You are on page 1of 15

Bài tập chuyên đề 3:

Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá


Câu 1:
Từ tính 2 mặt của cạnh tranh, em hãy cho biết Nhà nước cần làm
gì để phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt hạn chế của cạnh
tranh ở nước ta hiện nay ?

Trả lời:
* Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong
sản xuất, kinh doanh hàng hoá nhằm giành những điều kiện thuận lợi
trong sản xuất để thu được nhiều lợi nhuận.
* Hai mặt của cạnh tranh:
+ Mặt tích cực:
• Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học – kĩ thuật phát triển, năng
suất lao động xã hội tăng lên.
VD: Để giành lợi nhuận về công ty mình nhiều hơn các công ty
sữa khác, tập đoàn Vinamilk đã cải tiến máy móc, dây chuyền sản
xuất sữa, nâng cao chất lượng sản phẩm.
• Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước vào việc đầu tư xây
dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
VD: Những năm gần đây, mọi nguồn lực của tỉnh QN (ĐKTN,
ĐKXH) đã được khai thác tối đa do những tập đoàn lớn như FLC,
Sungroup đã đầu tư, cạnh tranh nhau để giành thị trường, nơi đầu tư.
• Cạnh tranh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế, góp phần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
VD: Năm 2006, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới
(WTO).
 Gắn với cạnh tranh lành mạnh.
+ Mặt hạn chế:
• Chạy theo mục tiêu lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm quy
luật tự nhiên trong khác thác tài nguyên làm cho môi trường, môi
sinh suy thoái, mất cân bằng nghiêm trọng.
VD: Vụ án Formosa thải chất thải gây ô nhiễm xuống vùng biển
miền Trung gây hiện tượng cá chết hàng loạt.
• Để giành giật khách hàng và lợi nhuận nhiều hơn, một số người
đã không từ những thủ đoạn phi pháp và bất lương.
VD: Một số quán ăn để hạ giá thành sản phẩm đã nhập nguyên
liệu đầu vào là thực phẩm ôi thiu, kém chất lượng.
• Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường, từ đó nâng giá lên cao làm
ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.
VD: Vụ khống giá kit test Covid – 19 của công ty Việt Á vừa
qua. Sản xuất hàng không đảm bảo chất lượng thu gom với giá rẻ và
tăng giá thành kit test lên 45% làm trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống
nhân dân.
 Gắn với cạnh tranh không lành mạnh.
* Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là quy luật kinh tế tồn tại
khách quan của sản xuất và lưu thông hàng hoá, vừa có mặt tích cực,
vừa có mặt hạn chế, nhưng mặt tích cực là cơ bản, mang tính trội, còn
mặt hạn chế của cạnh tranh sẽ được Nhà nước điều tiết thông qua giáo
dục, pháp luật và các chính sách kinh tế - xã hội thích hợp. Để phát
huy tính trội của mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, Nhà nước cần:
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế, đặc biệt là pháp luật về
cạnh tranh.
+ Sử dụng chính sách kinh tế để khuyến khích cạnh tranh lành mạnh,
tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi,…
+ Xử lí nghiêm minh những trường hợp cạnh tranh không lành
mạnh.
VD: Cảnh cáo, xử phát hành chính, tịch thu giấy phép kinh doanh,

+ Khuyến khích người dân dùng hàng Việt Nam (người Việt dùng
hàng Việt).

Câu 2:
Nhân dịp World Cup 2022, các cửa hàng bán đồ thể thao quyết
định tung nhiều “chiêu” khuyến mãi để thu hút khách hàng, tăng
doanh số bán hàng:
- Cửa hàng A giảm giá 10% / áo thun có in hình cầu thủ.
- Cửa hàng B mua 1 áo tặng poster lịch thi đấu.
- Cửa hàng C mua 2 áo thun sẽ được bốc thăm trúng thưởng.
Nhận xét về những hoạt động của 3 cửa hàng trên.

Trả lời:
* Hoạt động của 3 cửa hàng trong tình huống trên phản ánh quy luật
cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.
* Vì:
- Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong
sản xuất, kinh doanh hàng hoá nhằm giành những điều kiện thuận lợi
trong sản xuất để thu được nhiều lợi nhuận.
- Mục đích của cạnh tranh:
+ Nhằm giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.
+ Biểu hiện:
• Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác.
• Giành ưu thế và khoa học – công nghệ.
• Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng, các đơn đặt hàng.
• Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hoá, kể cả lắp đặt, sửa
chữa, phương thức thanh toán,…
- Trong trường hợp trên, hoạt động của 3 cửa hàng như giảm giá sản
phẩm, tặng quà, bốc thăm trúng thưởng để giành thị trường, các đơn
đặt hàng, ưu thế về giá cả, chất lượng sản phẩm và phương thức thanh
toán nhằm giành được lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.

Câu 3:
Thông tin: “…Ba nhà viễn thông lớn nhất Việt Nam đã công bố
tăng dung lượng 4G lên gấp nhiều lần nhưng giá không đổi. Mở
mang là Viettel, ngay đầu tháng 5, nhà mạng này đã tuyên bố tăng
gấp 5 lần dung lượng 4G cho người dùng và không tăng giá. Đến
cuối tháng 6, Vinafone và Mobifone đồng loạt gây “sốc” khi tuyên
bố tăng gấp 6 lần dung lượng và tất nhiên giá không đổi.”
Vận dụng các kiến thức về kinh tế đã được học, em hãy lí giải
hiện tượng trên.

Trả lời:
* Hoạt động của 3 nhà mạng viễn thông trong tư liệu trên phản ánh
quy luật cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.
* Vì:
- Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong
sản xuất, kinh doanh hàng hoá nhằm giành những điều kiện thuận lợi
trong sản xuất để thu được nhiều lợi nhuận.
- Nguyên nhân của cạnh tranh:
+ Sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh
tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh.
+ Có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.
- Trong trường hợp trên, do tồn tại của 3 chủ thể là các nhà mạng
Viettel, Mobifone, Vinafone với tư cách là những đơn vị kinh tế độc
lập, tự do sản xuất, kinh doanh, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác
nhau nên tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh.
- Mục đích của cạnh tranh:
+ Nhằm giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.
+ Biểu hiện:
• Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác.
• Giành ưu thế và khoa học – công nghệ.
• Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng, các đơn đặt hàng.
• Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hoá, kể cả lắp đặt, sửa
chữa, phương thức thanh toán,…
- Trong trường hợp trên, hoạt động của 3 nhà mạng viễn thông như
tăng dung lượng 4G lên gấp 5, 6 lần nhưng giá không đổi để giành thị
trường, các đơn đặt hàng, ưu thế về giá cả nhằm giành được lợi nhuận
về mình nhiều hơn người khác.

Câu 4:
Có ý kiến cho rằng: “Cạnh tranh là một động lực của nền kinh
tế”, nhưng có ý kiến lại cho rằng: “Cạnh tranh gây ra nhiều tác
động tiêu cực cho nền kinh tế”
Quan điểm của em về vấn đề này như thế nào ?

Trả lời:
* Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong
sản xuất, kinh doanh hàng hoá nhằm giành những điều kiện thuận lợi
trong sản xuất để thu được nhiều lợi nhuận.
* Theo em, cạnh tranh vừa là một động lực của nền kinh tế, nhưng
cũng đồng thời gây ra nhiều tác động tiêu cực cho nền kinh tế vì Cạnh
tranh là quy luật kinh tế, tồn tại khách quan trong sản xuất và kinh
doanh hàng hoá, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt hạn chế.
+ Mặt tích cực:
• Kích thích lực lượng sản xuất
• Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước vào việc đầu tư xây
dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
• Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của
nền kinh tế, góp phần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Gắn với cạnh tranh lành mạnh.
+ Mặt hạn chế:
• Chạy theo mục tiêu lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm
quy luật tự nhiên trong khai thác tài nguyên làm cho môi trường,
môi sinh suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng.
• Để giành giật khách hàng và lợi nhuận nhiều hơn, một số người
không từ những thủ đoạn phi pháp và bất lương.
• Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường, từ đó nâng giá lên cao
làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Gắn với cạnh tranh không lành mạnh.

Câu 5:
Có ý kiến cho rằng: “Để phát huy mặt tích cực của cạnh tranh ở
nước ta hiện nay, Nhà nước chỉ cần đề ra giải pháp khắc phục mặt
hạn chế của cạnh tranh”. Theo em, ý kiến đó là đúng hay sai ? Vì
sao ?

Trả lời:
* Theo em, ý kiến: “Để phát huy mặt tích cực của cạnh tranh ở nước
ta hiện nay, Nhà nước chỉ cần đề ra giải pháp khắc phục mặt hạn chế
của cạnh tranh” là một ý kiến sai.
* Vì:
- Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh trong sản xuất, kinh doanh
hàng hoá nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất để thu
được nhiều lợi nhuận.
- Cạnh tranh là một quy luật kinh tế tồn tại khách quan của sản xuất
và lưu thông hàng hoá, vừa có tích cực, vừa có mặt hạn chế:
+ Mặt tích cực:
• Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học – kĩ thuật phát triển, năng
suất lao động xã hội tăng lên.
VD: Để giành lợi nhuận về công ty mình nhiều hơn các công ty
sữa khác, tập đoàn Vinamilk đã cải tiến máy móc, dây chuyền sản
xuất sữa, nâng cao chất lượng sản phẩm.
• Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước vào việc đầu tư xây
dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
VD: Những năm gần đây, mọi nguồn lực của tỉnh QN (ĐKTN,
ĐKXH) đã được khai thác tối đa do những tập đoàn lớn như FLC,
Sungroup đã đầu tư, cạnh tranh nhau để giành thị trường, nơi đầu tư.
• Cạnh tranh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế, góp phần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
VD: Năm 2006, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới
(WTO).
 Gắn với cạnh tranh lành mạnh đúng với chuẩn mực đạo đức,
đúng pháp luật là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội.
+ Mặt hạn chế:
• Chạy theo mục tiêu lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm quy
luật tự nhiên trong khác thác tài nguyên làm cho môi trường, môi
sinh suy thoái, mất cân bằng nghiêm trọng.
VD: Vụ án Formosa thải chất thải gây ô nhiễm xuống vùng biển
miền Trung gây hiện tượng cá chết hàng loạt.
• Để giành giật khách hàng và lợi nhuận nhiều hơn, một số người
đã không từ những thủ đoạn phi pháp và bất lương.
VD: Một số quán ăn để hạ giá thành sản phẩm đã nhập nguyên
liệu đầu vào là thực phẩm ôi thiu, kém chất lượng.
• Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường, từ đó nâng giá lên cao làm
ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.
 Gắn với cạnh tranh không lành mạnh vừa vi phạm các chuẩn
mực đạo đức, vừa vi phạm pháp luật. Làm rối loạn, kìm hãm sự
phát triển của kinh tế - xã hội. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống của nhân dân.
-Do đó nếu Nhà nước chỉ tập trung đề ra giải pháp để khắc phục mặt
hạn chế của cạnh tranh mà không phát huy mặt tích cực của cạnh
tranh thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội, nền kinh tế sẽ bị
tụt hậu. Vì qua mỗi thời đại kinh tế, cạnh tranh luôn xoay mình, biến
đổi, vận động không ngừng.
*
Câu 6:
Vietbao.com ngày 7/12/2012 trong bài “Đạo đức kinh doanh và
vai trò của cộng đồng” có đoạn viết: “… Nước tương có chứa chất
vượt mức cho phép, sữa bột và sữa tươi, taxi có đồng hồ tính cước
bị đứt và không còn niềm chì… đang là những vấn đề gây xôn xao
dư luận. Phải chăng vì lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua
“đạo đức kinh doanh” ” ?
Em hãy lí giải hiện tượng đó và bày tỏ quan điểm của mình
trước những hiện tượng như trên.

Trả lời:
* Những hiện tượng trong tư liệu trên phản ánh quy luật cạnh tranh
trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.
* Vì:
- Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong
sản xuất, kinh doanh hàng hoá nhằm giành những điều kiện thuận lợi
trong sản xuất để thu được nhiều lợi nhuận.
- Cạnh tranh là một quy luật kinh tế tồn tại khách quan trong sản
xuất, bên cạnh mặt tích cực cạnh tranh còn có mặt hạn chế.
+ Mặt hạn chế của cạnh tranh:
• Chạy theo mục tiêu lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm
quy luật tự nhiên trong khai thác tài nguyên làm cho môi trường,
môi sinh suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng.
• Để giành giật khách hàng và lợi nhuận nhiều hơn, một số người
không từ những thủ đoạn phi pháp và bất lương.
• Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường, từ đó nâng giá lên cao
làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Gắn với cạnh tranh không lành mạnh.
* Hiện tượng trên là biểu hiện của mặt hạn chế (Gắn với cạnh tranh
không lành mạnh). Trong trường hợp trên, nhiều doanh nghiệp để
giành giật khách hàng và thu được nhiều lợi nhuận đã không từ những
thủ đoạn phi pháp, bất lương như nước tương có chứa chất 3 – MCPD
vượt mức cho phép, sữa bột giả sữa tươi, taxi có đồng hồ tính cược bị
đứt, không có niêm chì… gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng.
 Những hành vi trên vừa vi phạm pháp luật, vừa vi phạm đạo đức
kinh doanh, gắn với cạnh tranh không lành mạnh.
* Quan điểm của em về những hiện tượng trên:
+ Em không đồng tình với những hành vi cạnh tranh không lành
mạnh.
+ Em đồng tình và ủng hộ những hành vi cạnh tranh lành mạnh.
+ Tuyên truyền, vận động người thân, những người xung quanh kinh
doanh đúng pháp luật, phù hợp với đạo đức.
+ Lên án, tố cáo, phê phán những hành vi cạnh tranh không lành
mạnh, hành vi vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật. Gây tổn
hại đến sức khoẻ của người tiêu dùng như trốn thuế, vi phạm quy định
vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng
lậu,…
+
+ Nhà nước cần có biện pháp xử lí nghiêm minh những hành vi cạnh
tranh không lành mạnh.

Câu 7:
Trái cây Việt Nam rất phong phú, đa dạng, nhiều loại có giá trị
dinh dưỡng cao, thơm ngon nhưng đang bị trái cây nhập ngoại
lính áp, gây khó khăn cho người trồng cây trồng nước.
Nếu em là người trồng cây, em sẽ làm gì để nâng cao sức cạnh
tranh của trái cây Việt Nam trên thị trường ?

Trả lời:
* Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong
sản xuất, kinh doanh hàng hoá nhằm giành những điều kiện thuận lợi
trong sản xuất để thu được nhiều lợi nhuận.
* Cùng một loại sản phẩm là trái cây cung cấp ra thị trường, khi có
nhiều người cùng tham gia sản xuất, kinh doanh ngành đó thì tất yếu
sẽ dẫn đến cạnh tranh.
* Trong trường hợp trên, để nâng cao sức cạnh tranh của trái cây Việt
Nam ta cần làm:
+ Đưa ra các chiến lược kinh doanh kịp thời và thích hợp trong đó
chủ yếu là hạ thấp chi phí sản xuất cá biệt của hàng hoá.
+ Hạ thấp giá thành, nâng cao chất lượng của trái cây Việt Nam.
+ Cải tiến khoa học – kĩ thuật để tăng năng suất.
+ Nâng cao tay nghề.
+ Mở rộng thị trường, có chiến lược quảng cáo phù hợp và hiệu quả,
tham gia hội chợ.

Câu 8:
Giả sử: Trên thị trường bánh kẹo hiện nay có rất nhiều người
cùng tham gia sản xuất và kinh doanh. Nếu em là một trong
những người chủ sản xuất và kinh doanh đó thì em sẽ phải làm gì
để đảm bảo thành công ?

Trả lời:
* Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong
sản xuất, kinh doanh hàng hoá nhằm giành những điều kiện thuận lợi
trong sản xuất để thu được nhiều lợi nhuận.
* Cùng một loại sản phẩm là trái cây cung cấp ra thị trường, khi có
nhiều người cùng tham gia sản xuất, kinh doanh ngành đó thì tất yếu
sẽ dẫn đến cạnh tranh.
* Trong trường hợp trên, để nâng cao sức cạnh tranh của trái cây Việt
Nam ta cần làm:
+ Cải tiến mẫu mã.
+ Đưa ra các chiến lược kinh doanh kịp thời và thích hợp trong đó
chủ yếu là hạ thấp chi phí sản xuất cá biệt của hàng hoá.
+ Hạ thấp giá thành, nâng cao chất lượng của sản phẩm.
+ Cải tiến khoa học – kĩ thuật để tăng năng suất.
+ Mở rộng thị trường, có chiến lược quảng cáo phù hợp và hiệu quả.

Câu 9:
Mất an toàn vệ sinh thực phẩm đã trở thành quốc nạn:
“Thịt có chất tạo nạc, thủy sản có kháng sinh vượt ngưỡng, cá
được up tủ phân urê, giao có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt
ngưỡng cho phép, trái cây tắm trong quả chất độc hại.”
(Theo Báo Dân trí)
Em hãy giải thích hiện tượng trên và bày tỏ quan điểm của mình
trước hiện tượng đó.

Trả lời:
* Những hiện tượng trong tư liệu trên phản ánh quy luật cạnh tranh
trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.
* Vì:
- Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong
sản xuất, kinh doanh hàng hoá nhằm giành những điều kiện thuận lợi
trong sản xuất để thu được nhiều lợi nhuận.
- Cạnh tranh là một quy luật kinh tế tồn tại khách quan trong sản
xuất, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt hạn chế.
+ Mặt hạn chế của cạnh tranh:
• Chạy theo mục tiêu lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm
quy luật tự nhiên trong khai thác tài nguyên làm cho môi trường,
môi sinh suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng.
• Để giành giật khách hàng và lợi nhuận nhiều hơn, một số người
không từ những thủ đoạn phi pháp và bất lương.
• Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường, từ đó nâng giá lên cao
làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Gắn với cạnh tranh không lành mạnh.
* Hiện tượng trên là biểu hiện của mặt hạn chế (Cạnh tranh không
lành mạnh). Trong trường hợp trên, nhiều doanh nghiệp để giành giật
khách hàng và thu được nhiều lợi nhuận đã không từ những thủ đoạn
phi pháp, bất lương như thịt có chất tạo nạc, thuỷ sản có kháng sinh
vượt mức cho phép, cá được ủ ướp phân ure, rau có dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, trái cây “tắm” trong hoá chất
độc hại… gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng.
 Những hành vi trên vừa vi phạm pháp luật, vừa vi phạm đạo đức
kinh doanh, gắn với cạnh tranh không lành mạnh.
* Quan điểm của em về những hiện tượng trên:
+ Em không đồng tình với những hành vi cạnh tranh không lành
mạnh.
+ Em đồng tình và ủng hộ những hành vi cạnh tranh lành mạnh.
+ Tuyên truyền, vận động người thân, những người xung quanh kinh
doanh đúng pháp luật, phù hợp với đạo đức.
+ Lên án, tố cáo, phê phán những hành vi cạnh tranh không lành
mạnh, hành vi vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật. Gây tổn
hại đến sức khoẻ của người tiêu dùng như trốn thuế, vi phạm quy định
vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng
lậu,…
+ Nhà nước cần có biện pháp xử lí nghiêm minh những hành vi cạnh
tranh không lành mạnh.
Câu 10:
“ Những tháng cuối năm, thị trường hàng hóa bắt đầu sôi động
hơn với việc chuẩn bị nguyên liệu, hàng hóa cho Tết nguyên đán…
việc sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng trong các
lĩnh vực như mỹ phẩm, thuốc đông dược, dược phẩm, thực phẩm
chức năng, lương thực, thực phẩm không rõ nguồn gốc, không
đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng
trực tiếp tới sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng, đặc biệt khi
mùa cao điểm mua sắm đang tới gần.”
a. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy giải thích nguyên nhân
của hiện tượng trên.
b. Vì sao trong nền kinh tế hiện nay cạnh tranh là một tất yếu ?
Em hãy làm rõ những tác động của quy luật cạnh tranh
trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Trả lời:
a.
* Hiện tượng trên phản ánh hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh
(kinh doanh vi phạm pháp luật.. trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.
* Nguyên nhân là:
- Nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng cao dịp Tết nguyên
đán.
- Do người sản xuất kinh doanh chạy theo lợi nhuận, vi phạm pháp
luật, vi phạm đạo đức kinh doanh.
- Người tiêu dùng thiếu hiểu biết, ham rẻ.
- Việc xử phạt đối với những hành vi trong tư liệu trên còn quá nhẹ,
không đủ tính răn đe.
- Các cơ quan chức năng làm việc chưa hiệu quả.
b.
* Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong
sản xuất, kinh doanh hàng hoá nhằm giành những điều kiện thuận lợi
trong sản xuất để thu được nhiều lợi nhuận.
* Trong nền kinh tế nước ta hiện nay cạnh tranh là một tất yếu, vì:
- Sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế
độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh.
- Có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.
 Để giành lấy các điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh
tất yếu phải có cạnh trạnh.

* Những tác động của quy luật cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông
hàng hoá:
- Tác động tích cực:
• Kích thích lực lượng sản xuất
• Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước vào việc đầu tư xây
dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
• Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của
nền kinh tế, góp phần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Tác động tích cực gắn với cạnh tranh lành mạnh.
+ Tác động tiêu cực:
• Chạy theo mục tiêu lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm
quy luật tự nhiên trong khai thác tài nguyên làm cho môi trường, môi
sinh suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng.
• Để giành giật khách hàng và lợi nhuận nhiều hơn, một số người
không từ những thủ đoạn phi pháp và bất lương.
• Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường, từ đó nâng giá lên cao
làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
 Tác động tiêu cực gắn với cạnh tranh không lành mạnh.

Câu 11:
Bàn về việc khắc phục mặt hạn chế của cạnh tranh, có ý kiến
cho rằng: Trong nền kinh tế thị trường không thể khắc phục được
cạnh tranh không lành mạnh.
a. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ?
b. Cạnh tranh không lành mạnh được biểu hiện ở những mặt
nào ? Em hãy cho ví dụ cụ thể để làm rõ một trong những
mặt hạn chế đó.

Trả lời:
a.
*Em không đồng tình với ý kiến trên.
*Vì:
- Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh
- Cạnh tranh là quy luật kinh tế, tồn tại khách quan trong sản xuất
- Cạnh tranh không lành mạnh là loại cạnh tranh vi phạm pháp luật,
vi phạm đạo đức, làm rối loạn và kìm hãm sự phát triển của kinh tế thị
trường, là loại cạnh tranh gắn với mặt hạn chế. Các mặt này sẽ được
Nhà nước điều tiết thông qua giáo dục, pháp luật và các chính sách
kinh tế - xã hội.
VD: Luật doanh nghiệp, luật tài nguyên,…
b.
- Những biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh:
• Chạy theo mục tiêu lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm quy
luật tự nhiên trong khác thác tài nguyên làm cho môi trường, môi sinh
suy thoái, mất cân bằng nghiêm trọng.
VD: Vụ án Formosa thải chất thải gây ô nhiễm xuống vùng biển
miền Trung gây hiện tượng cá chết hàng loạt.
• Để giành giật khách hàng và lợi nhuận nhiều hơn, một số người đã
không từ những thủ đoạn phi pháp và bất lương.
VD: Một số quán ăn để hạ giá thành sản phẩm đã nhập nguyên liệu
đầu vào là thực phẩm ôi thiu, kém chất lượng.
• Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường, từ đó nâng giá lên cao làm
ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

Câu 12:
Nhu cầu về giò chả cuối năm tăng cao. Để hạ giá thành sản
phẩm, thu hút khách hàng, ông A đã mua thịt không đảm bảo
chất lượng sau đó cho hàn the và các loại hóa chất nhằm tăng độ
giòn, thơm ngon cho giò chả để lừa người tiêu dùng.
a. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy giải thích nguyên nhân
của hành động trên.
b. Em hãy làm rõ những tác động của quy luật cạnh tranh
trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Trả lời:
a.
* Hành động của ông A trong trường hợp trên xuất phát từ quy luật
cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.
* Vì:
- Nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng cao dịp Tết nguyên
đán.
- Do người sản xuất kinh doanh chạy theo lợi nhuận, vi phạm pháp
luật, vi phạm đạo đức kinh doanh.
- Người tiêu dùng thiếu hiểu biết, ham rẻ.
- Việc xử phạt đối với những hành vi trong tư liệu trên còn quá nhẹ,
không đủ tính răn đe.
- Các cơ quan chức năng làm việc chưa hiệu quả.
b.
* Những tác động của quy luật cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông
hàng hoá:
- Tác động tích cực:
• Kích thích lực lượng sản xuất
• Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước vào việc đầu tư xây
dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
• Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của
nền kinh tế, góp phần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Tác động tích cực gắn với cạnh tranh lành mạnh.
+ Tác động tiêu cực:
• Chạy theo mục tiêu lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm
quy luật tự nhiên trong khai thác tài nguyên làm cho môi trường, môi
sinh suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng.
• Để giành giật khách hàng và lợi nhuận nhiều hơn, một số người
không từ những thủ đoạn phi pháp và bất lương.
• Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường, từ đó nâng giá lên cao
làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
 Tác động tiêu cực gắn với cạnh tranh không lành mạnh.

Câu 13:
Khi dịch Covid – 19 bùng phát, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư
dây chuyền máy móc hiện đại để sản xuất khẩu trang y tế đạt
chuẩn đưa ra thị trường. Bên cạnh đó một số cơ sở cũng nhanh
chóng làm giảm mặt hàng này để thu lợi bất chính.
Em hãy vận dụng kiến thức kinh tế đã học để giải thích hiện
tượng trên.

Trả lời:
* Những hiện tượng trong tư liệu trên phản ánh quy luật cạnh tranh
trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.
* Vì:
- Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong
sản xuất, kinh doanh hàng hoá nhằm giành những điều kiện thuận lợi
trong sản xuất để thu được nhiều lợi nhuận.
- Cạnh tranh là một quy luật kinh tế tồn tại khách quan trong sản
xuất, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt hạn chế.
+ Mặt tích cực của cạnh tranh:
• Kích thích lực lượng sản xuất
• Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước vào việc đầu tư
xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
• Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của
nền kinh tế, góp phần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
 Gắn với cạnh tranh lành mạnh.

+ Mặt hạn chế của cạnh tranh:


• Chạy theo mục tiêu lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm
quy luật tự nhiên trong khai thác tài nguyên làm cho môi trường,
môi sinh suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng.
• Để giành giật khách hàng và lợi nhuận nhiều hơn, một số người
không từ những thủ đoạn phi pháp và bất lương.
• Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường, từ đó nâng giá lên cao
làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
 Gắn với cạnh tranh không lành mạnh.
*Trong trường hợp trên biểu hiện tính 2 mặt của cạnh tranh là:
- Các doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại để sản
xuất khẩu trang y tế đạt chuẩn đưa ra thị trường, điều đó đã kích thích
lực lượng sản xuất, khoa học kĩ thuật phát triển, năng suất lao động xã
hội tăng lên.
 Gắn với cạnh tranh lành mạnh.
-Một số cơ sở sử dụng thủ đoạn phi pháp bất lương như làm giả khẩu
trang để giành giật khách hàng, thu lợi nhuận gây hại đến sức khỏe
của người tiêu dùng.
 Gắn với cạnh tranh không lành mạnh.

You might also like