You are on page 1of 58

Vấn đề 3.

PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

3.1. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ


XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
3.2. KHUYẾN MẠI
3.3. QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI
3.4. TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU
HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
3.5. HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM
THƯƠNG MẠI 1/56
3.1. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

3.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của


dịch vụ xúc tiến TM
3.1.1.1. Khái niệm DV xúc tiến TM
- Thương mại là hoạt động mua bán HH,
cung ứng DV. Xúc tiến TM là hoạt động
đẩy mạnh việc mua bán HH, đẩy mạnh
cung ứng DV, đẩy mạnh đầu tư.
- Xúc tiến TM là hoạt động tìm kiếm, thúc
đẩy cơ hội TM thông qua việc DN sử
dụng các kỹ thuật thuyết phục khác nhau
để liên hệ với thị trường và công chúng.
2/56
3.1. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI (tiếp)

3.1.1.1. Khái niệm dịch vụ xúc tiến


thương mại (tiếp)
- Xúc tiến TM nhằm mục tiêu thúc đẩy
phát triển TM của thương nhân và còn
bao gồm hoạt động thúc đẩy phát triển
TM của CP.
- Xúc tiến TM là hoạt động thúc đẩy,
tìm kiếm cơ hội mua bán HH và cung
ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến
mại, quảng cáo TM, trưng bày, giới
thiệu HH, dịch vụ và hội trợ, triển lãm
TM 3/56
3.1. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI (tiếp)

3.1.1.2. Đặc điểm của xúc tiến TM:


- XTTM là một loại hoạt động TM, hỗ trợ cho hoạt
động MB HH, cung ứng DV, do thương nhân thực
hiện, nhằm mục đích sinh lời.
- Chủ thể của hoạt động xúc tiến TM chủ yếu là
thương nhân. Họ có tư cách PL độc lập, là thương
nhân VN hay thương nhân NN.
- Các VP đại diện không được khuyến mại, quảng cáo
TM. Chi nhánh được XTTM phù hợp với ND hoạt
động ghi trong giấy phép.
- Mục đích của XTTM là tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội
MB HH, cung ứng DV nhằm mục đích mang lại lợi
nhuận cho thương nhân.
- Cách thức xúc tiến TM: Thương nhân tự xúc tiến
TM hoặc thuê thương nhân khác thực hiện DV xúc
tiến TM cho mình. 4/56
3.1. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI (tiếp)

3.1.1.3. Vai trò của dịch vụ xúc tiến TM


- XTTM trở thành công cụ để thương nhân chiếm lĩnh
thị trường, nâng cao tính cạnh tranh của HH, DV.
- Xúc tiến TM phản ánh cầu nối giữa khách hàng và
thương nhân, giúp thương nhân có đánh giá ưu điểm,
nhược điểm của HH, DV để có quyết định kịp thời,
phù hợp.
- Đối với người tiêu dùng, xúc tiến TM cung cấp
thông tin về HH, DV; kích thích nhu cầu mua sắm của
khách hàng.
- Xúc tiến TM xây dựng hình ảnh đẹp về DN, tăng
thêm giá trị tài sản vô hình của thương nhân.
- Nhà nước thiết lập cơ sở PL cho thương nhân thực
hiện quyền tự do xúc tiến TM, bảo đảm cạnh tranh
lành mạnh, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng.
5/56
3.1. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI (tiếp)
+ Dịch vụ xúc tiến TM:
- Thương nhân có thể XTTM bằng cách giảm
giá, phát quà tặng, tăng cường mạng lưới đại
lý…
- Thương nhân có thể thuê thương nhân khác
thực hiện việc khuyếch trương HH, DV để tìm
kiếm, thúc đẩy cơ hội MB HH, DV cho mình và
trả tiền cho việc thuê đó.
- DV XTTM là hoạt động KD do thương nhân
thực hiện nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội TM
cho thương nhân khác để kiếm lời.
- Thương nhân tự thực hiện XTTM và thương
nhân KD dịch vụ XTTM có những điểm giống
nhau và khác nhau. 6/56
3.1.2. CHỦ THỂ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

- Có 3 nhóm chủ thể tham gia hoạt động


XTTM: Chính phủ, các tổ chức hỗ trợ TM và
các DN.
- Chính phủ thực hiện XTTM qua hoạt động
QL NN và XD môi trường PL cho hoạt động
XTTM, thành lập CQ XTTM là Cục XTTM,
CQ đại diện TM ở NN, TT XTTM ở địa
phương, XD mạng thông tin QG cho XTTM,
hỗ trợ DN tham gia hội trợ, triển lãm ở NN…
- Các tổ chức XTTM gồm các tổ chức CP, các
hiệp hội DN, hiệp hội ngành hàng…cung cấp
DV hỗ trợ KD, đào tạo nguồn nhân lực cho
hoạt động XTTM.
- Các DN tự thực hiện hoặc thuê DN khác thực
hiện hoạt động xúc tiến TM. 7/56
3.1.2. CHỦ THỂ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI (tiếp)

- Thương nhân là chủ thể trực tiếp


thực hiện các hoạt động XTTM
nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội
mua bán HH, cung ứng dịch vụ cho
mình.
- Thương nhân tự XTTM cho mình
không cần đăng ký KD.
- Thương nhân KD dịch vụ XTTM
cần đăng ký KD dịch vụ này.
8/56
3.1. 3. CÁC HÌNH THỨC DỊCH VỤ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

1) Khuyến mại là hành vi xúc tiến việc bán HH, cung


ứng DV thông qua việc dành cho khách hàng những
lợi ích, TD: giảm giá, quà tặng, phần thưởng, phiếu
mua hàng có ưu đãi, tặng thêm HH, chiết giá (đối với
đại lý , mua nhiều HH)
- Khuyến mại giới thiệu SP mới, SP được cải tiến,
khuyến khích tiêu dùng, lôi kéo khách hàng, tăng thị
phần của DN trên thị trường.
2) Quảng cáo TM là hoạt động giới thiệu HH, DV TM
thông qua quảng cáo như phương tiện thông tin đại
chúng (TV, radio, internet), ấn phẩm, bảng, biển, băng
rôn, pano, áp phích…Tổ chức phòng trưng bày, biển
đề tên cơ sở KD, bao bì HH, thông qua người bán
hàng. 9/56
3.1.3. CÁC HÌNH THỨC DỊCH VỤ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI (tiếp)
Quảng cáo thông tin cho khách hàng biết chủng
loại, tính năng, tác dụng , giá cả HH, DV, qua đó
kích thích nhu cầu mua sắm và SD dịch vụ của
khách hàng.
3) Trưng bày, giới thiệu HH, dịch vụ. Đây là hoạt
động của thương nhân dùng HH, tài liệu về HH để
giới thiệu với khách hàng về SP, HH, DV của mình.
4) Hội chợ, triển lãm TM là trưng bày HH, tài liệu
về HH để giới thiệu, quảng cáo HH với khách
hang; không bán HH tại chỗ.
Hội chợ, triển lãm TM được tiến hành tại một TG
và địa điểm nhất định (định kỳ). Nhà KD trưng bày
HH của mình nhằm mục đích tiếp thị, bán HH và
thiết lập giao dịch. 10/56
3.1.4. SỰ HÌNH THÀNH PHÁP LUẬT VỀ XTTM TRONG NỀN KTTT
+ PL về xúc tiến TM là hệ thống quy tắc xử sự do NN ban
hành, thừa nhận nhằm điều chỉnh các QHXH phát sinh trong
hoạt động XTTM của thương nhân.
- Xúc tiến TM chỉ hình thành trong nền KTTT, khi có nhiều
chủ thể KD cung cấp một loại HH, DV; người tiêu dùng có
quyền lựa chọn.
- Thị trường quyết định việc SX cái gì, SX như thế nào, SX
cho ai.
- Các DN phải tự hạch toán KD, tự chịu trách nhiệm về kết
quả SX, KD; cạnh tranh với nhau để giành giật cơ hội KD.
- Để tồn tại, phát triển, DN phải có chiến lược nghiên cứu,
xác định thị trường, phân tích hành vi, nhu cầu mua sắm của
khách hàng, quảng cáo, giới thiệu HH, SP, giảm giá, thưởng
cho khách hàng… 11/56
3.1.4. SỰ HÌNH THÀNH PHÁP LUẬT VỀ XTTM TRONG NỀN KTTT (tiếp)

-VBPL về XTTM: Luật Thương mại


(2005), Luật Cạnh tranh (2004), Luật
Quảng cáo (2012)
- Nghị định 181-CP (2013) về hoạt động
quảng cáo trên lãnh thổ VN
- Nghị định 81/2018/TT-BTM hướng dẫn thi
hành Luật TM (2005) về xúc tiến thương mại
- Nghị định 24/2003/NĐ-CP quy định chi
thiết thi hành PL Quảng cáo
- Thông tư 43/2003/TT-BVHTT về thi hành
PL Quảng cáo 12/56
3.2. KHUYẾN MẠI

3.2.1. Khái niệm, đặc điểm của khuyến


mại.
3.2.1.1. Khái niệm khuyến mại
+ Khuyến mại là hoạt động xúc tiến TM
của thương nhân nhằm đẩy mạnh việc
mua bán HH, cung ứng DV bằng cách
dành cho khách hàng những lợi ích nhất
định.
3.2.1.2. Đặc điểm của khuyến mại
- Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại
là thương nhân. Thương nhân tự thực
hiện khuyến mại hoặc KD DV khuyến
mại cho thương nhân khác theo hợp
đồng. 13/56
3.2. KHUYẾN MẠI

3.2.1.2. Đặc điểm của khuyến mại (tiếp)


- Cách thức tiến hành khuyến mại là dành cho
khách hàng những lợi ích nhất định (tặng quà,
phát hàng mẫu dùng thử, giảm giá SP…).
Khách hành được khuyến mại là người tiêu
dùng, đại lý…
- Mục đích của khuyến mại: Đẩy mạnh việc
bán hàng, cung ứng DV. Lôi kéo khách hàng
mua HH, SP, sử dụng DV; giới thiệu SP mới,
kích thích trung gian phân phối chú ý đến HH
của DN, tăng đặt mua HH… tăng thị phần của
DN 14/56
3.2. KHUYẾN MẠI (tiếp)

3.2.2. Các hình thức khuyến mại,


hạn mức khuyến mại .
+ Lợi ích mà khách hàng được
hưởng là lợi ích vật chất (tiền,
HH), lợi ích phi vật chất (SD dịch
vụ miễn phí)
+ Cung cấp hàng mẫu (SP mới) để
khách hàng dùng thử miễn phí.
+ Tặng quà. Tặng HH (của mình,
của thương nhân khác), cung ứng
dịch vụ miễn phí cho khách hàng.
15/56
3.2. KHUYẾN MẠI (tiếp)

3.2.2. Các hình thức khuyến mại, hạn mức


khuyến mại
- Giảm giá HH, DV (PL quy định giới hạn
mức độ giảm giá đối với từng đơn vị HH,
DV để chống bán phá giá, bảo đảm cạnh
tranh lành mạnh)
- Bán HH, cung ứng DV kèm phiếu mua
HH, sử dụng DV, phiếu dự thi.
- Tổ chức sự kiện để thu hút khách hàng
(gắn liền, tách rời việc mua HH, sử dụng
DV của khách hàng): Bốc thăm, cào số mở
SP trúng thưởng, vé số dự thưởng, chương
trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí… 16/56
+ Quyền, nghĩa vụ của thương nhân hoạt động khuyến mại.
- Lựa chọn hình thức, thời gian, địa điểm khuyến
mại;
- Quy định những lợi ích cụ thể mà khách hàng
được hưởng;
- Tự tổ chức thực hiện các hình thức khuyến mại
theo PL;
- Thuê thương nhân khác thực hiện việc khuyến
mại cho mình;
- Thực hiện đầy đủ các quy định về trình tự, thủ
tục PL cần thiết về khuyến mại (xin phép, đăng
ký, TB kết quả với CQ NN có thẩm quyền);
-TB công khai ND, thông tin hoạt động khuyến
mại với khách hàng (tên của hoạt động khuyến
mại; Giá bán HH, giá DV, chi phí liên quan; tên
địa chỉ, số ĐT của thương nhân khuyến mại; TG
khuyến mại; điều kiện) 17/56
Quyền, nghĩa vụ của thương nhân hoạt động khuyến mại (tiếp).

+ Thương nhân phải TB công khai các


thông tin khác liên quan đến từng hoạt
động khuyến mại:
- Giá bán HH, giá DV được tặng cho
khách hàng đối với hình thức khuyến mại
“tặng quà”
- Giá trị tuyệt đối, phần trăm thấp hơn
giá HH, giá DV bình thường đối với hình
thức “giảm giá”
- Giá trị bằng tiền, lợi ích cụ thể từ phiếu
mua HH, phiếu sử dụng DV; địa điểm
bán HH, cung ứng DV. 18/56
Quyền, nghĩa vụ của thương nhân hoạt động khuyến mại (tiếp).

- Loại giải thưởng, giá trị từng loại giải


thưởng; tỷ lệ tham gia các chương trình
khuyến mại, cách thức lựa chọn người trúng
thưởng
- Các chi phí mà khách hàng phải trả khi
tham gia sự kiện
- Nghĩa vụ thực hiện đúng chương trình
khuyến mại đã thông báo.
- Trích 50% giá trị giải thưởng đã công bố
vào ngân sách NN, khi không có người
trúng thưởng
- Tuân thủ thỏa thuận trong HĐ DV khuyến
mại đã ký kết. 19/56
3.2.4. CÁC HÀNH VI BỊ CẤM TRONG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI
Đ. 46, Luật Cạnh tranh (2004) quy định về khuyến mại nhằm
cạnh tranh không lành mạnh:
Nhà nước cấm DN thực hiện các hoạt động khuyến mại sau:
1. Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng;
2. Khuyến mại không trung thực, gây nhầm lẫn về HH, DV để
lừa dối khách hàng;
3. Phân biệt đối xử đối với các khách hàng tại các địa bàn tổ
chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình
khuyến mại;
4. Tặng HH cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách
hàng đổi HH cùng loại do DN khác sản xuất mà khách hàng đó
đang sử dụng để dùng HH của mình;
5. Các hoạt động khuyến mại khác mà pháp luật có quy định
cấm. 20/56
3.2.4. CÁC HÀNH VI BỊ CẤM TRONG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI

+ Khuyến mại cho HH, DV bị cấm, hạn


chế KD, HH chưa được phép lưu thông,
DV chưa được phép cung ứng;
+ Sử dụng HH, DV dùng để khuyến mại
là HH, DV bị cấm, hạn chế KD, HH chưa
được phép lưu thông, DV chưa được phép
cung ứng;
+ Khuyến mại, SD rượu bia để khuyến
mại cho người dưới 18 tuổi;
+ Khuyến mại, SD thuốc lá, rượu có độ
cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mại;
+ Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây
hiểu lầm về HH, DV để lừa dối khách
hàng; 20/56
3.2.4. CÁC HÀNH VI BỊ CẤM TRONG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI (tiếp).

+ Khuyến mại để tiêu thụ HH kém chất


lượng, ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức
khỏe, lợi ích công cộng.
+ Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ
sở CQ NN, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị-XH, đơn vị vũ trang;
+ Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện,
thực hiện không đúng;
+ Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành
mạnh;
+ Giá trị HH, DV dùng để khuyến mại vượt
quá hạn mức tối đa; Giảm giá HH, DV được
khuyến mại quá mức tối đa do PL quy định.
3.3. QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI

3.3.1. Khái niệm, đặc điểm của quảng cáo


thương mại.
+ Quảng cáo là giới thiệu đến người tiêu
dùng về hoạt động KD HH, DV bao gồm
DV có mục đích sinh lời và DV không có
mục đích sinh lời.
+ Quảng cáo TM là hoạt động XTTM của
thương nhân để giới thiệu với khách hàng
về hoạt động KD HH, DV của mình.
+ Tổ chức, cá nhân có nhu cầu quảng cáo
là thương nhân hoặc không là thương nhân.
+ Quảng cáo có thể được thực hiện thông
qua thương nhân KD DV quảng cáo.
22/56
3.3.1. Khái niệm, đặc điểm của quảng cáo thương mại

3.3.1.2. Đặc điểm của quảng cáo TM


- Chủ thể QCTM là thương nhân,
- Tổ chức thực hiện: Thương nhân tự
quảng cáo cho mình hoặc làm DV
quảng cáo cho thương nhân khác theo
HĐ.
- Cách thức XTTM: Thương nhân sử
dụng SP, phương tiện QCTM để
thông tin về HH, DV đến khách hàng.
- Mục đích của QCTM là giới thiệu
HH, DV để XTTM, nhằm mục đích
cạnh tranh và lợi nhuận. 23/56
3.3.1. Khái niệm, đặc điểm của quảng cáo thương mại (tiếp)
+ Hàng hóa, dịch vụ quảng cáo thương mại.
- Đối tượng của QCTM là HH, DV thuộc lĩnh
vực KD của thương nhân.
- Thương nhân được quảng cáo để XTTM đối
với mọi HH, DV được quyền KD của mình.
- PL cấm, hạn chế quảng cáo đối với một số
HH, DV: HH, DV bị NN cấm, hạn chế KD;
thuốc lá, rượu mạnh, SP chưa được phép lưu
thông, DV TM chưa được phép thực hiện ở
VN.
- Thương nhân phải đảm bảo tính chính xác,
trung thực của thông tin về HH, DV TM: quy
cách, chất lượng, giá cả, công dụng, kiểu dáng,
chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời
hạn bảo hành… 24/56
3.3.2. Nội dung, phương tiện quảng cáo TM
+ ND quảng cáo: những thông tin về hoạt
động KD HH, DV mà chủ thể QC muốn
được thể hiện nhằm thông báo, giới thiệu
rộng rãi tới công chúng.
- ND SP QC phải đảm bảo lành mạnh, đúng
sự thật, không gây nhầm lẫn cho khách
hàng.
- Nghiêm cấm SD QC chứa đựng thông tin
so sánh trực tiếp giữa hoạt động KD HH,
DV được QC với hoạt động KD HH DV
khác, các SP QC có âm thanh, hình ảnh, cấu
trúc giống với SP QC của thương nhân khác,
gây nhầm lẫn cho khách hàng; các SP QC có
ND không đúng sự thật, tự khẳng định vị trí
cao nhất mà không có VB chứng nhận hợp
3.3.2. Nội dung, phương tiện quảng cáo thương mại (tiếp).

+ Hình thức QC được thể hiện


bằng tiếng nói, chữ viết, biểu
tượng, màu sắc, ánh sáng, hình
ảnh, hành động, âm thanh và các
hình thức khác có khả năng truyền
đạt nội dung thông tin QC tới công
chúng.
- Hình thức QC phải rõ ràng, dễ
hiểu, có tính thẩm mỹ.
- Tiếng nói, chữ viết trong QC
phải là tiếng Việt (trừ một số
trường hợp) 26/56
3.3.2. Nội dung và phương tiện quảng cáo TM (tiếp).
+ Phương tiện QC TM: là các công cụ
được SD để giới thiệu các SP quảng cáo
TM, thí dụ: -Báo chí (in, nói, hình, điện
tử)
- Mạng thông tin máy tính;
- Xuất bản phẩm (sách, tờ gấp, tờ rơi, SP
in, nhân bản, phim ảnh, băng hình, đĩa
hình, băng âm thanh, đĩa âm thanh…)
- Băng rôn, bảng, biển, panô, áp phích,
màn hình nơi công cộng… 27/56
3.3.2. Nội dung và phương tiện quảng cáo TM (tiếp)

- Vật phát quang, vật thể trên không, trên


mặt đất, trên mặt nước…
- Phương tiện giao thông, vật thể cố định,
di động (biểu tượng, biển hiệu HH, mũ,
áo, túi xách…)
- Chương trình VH, TT, hội chợ, triển
lãm
- Các phương tiện truyền tin …
- PL quy định một số giới hạn về diện
tích QC, thời lượng QC, số lần QC mà
chủ thể hoạt động QC phải thực hiện.
28/56
3.3.3. Các chủ thể tham gia vào quá trình quảng cáo TM
1) Người quảng cáo: Là thương nhân hoặc
không phải là thương nhân
- Trong quảng cáo TM, người quảng cáo phải
là thương nhân.
- Tổ chức, cá nhân có quyền trực tiếp quảng
cáo về hoạt động KD, HH, DV của mình hoặc
thuê tổ chức KD dịch vụ QC thực hiện việc QC
TM.
- Người quảng cáo có nghĩa vụ đảm bảo ND
quảng cáo trung thực, chính xác.
2) Thương nhân KD DV quảng cáo: Là tổ
chức, cá nhân thực hiện các công đoạn của quá
trình QC nhằm mục đích sinh lời. 29/56
3.3.3. Các chủ thể tham gia quá trình quảng cáo TM (tiếp)

- Họ phải có giấy chứng nhận ĐKKD; có


quyền đặt chi nhánh tại tỉnh, TP khác;
- Họ có quyền:
a) Lựa chọn hình thức, lĩnh vực KD DV
quảng cáo; b) Yêu cầu người quảng cáo
cung cấp thông tin trung thực, chính xác về
ND quảng cáo;
c) Đăng ký bảo hộ quyền SHTT đối với SP
quảng cáo của mình;
d) Hợp tác với tổ chức, cá nhân trong hoạt
động QC, tham gia hiệp hội QC…
- Họ có nghĩa vụ thực hiện đúng PL về
QC, ND giấy chứng nhận ĐKKD, cam kết
trong HĐ DV QC. 30/56
3.3.3. Các chủ thể tham gia quá trình quảng cáo TM (tiếp)
3) Người phát hành QC: Là người nắm giữ
các phương tiện QC, có khả năng đưa SP QC
đến người tiêu dùng. Đó là CQ báo chí, nhà
xuất bản, TC quản lý mạng thông tin máy
tính, người tổ chức chương trình VH-TT, hội
chợ, triển lãm; là tổ chức, cá nhân SD
phương tiện QC khác.
- Quan hệ QC có thể hình thành trên cơ sở
HĐ phát hành QC giữa người QC hoặc
thương nhân KD QC với người phát hành
QC.
- Người QC và thương nhân KD QC cũng có
thể thực hiện luôn công việc của người phát
hành QC. 31/56
3.3.3. Các chủ thể tham gia quá trình quảng cáo TM (tiếp)

- Người phát hành QC được quảng cáo trên


phương tiện của mình và thu phí DV quảng
cáo.
- Người phát hành QC có nghĩa vụ tuân thủ
PL về SD phương tiện QC TM, PL về báo
chí, xuất bản, QL mạng thông tin máy tính,
chương trình VH TT, hội chợ, triển lãm…
4) Người cho thuê phương tiện QC: là tổ
chức, cá nhân sở hữu phương tiện QC. Họ
có thể là thương nhân hoặc không là thương
nhân, có quyền thu phí từ việc cho thuê
phương tiện theo thỏa thuận trong HĐ 32/56
3.3.4. Thủ tục thực hiện quảng cáo TM

+ Thương nhân QC, kinh doanh DV QC


phải làm thủ tục xin cấp giấy phép thực
hiện QC.
- Ở VN, CQ quản lý NN về VH, TT
đăng ký hoặc cấp phép cho hoạt động
QC.
- Bộ VH TT DL có quyền cấp giấy phép
trên mạng TT máy tính; kênh, chương
trình phát thanh, truyền hình chuyên
quảng cáo; phụ san, phụ bản chuyên
QC. 33/56
3.3.4. Thủ tục thực hiện quảng cáo TM (tiếp)

- Sở VH TT DL có quyền cấp giấy phép


thực hiện QC trên bảng, biển, panô, băng
rôn, màn hình đặt nơi công cộng, vật phát
quang, vật thể trên không, trên mặt đất,
trên mặt nước, phương tiện giao thông, vật
thể di động…
- CQ quản lý NN về XD, TM, giao thông
công chính, quy hoạch đô thị cũng có thẩm
quyền cấp giấy phép liên quan đến hoạt
động QC (Thông tư 43/2003/TT-BVHTT
ngày 16-7-2003 hướng dẫn thi hành Nghị
định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13-3-2003
3.3.5. Các hoạt động bị cấm khi thực hiện quảng cáo TM
Đ. 45. Luật Canh tranh (2004) quy định quảng cáo nhằm cạnh
tranh không lành mạnh. NN cấm DN thực hiện các hoạt động
quảng cáo sau:
1) So sánh trực tiếp HH, DV của mình với HH, DV cùng loại của
DN khác;
2) Bắt chước SP quảng cáo khác gây nhầm lẫn cho khách hàng;
3) Đưa thông tin gian dối, gây nhầm lẫn cho khách hàng về các
ND sau:
a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại,
bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ HH, người sản
xuất, nơi SX, người gia công, nơi gia công;
b) Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành;
c) Các thông tin gian dối, gây nhầm lẫn khác.
4) Các hoạt động quảng cáo khác mà PL có quy định cấm. 35/56
3.3.5. Các hoạt động bị cấm khi thực hiện quảng cáo TM
1) Quảng cáo làm ảnh hưởng xấu đến lợi ích
của NN và của toàn XH (tiết lộ bí mật, phương
hại độc lập, chủ quyền QG, quốc phòng, an ninh,
an toàn XH, kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, tự
do tín ngưỡng, tôn giáo…).
2) Sử dụng SP QC, phương tiện QC trái với
đạo đức, VH, thuần phong mỹ tục VN, trái quy
định của PL (dùng hình ảnh lãnh đạo Đ, NN; ảnh
hưởng sự trang nghiêm tại CQ NN, bạo lực, kinh
dị, dùng từ ngữ không lành mạnh…) .
3) Quảng cáo HH, DV mà NN cấm KD;
4) Lợi dụng QC TM gây thiệt hại đến lợi ích
của TC, cá nhân và các thương nhân khác;
35/56
3.3.5. Các hoạt động bị cấm khi thực hiện quảng cáo TM (tiếp)

5) QC thuốc lá, rượu có từ 30 độ cồn


trở lên; HH, SP chưa được phép lưu
thông, DV chưa được KD tại VN
6) QC bằng việc SD phương pháp so
sánh trực tiếp hoạt động SX, KD HH,
DV của mình với hoạt động SX, KD
HH, DV của thương nhân khác.
7) QC sai sự thật về quy cách, số
lượng, chất lượng, giá cả, công dụng,
kiểu dáng, xuất xứ HH, chủng loại,
bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn
bảo hành của HH… 36/56
5.3.5. Các hoạt động bị cấm khi thực hiện quảng cáo TM (tiếp)
8) QC sai sự thật về quy cách, số lượng, chất
lượng, giá cả, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ
HH, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ,
thời hạn bảo hành của HH…
9) QC cho hoạt động KD của mình bằng cách
SD SP QC vi phạm quyền SHTT; dùng danh
nghĩa, hình ảnh của TC, cá nhân khác để QC
mà không được sự chấp thuận của thương
nhân đó.
10) Hoạt động QC nhằm cạnh tranh không lành
mạnh (như QC nói xấu, bắt chước các SP QC
của thương nhân khác, gây nhầm lẫn cho khách
hàng…) 37/56
3.4. TRƯNG BẦY, GIỚI THIỆU HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
3.4.1. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động trưng bầy,
giới thiệu HH, DV.
3.4.1.1. Khái niệm hoạt động trưng bầy, giới thiệu HH,
DV. - Trưng bầy, giới thiệu HH, DV là hoạt động
XTTM của thương nhân, dung HH, DV, tài liệu về HH,
DV để giới thiệu với khách hàng về HH, DV đó.
- Bản chất của hoạt động trưng bầy, giới thiệu HH, DV
là cách thức đặc biệt để quảng cáo HH, DV với khách
hàng.
4.4.1.2. Đặc điểm của hoạt động trưng bầy, giới thiệu
HH, DV.
1) Chủ thể trưng bầy, giới thiệu HH, DV là thương
nhân. Thương nhân tự trưng bầy, giới thiệu HH, DV
hoặc trưng bầy, giới thiệu HH, DV cho thương nhân
khác để thu phí dịch vụ. 38/56
3.4.1.2. Đặc điểm của hoạt động trưng bầy, giới thiệu HH, DV (tiếp)

2) Cách thức tiến hành hoạt động


trưng bầy, giới thiệu HH, DV:
Dùng HH, DV và các tài liệu kèm
theo để giới thiệu HH, DV.
3) Mục đích của việc tiến hành
hoạt động trưng bầy, giới thiệu
HH, DV : Giới thiệu các thông tin
về HH, DV để từ đó kích thích
nhu cầu mua sắm, xúc tiến cơ hội
bán HH, DV. 39/56
3.4.2. Các hình thức trưng bầy, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ

HH, DV được trưng bầy, giới thiệu thông


qua các hình thức sau:
1) Mở phòng trưng bầy, giới thiệu HH, DV;
2) Tổ chức trưng bầy, giới thiệu HH, DV
tại trung tâm TM, hội chợ, triển lãm; hoạt
động giải trí, thể thao, văn hóa, nghệ thuật;
3) Tổ chức hội nghị, hội thảo có trưng bầy
giới thiệu HH, DV;
4) Trưng bầy, giới thiệu HH, DV trên
internet
5) Các hình thức khác theo quy định của
pháp luật. 40/56
3.4.3. Hợp đồng dịch vụ trưng bầy, giới thiệu HH, DV
- Việc thuê DV trưng bầy, giới thiệu HH, DV phải được xác
lập bằng hợp đồng. HĐ chứa đựng sự thỏa thuận về quyền,
nghĩa vụ của bên SD và bên cung ứng DV trưng bầy, giới
thiệu HH, DV.
- Chủ thể của HĐ đều là thương nhân.
- Hình thức HĐ phải bằng văn bản, hình thức khác có giá trị
PL tương đương.
-Nội dung của HĐ gồm có:
a) Tên, địa chỉ bên thuê DV và bên KD DV;
b) HH, DV được trưng bầy, giới thiệu;
c) ND, hình thức, địa điểm, TG trưng bầy HH, DV;
d) Phí DV và các chi phí khác;
e) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
f) Giải quyết tranh chấp (nếu có) v.v… 41/56
3.4.3. Hợp đồng dịch vụ trưng bầy, giới thiệu HH, DV (tiếp)
- Bên thuê DV có quyền y/c bên làm DV trưng bầy,
giới thiệu HH, DV thực hiện HĐ, kiểm tra, giám sát
việc thực hiện HĐ; cung cấp HH và thông tin về HH,
DV được trưng bầy, giới thiệu; trả phí DV và các chi
phí hợp lý khác.
- Bên thực hiện DV có quyền y/c bên thêu DV cung
cấp HH, thông tin về HH, DV và các phương tiện cần
thiết; nhận phí DV và các chi phí hợp lý khác.
- Có nghĩa vụ trưng bầy, giới thiệu HH, DV theo thỏa
thuận; bảo quản HH, tài liệu, phương tiện được giao; -
- Khi kết thúc việc trưng bầy, giới thiệu HH, DV phải
giao lại HH, tài liệu, phương tiện cho bên thuê DV;
Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Không được
chuyển giao hoặc thuê người khác thực hiện DV (nếu
không được bên thuê DV chấp nhận) 42/56
Điều kiện cho hàng hóa, dịch vụ được trưng bầy, giới thiệu
Những điều kiện cho việc trưng bầy HH, DV:
1) HH, DV được trưng bầy, giới thiệu phải là
những HH, DV được kinh doanh hợp pháp trên
thị trường.
2) HH, DV được trưng bầy, giới thiệu phải tuân
thủ các quy định của PL về chat lượng và ghi
nhãn mác HH
3) Là HH được phép nhập khẩu vào Việt Nam
4) HH được nhập khẩu để trưng bầy, giới thiệu
phải tái xuất khẩu sau khi kết thúc việc trưng
bầy, giới thiệu.
5) HH tậm nhập khẩu để trưng bầy, giới thiệu
nếu được tiêu thụ tại VN thì phải tuân thủ các
quy định của PL VN đối với HH nhập khẩu.
3.4.4. Các hoạt động bị cấm khi trưng bầy, giới thiệu HH, DV
1) Cấm việc tổ chức trưng bầy, giới thiệu HH, DV làm
phương hại đến an ninh QG, trật tự, an toàn XH, cảnh
quan, môi trường, sức khỏe con người;
2) Cấm việc trưng bầy, giới thiệu HH, DV trái với
truyền thống lịch sử, văn hóa, đaoh đức, thuần phong
mỹ tục VN;
3) Cấm việc trưng bầy, giới thiệu HH, DV làm lộ bí mật
của nhà nước;
4) Cấm việc trưng bầy, giới thiệu HH, DV của thương
nhân khác để so sánh với HH, DV của mình (trừ trường
hợp để phân biệt HH giả, HH nhái)
5) Cấm việc trưng bầy, giới thiệu HH, DV không đúng
với HH, DV đang KD về chất lượng, giá cả, công dụng,
kiểu dáng, chúng loại, bao bì, TG bảo hành… 44/56
3.5. HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI
3.5.1. Khái niệm, đặc điểm của hội chợ, triển lãm
thương mại.
3.5.1.1. Khái niệm hội chợ, triển lãm
Hội chợ, triển lãm TM là hoạt động XTTM tập trung
trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định, để
thương nhân trưng bầy, giới thiệu HH, DV, tài liệu về
HH, DV nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội
giao kết hợp đồng mua bán HH, DV.
-Hội chợ mang tính định kỳ được tổ chức tại địa
điểm, TG thích hợp, là nơi người bán, người mua
trực tiếp giao dịch mua bán.
-Triển lãm gần giống hội chợ, nhưng người bán chủ
yếu giới thiệu, quảng cáo về HH, DV chứ không bán
HH, DV tại chỗ. 45/56
3.5.1. Khái niệm, đặc điểm của hội chợ, triển lãm thương mại.

3.5.1.2. Đặc điểm của hội chợ, triển lãm


- Hội chợ, triển lãm TM do các thương nhân thực
hiện.
- Thương nhân có quyền trực tiếp tổ chức, tham gia
hội chợ, triển lãm hoặc thuê thương nhân khác KD
hội chợ, triển lãm thực hiện.
- Cách thức tổ chức: Thương nhân có thể trực tiếp tổ
chức hội chợ, triển lãm TM hoặc thuê thương nhân
khác tổ chức thông qua hợp đồng DV.
- Cách thức xúc tiến: Trưng bầy, giới thiệu, quảng
cáo HH, DV, bán lẻ và giao kết hợp đồng.
- HH, DV của VN tham gia hội chợ, triển lãm ở NN
được phép bán, tặng cung ứng tại hội chợ, triển lãm
(trừ một số trường hợp) 46/56
3.5.2. Thủ tục tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm TM
- Thủ tục tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm TM ở VN:
Hội chợ, triển lãm TM tổ chức tại VN phải được đăng ký
và phải được xác nhận bằng văn bản của CQ QL NN về
TM tỉnh, TP trực thuộc trung ương nơi tổ chức hội chợ,
triển lãm TM.
- Thủ tục tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm TM ở NN:
1. Thương nhân không KD dịch vụ hội chợ, triển lãm TM
khi trực tiếp tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm TM ở NN
về HH, DV mà mình KD phải tuân theo các quy định về
xuất khẩu HH.
2. Thương nhân KD DV hội chợ, triển lãm TM khi tổ chức
cho thương nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm TM phải
đăng ký với Bộ CT.
3. Thương nhân không đăng ký KD DV hội chợ, triển lãm
TM không được tổ chức cho thương nhân khác tham gia
hội chợ, triển lãm TM ở NN. 47/56
3.5.3. Quyền, nghĩa vụ của các bên khi tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm
TM tại VN
1) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo
thỏa thuận với thương nhân tổ chức hội
chợ, triển lãm thương mại.
2) Bán, tặng HH, cung ứng DV được trưng
bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương
mại theo quy định của pháp luật.
3) Được tạm nhập, tái xuất HH, tài liệu về
hàng hoá, DV để trưng bày tại hội chợ,
triển lãm thương mại.
4) Tuân thủ các quy định về tổ chức hội
chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam.
48/56
3.5.3. Quyền, nghĩa vụ của các bên khi tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm
TM tại nước ngoài
1) Được tạm xuất, tái nhập HH và tài liệu
về HH , DV để trưng bày, giới thiệu tại hội
chợ, triển lãm thương mại.
2) Phải tuân thủ các quy định về việc tổ
chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương
mại ở nước ngoài.
3) Được bán, tặng HH trưng bày, giới thiệu
tại hội chợ, triển lãm thương mại ở nước
ngoài; phải nộp thuế và thực hiện các nghĩa
vụ tài chính khác theo quy định của pháp
luật Việt Nam. 49/56
3.5.3. Quyền, nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh DV hội chợ, triển lãm TM
1) Niêm yết chủ đề, TG tiến hành hội chợ, triển
lãm TM tại nơi tổ chức hội chợ, triển lãm TM đó
trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm TM.
2) Yêu cầu bên thuê DV cung cấp HH để tham gia
hội chợ, triển lãm TM theo thời hạn đã thoả thuận
trong hợp đồng.
3) Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp thông tin về
HH, DV để tham gia hội chợ, triển lãm TM và các
phương tiện cần thiết khác theo thoả thuận trong
hợp đồng.
4) Nhận thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác.
5) Thực hiện việc tổ chức hội chợ, triển lãm TM
theo thoả thuận trong hợp đồng. 50/56
CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 3. PHÁP LUẬT VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

Câu hỏi 1. Hoạt động xúc tiến thương mại là


một hoạt động như thế nào?
Câu hỏi 2. Hoạt động xúc tiến thương mại có
những đặc điểm gì?
Câu hỏi 3. Dịch vụ xúc tiến thương mại là
hoạt động như thế nào?
Câu hỏi 4. Có những chủ thể nào tham gia
vào hoạt động xúc tiến thương mại?
Câu hỏi 5. Hoạt động xúc tiến thương mại có
những hình thức nào?
Câu hỏi 6. Hoạt động xúc tiến thương mại
được điều chỉnh bởi những văn bản PL nào?
51/56
CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 3. PHÁP LUẬT VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

Câu hỏi 7. Hoạt động xúc tiến thương mại


có vai trò như thế nào?
Câu hỏi 8. Pháp luật về xúc tiến thương mại
có vai trò như thế nào?
Câu hỏi 9. Khuyến mại là một hoạt động
như thế nào?
Câu hỏi 10. Hoạt động khuyến mại có
những đặc điểm nào?
Câu hỏi 11. Hoạt động khuyến mại có
những hình thức nào?
Câu hỏi 12. Thương nhân hoạt động khuyến
mại có những quyền và nghĩa vụ gì? 52/56
CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 3. PHÁP LUẬT VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

Câu hỏi 13. Các hành vi bị cấm


trong hoạt động khuyến mại là gì?
Câu hỏi 14. Quảng cáo thương mại
là một hoạt động như thế nào ?
Câu hỏi 15. Hoạt động quảng cáo
thương mại có những đặc điểm gì?
Câu hỏi 16. Đối tượng của quảng
cáo thương mại là gì?
Câu hỏi 17. Quảng cáo thương mại
có nội dung như thế nào? 53/56
CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 3. PHÁP LUẬT VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

Câu hỏi 18. Hoạt động quảng cáo được


thể hiện bằng những hình thức nào?
Câu hỏi 19. Có thể sử dụng những
phương tiện nào để quảng cáo thương
mại?
Câu hỏi 20. Có những chủ thể nào tham
gia hoạt động quảng cáo thương mại?
Câu hỏi 21. Các cơ quan nào có thẩm
quyền cấp giấy phép thực hiện quảng
cáo?
Câu hỏi 22. Các hoạt động quảng cáo
thương mại nào bị cấm thực hiện? 54/56
CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 3. PHÁP LUẬT VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

Câu hỏi 23. Hãy nêu khái niệm hoạt


động trưng bầy, giới thiệu HH, DV.
Câu hỏi 24. Hoạt động trưng bầy, giới
thiệu HH, DV có những đặc điểm gì?
Câu hỏi 25. Hợp đồng DV trưng bầy,
giới thiệu HH, DV có nội dung gồm
những vấn đề gì?
Câu hỏi 26. Các hoạt động nào bị cấm
khi trưng bầy, giới thiệu HH, DV?
Câu hỏi 27. Hãy nêu khái niệm hội chợ,
triển lãm thương mại. 55/56
CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 3. PHÁP LUẬT VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Câu hỏi 28. Hội chợ, triểm lãm thương mại có
những đặc điểm gì?
Câu hỏi 29. Việc tổ chức, tham gia hội chợ,
triển lãm TM được tiến hành theo thủ tục như
thế nào?
Câu hỏi 30. Tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ,
triển lãm thương mại tại VN có quyền và nghĩa
vụ gì?
Câu hỏi 31. Tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ,
triển lãm TM ở nước ngoài có Quyền và nghĩa
vụ gì?
Câu hỏi 32. thương nhân kinh doanh DV hội
chợ, triển lãm TM có các quyền và nghĩa vụ gì?

You might also like