You are on page 1of 2

1.

Khái niệm dịch vụ xúc tiến thương mại


Dịch vụ xúc tiến thương mại hình thành do nhu cầu của nền kinh tế thị trường. Thương
nhân có thể tự tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội thương mại với nhiều cách thức: giảm giá, phát
quà tặng, tìm cơ hội tăng cường mạng lưới đại lý... cũng có thể thuê thương nhân khác
thực hiện việc giới thiệu, khuếch trương về hàng hoá, dịch vụ... để thông qua đó, tìm kiếm,
thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho mình và phải trả tiền cho việc
thuê đó. Trong pháp luật thương mại, dịch vụ xúc tiến thương mại được hiểu là hoạt động
kinh doanh, theo đó, thương nhân thực hiện một hoặc một số hành vi nhằm tìm kiếm,
thúc đẩy cơ hội thương mại cho thương nhân khác để kiếm lời. Vậy, có thể thấy rằng
những tổ chức hoặc cá nhân coi xúc tiến thương mại là một nghề nghiệp thì có thể biến
hoạt động xúc tiến thương mại thành nghề dịch vụ xúc tiến thương mại. Dịch vụ xúc tiến
thương mại được thực hiện với mục đích của hoạt động xúc tiến thương mại nhằm thúc
đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ. Hoạt động này hỗ trợ cho
hoạt động kinh doanh của thương nhân hiệu quả hơn.
2. Cho ví dụ về dịch vụ xúc tiến thương mại
Ví dụ: thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo, dịch vụ hội chợ, triển lãm... cụ thể:
+ Pháp nhân A tổ chức dịch vụ xúc tiến thương mại với chủ đề "Đặc sản tây bắc với người
dân thủ đô" - Tại một địa điểm triển lãm cụ thể tại thủ đô Hà Nội. Hoạt động này mang
tính thương mại, giới thiệu sản phẩm địa phương và là cơ hội để kết nối cung cầu trong
hoạt động kinh doanh
+ Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam tổ chức "Cơ hội xuất khẩu vải thiều tại thị
trường Nhật Bản" tại địa điểm xác định nào đó trên lãnh thổ Việt Nam hoặc Nhật Bản.
Hoạt động này thường mang tính phi lợi nhuận dựa trên kinh phí hỗ trợ từ các tổ chức,
ngành nghề hoặc do các doanh nghiệp kinh doanh tài trợ. Các hoạt động hoặc dịch vụ
xúc tiến thương mại được thực hiện dưới nhiều hình thức, cách thức khác nhau nhưng với
một mục đích chung là kết nối giữa cung và cầu trong hoạt động kinh doanh, qua đó mở
ra các cơ hội hợp tác và đầu tư hiệu quả nhất.
3. So sách quan hệ xúc tiến thương mại và dịch vụ xúc tiến thương mại
So với quan hệ xúc tiến thương mại do thương nhân tự mình thực hiện, quan hệ kinh
doanh dịch vụ xúc tiến thương mại có một số điểm tương đồng và khác biệt cơ bản. Tuy nhiên,
dù được thực hiện theo phương thức nào, việc xúc tiến thương mại cũng sẽ giống nhau ở ba
điểm chính, đó là:
+ Chủ thể thực hiện xúc tiến thương mại đều là thương nhân. Xúc tiến thương mại có bản chất là
hành vi hỗ trợ cho hoạt động thương mại của thương nhân, do đó nó được thương nhân tiến
hành như một nhu cầu tất yếu để khuyến khích phát triển thương mại. Các cá nhân, tổ chức
không phải là thương nhân, do không hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên nên
không có nhu cầu hoạt động xúc tiến thương mại và không trở thành chủ thể của quan hệ đó.
Trường hợp thực hiện xúc tiến thương mại theo hợp đồng dịch vụ, chủ thể thực hiện xúc tiến
thương mại
4. Chủ thể hoạt động xúc tiến thương mại là ai ?
Dưới góc độ kinh tế, có rất nhiều chủ thể tham gia vào hoạt động xúc tiến thương mại.
Có thể chia các chủ thể này thành ba nhóm: Chính phủ, các tổ chức hỗ trợ thương mại và
các doanh nghiệp. Chính phủ tham gia vào hoạt động xúc tiến thương mại thông qua các
hoạt động quản lý nhà nước và trực tiếp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại như
xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động xúc tiến thương mại,
thành lập các cơ quan thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại như: Cục xúc tiến thương
mại, các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài, các Trung tâm, phòng xúc
tiến thương mại ở các địa phương, xây dựng và tổ chức các mạng lưới thông tin quốc gia
đáp ứng yêu cầu thông tin thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội trợ triển
lãm thương mại ở nước ngoài... Các tổ chức xúc tiến thương mại (TPOs - Trade Promotion
Organizations) tham gia vào hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm: các tổ chức chính
phủ, các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng... Các tổ chức này phối hợp hoạt
động với cơ quan Chính phủ và các doanh nghiệp trong mạng lưới xúc tiến thương mại,
cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực cho các hoạt động xúc
tiến thương mại...
Chính phủ và các tổ chức xúc tiến thương mại thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nói
chung, nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Trong quan hệ
thương mại quốc tế, các biện pháp xúc tiến thương mại do Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ
tiến hành có ý nghĩa hỗ trợ các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường hàng hoá, dịch vụ và đầu
tư của nước ngoài, tăng cường thương mại xuất khẩu của quốc gia. Thương nhân là chủ thể trực
tiếp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng
hoá và cơ hội cung ứng dịch vụ cho mình. Pháp luật ghi nhận quyền tự do hoạt động xúc tiến
thương mại của thương nhân Việt Nam, thương nhân nước ngoài (thông qua chi nhánh của họ
mở tại Việt Nam). Trong khuôn khổ của pháp luật thương mại, thương nhân là chủ thể chủ yếu
tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại, bao gồm hai loại: - Thương nhân kinh doanh trong
các ngành, lĩnh vực khác nhau tự hoạt động xúc tiến thương mại cho mình. Trường hợp này,
thương nhân thực hiện xúc tiến thương mại trong khuôn khổ quyền tự do kinh doanh, tự do hoạt
động xúc tiến thương mại mà không cần phải đăng ký để có quyền thực hiện các hoạt động đó. -
Thương nhân kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương mại. Trong trường hợp này, dịch vụ xúc tiến
thương mại trở thành một dịch vụ thương mại, được thương nhân lựa chọn để kinh doanh. Do
vậy, điều kiện để thương nhân hoạt động xúc tiến thương mại một cách hợp pháp là phải đăng ký
kinh doanh để thực hiện các dịch vụ xúc tiến thương mại đó.

You might also like