You are on page 1of 24

ĐẠ I HỌ C HUẾ

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HUẾ

----------

BÀI TIỂU LUẬN


Đề tài: ĐỘC QUYỀN ĐIỆN Ở VIỆT NAM- SỰ THẤT
BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG
Giáo viên: Dư Anh Thơ

Sinh viên thực hiện:


Nhóm N03
1. Hoàng Thị Kim Yến (Nhóm trưởng)
2. Nguyễn Quang Hiếu (Nhóm phó)
3. Nguyễn Thị Đào
4. Nguyễn Văn Mỹ
5. Trần Minh Tiến
6. Nguyễn Ngọc Lưu
7. Trần Thị Phương Thảo
8. Phan Thị Thanh Thanh
9. Phan Cao Danh
10. Hoàng Tấn Duẩn

TP.Huế, ngày 12/04/2016

1
Các từ viết tắt:

1. ASEAN: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of
Southeast Asian Nations).

2. APEC: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (tiếng Anh:
Asia-Pacific Economic Cooperation)

3. ASEM: Diễn đàn hợp tác Á–Âu (tiếng Anh: The Asia-Europe Meeting).

4. WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade
Organization).

5. EVN: Tập đoàn điện lực Việt Nam (VIETNAM ELECTRICITY).

6. EVN NPC: Tổng công ty Điện lực miền Bắc

7. EVN CPC: Tổng công ty Điện lực miền Trung

8. EVN SPC: Tổng công ty Điện lực miền Nam

9. EVN HANOI: Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội

10. EVN HCMC: Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh

11. EVN NPT: Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia

2
MỤC LỤC

A. ĐẶ T VẤ N ĐỀ ................................................................................................................4

1. Lý do chọ n chủ đề......................................................................................................4

2. Mụ c đích nghiên cứ u................................................................................................4

B. NỘ I DUNG NGHIÊ N CỨ U:.......................................................................................5

I. Cơ sở lí luậ n...................................................................................................................5

1.1 Thấ t bạ i thị trườ ng.................................................................................................5

1.2 Độ c quyền..................................................................................................................5

1.2.1 Độ c quyên thườ ng..............................................................................................6

1.2.1 Độ c quyền tự nhiên............................................................................................6

II. Chứ ng minh độ c quyền ngà nh điện là thấ t bạ i củ a thị trườ ng...............7

2.1 Tổ ng quan về tậ p đoà n điện lự c Việt Nam – EVN......................................7

2.2 Thà nh tự u ngà nh điện đạ t đượ c qua cá c nă m.............................................8

2.3 Độ c quyền điện là mộ t trườ ng hợ p thấ t bạ i thị trườ ng........................11

III. Nguyên nhâ n dẫ n tớ i độ c quyền điện...........................................................14

IV. Tá c độ ng củ a việc độ c quyền điện đến lợ i ích và kinh tế xã hộ i.........15

V. Độ c quyền ngà nh điện đã đượ c khắ c phụ c chưa?.....................................18

VI. Đề xuấ t mộ t số giả i phắ p khắ c phụ c tình trạ ng độ c quyền ngà nh điện.
..................................................................................................................................................... 20
C. KẾ T LUẬ N…………………………………………………………….22

Tà i liệu tham khả o…………………………………………………...……23

3
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.

1. Lý do chọn chủ đề.

Trong tình hình Thế giới đi sâu vào hội nhập và phát triển, Việt Nam- là thành
viên của ASEAN, APEC, ASEM và WTO cũng đang tích cực mở rộng mối quan hệ
thương mại với các nước, các tổ chức để đưa đất nước trở thành quốc gia có nền
kinh tế phát triển. Cụ thể là đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế thị trường tự do
cạnh tranh.

Chỉ có một nền kinh tế tự do cạnh tranh thì phúc lợi xã hội mới đạt tối đa.

Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp thất bại thị
trường khiến sản lượng hàng hóa và dịch vụ không được sản xuất ra ở mức mà xã
hội mong muốn. Những trường hợp thất bại đó chủ yếu là độc quyền, ngoại ứng,
hàng hóa công cộng, thông tin không đối xứng, bất ổn kinh tế, mà trong đó, độc
quyền là trường hợp dễ dàng nhận thấy nhất.

Độc quyền Việt Nam thường tập trung ở các ngành nghề do nhà nước nắm
quyền chi phối với mục đích là nhằm đảm bảo cho hoạt động của đất nước được ổn
định, thống nhất như xăng dầu, đường sắt… và không thể không nhắc đến sự độc
quyền ngành điện, một ngành quan trọng cho sự phát triển toàn diện của đất nước
và đáp ứng đời sống sinh hoạt tối thiểu cho người dân.

Việc độc quyền ngành điện sẽ đem đến những hạn chế và tổn thất như thế nào
cho xã hội? Những giải pháp nào được đặt ra để khắc phục những hạn chế và tổn
thất đó?

 Vì để làm rõ những vấn đề trên nên nhóm xin chọn chủ đề “Độc quyền điện –
Sự thất bại thị trường.”

2. Mục đích nghiên cứu.

- Nêu rõ tình hình của ngành điện với sự độc quyền.

- Chứng minh độc quyền điện là một sự thất bại thị trường.

4
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến độc quyền điện và đề xuất một số biện pháp
khắc phục.

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.

I. Cơ sở lí luận.

1.1 Thất bại thị trường.

Thất bại thị trường là những trường hợp mà thị trường cạnh tranh không thể sản
xuất ra hàng hóa dịch vụ ở mức mong muốn.

Thị trường trong nền kinh tế là cạnh tranh hoàn hảo thì điểm cân bằng của nền
kinh tế sẽ đạt hiệu quả Pareto (hiệu quả phân bổ nguồn lực). Tại đó, lợi ích cận biên
mà người tiêu dùng nhận được đúng bằng chi phí cận biên mà người sản xuất bỏ ra
để có sản phẩm đó (MU=MC).

Nhưng trên thực tế, nền kinh tế thị trường chưa phải là nền kinh tế hoàn hảo tối
ưu mà chính trong lòng nó cũng vốn có những mặt trái, những thất bại mà con
người không mong muốn.

Đây chính là cơ sở để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế nhằm phát huy tính
ưu việt và mặt trái của nó. Những thất bại của thị trường là tình huống trong đó
điểm cân bằng trong các thị trường tự do cạnh tranh không đạt được sự phân bố có
hiệu quả, tức là ngăn cản bàn tay vô hình phân bố các nguồn lực có hiệu quả. - Nói
cách khác, thất bại của thị trường là những trường hợp trong đó thị trường tự do
cạnh tranh không thể sản xuất ra hàng hóa dịch vụ như xã hội mong muốn.

- Các trường hợp thất bại thị trường:

+ Độc quyền

+ Ngoại ứng

+ Hàng hóa công cộng

+ Thông tin không đối xứng

1.2 Độc quyền.

5
Độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và nhiều
người mua , đồng thời xí nghiệp độc quyền chỉ sản xuất ra một sản phẩm riêng biệt,
không có sản phẩm thay thế.

1.2.1 Độc quyền thường.

- Độc quyền thường là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và
sản xuất ra sản phẩm không có loại hàng hóa nào thay thế gần gũi. Tuy nhiên trên
thực tế thì không có độc quyền thường, vì hàng hóa nói chung ít nhiều có sản phẩm
thay thế.

- Nguyên nhân xuất hiện độc quyền thường là:

+ Là kết quả của quá trình cạnh tranh. Những doanh nghiệp nào có những
quyết định kinh doanh sai lầm sẽ bị những doanh nghiệp khác làm ăn hiệu quả hơn
thôn tính, chiếm lĩnh thị phần và rốt cuộc sẽ bị đào thải. Trong trường hợp cực đoan
nhất, cạnh tranh tự do đã để lại một doanh nghiệp duy nhất trên thị trường và doanh
nghiệp đó đương nhiên có được vị thế độc quyền.

+ Do được chính phủ nhượng quyền khai thác thị trường. Với những ngành
được coi là chủ đạo của quốc gia (quốc phòng hay công nghiệp sản xuất vũ khí),
chính phủ thường tạo cho nó một cơ chế có thể tồn tại dưới dạng độc quyền nhà
nước.

+ Do chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ. Những
qui định này đã tạo cho người có bản quyền một vị thế độc quyền lớn.

+ Do sở hữu được một nguồn lực đặc biệt. Chẳng hạn, Nam Phi có một lợi thế
gần như độc quyền về khai thác và bán kim cương vì những mỏ kim cương lớn nhất
chủ yếu tập trung tại đây.

1.2.1 Độc quyền tự nhiên.

- Độc quyền tự nhiên là tình trạng trong đó các yếu tố hàm chứa trong quá trình
sản xuất đã cho phép hãng có thể liên tục giảm chi phí sản xuất khi qui mô sản xuất
mở rộng, do đó đã dẫn đến cách tổ chức sản xuất hiệu quả nhất là chỉ thông qua một
hãng duy nhất.

6
- Hình thức tổ chức sản xuất này thường hay thấy trong các dịch vụ công được
tổ chức cung ứng theo mạng lưới như điện, nước, đường sắt…Chẳng hạn sẽ hết sức
lãng phí nếu có hai hãng đường sắt cùng hoạt động trên cũng một tuyến, vì khi đó
sẽ cần hai hệ thống đường ray. Tương tự như thế, hai công ty cấp nước với hai
mạng lưới đường ống khác nhau cùng phục vụ cho một địa bàn dân cư là một sự bố
trí sản xuất phi lí. Khi đó Chính phủ có thể quyết định chỉ để một hãng cung cấp
cho toàn bộ thị trường.

II. Chứng minh độc quyền ngành điện là thất bại của thị trường.

2.1 Tổng quan về tập đoàn điện lực Việt Nam – EVN.

Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 562/QĐ-
TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị
thuộc Bộ Năng lượng; tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Nghị
định số 14/CP ngày 27/1/1995 của Chính phủ. Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính
phủ ra Quyết định số 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập
đoàn Điện lực Việt Nam và Quyết định 148/2006/QĐ-TTG về việc thành lập Công
ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Đến ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 975/QĐ-
TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước.

Ngày 06/12/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 205/2013/NĐ-
CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Nghị định có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/02/2014) với một số nội dung chính như:

* Tên gọi:

- Tên gọi đầy đủ: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM.

- Tên giao dịch: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM.

- Tên giao dịch tiếng Anh: VIETNAM ELECTRICITY.

- Tên gọi tắt: EVN.

7
* Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Tậ p đoà n Điện lự c Việt Nam có ngà nh, nghề kinh doanh chính là : Sả n xuấ t,
truyền tả i, phâ n phố i và kinh doanh mua bá n điện nă ng; chỉ huy điều hành hệ
thố ng sả n xuấ t, truyền tả i, phâ n phố i và phâ n bổ điện năng trong hệ thố ng điện
quố c gia; xuấ t nhậ p khẩ u điện nă ng; đầ u tư và quả n lý vố n đầ u tư cá c dự á n
điện; quả n lý, vậ n hà nh, sử a chữ a, bả o dưỡ ng, đạ i tu, cả i tạ o, nâ ng cấ p thiết bị
điện, cơ khí, điều khiển, tự độ ng hó a thuộ c dâ y truyền sả n xuấ t, truyền tả i và
phâ n phố i điện, cô ng trình điện; thí nghiệm điện.

Thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước, EVN hiện có 3 tổng công ty phát điện (GENCO 1, 2, 3) thuộc lĩnh vực
sản xuất điện năng, 5 tổng công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng là
Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVN NPC), Tổng công ty Điện lực miền Trung
(EVN CPC), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC), Tổng công ty Điện lực
TP. Hà Nội (EVN HANOI), Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVN
HCMC). Phụ trách lĩnh vực truyền tải điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện
nay là Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVN NPT), được thành lập trên cơ sở
tổ chức lại 4 công ty truyền tải (Công ty Truyền tải 1, 2, 3, 4) và 3 Ban quản lý dự
án (Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc, Trung, Nam).

- Tầm nhìn: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là tập đoàn kinh tế hàng đầu
trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam và khu vực, đóng vai trò chủ đạo trong
nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

- Sứ mệnh: Đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện của khách hàng với chất lượng và
dịch vụ ngày càng tốt hơn.

- Khẩu hiệu: EVN - Thắp sáng niềm tin.

- Gía trị cốt lõi: Chất lượng - Tín nhiệm, Tận tâm - Trí tuệ, Hợp tác - Chia sẻ,
Sáng tạo - Hiệu quả.

2.2 Thành tựu ngành điện đạt được qua các năm.

8
Trong sự phát triển của nền kinh tế, không thể không nhắc đến vai trò của
ngành Điện lực. Đây chính là nhân tố thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng lực cạnh
tranh, thu hút đầu tư.

- Thành tựu quan trọng: Nhiều năm qua, ngành Điện đã đạt được nhiều thành
tựu nổi bật. Từ một hệ thống điện nghèo nàn, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá ác
liệt, đến nay, hệ thống nguồn và lưới điện quốc gia đã đứng thứ 3 khu vực Đông
Nam Á, thứ 31 thế giới.

- Lưới điện truyền tải và phân phối: Năm 2013, hệ thống lưới điện truyền tải
220/500 kV đã phát triển đến 61/63 tỉnh, thành phố, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh
tế xã hội của đất nước và đời sống nhân dân. Khối lượng trạm biến áp 500 kV là 20
trạm, trạm biến áp 220 kV là 75 trạm với tổng dung lượng máy biến áp 500 kV và
220 kV là 46.576 MVA và 17.366 km đường dây 220 - 500 kV. Sản lượng điện
truyền tải năm 2013 đạt 111,86 tỷ kWh, tăng 8% so với năm 2012, góp phần vào
những thành công chung của EVN. Hiện cả nước đã có 57 tỉnh, thành phố có trạm
biến áp 500 kV và 220 kV. Các công nghệ đường dây nhiều mạch, nhiều cấp điện
áp, cáp ngầm cao áp 220 kV, trạm GIS 220 kV, tụ bù dọc 500 kV, hệ thống điều
khiển tích hợp bằng máy tính và nhiều công nghệ truyền tải điện tiên tiến trên thế
giới đã được áp dụng trên lưới điện truyền tải Việt Nam.

Bảng 1: Khối lượng lưới điện truyền tải năm 2013

500 kV 220 kV 110 kV

Chiều dài đường dây (km) 5534 11832 48

Tổng số máy biến áp (máy) 36 149 61

Dung lượng biến áp 19350 27226 3133


(MAV)

Nguồn: Tập đoàn Điện lực Việt Nam

- Đáp ứng nhu cầu đáp ứng điện năng: Năm 2013, điện sản xuất và mua đạt
127,73 tỷ kWh, tăng 8,38% so với năm 2012, trong đó điện do EVN sản xuất hoàn
thành vượt mức kế hoạch với sản lượng 56,354 tỷ kWh. Điện thương phẩm toàn

9
Tập đoàn đạt 115,282 tỷ kWh, tăng 9,3% so với năm 2012. Đồng thời, EVN luôn
tích cực thực hiện các mục tiêu công ích, đến cuối năm 2013, EVN đã đưa điện lưới
quốc gia về tới 99,08% số xã, 97,62% số hộ dân nông thôn. Năm 2013, Tập đoàn
Điện lực Việt Nam tiết kiệm được 2,79 tỷ kWh, tương đương 2,5% điện thương
phẩm, góp phần giảm tiêu hao điện năng trên một đơn vị GDP (hệ số đàn hồi
điện/GDP năm 2013 là 1,69).

Tốc độ tăng trưởng sản lượng điện thương


phẩm (2007-2013)
16
14.5
14 13.92
12.75
12
11.43
10.5
10 Tốc độ
9.3
8

0
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

 Nguồn: Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Đến năm 2015, tổng công suất đặt của hệ thống điện Việt Nam là trên 34.000
MW và có dự phòng trên 20%. Điện thương phẩm cả nước ước đạt 141,8 tỷ kWh.
Hệ thống lưới điện quốc gia đã phủ rộng, dài cả đất nước và có kết nối với lưới điện
một số nước láng giềng với trên 6.000 km đường dây 500 kV, 30.000 km đường
dây từ 110 kV-220 kV, hơn 430.000 km lưới phân phối từ 0,4- 35 kV và hàng trăm
nghìn trạm biến áp các loại.

Ngành Điện cũng đã thực hiện thành công chương trình đưa điện về nông thôn,
hải đảo, góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X, cũng như cam kết
của Chính phủ đối với quốc tế về mục tiêu thiên niên kỷ xóa đói, giảm nghèo; đảm
bảo quốc phòng, an ninh, làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn. Đến cuối năm
2014, cả nước đã có 99,59% số xã và 98,22% số hộ dân nông thôn được sử dụng

10
điện (vượt mục tiêu của Chính phủ là tới cuối năm 2015 đạt 98% hộ nông thôn có
điện).

- Đầu tư xây dựng: Các dự án, công trình trọng điểm, cấp bách đảm bảo được
tiến độ yêu cầu, tăng cường năng lực cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia.
Tổng giá trị thực hiện đầu tư xây dựng đạt 104.791 tỷ đồng, tăng 46,68% so với
năm 2012 và bằng khoảng 9,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2013.
Giá trị đầu tư thuần thực hiện đạt 80.994 tỷ đồng, trong đó các dự án nguồn điện đạt
51.685 tỷ đồng, các dự án lưới điện đạt 28.868 tỷ đồng.

 Nguồn: Tập đoàn Điện lực Việt Nam

- Chương trình từ thiện: Từ năm 1995 đến nay, Tập đoàn đã đóng góp hàng
trăm tỷ đồng vào các quỹ tấm lòng vàng, quỹ xoá đói giảm nghèo, quỹ giúp trẻ em
nghèo vượt khó, khắc phục hậu quả lũ lụt... và đang phụng dưỡng suốt đời gần 300
bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

Thực hiện nghị quyết số 30A/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo
nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo nhất nước thuộc 20 tỉnh, EVN đã tham
gia hỗ trợ đầu tư 347 tỷ đồng đưa điện tới các hộ của 3 huyện nghèo: Phong Thổ,

11
Than Uyên và Tân Uyên thuộc tỉnh Lai Châu, nâng tỷ lệ hộ có điện tại đây từ 40%
lên gần 80%.

2.3 Độc quyền điện là một trường hợp thất bại thị trường.

Chứng minh:

*Giả sử, thị trường điện là thị trường cạnh tranh.

Nhu cầu tiêu dùng điện của người dân được thể hiện là đường cầu D trên đồ thị.

Bởi vì thị trường điện là thị trường cạnh tranh nên theo nguyên tắc tối đa hóa lợi
nhuận P=MC, các hãng sản xuất sẽ sản xuất tại điểm B (Q2, P2).

Ta có:

Thặng dư tiêu dùng: CS1= S(MBP2)

Thặng dư sản xuất: PS1= S(P2BN)

Phúc lợi xã hội lúc này là tối đa: NSB1= NBSmax= CS1 + PS1 = S(MBN)

12
*Thị trường điện là thị trường độc quyền.

Bởi vì thị trường điện là thị trường độc quyền nên theo nguyên tắc tối đa hóa lợi
nhuận trong độc quyền thì nhà độc quyền EVN sẽ sản xuất tại điểm MR=MC hay
tại C(Q1, P1) thay vì tại P=MC như trong thị trường cạnh tranh.

Như vậy, tại thị trường độc quyền điện, nhà sản xuất sản xuất tại mức sản lượng
Q1 thấp hơn Q2 (Q1<Q2) và lấy mức giá P1 cao hơn P2 (P1>P2). Điều này giúp
cho EVN thu được lợi nhuận siêu ngạch.

Thặng dư tiêu dùng: CS2= S(MAP1)

Thặng dư sản xuất: PS2= S(P1ACN)

Phúc lợi xã hội: NSB2= CS2 + PS2 = S(MACN)

=> Trong thị trường độc quyền điện, xã hội đã mất không đi một phần:
DWL=NSB1 – NSB2= S(ABC)

DWL được gọi là tổn thất phúc lợi xã hội.

13
Tóm tắt:

Thị trường cạnh tranh Thị trường độc quyền

MC = MR < P MC = MR = P

Sản lượng Q2 Q1

Giá P2 P1

Thặng dư tiêu dùng S(MBP2) S(MAP1)

Thặng dư sản xuất S(P2BN) S(P1ACN)

Phúc lợi xã hội S(MBN) S(MACN)

Tổn thất phúc lợi xã hội do


S(ABC)
độc quyền

Kết luận: Vì thị trường điện là độc quyền nên doanh nghiệp quyết định sản xuất
tại mức sản lượng Q2 thấp hơn mức sản lượng xã hội mong muốn là Q1, khiến xã
hội mất không một phần DWL= S(ABC) nên độc quyền điện là một trường hợp của
thất bại thị trường.

III. Nguyên nhân dẫn tới độc quyền điện.

Sự độc quyền của ngành điện, cụ thể ở Việt Nam là sự độc quyền của EVN là
một dạng độc quyền tự nhiên. Từ trước tới nay, việc sản xuất, truyền tải, phân phối
và kinh doanh mua bán điện năng, xuất nhập khẩu điện năng, đầu tư và quản lý vốn
đầu tư các dự án điện, quản lý, vận hành, sữa chửa, bảo hành, cải tu, cải tạo, nâng
cấp thiết bị điện, công trình điện, thí nghiệm điện… đều do EVN thực hiện. Vậy
đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ?

Thứ nhất, do các Doanh nghiệp của nước ta không đủ sức chống chọi với các
Doanh nghiệp nước ngoài nên Nhà nước phải đề ra chính sách độc quyền để bảo vệ
các Doanh nghiệp trong nước.

14
Thứ hai, do chính sách kinh tế của xã hội chủ nghĩa, chế độ xã hội chủ nghĩa
thì kinh tế hoạch định kinh tế chỉ huy nghĩa là Nhà nước độc quyền Kinh tế, tất cả
kinh tế đều do Nhà nước độc quyền làm. Đảng đã đổi mới tư duy, kinh tế thì theo
kinh tế thị trường nhưng dưới định hướng của Xã hội chủ nghĩa , nghĩa là một số
ngành thì cho tư nhân tham gia làm kinh tế nhưng một số ngành quan trọng thì do
Nhà nước độc quyền làm, ví dụ như Điện.

Thứ ba, các Doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước gặp nhiều khó khăn khi
xin đầu tư vào ngành kinh doanh điện năng ở Việt Nam vì yêu cầu về vốn để đầu tư
xây dựng là rất lớn, thêm vào đó là việc kinh doanh ngành điện là ngành ưu tiên của
Nhà nước vì vậy mà khả năng thu về lợi nhuận của các Doanh nghiệp tư nhân còn
hạn chế khi phải đối đầu với một Doanh nghiệp Nhà nước cùng với đó là các thủ tục
chính sách để đầu tư vào ngành Điện năng vẫn đang còn hạn chế, gây khó khăn cho
các Doanh nghiệp tư nhân.

Thứ tư, lợi nhuận của ngành Điện là rất lớn vì vậy mà Nhà nước muốn kiểm
soát hoàn toàn các hoạt động về Điện năng để có thể thu về một khoản tiền lớn cho
ngân sách Nhà nước.

Việc độc quyền Điện năng của EVN hiện nay đang vấp phải sự chỉ trích mạnh
từ dư luận xã hội, nhiều người cho rằng nên có sự cạnh tranh cho ngành Điện để
“loại kẻ yếu, chọn kẻ mạnh” sau những bê bối xung quanh đến việc tăng giá điện
tuy nhiên chất lượng Điện lại đi xuống của EVN, cùng với đó là việc trong khi thu
về lợi nhuân “khủng” từ việc kinh doanh Điện năng thì EVN lại luôn báo lỗ và xin
Ngân sách nhà nước cho việc phát triển ngành Điện gây bức xúc trong dư luận.

Cần có những giải pháp phù hợp để người dân được sử dụng điện tốt hơn đi
kèm với giá bán hợp lý từ Nhà nước, nên thay đổi Chính sách của Nhà nước để tạo
ra cơ hội đầu tư vào ngành Điện năng cho các Doanh nghiệp tư nhân muốn đầu tư
và có đủ khả năng đầu tư vào ngành này.

IV. Tác động của việc độc quyền điện đến lợi ích và kinh tế xã hội.

15
Thiếu điện như hiện nay là kết quả của tình trạng độc quyền ngành điện. Và một
trong những hành vi rõ ràng nhất của độc quyền điện là việc cúp điện cũng như tăng
giá điện ngày càng nhiều khiến cả xã hội lẫn kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm
trọng và càng lúc càng hỗn loạn.

-Đối với người tiêu dùng:

EVN tăng giá điện làm cho ngân sách hộ gia đình bị giảm đi tương đối. Bên
cạnh đó, việc này cũng dẫn đến sự tăng lên của tất cả các ngành sản xuất có điện là
đầu vào, làm cho các mặt hàng này cũng tăng giá theo. Từ đó dẫn đến hệ quả cuối
cùng là ảnh hưởng chung tới sự tiêu dùng của người dân cũng như tốc độ phát triển
chung của nền kinh tế.

Hơn nữa, vì để đề phòng việc điện bị cắt đột xuất, ảnh hưởng một phần đến sức
khỏe và sinh hoạt thường ngày, người dân thường mua máy phát điện chạy bằng
dầu diezel. Điều này gây ra sự lãng phí không những về tiền bạc mà còn gây ra lãng
phí năng lượng cũng như tạo ra ô nhiễm tiếng ồn khi sử dụng.

-Đối với người sản xuất:

Việc tăng giá điện và cúp điện luân phiên thường xuyên cũng có ảnh hưởng
nghiêm trọng tới hầu hết tất cả ngành nghề sản xuất, gây ra thiệt hại rất lớn, nhất là
đối với các công ty, doanh nghiệp chế biến thủy sản.

Nguồn: EVN

16
Điển hình tại Công ty cổ phần Chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Bà Rịa- Vũng
Tàu (Baseafood) vào đỉnh điểm thời kì cúp điện luân phiên liên tục đã phải đau đầu
vì chi phí phát sinh do phải chạy máy phát điện. Ông Trần Văn Dũng, Giám đốc
Công ty cho biết, để duy trì sản xuất, mỗi tuần công ty có 4 ngày phải chạy bằng
dầu, mỗi tháng hết từ 28.000- 30.000 lít dầu, tương đương 478 triệu đồng. Theo ông
Dũng, lợi nhuận của ngành chế biến thủy sản chỉ bằng 2% tổng doanh thu. Thế
nhưng, với việc bị cúp điện phải chạy bằng dầu, chi phí sẽ tăng lên 3- 5% làm cho
giá thành tăng cao và lợi nhuận đã thấp lại còn giảm xuống. Do đó trong khoảng
thời gian tiếp theo, các doanh nghiệp phải chấp nhận từ lỗ tới huề vốn, sau đó mới
có thể thương lượng với khách hàng nâng giá trị hợp đồng.

Còn đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex): “Chúng tôi không thể tính
được thiệt hại là bao nhiêu khi điện cúp đột ngột, lúc máy dệt và máy nhuộm đang
vận hành. Cúp điện kiểu đó không thể đảm bảo chất lượng của sản phẩm, do vậy
chúng tôi phải đổ bo tất cả những sản phẩm đang làm dang dở. Chưa kể thời gian
cúp điện ngày càng dài đã tạo ra áp lực lớn vì thời hạn giao hàng ngắn lại.”

-Đối với xã hội:

Như đã nói, việc cúp điện luân phiên thường xuyên dẫn đến tình trạng sử dụng
các loại máy phát nổ ngày càng nhiều, gây ô nhiễm tiếng ồn, tổn thất về môi trường.

Ngoài ra khi cắt điện tràn lan còn có thể gây ra hiện tượng kẹt xe vào giờ cao
điểm, lãng phí thời gian xã hội.

Ở nhiều địa bàn, nếu bị cắt điện thì các hệ thống đèn giao thông không hoạt
động, các phương tiện giao thông không được điều tiết kịp thời kết hợp việc thiếu
nhân lực từ các cảnh sát giao thông khiến các vụ tai nạn giao thông xảy ra với tần
suất cao, dẫn đến những sự mất mát cho xã hội. Hệ thống giao thông vốn đã không
tốt nay còn trở nên hỗn loạn.

Trong các văn phòng công sở, việc cắt điện khiến cho các công chức phải bỏ
việc trong giờ làm việc, đi ngồi uống nước nhan nhản tại các quán, lãng phí tiền bạc
và thời gian của xã hội từ đó nhân lên gấp bội.

17
Tăng giá và cúp điện còn ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập cũng như sinh
hoạt của tầng lớp học sinh sinh viên, đặc biệt trong mùa cao điểm ôn thi và thi Đại
học.

V. Độc quyền ngành điện đã được khắc phục chưa?

Từ trước tới nay người dân và các doanh nghiệp vẫn chỉ biết mua điện do EVN
phân phối. Các nhà máy phát điện bao gồm cả thủy điện, nhiệt điện phân lớn đều do
EVN quản lí. Tính đến thời điểm hiện tại, mặc dù EVN đã tiến hành cổ phần hóa
một số nhà máy điện như: Vũng Áng, Phả Lại, Cát Bà…trong đó có một số nhà
máy do PVN, TKV làm chủ đầu tư nhưng những doanh nghiệp này mới chỉ có thể
tham gia xây dựng tạo nguồn điện. Các khâu còn lại vẫn do EVN nắm, đặc biệt là
khâu truyền tải và phân phối. Để có thể xóa bỏ thế độc quyền của EVN thì Quy
hoạch điện VII đã thiết lập lộ trình cho ngành công nghiệp điện để hướng tới một
thị trường phát điện cạnh tranh với ba giai đoạn. Ngày 8 tháng 11 năm 2013, Quyết
định 63/2013/QĐ-TTg của Chính phủ đã được công bố, hướng dẫn và điều chỉnh lộ
trình này, đẩy mạnh tiến độ sớm hơn dự kiến một năm. Quyết định này có hiệu lực
từ 25 tháng 12 năm 2013 với các nội dung chính sau đây:

Giai đoạn đầu 2005-2015: thiết lập thị trường phát điện cạnh tranh với một
người mua duy nhất (EVN).

Giai đoạn thứ hai 2015-2021: thiết lập một thị trường bán sỉ cạnh tranh, bao
gồm bán trực tiếp cho hộ công nghiệp lớn.

+ Từ 2015-2016: thí điểm thị trường bán sỉ cạnh tranh. Trong giai đoạn này,
GENCOs và hầu hết các nhà máy phát điện, trừ những nhà máy lớn, đều dần
chuyển thành các công ty độc lập và giảm phụ thuộc vào EVN. Gần đây, EVN dần
dần chuyển nhượng cổ phần tại nhiều nhà máy điện cho các GENCOs. Trong thực
tế, quan sát các công ty niêm yết, chúng tôi thấy rằng EVN đã chuyển giao cổ phần
của mình ở PPC và TMP cho GENCO 2, BTP cho Genco 3.

+ Từ 2017-2021: chính thức hình thành một thị trường bán sỉ điện cạnh tranh.
EVN phải tách biệt các phòng ban liên quan đến truyền tải và phân phối điện.

18
 Giai đoạn thứ ba từ năm 2021 trở đi: thiết lập cạnh tranh ở khâu bán lẻ
điện.

+ Từ 2021-2023 là bước đệm trước khi thị trường cạnh tranh chính thức hoạt
động vào năm 2023.

+ Từ năm 2023, chính thức hình thành thị trường bán lẻ cạnh tranh. Ngoài ra,
bộ phận bán lẻ của EVN có thể được tách thành các doanh nghiệp bán lẻ độc lập.
Các doanh nghiệp bán lẻ có thể mua điện từ các doanh nghiệp bán sỉ hoặc mua trực
tiếp từ các nhà máy phát điện.

+ Các đơn vị sử dụng điện nếu đáp ứng các tiêu chí nhất định có thể mua điện
từ các nhà máy phát điện, các doanh nghiệp bán sỉ và doanh nghiệp bán lẻ.

Nguồn: VPBS

Thị trường cạnh tranh chính thức vận hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2012. Mỗi
năm, ERAV ban hành một danh sách các nhà máy tham gia vào thị trường phát điện
cạnh tranh. Chỉ các nhà máy điện có công suất trên 30 MW có thể tham gia VCGM
trong khi các nhà máy BOT, nhà máy thủy điện chiến lược và thủy điện nhỏ không
trực tiếp tham gia VCGM. EVN sẽ mua từ 60% đến 95% sản lượng kế hoạch của
nhà máy. Nguyên tắc để EVN mua điện từ các nhà máy là chọn lựa từ nhà máy có
chi phí hoạt động từ thấp nhất đến cao nhất, công suất của các nhà máy đáp ứng nhu
cầu và các nhà máy với thời gian khởi động thấp nhất. Hiện tại có 45 nhà máy có đủ
điều kiện để tham gia VCGM, 22 nhà máy sẽ tham gia VCGM khi đi vào hoạt động
và 35 nhà máy sẽ gián tiếp tham gia VCGM (chủ yếu là BOT và nhà máy thủy điện

19
chiến lược) trong năm 2013. Tuy nhiên, VCGM chỉ thu hút khoảng 33 nhà máy với
tổng công suất 9.523 MW. Do hầu hết các nhà máy điện đều thuộc sở hữu của
EVN, thị trường cạnh tranh hiện nay dường như "kém cạnh tranh". Vì vậy, tách các
công ty con ra khỏi EVN để hình thành các doanh nghiệp có cơ cấu cổ đông mới
độc lập hơn là điều quan trọng cho sự thành công của VCGM.

=> Như vậy, cho tới thời điểm hiện tại (năm 2016), sự độc quyền của ngành
điện trên cơ bản là vẫn chưa khắc phục được.

VI. Đề xuất một số giải phắp khắc phục tình trạng độc quyền ngành điện.

Thứ nhất, mặc dù việc tách các Genco khỏi EVN đã có lộ trình, nhưng Chính
phủ cần có giải pháp để làm việc này càng sớm càng tốt, nhất là khi tỷ lệ nợ của các
Genco còn cao khiến việc cổ phần hóa khó khăn. Bởi, khi các Genco còn trực thuộc
EVN, thì không thể có thị trường điện cạnh tranh. Chỉ khi nào các nhà máy bán
điện, khối phát điện, khối truyền tải điện nhanh chóng tách khỏi EVN, thì thị trường
mới hình thành. Lúc đó, tính cạnh tranh đối với các nhà máy điện khác khi thực
hiện mua bán điện sẽ được minh bạch hơn.

Thứ hai, nhanh chóng tách Công ty Mua- bán điện Việt Nam độc lập với EVN
để tạo môi trường cạnh tranh công bằng. Cho dù các Genco cổ phần hóa thành
công, thì vẫn không có thị trường phát điện cạnh tranh nếu doanh nghiệp mua điện
vẫn duy nhất là Công ty Mua- bán điện Việt Nam trực thuộc EVN. Các nhà máy
điện của EVN và đơn vị khác phải bán cho công ty này. Việc đó sẽ hạn chế độc
quyền của EVN, tạo sự bình đẳng với các công ty khác. Nó phải hoạt động theo quy
định chặt chẽ về chống độc quyền.

Thứ ba, tách phần truyền tải sang Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia,
để chống độc quyền trong truyền tải. Doanh nghiệp này không đặt mục tiêu kinh
doanh lấy lợi nhuận, mà hoạt động như một doanh nghiệp công ích, ai cũng có thể
thuê truyền tải, như vậy mới xóa được độc quyền.

Thứ tư, Chính phủ kiểm soát giá điện chặt chẽ, chống độc quyền giá điện trong
thời kỳ quá độ. Thời gian từ nay đến khi có thị trường điện cạnh tranh hoàn hảo, cần

20
quản lý giá điện căn cứ vào cấp độ phát triển thị trường điện cạnh tranh. Thủ tướng
Chính phủ sẽ phải phê duyệt giá bán lẻ bình quân và biểu giá điện khi lập và điều
chỉnh giá điện cho toàn quốc theo đề xuất của Bộ Công Thương. Thủ tướng Chính
phủ không quy định giá phát điện, giá bán buôn, các loại giá truyền tải, phân phối
và giá dịch vụ hỗ trợ hệ thống điện. Các loại giá này sẽ được thương thảo bởi các
đơn vị có liên quan đang tham gia thị trường điện dưới sự quản lý, giám sát của Bộ
Công Thương.

Để tránh độc quyền áp giá điện bất hợp lý và tránh lũng đoạn, Chính phủ Việt
Nam cần cân nhắc điều chỉnh theo từng cấu phần (giá phát điện, giá truyền tải, giá
phân phối và giá bán lẻ). Đồng thời, cần hoàn thiện bộ tiêu chí về các chi phí cơ bản
trong sản xuất, truyền tải và phân phối điện; chính sách giá điện cần theo hướng
đảm bảo hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, không nên đặt ra quá
nhiều mục tiêu chính sách trong giá điện và phải tiếp tục tăng cường cơ chế giám
sát về điện và giá điện.

Chúng ta nên học tập kinh nghiệm nhiều quốc gia đã thực hiện việc công khai
cơ cấu giá điện ngay trong hóa đơn trả tiền điện, tạo điều kiện thuận lợi cho khách
hàng kiểm soát được chi phí khi sử dụng điện. Đây cũng là cách thức giám sát giá
điện sát và gần người tiêu dùng nhất.

21
22
C. KẾT LUẬN

Với người tiêu dùng, lợi nhuận, hiệu suất, cơ cấu giá thành,, các cơ chế bù
chéo… trong ngành điện như thế nào đến nay vẫn là ẩn số, nhưng những ảnh hưởng
và tổn thất phúc lợi xã hội do độc quyền điện gây ra đã rõ ràng.

Vì vậy, trong vai trò điều tiết vĩ mô của mình, chính phủ đang từng bước thực
hiện lộ trình tái cơ cấu ngành điện nhằm thu hút đầu tư vào ngành điện, xây dựng
một thị trường điện cạnh tranh. Chính phủ đang đặt mục tiêu vận hành thị trường
phát điện cạnh tranh và mô hình chào giá cạnh tranh theo chi phí.

Thị trường cạnh tranh tương lai nhất định mang lại nhiều lợi ích trong phúc lợi
xã hội hơn thị trường độc quyền hiện tại, ngành điện Việt Nam sẽ tiến tới thị trường
cạnh tranh, nhưng đến bao giờ mới chuyển sang cơ chế đó và liệu sự chuyển giao cơ
sở hạ tầng to lớn của tập đoàn EVN có thể chuyển giao thuận lợi hay không thì vẫn
là một câu hỏi chưa có câu trả lời.

Tất cả đều chờ đợi và phụ thuộc vào những chính sách thực thi của chính phủ.

23
Tài liệu tham khảo:

1. Bài giảng Kinh tế công cộng – Trường đại học kinh tế Huế (Giảng viên Dư
Anh Thơ)

2. Trang thông tin điện tử Tập đoàn Điện lực Việt Nam: evn.com.vn

3. Trang tin điện tử: doc.edu.vn

4. Trang tin điện tử: tailieu.tv

5. Trang tin điện tử: vi.wikipedia.org

24

You might also like