You are on page 1of 24

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------☬-------

Đề tài: Các
quy định chung về
hoạt động quảng
cáo, khuyến mãi tại Việt Nam. Quản trị marketing tại
doanh nghiệp tại Việt Nam.
Nhóm : Đề tài 2
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Tuấn

TP Hồ Chí Minh, tháng 5/ 2021


1813000 Phan Thanh Luân
Thành viên nhóm
1812645 Lê Anh Khoa

1812894 Nguyễn Dương Hoài Long

1812351 Hồ Đình Quốc Huy

1811511 Ngô Thị Chi Bảo


Nội dung
I, Khái niệm cơ bản.................................................................................................1
1.1, Khái niệm về quảng cáo..................................................................................1
1.2, Khái niệm về khuyến mãi................................................................................1
II, Các quy định về hoạt động quảng cáo, khuyến mãi........................................1
2.1, Quy định về khuyến mại.................................................................................1
2.1.1, Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mãi, giá hàng hóa, dịch vụ thương
mại trong thời gian khuyến mãi..........................................................................1
2.1.2, Các hình thức khuyến mãi........................................................................2
2.2, QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ QUẢNG
CÁO THƯƠNG MẠI.............................................................................................4
2.2.1, Quyền quảng cáo thương mại...................................................................4
2.2.2: Hàng hóa, dịch vụ quảng cáo, sản phẩm quảng cáo thương mại............5
III, Khái niệm chung về Marketing.......................................................................6
3.1, Khái quát về chiến lược chiêu thị?..................................................................9
3.2, Truyền thông MKT tích hợp (Integrated Marketing Communication - IMC)
..............................................................................................................................10
IV,Công ty Vinasoy và tổng quan về thị trường sữa đậu nành?.......................11
4.1, Khái quát về công ty Sữa Đậu nành Việt Nam - Vinasoy.............................11
4.2, Phân tích chiến lược chiêu thị.......................................................................11
4.2.1, Phân tích sản phẩm.................................................................................11
4.2.2, Mục tiêu chiến lược................................................................................12
4.2.3, Kết quả....................................................................................................17
I, Khái niệm cơ bản
1.1, Khái niệm về quảng cáo
- Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả phí hoặc không để thực hiện việc
giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt
động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn
truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông
tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin.
- Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng
của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán
hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán.
- Các loại hình quảng cáo: quảng cáo thương hiệu, quảng cáo trực tuyến, quảng cáo
địa phương, quảng cáo chính trị,…
- Phương tiện quảng cáo: truyền hình, báo chí, Internet, phát thanh.
1.2, Khái niệm về khuyến mãi
- Khuyến mãi là hoạt động của người bán nhằm thúc đẩy khách hàng tăng cường
việc mua sắm, sử dụng hàng hoá, dịch vụ của người bán bằng cách dành cho khách
hàng những lợi ích nhất định.
- Khuyến mãi mang nghĩa là "khuyến khích mua hàng hoá, dịch vụ", do đó mục
đích chính của khuyến mãi là kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy người tiêu dùng mua và
mua nhiều hơn các hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hoặc phân phối.
- Ngoài ra, hoạt động khuyến mãi còn nhằm mục đích quảng bá thương hiệu sản
phẩm và doanh nghiệp.
- Các hình thức khuyến mãi: dùng thử hàng mẫu miễn phí, tặng quà, giảm giá, tặng
phiếu mua hàng,…
II, Các quy định về hoạt động quảng cáo, khuyến mãi.
Theo nghị định của Chính Phủ về khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ,
triển lãm thương mại thể hiện như sau:
2.1, Quy định về khuyến mại
2.1.1, Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mãi, giá hàng hóa, dịch vụ thương
mại trong thời gian khuyến mãi
2.1.1a, Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại
1
- Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ được thương nhân
dùng để tặng, thưởng cho khách hàng, cung ứng cho khách hàng trong thời gian
khuyến mại.
- Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại phải là hàng hóa không thuộc diện hàng
hóa cấm lưu thông, dịch vụ cấm thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Trị giá hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại đối với một đơn vị hàng hóa
khuyến mại không được vượt quá 30% giá của hàng hóa, dịch vụ khuyến mại trước
thời gian khuyến mại.
2.1.1b, Giá hàng hóa, dịch vụ thương mại trong thời gian khuyến mại
Giá hàng hóa, dịch vụ thương mại trong thời gian khuyến mại đối với từng mặt
hàng, từng dịch vụ thương mại tại bất cứ thời điểm nào không được dưới 70% giá
hàng hóa, dịch vụ thương mại trước thời gian khuyến mại
2.1.2, Các hình thức khuyến mãi
- Hàng mẫu đưa cho khách hàng dùng thử không phải trả tiền phải là hàng đang
bán hoặc sẽ được bán trên thị trường.
- Thương nhân được dùng hàng hóa, dịch vụ đang kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch
vụ khác để tặng, cung ứng cho khách hàng.
- Khi thực hiện hình thức khuyến mại này thương nhân phải niêm yết thời gian
khuyến mại; giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ thương mại bình thường trước
thời gian khuyến mại; giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trong thời gian khuyến
mại.
- Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng hoặc các hình thức
khác để được trúng thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố
Khi áp dụng hình thức khuyến mại này, thương nhân phải:
1. Công bố rõ ràng, cụ thể phiếu mua hàng, các giải thưởng, cách xác định trúng
thưởng và phải in trên phiếu mua hàng hoặc niêm yết tại nơi bán hàng, nơi cung
ứng dịch vụ các giải thưởng, cách xác định trúng thưởng;
2. Thông báo cho Sở Thương mại nơi thương nhân tổ chức khuyến mại kết quả
trúng thưởng theo thể lệ đã công bố trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc việc
khuyến mại; đồng thời, thông báo kết quả trúng thưởng trên ít nhất một phương
tiện thông tin đại chúng.

2
- Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người
trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố
Khi áp dụng hình thức khuyến mại này, thương nhân phải:
1. Công bố rõ ràng, cụ thể các giải thưởng, cách mở thưởng, cách xác định trúng
thưởng trên phiếu dự thi và phải công bố trên ít nhất một phương tiện thông tin đại
chúng. Nội dung phiếu dự thi phải bao gồm những vấn đề có liên quan đến hàng
hóa, dịch vụ và những vấn đề khác, nhưng không được trái với truyền thống lịch
sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;
2. Thông báo cho Sở Thương mại nơi thương nhân tổ chức khuyến mại kết quả
trúng thưởng theo thể lệ đã công bố trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc việc
khuyến mại; đồng thời, thông báo kết quả trúng thưởng trên ít nhất một phương
tiện thông tin đại chúng.
- Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo vé số dự thưởng theo thể lệ và giải thưởng
đã công bố
1. Việc bán hàng, cung ứng dịch vụ thương mại kèm theo vé số dự thưởng phải
tuân thủ các quy định sau đây:
a) Phải được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại quy định tại khoản 2
Điều này chấp thuận;
b) Vé số dự thưởng phải có hình thức khác với vé xổ số kiến thiết do Nhà
nước độc quyền phát hành; phải in đủ các thông tin cần thiết về chương trình
khuyến mại, số lượng vé dự thưởng phát hành, số lượng giải thưởng, giá trị từng
loại giải thưởng, địa điểm phát thưởng và thời gian, địa điểm mở thưởng; chỉ được
phát hành theo hàng hóa bán ra, dịch vụ thương mại cung ứng và phải được hủy bỏ
sau mỗi chương trình khuyến mại;
c) Không được sử dụng kết quả xổ số kiến thiết của Nhà nước để làm kết
quả khuyến mại;
d) Việc mở thưởng chỉ được thực hiện sau khi đã hủy bỏ các vé số không
được phát hành theo hàng hóa bán ra; phải có sự chứng kiến của cơ quan quản lý
nhà nước về thương mại đã chấp thuận cho hoạt động khuyến mại và đại diện
khách hàng;
đ) Kết quả trúng thưởng phải được lập thành biên bản và thông báo công
khai;

3
e) Báo cáo kết quả thực hiện chương trình khuyến mại nói trên cho cơ quan
đã chấp thuận cho hoạt động khuyến mại đó trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết
thúc việc khuyến mại.
2. Thủ tục tổ chức khuyến mại dưới hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ thương
mại kèm theo vé số dự thưởng:
a) Khuyến mại trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
thương nhân phải gửi hồ sơ đến Sở Thương mại ít nhất 15 ngày, trước ngày bắt đầu
tổ chức khuyến mại;
b) Khuyến mại trong cùng một thời gian trong phạm vi từ 2 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương trở lên, thương nhân phải gửi hồ sơ đến Bộ Thương mại ít
nhất 15 ngày, trước ngày bắt đầu tổ chức khuyến mại;
c) Hồ sơ đề nghị để được tổ chức khuyến mại gồm:
- Đơn đề nghị được tổ chức khuyến mại dưới hình thức vé số dự thưởng. Nội dung
đơn gồm: Hàng hóa, dịch vụ khuyến mại; hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại;
thời gian khuyến mại; địa bàn tổ chức khuyến mại; thành phần ban tổ chức mở
thưởng; giải thưởng; địa điểm phát thưởng.
- Bản thể lệ dự thưởng.
d) Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại quy định tại Điểm a, b khoản 2
Điều này xem xét và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tổ chức khuyến
mại dưới hình thức vé số dự thưởng trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn
bản trong thời hạn nói trên và phải nêu rõ lý do.
2.2, QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ QUẢNG
CÁO THƯƠNG MẠI
2.2.1, Quyền quảng cáo thương mại
- Cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình là thương nhân theo quy định của
Luật Thương mại được quyền trực tiếp quảng cáo hoạt động sản xuất, kinh doanh,
hàng hóa, dịch vụ thương mại do mình sản xuất, kinh doanh, cung ứng hoặc thuê tổ
chức kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện việc quảng cáo thương mại cho
mình.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền trực tiếp quảng cáo hoạt
động sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ thương mại do mình sản xuất, kinh

4
doanh, cung ứng hoặc thuê tổ chức kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện việc
quảng cáo thương mại cho mình, phù hợp với Giấy phép đầu tư.
- Quảng cáo thương mại của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
1. Thương nhân nước ngoài có Văn phòng đại diện, Chi nhánh được phép hoạt
động tại Việt Nam, được trực tiếp quảng cáo hoạt động sản xuất, kinh doanh, hàng
hóa, dịch vụ của mình tại Việt Nam hoặc thuê tổ chức kinh doanh dịch vụ quảng
cáo thương mại Việt Nam thực hiện theo các quy định của Nghị định này.
2. Thương nhân nước ngoài chưa có Văn phòng đại diện, Chi nhánh được phép
hoạt động tại Việt Nam, muốn quảng cáo về hoạt động sản xuất, kinh doanh, hàng
hóa, dịch vụ của mình tại Việt Nam, phải thuê tổ chức kinh doanh dịch vụ quảng
cáo thương mại Việt Nam thực hiện theo các quy định của Nghị định này.
2.2.2: Hàng hóa, dịch vụ quảng cáo, sản phẩm quảng cáo thương mại
- Hàng hóa, dịch vụ thương mại cấm quảng cáo
Cấm quảng cáo hàng hóa, dịch vụ thương mại sau đây:
1. Hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện theo quy định của
pháp luật.
2. Các sản phẩm, hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ thương mại chưa
được phép thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm quảng cáo.
- Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh
Việc quảng cáo hàng hóa, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh theo quy định
của pháp luật phải được Bộ Thương mại chấp thuận.
-  Quảng cáo hàng hóa chưa nhập khẩu, dịch vụ thương mại chưa thực hiện tại Việt
Nam
Hàng hóa chưa nhập khẩu, dịch vụ thương mại chưa thực hiện tại Việt Nam, muốn
được quảng cáo tại Việt Nam phải là hàng hóa, dịch vụ thương mại không thuộc
diện hàng hóa, dịch vụ thương mại cấm quảng cáo quy định tại Điều 15 Nghị định
này.
- Yêu cầu về tính trung thực, chính xác trong quảng cáo
Quy cách, chất lượng, giá cả, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, phương
thức phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hóa, dịch vụ thương mại được quảng cáo
phải đúng với quy cách, chất lượng, giá cả, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao

5
bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của chính hàng hóa, dịch vụ thương
mại được bán, được cung ứng trên thị trường.
- Quảng cáo có sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, biểu tượng, tên cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ thương mại
Nhãn hiệu hàng hóa, biểu tượng, tên cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thương
mại sử dụng trong quảng cáo phải thuộc quyền sở hữu của người yêu cầu quảng
cáo hoặc phải được chủ sở hữu hợp pháp chấp nhận. Thương nhân có yêu cầu thuê
quảng cáo phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, biểu tượng,
tên cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thương mại.
- Sản phẩm quảng cáo thương mại, địa điểm quảng cáo và phương tiện quảng cáo
thương mại
1. Việc sử dụng các hình thức, hình ảnh, hành động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết,
biểu tượng, màu sắc, ánh sáng để quảng cáo cho hàng hóa và dịch vụ thương mại
phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Địa điểm quảng cáo phải tuân thủ quy hoạch về đô thị, xây dựng địa phương và
hướng dẫn của cơ quan liên quan; không gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, môi
trường, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
3. Việc sử dụng các phương tiện quảng cáo thương mại phải tuân thủ các quy định
tại Điều 190, 193 Luật Thương mại.
Bộ Văn hóa - Thông tin phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn cụ thể việc
thực hiện các quy định tại Điều này.
III, Khái niệm chung về Marketing
Khi mới xuất hiện, Marketing được quan điểm trong một thời kì dài là hoạt
động tiêu thụ và bán hàng. Điều này chỉ đúng trong điều kiện nền kinh tế chưa phát
triển, nhu cầu còn đơn giản và chưa đáp ứng một cách đầy đủ (Marketing 1.0). Khi
nền sản xuất phát triển, các nỗ lực bán hàng không thể giải quyết được mâu thuẫn
trong quá trình trao đổi, nó còn đòi hỏi phải phối hợp nhiều hoạt động khác nhau
như nghiên cứu rõ nhu cầu thị hiếu, xác định giá bán hợp lý, phân phối theo khách
hàng mục tiêu và phải có hoạt động truyền thông, khuyến mãi để giới thiệu sản
phẩm và khuyến khích, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Marketing hiện đại
đặt khách hàng làm trọng tâm để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và tìm ra phương
thức đáp ứng.

6
Chúng ta có rất nhiều định nghĩa về Marketing:
- “Marketing là một quá trình xã hội mà trong đó các cá nhân hay nhóm có thể
nhận được những thứ mà họ cần thông qua việc tạo ra và trao đổi tự do những sản
phẩm, dịch vụ có giá trị với người khác” theo Philip Kotler cha đẻ của MKT hiện
đại.

-“Marketing là những hoạt động thiết lập, duy trì và củng cố lâu dài những mối
quan hệ với khách hàng một cách có lợi để đáp ứng mục tiêu của các bên. Điều này
được thực hiện bằng sự trao đổi giữa các bên và thỏa mãn những điều hứa hẹn”
theo Gronroos một nhà lý luận quản trị quản lý. Vân vân và mây mây…….

Tuy nhiên đều thống nhất ở quan điểm Marketing là thỏa mãn nhu cầu khách
hàng. Nếu trước đây ta cho rằng Marketing là làm sao để bán được hàng thì ngày
nay điều mà các nhà Marketer quan tâm là làm thế nào để hiểu rõ khách hàng, hiểu
rõ nhu cầu của họ, từ đó phát triển những sản phẩm mang lại cho khách hàng
những giá trị vượt trội với mức giá hợp lý, phân phối và chiêu thị một cách hiệu
quả, thì việc bán những sản phẩm đó không có vấn đề gì khó khăn. Do vậy, rõ ràng
là bán hàng và quảng cáo chỉ là một phần của phối thức Marketing rộng lớn, một
tập hợp các công cụ phối hợp với nhau nhằm tác động đến thị trường.

Quy trình Marketing:

Cũng như mọi lĩnh vực khác thì MKT cũng cần phải thực hiện theo quy trình để
đạt được hiệu quả cao nhất của quá trình quản trị.

Nghiên cứu thông tin Marketing (R – Research)

R STP MM I C
7
Đây là quá trình thu thập, xử lý và phân tích thông tin Marketing. Nghiên cứu
thông tin Marketing giúp doanh nghiệp xác định những cơ hội cũng như thách thức
từ thị trường. Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp xác định được nguồn lực và khả
năng của mình.

VD: Nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ; nghiên cứu khách hàng; nghiên cứu doanh
nghiệp; nghiên cứu đối thủ.

Phân khúc khách hàng, chọn thị trường mục tiêu và định vị thương
hiệu (S – T – P):

- Phân khúc khách hàng (segmentation): doanh nghiệp cần phải hiểu rõ nhu cầu
riêng của nhóm khách hàng khách hàng để có biện pháp thõa mãn họ hơn đối thủ
và chọn ra nhóm nào mang lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp để làm mục tiêu
theo đuổi.
- Khách hàng mục tiêu (targeting): các sản phẩm được tạo ra để đáp ứng nhu cầu
của các nhóm khách hàng tốt nhất quan trong nhất và phải có đủ khả năng chi trả
cho hàng hóa.
- Định vị (positioning): là việc doanh nghiệp sử dụng những hoạt động marketing
để xây dựng hình ảnh sản phẩm và nhãn hiệu có vị trí đặc biệt trong nhận thức của
khách hàng.

Chiến lược MARKETING – MIX

Chiến lược Marketing – Mix hay còn được biết đến với 4Ps bao gồm: Sản phẩm
(Product), Giá (Price), Phân phối (Place), Chiêu thị (Promotion). Marketing mix là
sự phối hợp các thành tố có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp sử dụng để tác
động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được các mục tiêu đã hoạch định.
Triển khai thực hiện chiến lược marketing (Implementation)

8
Thực thi triển khai tất cả các hoạt động marketing nhằm đạt được mục tiêu đã đề
ra. Việc thực thi này phải có sự lên kế hoạch rõ ràng hợp lí thông qua việc tổ chức
và quản lí các nguồn lực.
Kiểm tra, đánh giá chiến lược marketing(control).

Trong toàn bộ quá trình Marketing, việc thường xuyên kiểm tra và đánh giá các
hoạt động một cách kịp thời nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp luôn nắm bắt được
tình hình để đưa ra cách giải quyết một cách nhanh chóng và cải thiện được kết quả
qua những chiến lược sau.
Các nguyên tắc MKT: có rất nhiều nguyên tắc MKT và đây là những nguyên tắc
cơ bản nhất.
1. Nguyên tắc chọn lọc
2. Nguyên tắc tập trung
3. Nguyên tắc giá trị khách hang
4. Nguyên tắc tạo lợi thế khác biệt
5. Nguyên tắc phối hợp
6. Nguyên tắc quá trình

3.1, Khái quát về chiến lược chiêu thị?


Trong marketing, chiêu thị đề cập đến bất kỳ loại hình truyền thông nào được sử
dụng để thông báo hoặc thuyết phục đối tượng mục tiêu về giá trị tương đối của
sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu hoặc vấn đề. Nó giúp các nhà tiếp thị tạo ra một vị
trí đặc biệt trong tâm trí khách hàng. Mục đích của chiêu thị là tăng cường nhận
thức, tạo hứng thú, tạo doanh số hoặc tạo lòng trung thành với thương hiệu. 
Các công cụ của chiêu thị:
a) Quảng cáo.
Quảng cáo là hình thức sử dụng một thông điệp phi cá nhân được tài trợ công
khai để quảng bá hoặc bán một sản phẩm, dịch vụ hoặc một ý tưởng.
Mục đích của quảng cáo là thông báo cho người tiêu dùng về sản phẩm của họ và
thuyết phục khách hàng rằng dịch vụ hoặc sản phẩm của công ty là tốt, nâng cao
hình ảnh của công ty.

9
Các phương tiện quảng cáo: tv, internet, đài ,báo chí, tin nhắn, quảng cáo ngoài
trời, quảng cáo trên mạng xã hội.
b) Khuyến mại.
Khuyến mãi là hoạt động của người bán nhằm thúc đẩy khách hàng tăng cường
việc mua sắm, sử dụng hàng hoá, dịch vụ của người bán bằng cách dành cho khách
hàng những lợi ích nhất định.
Mục đích chính của khuyến mãi là kích thích nhu cầu tiêu dùng, thúc đẩy người
tiêu dùng mua và mua nhiều hơn các hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp
hoặc phân phối.
Các loại hình khuyến mãi: dùng thử mẫu hàng miễn phí, quà tặng kèm, giảm giá,
….. Tuy nhiên trong thực tế các doanh nghiệp luôn linh hoạt kết hợp các hình thức
khuyến mãi này với nhau nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh hay mục tiêu
marketing.
c) Giao tế(quan hệ công chúng- PR)
Giao tế là hoạt động nhằm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với công chúng bằng
việc sử dụng các phương tiện truyền thông đưa thông tin hoạt động của doanh
nghiệp.
Vì doanh nghiệp phải có mối quan hệ tốt với khách hàng và còn phải xây dựng
được hình ảnh tốt với công chúng có quan tâm nên doanh nghiệp cần thiết có giải
pháp cụ thể giải quyết các mối quan hệ chủ yếu đối với công chúng.
d) Chào hàng cá nhân.
Chào hàng cá nhân là hình thức truyền thông trực tiếp giữa nhân viên bán hàng
và khách hàng tiềm năng nhằm giới thiệu và thuyết phục họ quan tâm hoặc mua
sản phẩm.
e) Maketing trực tiếp.
Marketing trực tiếp là phương tiện truyền thông trực tiếp mà doanh nghiệp sử
dụng để tiếp cận khách hàng mục tiêu dưới các hình thức chào hàng, phiếu đặt
hàng, mua hàng, gửi phiếu góp ý,…được gửi trực tiếp đến các đối tượng đã xác
định thông qua thư tín, phone, e-mail, fax…với mong muốn nhận lại được sự đáp
ứng tức thời.

3.2, Truyền thông MKT tích hợp (Integrated Marketing Communication -


IMC)

10
Truyền thông tiếp thị tích hợp là một cách tiếp cận mà tất cả các thông tin tiếp
thị mà người tiêu dùng nhận được về một thương hiệu đã được lên kế hoạch để đưa
ra một thông điệp phù hợp và nhất quán về thương hiệu nói riêng. Để đảm bảo
thông điệp hợp nhất này truyền đạt, tất cả các yếu tố trong tổ chức của bạn, từ tài
chính đến nhân sự cho nhân viên bán hàng của bạn, sẽ cần phối hợp và tuân
theo kế hoạch tiếp thị tích hợp thay vì làm việc riêng. Điều này dẫn đến một thông
điệp thương hiệu cực kỳ rõ ràng sẽ cộng hưởng mạnh mẽ với đối tượng mục tiêu
của bạn, cho phép bạn kiểm soát nhận thức về thương hiệu và tăng lòng trung
thành của khách hàng. (có thể nói thêm hoặc không)
IV,Công ty Vinasoy và tổng quan về thị trường sữa đậu nành?
4.1, Khái quát về công ty Sữa Đậu nành Việt Nam - Vinasoy
Công ty Sữa Đậu Nành Việt Nam – Vinasoy là 1 thành viên trực thuộc Công ty Cổ
Phần Đường Quảng Ngãi, được thành lập năm 1997 và chuyên về các sản phẩm
dinh dưỡng từ đậu nành. Vinasoy hiện là công ty dẫn đầu ngành hàng sữa đậu nành
bao bì giấy trên toàn quốc với hơn 84% thị phần.
Sản phẩm chủ đạo: Sản phẩm sữa đậu nành Fami nguyên chất được xem là sản
phẩm cốt lõi của Vinasoy đem về lợi nhuận vô cùng lớn. Về mặt nguyên liệu sản
phẩm được làm từ 100% đậu nành hạt chọn lọc, không biến đổi Gen (Non -
GMO). Sữa đậu nành chứa nhiều protein, chất xơ, vitamin và chất khoáng có lợi
cho sức khỏe. Sản phẩm bổ sung và giúp tăng cường sức đề kháng, hệ cơ xương và
làm đẹp da.
Tổng quan:
Vì đậu nành chứa rất nhiều vị chất thiết yếu cho cơ thể và lành tính vì không có
cholesterol và giàu isoflavones, có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường,
béo phì, ung thư. Chính những tác dụng to lớn đó, đậu nành đã và đang được khoa
học và nhiều quốc gia trên thế giới công nhận và xem đó là nguồn dinh dưỡng lành
cho cộng đồng. Hiện đang có nhiều nước trên thế giới đưa khuyến nghị sử dụng
đậu nành vào chương trình lương thực quốc gia.Xu hướng sử dụng thực phẩm từ
đậu nành dự báo sẽ tăng gấp đôi trong vòng 35 năm tới.
Theo số liệu từ hãng nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, đến tháng 12/2014,
mỗi ngày người Việt tiêu thụ hơn 1,5 triệu lít sữa đậu nành, trong đó hơn 32% là
sản phẩm đóng hộp. Nắm bắt xu hướng, nhiều doanh nghiệp đang nhắm tới dòng
sản phẩm này và liên tục rót vốn đầu tư nâng cao năng lực sản xuất để chiếm lĩnh
thị trường. Hiện thị trường sữa đậu nành có sự tham gia của nhiều nhãn hiệu như

11
Soya Number one của Tân Hiệp Phát, Goldsoy của Vinamilk, hay Fami của công
ty sữa đậu nành Việt Nam – Vinasoy…
4.2, Phân tích chiến lược chiêu thị
4.2.1, Phân tích sản phẩm.
- Điểm mạnh:
+ Trọng tâm kinh doanh rõ ràng: chuyên sản xuất một mặt hàng nên doanh
nghiệp chú trọng đến chất lượng sản phẩm.
+ Giá cả tương đối phù hợp với đại đa số các gia đình.
- Điểm yếu:
+ Sản phẩm ít đa dạng về kích cỡ, Fami chỉ có 2 loại hộp giấy và bịch giấy.
+ Chi phí vận chuyển tốn kém: do nhà máy được xây dựng ở tỉnh nghèo, người
dân có cuộc sống còn khó khăn nên tiêu thụ sản phẩm ít, phải vận chuyển đến nơi
khác.
- Cơ hội:
+ Dẫn đầu trên thị trường sản xuất sữa đậu nành bao bì giấy, nên sữa đậu nành
Fami sẽ được người tiêu dùng ưu ái hơn trong việc lựa chọn.
+ Công nghệ truyền thông đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ, giúp các
doanh nghiệp quảng bá hình ảnh một cách dễ dàng.
- Thách thức: T
+ Trong nền kinh tế hội nhập sễ có nhiều loại sữa chất lượng tốt, có nguy cơ bị
chèn ép và giảm số lượng tiêu dùng.
4.2.2, Mục tiêu chiến lược.
- Xác định đối tượng mục tiêu:

+ Đối tượng mà chiến dịch tiếp cận được chủ yếu ở độ tuổi 18-24 và hơn 47% là
nữ, 38% là nam giới, còn lại là giới tính khác.

+ Mẹ (25 – 45 tuổi) trong gia đình có 2 – 3 thế hệ có con từ 7 – 15 tuổi và có


nhu cầu tặng quà.
- Xác định thị trường mục tiêu: Vinasoy là một công ty đang dẫn đầu thị
trường sữa đậu nành vì thế thị phần của họ khá cao. và nhằm tiếp tục tăng cường
quy mô họ nhắm đến phân khúc quà tặng cho các dịp lễ tết với mong muốn biến
12
sữa đậu nành trở thành món quà ý nghĩa về sức khỏe cho gia đình và người thân.

- Mục tiêu chiến lược:


+Tăng nhận biết và tình cảm của khách hàng đối với thương hiệu .
+ giới thiệu bộ sưu tập sản phẩm sữa đậu nành Fami bao bì giới hạn.
+ kích thích tăng cường suy nghĩ của các gia đình về việc mua sữa Fami làm quà
tặng
4.2.2a, Phân tích các hoạt động chiêu thị.
a. Quảng cáo.

Đây là hoạt động rất quan trọng và công ty Vinasoy cũng đã làm rất tốt . Sau hơn
20 năm từ lúc mới thành lập(1997). Vinasoy đã không ngừng sáng tạo các chiến
dịch quảng cáo đầy ấn tượng, nhằm lan tỏa thông điệp gắn kết yêu thương và kết
nối thương hiệu Fami với trái tim của hàng triệu người tiêu dùng Việt. Các hoạt
động quảng cáo của Fami luôn mang tính thống nhất và xuyên suốt.

- Hoạt động quảng cáo trên tivi (TVC) nhằm gắn kết thương hiệu với khách
hàng.

13
+ Bắt đầu với thông điệp “nhà là nơi có Fami” trong mv Nhà Là nơi của nhạc sĩ
Nguyễn Hải Phong với ca từ vui tươi đặc sắc MV đã thành công trong việc mang
lại niềm vui và gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau bằng chính câu
chuyện của mình. ”. Thông điệp trên được kéo dài từ 2015 - 2018 cho thấy sự đầu
tư bài bản và nhất quán nhắm thay đổi nhận thức của khách hàng đối với sản phẩm

Fami.

+ Sau thành công của mv chứa thông điệp “nhà là nơi có fami”. Vina soy tiếp tục
tung loạt seri quảng cáo trên các đài truyền hình để tiếp tục quảng bá cho sản phẩm
với thông điệp “ngon sánh mịn uống không ngừng” và tất nhiên là không thể thiếu
“nhà là nơi có fami”.

+ Tiếp đến là vào dịp Tết âm lịch năm 2020. Vinasoy đã cho ra mắt mv “lang lieu

14
hậu truyện” với mong muốn mở rộng thị trường bằng việc hướng đến phân khúc
quà tặng sức khỏe cho người thân và bạn bè. Vinasoy đã nắm bắt toàn bộ tâm lí
người Việt “muốn an muốn lành chọn tết tự nhiên” với nhu cầu sức khỏe điển hình
là thay thế bia rượu bằng sữa để làm quà tặng.

- Hoạt động quảng cáo khác như poster, banner được Vinasoy phủ
rộng.

+Bằng hình thức phủ rộng các hình ảnh trên các kênh như biển quảng cáo ngoài
trời dán trên các xe hơi. Vinasoy cũng tích cực nhằm tăng lượng tiếp cận.

Poster trao fami trao tết an lành

15
b. Khuyến mãi

Đối với các trang thương mại điện tử Fami cung cấp dịch vụ free ship cho các
đơn hàng mua từ 1 thùng fami nguyên chất 36 hộp trở lên. Đồng thời thêm vào đó
Vinasoy hỗ trợ cho khách hàng các hình thức khuyến mãi giảm giá đáng kể giúp
tiết kiệm được từ 10 - 18% giá. Vinasoy đồng thời còn hỗ trợ thêm bao bì đẹp giúp
làm quà tặng dịp Tết 2020 nhằm kích thích người mua sản phẩm.

c. Bán hàng cá nhân.


Hiện nay do sự phát triển mạng xã hội, internet nên chào hàng cá nhân không còn
là xu thế nên vinasoy không tập trung vào mảng này.
d. Marketing trực tiếp.

Cũng như việc bán hàng cá nhân. Vinasoy không quá tập trung vào việc
Marketing trực tiếp tuy nhiên vẫn có sử dụng trong việc chạy các quảng cáo hiển
thị trên internet nhắm vào các đối tượng mục tiêu để đưa sản phẩm đến gần nhất
đối tượng có khả năng mua hàng.

e. Giao tế.

Vinasoy là một trong những công ty có tầm nhìn xa và trách nhiệm xã hội trong
kinh doanh. Vì vậy các hoạt động PR của công ty được thực hiện logic và vô cùng
cẩn trọng.

16
Các hoạt động của vinasoy

Chương trình kết nối những tấm lòng.

Chương trình vượt lên chính mình.


Chương trình sữa học đường.

17
ngoài ra vinasoy còn xuất hiện trên các mặt báo.

Có thể thấy tầm quan trọng của các chiến dịch PR mà Fami xây dựng được với
cộng đồng.
4.2.3, Kết quả
Vinasoy đã kết hợp và tận dụng sức ảnh hưởng lớn đến từ các KOL(người có sức
ảnh hưởng lớn đến cộng đồng mạng youtube, tiktok, facebook……) và micro
influcer(những người có ảnh hưởng nhỏ).
Từ facebook

18
từ tiktok

19
từ youtube

Có thể thấy trong chiến dịch lần này Vinasoy đã rất “chịu chi” khi kết hợp nhiều
phương tiện truyền thông Marketing. Cụ thể, họ đã tập trung vào 4 KOLs (người
ảnh hưởng lớn) tham gia vào TVC. Tiếp đến là tạo ra sự hưởng ứng cực lớn từ phía
micro-influencers (nhóm người ảnh hưởng có follow từ 10.000-100.000) chia sẻ,
viral thông điệp của chiến dịch.
Kết quả là trong vòng 20 ngày, MV đã đạt mốc 30 triệu lượt xem trên kênh
YouTube của Vinasoy và hơn 1.7 triệu views trên kênh YouTube của Ninh Dương
Lan Ngọc. Sử dụng 500 micro-influencers để hoàn thành mục tiêu tạo viral và
đứng đầu bảng xếp hạng YouTube.
Tổng độ phủ sóng của cả chiến dịch là 1.494.372 lượt, tương tác đạt 264.129 trong
vòng gần 45 ngày (tính từ 07/12/2019 – 15/01/2020)
Tuy nhiên ngoài ra cũng còn có nhiều mặt mà chiến lược truyền thông chưa sử
dụng ví dụ như tổ chức sự kiện…
I. Nhận xét đánh giá.
- Điểm mạnh:

+ Nhìn chung các hoạt động truyền thông quảng cáo của Vinasoy đang làm rất tốt.
Đây là 2 điểm mạnh mà Vinasoy và đặc biệt là dòng sản phẩm Fami nguyên chất

20
rất được mọi người quan tâm đến. Hoạt động truyền thông của Vinasoy luôn luôn
dẫn đầu những xu hướng mới nhất từ thị trường.

+ Ngoài ra hoạt động PR của công ty được xây dựng bài bản và chỉnh chu, có tầm
nhìn lâu dài và chiến lược. Thông qua những chiến dịch trên các hoạt động PR đã
đem lại rất nhiều lợi ích cho công ty.

- Điểm yếu:

+Tuy nhiên điểm yếu của chiến lược chiêu thị là chưa có nhiều hoạt động tương
tác trực tiếp với khác hàng thông qua event, tương tác trên mạng xã hội nhằm tăng
cường trải nghiệm và sự phản hồi của khách hàng với thương hiệu.

+ Ngoài ra có một điểm chưa ổn trong chiến dịch truyền thông của Vinasoy là
dường như họ đang quá tự tin vào phân khúc khách hàng cũ của mình. Chính vì thế
hoạt động truyền thông đã khá tập trung vào các kênh truyền thông hiện đại như
mạng xã hội.

21

You might also like