ứng như thế nào, trước tác
động của các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài?
A. Không cần hoạch định các chiến lược để thích ứng
với môi trường bên ngoài.
B. Có thể kiểm soát và thay đổi các tác động của môi
trường bên ngoài.
C. Có thể hoạch định các chiến lược để thích ứng mà
không cần phân tích môi trường.
D. Có thể hoạch định các chiến lược để thích ứng sau
khi phân tích môi trường.
24. Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất về tác
động của môi trường bên ngoài lên doanh nghiệp?
A. Tạo ra nguy cơ nhưng không tạo ra cơ hội cho
doanh nghiệp
B. Tạo ra cơ hội nhưng không tạo ra nguy cơ cho
doanh nghiệp
C. Có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ cho doanh
nghiệp
D. Không tạo ra cơ hội lẫn nguy cơ cho doanh nghiệp

CHƯƠNG 4
CHƯƠNG 4
1. Văn hóa tổ chức bao gồm những yếu tố nào?
A. Những giá trị cốt lõi
B. Những chuẩn mực
C. Những niềm tin
D. Tất cả những yếu tố trên
2. Mô hình của Cameron và Quinn phân loại văn hóa
doanh nghiệp ở hai khía cạnh đó là?
A. Tính linh hoạt so với ổn định và mức độ tập trung
nội bộ so với bên ngoài
B. Tính sáng tạo so với ổn định và tính cá nhân so
với đồng đội
C. Tính cá nhân so với tính đồng đội và tính chi tiết
so với tính tổng thể
D. Tất cả ý trên đều sai
3. Theo mô hình được phát triển bởi Cameron và
Quinn văn hóa doanh nghiệp được chia thành mấy
loại?
A. 2 loại
B. 4 loại
C. 6 loại
D. 8 loại
4. Loại hình văn hóa nào không được phân loại theo
mô hình của Cameron và Quinn?
A. Văn hóa gia đình.
B. Văn hóa sáng tạo.
C. Văn hóa du mục.
D. Văn hóa thị trường.
5. Theo mô hình được phát triển bởi Cameron và
Quinn văn hóa doanh nghiệp được chia thành:
A. Văn hóa sáng tạo, văn hóa gia đình, văn hóa thứ
bậc, văn hóa thị trường.
B. Văn hóa sáng tạo, văn hóa du mục, văn hóa thứ
bậc, văn hóa thị trường.
C. Văn hóa thị trường, văn hóa thứ bậc, văn hóa nông
nghiệp, văn hóa gia đình.
D. Văn hóa sáng tạo, văn hóa gia đình, văn hóa cộng
đồng, văn hóa thị trường.
6. Loại hình văn hóa gia đình có những đặc điểm như
sau, ngoại trừ:
A. Tập trung mạnh mẽ vào nội bộ với một mức độ
cao của tính linh hoạt và thận trọng.
B. Tổ chức gắn kết bằng các yếu tố truyền thống,
bằng mục tiêu chung.
C. Làm việc theo nhóm, và sự trung thành của nhân
viên.
D. Doanh nghiệp được vận hành theo các quy định,
quy trình, nguyên tắc và tiêu chuẩn.
7. Loại hình văn hóa thứ bậc có những đặc điểm như
sau, ngoại trừ:
A. Doanh nghiệp được vận hành theo các quy định,
quy trình, nguyên tắc và tiêu chuẩn.
B. Quan hệ giữa các cấp có sự phân biệt, trật tự, tuân
thủ các nguyên tắc do doanh nghiệp đặt ra.
C. Tập trung mạnh mẽ vào nội bộ với một mức độ
cao của tính linh hoạt và thận trọng.
D. Sản phẩm và dịch vụ cung cấp phải đúng tiêu
chuẩn, ứng xử chuẩn mực và tôn trọng lẫn nhau.
8. Loại hình văn hóa thị trường có những đặc điểm
như sau, ngoại trừ:
A. Doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của khách hàng và
các bên liên quan trên thị trường.
B. Cạnh tranh, đánh bại đối thủ, tập trung vào chiến
thắng luôn được đề cao trong doanh nghiệp.
C. Chú trọng đến kết quả cuối cùng, hoàn thành và
vượt mục tiêu là vấn đề ưu tiên hàng đầu.
D. Doanh nghiệp được vận hành theo các quy định,
quy trình, nguyên tắc và tiêu chuẩn.
9. Loại hình văn hóa sáng tạo có những đặc điểm như
sau, ngoại trừ:
A. Chú trọng đến kết quả cuối cùng, hoàn thành và
vượt mục tiêu là vấn đề ưu tiên hàng đầu.
B. Doanh nghiệp tạo ra một môi trường làm việc mở
để khuyến khích nhân viên sáng tạo.
C. Việc quản trị doanh nghiệp không chú trọng nhiều
đến các nguyên tắc hay quy định
D. Doanh nghiệp luôn hướng đến một tiêu chuẩn cao
và chấp nhận các rủi ro có thể xảy ra.
10. Một khi đặc tính văn hóa đã được thiết lập, tổ chức
sẽ duy trì văn hóa bằng cách?
A. Truyền thông mạnh mẽ cho khách hàng về bản sắc
văn hóa của doanh nghiệp mình.
B. Tuyển dụng những người phù hợp với văn hóa tổ
chức
C. Thiết lập mối quan hệ với những nhà cung cấp có
văn hóa tương đồng
D. Cả ba ý trên đều đúng
11. Điều nào sau đây không thuộc các bước của qui
trình ra quyết định quản lý ?
A. Quá trình trực giác
B. Xác định vấn đề
C. Đánh giá phương án thay thế
D. Lựa chọn giải pháp tối ưu
12. Bước đầu tiên trong qui trình ra quyết định là
______
A. Xác định các tiêu chí quyết định
B. Phân tích các phương án thay thế
C. Xác định vấn đề
D. Tạo phương án thay thế
13. Trong công tác ra quyết định thì lọai hình văn hóa
gốc nông nghiệp các quyết định thiên về ………..hơn
là các quyết định cá nhân.
A. Lãnh đạo
B. Tập thể
C. Quản lý
D. Tập trung
14. Nét văn hóa du mục có những đặc điểm nào sau
đây?
A. Tôn trọng các mối quan hệ cộng đồng
B. Thói quen tùy tiện, tính tổ chức kỷ luật thấp
C. Hình thành tư duy chủ quan, cảm tính và trọng
kinh nghiệm
D. Có lối sống du cư, coi thường thiên nhiên và có
tham vọng chinh phục thiên nhiên
15. Phương pháp hiệu quả nhất để khai thác ý tưởng
càng nhiều càng tốt là:
A. Các phân tích cá nhân
B. Kỹ thuật delphi
C. Brainstorming trực diện
D. Brainstorming điện tử
16. Điều nào sau đây không là một trong các phương
pháp ra quyết định nhóm?
A. Kỹ thuật delphi
B. Brainstorming
C. Groupthink
D. Kỹ thuật nhóm danh nghĩa
17. Văn hóa của tổ chức là:
A. Một hệ thống các quy phạm và niềm tin được chia
sẻ trong tổ chức
B. Một nhân tố quan trọng của môi trường bên ngoài
C. Tốt nhất khi nhà quản lý cấp cao tập trung/ thâu
tóm việc ra quyết định
D. Do ban giám đốc công ty quyết định
18. Nhà quản trị thường ra quyết định trong một
trong các điều kiện sau, ngoại trừ:
A. Điều kiện chắc chắn
B. Điều kiện không chắc chắn
C. Điều kiện rủi ro một phần
D. Điều kiện rủi ro
19. Chương trình hội nhập môi trường tổ chức sẽ:
A. Giúp người lao động tránh được lỗi sai trong quá
trình làm việc
B. Tránh được sự mặc cảm, tự ty, e dè khi người lao
động chưa quen
C. Giúp người lao động nhanh chóng thích nghi hội
nhập môi trường mới và phát huy khả năng của mình
D. Cung cấp thông tin cho người lao động cũng như
tạo dựng hình ảnh tổ chức

You might also like