You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MAI

KHOA: MARKETING
CHUYÊN NGÀNH: MARKETING THƯƠNG MẠI
-----

BÀI THẢO LUẬN


KINH TẾ VI MÔ
Đề tài:
Phân tích và lấy một ví dụ minh họa về một hãng độc quyền
bán thuần túy.
Nhóm thực hiện: 7
Mã lớp học phần: 2286MIEC0111
Giảng viên hướng dẫn: Hoàng Anh Tuấn

Hà Nam, Ngày 22 Tháng 11 Năm 2022

Mục lục
Lời mở đầu................................................................................................................3

1
Chương 1: Thị trường độc quyền bán thuần túy.......................................................4
1.1 Khái niệm.........................................................................................................4
1.2. Đặc trưng.........................................................................................................4
1.3. Nguyên nhân dẫn tới độc quyền......................................................................5
1.4. Đường cầu và doanh thu cận biên của hãng độc quyền bán thuần túy...........7
1.4.1. Đường cầu (D)..........................................................................................7
1.4.2. So sánh đường cầu của hãng CTHH và hãng độc quyền bán thuần túy...8
1.4.3. Đường doanh thu cận biên (MR)..............................................................8
1.4.4. Mối liên hệ giữa doanh thu cận biên và độ co dãn....................................9
Chương 2: Ví dụ minh họa......................................................................................10
2.1. Nguyên nhân dẫn đến độc quyền..................................................................10
2.2. Phân tích ngành cung cấp nước thông qua bảng số liệu minh họa của một chi
nhánh ở Hà Nội:...................................................................................................12
2.2.1.Trong ngắn hạn:.......................................................................................12
2.2.2. Trong dài hạn:.........................................................................................14
Lời kết.....................................................................................................................15

2
Lời mở đầu
Kinh tế vi mô là môn học cơ sở ngành, nghiên cứu cách thức mà các tác nhân trong
nền kinh tế đưa ra các quyết định lựa chọn tối ưu trong điều kiện nguồn lực khan
hiếm trong một nền kinh tế thị trường.

Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
thị trường. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau như kiểm soát đầu vào, quy
định của chính phủ,… đã dẫn đến một hiện tượng là “ Độc quyền kinh tế”. Độc
quyền trong kinh tế học là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và
sản xuất ra sản phẩm khó có sản phẩm thay thế gần gũi.

Bài thảo luận của nhóm 7 về chủ đề “Thị trường độc quyền thuần túy” sẽ bàn luận
chi tiết hơn về thị trường này. Nhóm 7 hi vọng bài thảo luận sẽ giúp người đọc
hiểu rõ hơn về thị trường độc quyền thuần túy trong kinh tế học. Trong quá trình
nghiên cứu, bài thảo luận không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Nhóm rất
mong nhận được sự đóng góp và nhận xét của thầy cô và các bạn để bài thảo luận
có thể hoàn thiện tốt hơn.

Xin chân thành cảm ơn.

3
Chương 1: Thị trường độc quyền bán thuần túy
1.1 Khái niệm
- Độc quyền trong kinh tế học là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người
bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi. Hiểu cách khác
là khi hãng sản xuất một hàng hóa mà không có hàng hóa nào có thể thay thế gần
trong thị trường mà các hãng khác bị các rào cản ngăn cản gia nhập.
- Thị trường độc quyền thuần túy (tiếng Anh: Pure Monopolistic Market). Trong
tiếng Anh monopoly có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp monos (nghĩa là một) và polein
(nghĩa là bán). Đây là một trong những dạng của thất bại thị trường, là trường hợp
đáp ứng hoàn hảo hai tiêu chuẩn của độc quyền và do đó độc quyền thuần túy có
thể coi là không tồn tại nhưng những dạng độc quyền không thuần túy đều dẫn đến
sự phi hiệu quả của lợi ích xã hội.
- Độc quyền được phân loại theo nhiều tiêu thức: mức độ độc quyền, nguyên nhân
của độc quyền, cấu trúc của độc quyền. Độc quyền bán là thị trường chỉ có duy
nhất một hãng cung ứng toàn bộ sản lượng của thị trường. Ví dụ: Hãng Microsoft
độc quyền trên toàn thế giới với hệ điều hành Windows. Hãng độc quyền có vị trí
đặc biệt trên thị trường cụ thể nếu nhà độc quyền quyết định nâng giá bán sản
phẩm, hãng sẽ không phải lo về việc các đối thủ cạnh tranh sẽ đặt giá thấp hơn để
chiếm thị phần lớn hơn, làm thiệt hại tới mình. Hãng độc quyền quyết định và
kiểm soát mức giá, sản lượng cung ứng. Để hiểu rõ về thị trường độc quyền bán
thuần túy, chúng ta nghiên cứu những đặc trưng của nó.
1.2. Đặc trưng
Thị trường độc quyền bán thuần túy được nhận biết thông qua các đặc trưng cơ bản
sau:
- Chỉ có một hãng duy nhất cung ứng toàn bộ sản phẩm trên thị trường.
- Sản phẩm hàng hóa trên thị trường độc quyền không có hàng hóa thay thế gần
gũi. Nếu không có sản phẩm thay thế tương tự với sản phẩm của mình, nhà độc
quyền sẽ không lo ngại về việc người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng các sản
phẩm thay thế khi nhà độc quyền định giá cao hơn.

4
- Thị trường độc quyền bán thuần túy có rào cản lớn về việc gia nhập hoặc rút lui
khỏi thị trường. Rào cản gia nhập khiến cho hãng độc quyền bán là nhà sản xuất và
cung ứng duy nhất trên thị trường. Nếu không có rào cản rút lui khỏi thị trường thì
sẽ không có bất kỳ sản phẩm nào mà nhà độc quyền đó đã cung cấp cho thị trường.
- Đường cầu của hãng độc quyền là đường dốc xuống về phía phải, tuân theo luật
cầu.
1.3. Nguyên nhân dẫn tới độc quyền
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới độc quyền bán thuần túy, có thể là những điều
kiện chủ quan (bản thân) của hãng và những điều kiện khách quan (bên ngoài)
doanh nghiệp. Ta có thể kể đến các nguyên nhân như:
- Hàng rào gia nhập: Đây là nguyên nhân cơ bản của độc quyền. Doanh nghiệp độc
quyền tiếp tục là người bán duy nhất trên thị trường của nó vì các doanh nghiệp
khác không thể Độc quyền: Một hãng sản xuất một hàng hóa mà không có hàng
hóa nào có thể thay thế gần trong thị trường mà các hãng khác bị các rào cản ngăn
cản gia nhập.
- Sức mạnh thị trường: Khả năng của các hãng định giá có thể tăng giá mà không
bị mất đi tất cả doanh thu. Sức mạnh thị trường khiến cho đường cầu của các hãng
định giá là một đường dốc xuống. gia nhập thị trường và cạnh tranh với nó. Các
hàng rào ngăn cản gia nhập đến lượt nó lại phát sinh từ các nguồn chính sau:
- Quá trình sản xuất đạt được hiệu suất kinh tế tăng theo quy mô (độc quyền tự
nhiên). Một ngành được coi là độc quyền tự nhiên khi một hãng duy nhất có thể
cung cấp một hàng hóa hoặc dịch vụ cho toàn bộ thị trường với chi phí thấp hơn
trường hợp có hai hoặc nhiều hãng. Khi đó một hãng lớn cung cấp sản phẩm là
cách sản xuất có hiệu quả nhất. Điều này có thể thấy ở các ngành dịch vụ công
cộng như sản xuất và phân phối điện năng, cung cấp nước sạch, đường sắt, điện
thoại... Ví dụ: Ngành cung cấp nước sạch, để cung cấp nước sạch cho dân cư ở một
thị trấn nào đó, hãng phải xây dựng mạng lưới ống dẫn trong toàn bộ thị trấn. Nếu
hai hoặc nhiều doanh nghiệp cạnh tranh nhau trong việc cung cấp dịch vụ này thì
mỗi hãng phải trả một khoản chi phí cố định để xây dựng mạng lưới ống dẫn. Do

5
đó, tổng chi phí bình quân của nước sẽ thấp nếu chỉ có một hãng duy nhất nào đó
phục vụ cho toàn bộ thị trường.
- Sự kiểm soát được yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Điều này giúp cho
người nắm giữ có vị trí gần như độc quyền trên thị trường. Một ví dụ điển hình là
Nam Phi được sở hữu những mỏ kim cương chiếm phần lớn sản lượng của thế giới
và do đó quốc gia này có vị trí gần như độc quyền trên thị trường kim cương.
- Bằng phát minh sáng chế: Bằng phát minh, sáng chế được pháp luật bảo vệ là
một trong những nguyên nhân tạo ra độc quyền vì luật bảo hộ bằng sáng chế chỉ
cho phép một nhà sản xuất sản xuất mặt hàng vừa được phát minh và do vậy họ trở
thành nhà độc quyền. Ví dụ: Bill Gate chủ tịch tập đoàn Microsoft là người phát
minh sáng chế phần mềm Microsoft Office. Nhờ bằng phát minh sáng chế này mà
tập đoàn Microsoft đã trở thành tập đoàn độc quyền trong việc cung cấp phần mềm
này ở Mỹ. Những quy định về bằng phát minh, sáng chế một mặt khuyến khích
những phát minh, sáng chế nhưng mặt khác nó tạo cho người nắm giữ bản quyền
có thể giữ được vị trí độc quyền trong thời hạn được giữ bản quyền theo quy định
của luật pháp.
- Các quy định của Chính phủ trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp độc
quyền hình thành do Chính phủ trao cho một cá nhân hay doanh nghiệp nào đó đặc
quyền trong việc buôn bán một hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định. Nhà nước tạo ra
cơ chế độc quyền nhà nước cho một công ty như trường hợp Chính phủ Anh trao
độc quyền buôn bán với Ấn Độ cho công ty Đông Ấn. Ví dụ, Chính phủ Mỹ trao
độc quyền cho công ty Network Solutions – một tổ chức quản lý cơ sở dữ liệu của
tất cả các địa chỉ Internet: .com, .net, .org, vì người ta cho rằng những dữ liệu như
vậy cần được tập trung hóa và đầy đủ.
- Do sở hữu được một nguồn lực lớn: điều này giúp cho người nắm giữ có vị trí
gần như trọn vẹn trên thị trường. Một ví dụ điển hình là Nam Phi được sở hữu
những mỏ kim cương chiếm phần lớn sản lượng của thế giới và do đó quốc gia này
có vị trí gần như đứng đầu trên thị trường kim cương. Sau khi đã biết sự hình thành
độc quyền bán trên thị trường, chúng ta có thể tiếp tục đi phân tích xem một hãng
độc quyền bán ra quyết định như thế nào về việc sản xuất bao nhiêu sản phẩm và

6
định giá nào cho nó. Để phân tích hành vi độc quyền trong phần này trước tiên
chúng ta phải đi xem xét đường cầu và đường doanh thu cận biên của hãng.
1.4. Đường cầu và doanh thu cận biên của hãng độc quyền bán thuần túy
1.4.1. Đường cầu (D)
- Là người sản xuất duy nhất với 1 loại sản phẩm, nhà độc quyền bán có sức kiểm
soát toàn diện đối với lượng sản phẩm đem ra bán. Nhưng điều này không có nghĩa
là hãng đặt giá cao bao nhiêu cũng được, vì mục đích của hãng là tối đa hóa lợi
nhuận. Đặt giá cao sẽ có ít người mua và lợi nhuận thu về sẽ ít hơn.
- Vì là người duy nhất bán 1 loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể trên thị trường, nhà độc
quyền bán đứng trước cầu của thị trường là 1 đường thẳng dốc xuống về phía phải
và có độ dốc âm

⇒ Đường cầu tạo ra ràng buộc đối với khả năng kiếm lợi nhuận của nhà độc quyền
bán bằng cách tận dụng sức mạnh thị trường
⇒ Hãng không thể bán hết sản phẩm nếu định giá quá cao.

7
1.4.2. So sánh đường cầu của hãng CTHH và hãng độc quyền bán thuần túy

Cạnh tranh hoàn hảo Hãng độc quyền bán thuần tuý
- Thị trường CTHH: Đường cầu là đường nằm ngang tại mức giá của thị trường.
Doanh nghiệp không có khả năng chi phối thị trường và giá, là “người chấp nhận
giá”, không có sức mạnh thị trường.
- Thị trường độc quyền bán thuần túy: Đường cầu là đường thẳng dốc xuống về tay
phải và có độ dốc âm. Doanh nghiệp có khả năng chi phối thị trường và giá, là
“người ần định giá”, có sức mạnh thị trường.
1.4.3. Đường doanh thu cận biên (MR)
- Khi đường cầu của hãng là đường tuyến tính dạng: P = a – b.Q
- Tổng doanh thu của hãng độc quyền được tính bằng
TR = P.Q = a.Q – b.Q2
MR = TR' = (a.Q - b.Q2)'= a – 2bQ
TR a .Q−b . Q 2
AR = Q = Q
= a – bQ = P

- Đường doanh thu bình quân cũng chính là đường cầu của thị trường.
- Khi đường cầu dốc xuống thì giá và doanh thu bình quân luôn lớn hơn doanh thu
cận biên, vì tất cả đơn vị bán ở cùng một giá. Tăng lượng bán thêm một đơn vị thì
giá bán phải giảm xuống, như vậy tất cả đơn vị bán ra đều phải giảm giá chứ
không phải chỉ một đơn vị bán thêm

8
⇒ Đường doanh thu cận biên (MR) là một đường dốc xuống từ trái qua phải, luôn
nằm dưới đường cầu (trừ điểm chặn trên trục tung) và có độ dốc gấp 2 lần đường
cầu

1.4.4. Mối liên hệ giữa doanh thu cận biên và độ co dãn


- Khi xem xét đến đường cầu, chúng ta cũng có sự nghiên cứu về độ co dãn của
cầu theo giá, chúng ta đã thấy được mối quan hệ giữa độ co dãn và doanh thu của
hãng, dựa trên cơ sở đó hãng nên quyết định tăng giá hay giảm giá để tối đa hóa
doanh thu. Trong đồ thị về mối quan hệ đó chúng ta có đề cập đến một chỉ tiêu TR’
là đạo hàm của hàm TR hay qua những kiến thức đã học ở bài sau chúng ta biết rõ
đó là doanh thu cận biên.

9
Mối quan hệ giữa hệ số co dãn, doanh thu cận biên và tổng doanh thu
- Qua đồ thị có thể thấy được mối quan hệ giữa độ co dãn của cầu theo giá và
doanh thu biên cũng như tổng doanh thu:
+ EPD < -1 thì MR > 0 hàm doanh thu là hàm đồng biến, có nghĩa là lúc này tăng
lượng cầu (đường cầu là giảm giá để tăng sản lượng bán) sẽ làm tăng doanh thu.
+ -1 < EPD < 0 thì MR < 0 hàm doanh thu là hàm nghịch biến, có nghĩa là lúc này
giảm lượng cầu (đường cầu là tăng giá bán, lượng cầu giảm) sẽ làm tăng doanh
thu.
+ EPD =0 thì MR=0 hàm doanh thu đạt cực đại
+ EPD = -∞ thì MR = P
Chúng ta có thể chứng minh rõ điều này như sau:
ΔTR Δ( P . Q)
P . ΔQ Q . Δ P Q ΔP
MR = ΔQ = ΔQ = ΔQ + ΔQ =P 1+ P . ΔQ ( )
ΔQ P
Độ co dãn của cầu theo giá được tính bằng: EPD= Δ P . Q

Δ TR 1
(
Doanh thu cận biên được xác định bằng: MR = Δ Q =P . 1+ EᴰP )

10
- Vì vậy, tại các miền cầu khác nhau thì doanh thu cận biên của hãng độc quyền
bán thuần tuý là khác nhau.
Chương 2: Ví dụ minh họa
Để hiểu rõ hơn về thị trường độc quyền thuần túy và hãng độc quyền bán thuần
túy, ta sẽ tìm hiểu về độc quyền bán thuần tuý trong ngành nước của Tổng Công ty
đầu tư nước và môi trường Việt Nam (VIWASEEN).
2.1. Nguyên nhân dẫn đến độc quyền
- Do tính chất của ngành:
+ Ngành nước là một mũi nhọn trong phát triển kinh tế ổn định chất lượng của
người dân, sánh tầm trên con đường trở thành một cường quốc khi phải trang
bị được những nhu cầu sinh hoạt tất yếu, nguồn nội lực quốc gia. Do đó trong xây
dựng các nhà máy cung cấp nước sạch hay xử lí nước cần có bàn tay chính phủ
can thiệp để đảm bảo tính ổn định của quốc gia.
+ Ngành cần nguồn đầu tư lớn, thời gian đầu tư dài nên ít doanh nghiệp có khả
năng tham gia. Nước sạch chủ yếu khai thác từ nguồn nước ngầm, nước từ các
sông lớn,... Để khai thác, sử dụng được cần phải có hạ tầng cơ sở lớn (nhà máy, hệ
thống ống dẫn nước,…) mang tính vĩ mô, khi đó cần nguồn vốn rất lớn, quy mô
pháp lí cao và có sự quan tâm của toàn xã hội. Từ đó khiến cho các doanh nghiệp
tư nhân khó có thể tiếp cận đường do cần nguồn vốn đầu tư rất lớn, hoạt động thu
hồi vốn diễn ra rất lâu.
- Tổng công ty cung cấp hầu hết về dịch vụ trong thị trường Việt Nam:
+ VIWASEEN có hơn 40 năm trong lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường.
+ Đầu tư xây dựng và kinh doanh các hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý nước
thải và vệ sinh môi trường như đầu tư hệ thống cấp nước vùng Hà Nội khu vực
Bắc sông Hồng ( 2008), …1
+ Thi công, tổng thầu EPC các công trình cấp thoát nước, vệ sinh môi trường và
các công trình hạ tầng kĩ thuật đô thị, các dự án công nghiệp như dự án hệ thống
cấp nước thô cho khu kinh tế Đình Vũ ở thành phố Hải Phòng (2008),…2

1
https://viwaseen.com.vn/du-an-dau-tu-he-thong-cap-nuoc-vung-ha-noi-khu-vuc-bac-song-hong/
2
https://viwaseen.com.vn/he-thong-cap-nuoc-tho-cho-khu-kinh-te-dinh-vu-tp-hai-phong/

11
+ Hiện nay, VIWASEEN thi công nhiều dự án có giá trị lớn như gói thầu VY-
CW02 xây dựng các trạm bơm nước thải và mạng lưới thu gom tại các lưu vực
Tích Sơn và Đồng Tâm- Vĩnh Phúc, giá trúng thầu 193,675 tỷ đồng (T6/2021), gói
thầu thu gom nước thải TP. Lào Cai với giá 101,797 tỷ đồng (T9/2021),…. 3
+ Địa bàn kinh doanh: Hà Nội, Huế, Bắc Ninh, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Kiên
Giang, Bình Dương, Bến Tre,…
⇒ VIWASEEN liên tục đổi mới, tăng cường hợp tác đầu tư phát triển, mở rộng sản
xuất kinh doanh, đa dạng hoá các sản phẩm trong lĩnh vực cấp thoát nước và môi
trường, không ngừng phát triển để trở thành một Tổng Công ty hàng đầu của Việt
Nam về về thi công các công trình cấp thoát nước và môi trường.
- Minh chứng kết quả đạt được của Tổng công ty trong năm 2021:
Tình hình tài chính hợp nhất Tổng công ty tính đến 20214
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2020 Năm 2021 % tăng giảm
tính
Tổng giá trị tài sản Tr.đ 2.328.239 2.223.812 95,5%
Doanh thu thuần Tr.đ 948.269 828.092 87,3%
Lợi nhuận từ hoạt động Tr.đ 10.456 26.637 254,8%
kinh doanh
Lợi nhuận khác Tr.đ (1.587) (426) 26,8%
Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 8.868 26.211 295,6%
Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 1.102 17.855 1620%
2.2. Phân tích ngành cung cấp nước thông qua bảng số liệu minh họa của một
chi nhánh ở Hà Nội
Bảng số liệu minh họa về giá bán, sản lượng của một chi nhánh thuộc Công ty
Đầu Tư Nước và Môi Trường Việt Nam tại Hà Nội:
P ( nghìn/m³) 11 10,5 10 9,5 9 8
Q( nghìn m³/ ngày) 20 22,5 25 27,5 30 35
Chi phí cố định trong 10 năm: TFC = 300 triệu

{a−20 b=11 { a=15


- Ta có: P = a-bQ ⇒ a−25 b=10 ⇒ b=0 ,2
3
https://baodauthau.vn/viwaseen-doi-thu-lon-tai-cac-goi-thau-nganh-nuoc-post114236.html
4
https://static2.vietstock.vn/data/HNX/2021/BCTN/VN/VIW_Baocaothuongnien_2021.pdf

12
⇒ Hàm cầu: P = 15 – 0,2Q hay Q = 75 – 5P
- TR = P.Q = (15 – 0,2Q)  Q = - 0,2Q² + 15Q
⇒ MR = TR’ = - 0,4Q + 15
- Có hàm tổng chi phí: TC = 0,2Q²– 3Q + 300000
⇒ MC = TC’ = 0,4Q – 3
TC 300000
ATC = Q = 0,2Q-3Q + Q

2.2.1. Trong ngắn hạn:


Doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên ở mức sản lượng Q*:
MR = MC
 -0,4Q⃰⃰ +15 = 0,4*-3
 0,8Q* = 18
 Q* =22,5
Thay Q* = 22,5 vào hàm cầu ta được: P0 = 15 – 0,2 . 22,5 = 10,5

Giả sử doanh nghiệp lựa chọn sản xuất tại mứcTa thấy doanh thu cận biên MR cao
hơn chi phí cận biên MC
- Giả sử doanh nghiệp lựa chọn sản xuất tại mức sản lượng bất kì Q₁ < Q⃰
Ta thấy doanh thu cận biên MR cao hơn chi phí cận biên MC
⇒ Nếu sản xuất và bán thêm sản phẩm thì lợi nhuận sẽ tăng. Tuy nhiên do chỉ
sản xuất ở Q₁ nên doanh nghiệp không thu được phần lợi nhuận tăng thêm là S₁ so

với khi sản xuất ở mức sản lượng Q*.


- Giả sử doanh nghiệp lựa chọn sản xuất tại mức sản lượng bất kì Q ₂ > Q*

13
Ta thấy doanh thu cận biên MR nhỏ hơn chi phí cận biên MC
⇒ Nếu doanh nghiệp sản xuất và bán thêm sản phẩm thì lợi nhuận sẽ giảm đi
một lượng bằng diện tích S2 so với khi sản xuất ở mức sản lượng Q*.

Như vậy, lợi nhuận được tối đa hóa khi doanh nghiệp lựa chọn sản xuất ở mức sản
lượng Q* thỏa mãn điều kiện MR = MC. Công ty cung cấp nước sạch muốn tối đa
hóa lợi nhuận phải sản xuất ở mức sản lượng sao cho doanh thu cận biên bằng chi
phí cận biên.
- Xét tại mức sản lượng Q* :
+ Tổng doanh thu mỗi ngày của công ty:
TR= -0,2Q*² +15Q* = -0,2 . 22,5² + 15 . 22,5 = 236,25 ( triệu đồng)
+ Tổng chi phí mỗi ngày của công ty:
300000 300000
TC= 0,2Q*² - 3Q* + 10 .365 = 0,2 . 22,5² - 3 . 22,5 + 10 .365 = 111,9 ( triệu đồng)

Suy ra lợi nhuận tối đa của công ty cung cấp nước sạch Hà Nội thu được trong
một ngày là:
πmax = TR – TC = 236,25 – 115,94 = 120,31 (triệu đồng)

- Trong thực tế, để tối ưu hoá lợi nhuận trong ngắn hạn, doanh nghiệp độc quyền
cũng phải căn cứ vào mối quan hệ giữa giá bán, chi phí bình quân và chi phí biến
đổi bình quân để đưa ra các quyết định về sản lượng cho phù hợp.
2.2.2. Trong dài hạn:

14
- Để tối ưu hóa lợi nhuận trong dài hạn, doanh nghiệp sẽ lựa chọn mức sản lượng
Q* thỏa mãn điều kiện MR = LMC. Thực chất khi đó doanh nghiệp lựa chọn quy
mô trong ngắn hạn có mức chi phí bình quân thấp nhất ứng với mức sản lượng Q*.
- Do mức giá bán của doanh nghiệp P0 lớn hơn chi phí bình quân nên doanh

nghiệp có lợi nhuận kinh tế dương trong dài hạn được thể hiện bằng diện tích hình
chữ nhật AEMP0.

- Quyết định sản lượng là một vấn đề quan trọng của bất kì người sản xuất khi gia
nhập thị trường. Để tối đa hóa lợi nhuận, theo lí thuyết, người sản xuất phải sản
xuất một lượng sản phẩm mà tại đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên dài
hạn. Tuy nhiên, việc xác định sản lượng này trên thực tế không phải là một vấn đề
dễ dàng, nhất là đối với các tổng công ty có quy mô lớn.

15
Lời kết
Trên đây là bài thảo luận cùa nhóm 7 về hãng độc quyền bán thuần túy. Thị trường
độc quyền thuần túy sẽ còn nhiều tiềm năng phát triển hơn nữa trong tương lai.
Qua nội dung về thị trường độc quyền thuần túy cùng với ví dụ minh họa cụ thể
của nhóm, hi vọng người đọc đã có một cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về thị
trường này.

16

You might also like