You are on page 1of 16

XỬ LÝ VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG,

THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ

NHÓM 8
DANH SÁCH NHÓM 8
Họ tên MSHV

NGUYỄN THÁI HƯNG C22609085

LÂM NHẬT LINH C22609088

LÊ PHAN YẾN NGỌC C22609093

PHẠM THỊ GẤM C22609080

TRẦN HOÀNG PHÚC C22609095


NỘI DUNG

Khái quát về xử lý vi phạm trong


1 hoạt động công chứng

Thực tiễn xử lý vi phạm trong hoạt


2 động công chứng

Một số kiến nghị về xử lý vi phạm


3 trong hoạt động công chứng
1. Khái quát về xử lý vi phạm trong hoạt động
công chứng
1.1. Xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến công
chứng
1.1.1. Khái niệm: Vi phạm hành chính liên quan đến công
chứng là hành vi trái pháp luật, có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do tổ
chức, cá nhân (trong và ngoài nước) có năng lực trách nhiệm
pháp luật hành chính thực hiện, vi phạm các quy định về công
chứng mà theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm
hành chính.
1. Khái quát về xử lý vi phạm trong hoạt động
công chứng
1.1.2. Các vi phạm hành chính trong lĩnh vực công
chứng (Quy định tại Mục 3, chương II, Nghị định số
82/2020/NĐ-CP)
(1) Vi phạm quy định về hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại,
miễn nhiệm công chứng viên; đề nghị thành lập, đăng ký hoạt
động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, đăng ký hành nghề
và cấp thẻ công chứng viên (Điều 11);
(2) Vi phạm quy định liên quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch,
bản dịch (Điều 12);
(3) Vi phạm quy định của công chứng viên khi nhận lưu giữ di chúc;
công chứng di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai
nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản (Điều 13);
(4) Vi phạm quy định của công chứng viên về công chứng bản dịch
(Điều 14);
(5) Vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng (Điều 15);
(6) Vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng
(Điều 16);
(7) Vi phạm của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên
(Điều 17).
1. Khái quát về xử lý vi phạm trong hoạt động
công chứng
1.1.3. Mức xử phạt Vi phạm hành chính:
* Hành vi vi phạm về thủ tục công chứng:
- Theo điểm a Khoản 3 Điều 12 Nghị định 82/2020/NĐ-CP: Giả
mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người yêu cầu công chứng;
giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch để công chứng hợp đồng, giao
dịch; giả mạo chữ ký của người yêu cầu công chứng; Yêu cầu công
chứng hợp đồng, giao dịch giả tạo.
+ Phạt tiền: Từ 20 triệu đến 30 triệu đồng;
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tổ chức hành nghề công chứng
đang lưu trữ hồ sơ công chứng thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá
nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan về hành vi vi phạm.
* Hành vi vi phạm về thủ tục công chứng:
- Theo điểm đ Khoản 3 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP: Không
chứng kiến việc người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người
phiên dịch ký hoặc điểm chỉ vào hợp đồng, giao dịch, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác.
+ Phạt tiền: Từ 7 triệu đến 10 triệu đồng;
+ Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng thẻ công chứng
viên từ 01 tháng đến 03 tháng.
- Theo điểm b Khoản 1 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP: Công
chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp phiếu yêu cầu công
chứng không đầy đủ nội dung theo quy định.
+ Phạt tiền: Từ 1 triệu đến 3 triệu đồng.
* Hành vi vi phạm của công chứng viên
- Theo điểm e Khoản 3 Điều 13 Nghị định 82/2020/NĐ-CP: Công
chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản
mà có căn cứ cho rằng việc để lại di sản hoặc việc hưởng di sản là
không đúng pháp luật ngoài trường hợp.
+ Phạt tiền: Từ 10 triệu đến 15 triệu đồng;
+ Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng thẻ công chứng
viên từ 01 tháng đến 03 tháng;
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tổ chức hành nghề công chứng
đang lưu trữ hồ sơ công chứng thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan về hành vi vi phạm.
* Hành vi vi phạm của công chứng viên
- Theo Khoản 2 Điều 14 Nghị định 82/2020/NĐ-CP: Công chứng
bản dịch mà thiếu chữ ký của công chứng viên hoặc thiếu chữ ký của
người dịch vào từng trang của bản dịch hoặc không đính kèm bản sao
của bản chính.
+ Phạt tiền: Từ 7 triệu đến 10 triệu đồng.
* Hành vi vi phạm của tổ chức hành nghề công
chứng
- Theo điểm c Khoản 4 Điều 16 Nghị định 82/2020/NĐ-CP: Mở chi
nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ
sở tổ chức hành nghề công chứng hoặc thực hiện các hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài hoạt động công chứng đã đăng ký
hoặc hoạt động không đúng nội dung đã đăng ký.
+ Phạt tiền: Từ 20 triệu đến 30 triệu đồng;
+ Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06
tháng đối với hành vi vi phạm;
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có
được do thực hiện hành vi vi phạm.
* Hành vi vi phạm của tổ chức hành nghề công
chứng
- Theo điểm m Khoản 1 Điều 16 Nghị định 82/2020/NĐ-CP: Không
mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ
chức mình.
+ Phạt tiền: Từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.
1. Khái quát về xử lý vi phạm trong hoạt động
công chứng
1.2. Xử lý kỷ luật liên quan đến công chứng
- Căn cứ khoản 2 Điều 19 Luật công chứng năm 2014 có quy định:
Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có
trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.
- Như vậy, nếu là công chứng viên của phòng công chứng nhà nước
mà bạn có tham gia thi thi tuyển viên chức theo quy định pháp luật thì
trường hợp này bạn sẽ được xem là viên chức.
Do đó việc xử lý kỷ luật công chứng viên được thực hiện theo Mục
3 Nghị định 112/2020/NĐ-CP và Luật Viên chức 2019
1. Khái quát về xử lý vi phạm trong hoạt động
công chứng
1.3. Xử phạt vi phạm hình sự liên quan đến công
chứng
- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những
tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không
phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu (Khoản
3 Điều 5 LCC). Do đó, công chứng viên phải hết sức cẩn trọng trong
quá trình hành nghề. Trong trường hợp Công chứng viên thiếu trách
nhiệm gây ra hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị truy tố Trách nhiệm hình
sự. Cụ thể: Điều 360 BLHS
“1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các
trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 179,
308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm
đến 07 năm:
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000
đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm
đến 12 năm:
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

You might also like