You are on page 1of 4

TÍNH HAI MẶT CỦA CẠNH TRANH

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, cạnh tranh có hai mặt: mặt tích cực và
mặt hạn chế.
1. Mặt tích cực của cạnh tranh
* Cạnh tranh giữ vai trò là một động lực kinh tế của sản xuất và lưu thông hàng
hóa. Điều đó được biểu hiện ở chỗ:
– Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học – kĩ thuật phát triển và năng suất lao
động xã hội tăng lên.
– Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước vào việc đầu tư xây dựng và
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
– Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế,
góp phần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
* Mọi sự cạnh tranh diễn ra theo đúng pháp luật và gắn liền với các mặt tích cực
nói trên là cạnh tranh lành mạnh. Chỉ có cạnh tranh lành mạnh mới thực sự là
động lực kinh tế của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Ngược lại, sự cạnh tranh nào
vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức là cạnh tranh không lành mạnh, và
thường gắn với những mặt hạn chế của cạnh tranh dưới đây.
* Dẫn chứng :
+ Các mặt hàng cùng công dụng, cần có sự cạnh tranh để thu hút khách hàng đến
sản phẩm  Cạnh tranh nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm mức giá thành
+ Các tiệm tạp hóa, thức ăn, dịch vụ trên cùng 1 đường, dãy phố cần có sự cạnh
tranh để thu hút khách hàng  Nhập hàng tốt hơn, dịch vụ chăm sóc, phục vụ
khách hàng chu đáo hơn
2. Mặt hạn chế của cạnh tranh
* Bên cạnh mặt tích cực chủ yếu, cạnh tranh không tránh khỏi những mặt hạn chế
nhất định. Đó là:
– Chạy theo mục tiêu lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm quy luật tự
nhiên trong khai thác tài nguyên làm cho môi trường, môi trường suy thoái và mất
cân bằng nghiêm trọng.
Ví dụ: Khai thác gỗ bừa bãi làm cho rừng bị tàn phá, gây nên hiện tượng lũ lụt,
hạn hán ảnh hưởng đến môi trường sản xuất và đời sống của con người.
– Để giành giật khách hàng và lợi nhuận nhiều hơn, một số người không từ
những thủ đoạn phi pháp và bất lương.
Ví dụ: Làm hàng giả, kinh doan hoàng quốc cấm; gian lận thương mại để trốn
thuế, vi phạm pháp luật của nhà nước làm ảnh hưởng đên sức khỏe và đời sống của
người tiêu dùng và thất thu ngân sách nhà nước
– Đầu tư tích lũy gây rối loạn thị trường, từ đó nâng giá lên cao làm ảnh
hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân
Ví dụ: Việc một số ít người dùng tiền vơ vét xi măng để đầu cơ tích trữ, làm cho
số lượng cung ứng xi măng trên thị trường thiếu nhiều so với nhu cầu xi măng trên
thị trường thiếu nhiều so với nhu cầu xi măng của người tiêu dùng, làm cho giá xi
măng bị đẩy lên cao, gây ra rối loạn thị trường. Từ đó, họ nâng giá bán xi măng
trên thị trường để thu nhiều lợi nhuận bất chính, nếu Nhà nước không phát hiện và
điều tiết kịp thời.
 Tóm lại, cạnh tranh là quy luật kinh tế tồn tại khách quan của sản xuất và
lưu thông hàng hóa, vừa có mặt tích cực vừa có mặt hạn chế, nhưng mặt tích cực
là cơ bản, mang tính trội, còn mặt hạn chế của cạnh tranh sẽ được Nhà nước điều
tiết thông qua giáo dục, pháp luật và các chính sách kinh tế – xã hội thích hợp.

~TO BE CONTINUE~
 ON NEXT PAGE 
Phần chữ đen vào ppt, phần chữ đỏ đọc khi thuyết trình

b. Mặt hạn chế của cạnh tranh:

Mọi thứ luôn có hai mặt, bên cạnh những mặt tích cực thì cạnh tranh
cũng không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Đó là:

 Chạy theo lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm quy luật tự
nhiên, gây hại đến môi trường tự nhiên hay đời sống của con người

Dẫn chứng:

+ Khai thác cá ở biển quá mức khiến thiếu hụt cá trầm trọng, gây
mất cân bằng chuỗi thức ăn và hệ sinh thái. Hơn nữa, một số cá
nhân, tổ chức đánh cá bằng bom mìn gây hủy hoại môi trường
biển, ảnh hưởng ngành du lịch, sinh thái biển,…

 Dùng mọi thủ đoạn để giành giật khách hàng, trong đó bao gồm cả
những thủ đoạn phi pháp

Dẫn chứng:

+ Làm hàng giả với giá rẻ và bán phá giá thị trường để thu hút
khách hàng
+ Buôn bán các loại hàng bị cấm bởi Pháp luật như ma túy, vũ khí
đạn dược, các loại chất nổ, chất dễ cháy,…

 Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường, từ đó nâng giá lên cao làm
rối loạn thị trường và đời sống nhân dân

Dẫn chứng:

+ Vào mùa dịch gần đây, một số người mua khẩu trang, thực
phẩm để dự trữ, lợi dụng nhu cầu tăng cao để bán lại với giá cao
hơn
=> Cạnh tranh là quy luật kinh tế tồn tại khách quan của sản phẩm và
lưu thông hàng hóa, vừa có mặt tích cực vừa có mặt hạn chế, nhưng mặt
tích cực là cơ bản, mang tính trội, còn mặt hạn chế của cạnh tranh sẽ
được Nhà nước điều tiết thông qua giáo dục, pháp luật và các chính sách
kinh tế - xã hội thích hợp

(Nếu cô hỏi đưa ví dụ thì nêu ra các mức phạt cho vi phạm (điều tiết các
hạn chế), vd:

 Đánh bắt cá bằng xung điện, kích điện, được xem như là phá hoại
nguồn lợi thủy sản sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu
đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm.

 Tích trữ tùy theo số lượng, tùy loại hàng hóa:


+ Tích trữ khẩu trang khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả
hàng hóa do dịch bệnh có thể bị phạt đến 60 triệu đồng.
+ Tích trữ xăng dầu trái phép gây nguy hiểm tới cháy nổ thì có thể sẽ
bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng

 Buôn bán hàng lậu phạt tiền từ 500.000 đồng đến 5.000.000.000 (5
tỷ) đồng, tùy theo giá trị và số lượng hàng lậu

You might also like