You are on page 1of 22

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.

0 TRONG LĨNH
VỰC QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG.

Họ và tên sinh viên:

MSSV :

Mã lớp học phần : 23D1MAN50200303

Giảng viên : ThS. Nguyễn Quốc Thịnh

TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 04 năm 2023


LỜI MỞ ĐẦU

Từ thập niên 2000 các doanh nghiệp gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt khi hội nhập sâu rộng
vào nền kinh tế toàn cầu, cùng với việc gia tăng chi phí hậu cần và tồn kho, đáp ứng nhu cầu
đa dạng của khách hàng tạo ra thách thức phải cải thiện chất lượng, hiệu quả sản xuất, dịch
vụ khách hàng, thiết kế và phát triển sản phẩm mới liên tục. Để ứng phó với những thách
thức này, các doanh nghiệp phải kiện toàn hoạt động sản xuất bắt đầu từ việc mua sản phẩm
từ các nhà cung cấp chất lượng cao, có danh tiếng và được chứng thực đến việc khuyến khích
khách hàng tham gia trong quá trình sáng tạo giá trị. Hơn nữa các doanh nghiệp sản xuất kêu
gọi các nhà cung cấp tham gia vào việc thiết kế và phát triển sản phẩm mới cũng như đóng
góp ý kiến vào việc cải thiện dịch vụ, chất lượng và giảm chi phí chung. Các tổ chức đang
thực hiện tái cấu trúc và thiết kế lại để gọn nhẹ, linh hoạt và thích ứng hơn với sự thay đổi;
các nhà quản trị ở mọi lĩnh vực và ở tất cả các cấp trong tổ chức đều cần phải có khả năng
thực hiện các phản ứng đón đầu, định hướng theo nhóm và tập trung vào kết quả. Để thành
công, các nhà quản trị hôm nay và tương lai cần phải có những năng lực quản trị cần thiết để
thích ứng với yêu cầu. Quản trị chuỗi cung ứng là công việc không chỉ dành riêng cho các
nhà quản lý về chuỗi cung ứng. Tất cả những bộ phận khác của một tổ chức cũng cần hiểu về
quản trị chuỗi cung ứng bởi họ cũng trực tiếp ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của
chuỗi cung ứng. Để xây dựng được chuỗi cung ứng hiệu quả, tất cả các thành viên trong tổ
chức đều phải thông hiểu và hỗ trợ chứ không chỉ là những người tham gia trực tiếp vào hoạt
động của chuỗi cung ứng.

1
TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Trong bối cảnh biến động mạnh mẽ do đại dịch gây ra cùng với những thay đổi đáng kể trong
môi trường kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp vẫn lựa chọn giữ nguyên cách thức vận
hành. Điều này có thể khiến các công ty đối mặt với nguy cơ bị gián đoạn, vì sự tụt hậu trên
hành trình chuyển đổi số sẽ biến họ trở thành con mồi của áp lực cạnh tranh. Chính vì vậy,
điều quan trọng nhất với các doanh nghiệp hiện nay chính là đầu tư vào công nghệ số 4.0
nhằm xây dựng các mô hình kinh doanh mới để có thể phát triển mạnh mẽ trong dài hạn.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ giúp Việt Nam có cơ hội tiếp cận với sự đổi mới trong
phương thức kinh doanh hiện đại, rút ngắn được khoảng cách tụt hậu so với thế giới. Việc
kinh doanh trong giai đoạn cách mạng Công nghiệp 4.0 đã đặt một thử thách lớn cho các
quốc gia có nền tảng cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ chưa hoàn thiện vì mọi hoạt động đều
phát sinh trên nền tảng công nghệ với yêu cầu cao về tính pháp lý, mức độ bảo mật và tốc độ
vận hành giao dịch. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cung ứng cho thị trường trong và
ngoài Việt Nam trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 luôn đóng vai trò quan trọng.
Nguồn nhân lực cần được đào tạo kiến thức chuyên môn sâu, kỹ năng linh hoạt, rèn luyện
thái độ đúng mực, vận dụng phương pháp tiếp cận hiện đại để có thể phát huy năng lực thích
ứng với môi trường làm việc trong giai đoạn cách mạng Công nghiệp 4.0 nhằm thực hiện
được nhiệm vụ: lập kế hoạch chiến lược cho điều tiết thị trường trong sản xuất - kinh doanh -
thương mại, lập phương án đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, phát triển thương hiệu Việt và gia
tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Chính vì những lý do kể trên, em đã quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng công
nghệ 4.0 trong lĩnh vực quản trị chuỗi cung ứng” nhằm giải quyết, trả lời cho các bài toán
mới của khách hàng, những khó khăn từ phía cung ứng cũng như những kỳ vọng trong việc
cải thiện hiệu suất, hiệu năng công việc.

2
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1
TÓM TẮT ĐỀ TÀI.................................................................................................................2
MỤC LỤC.................................................................................................................................3
CƠ SỞ LÝ LUẬN.....................................................................................................................4
I. QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG..................................................................................4
1. Khái niệm....................................................................................................................4
2. Các vấn đề quan trọng trong việc thiết kế chuỗi cung ứng.........................................8
II. TỔNG QUAN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0.......................................9
1. Khái niệm....................................................................................................................9
3. Một số phát minh của cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.........................................10
4. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với sự phát triển của nhân loại.12
III. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 TRONG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG.........12
1. Ứng dụng của công nghệ chuỗi khối Blockchain trong quản trị chuỗi cung ứng.....12
2. Hệ thống quản lý kho hàng thông minh (WMS).......................................................16
3. Xe tự hành (AGV).....................................................................................................16
4. Robot cộng tác (Cobots – Collaborative Robots)......................................................17
5. Hệ thống lưu trữ và truy xuất tự động cho kho hàng thông minh (AS/RS)..............17
6. Ứng dụng IoT trong vận hành, quản lý doanh nghiệp...............................................17
IV. VAI TRÒ CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 TRONG QUẢN TRỊ
CHUỖI CUNG ỨNG...........................................................................................................18
1. Gia tăng tốc độ cung ứng...........................................................................................18
2. Gia tăng tính linh hoạt...............................................................................................19
3. Gia tăng sự chính xác................................................................................................19
4. Gia tăng hiệu suất xử lý.............................................................................................19
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................21

3
CƠ SỞ LÝ LUẬN

I. QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

1. Khái niệm

1.1 Giới thiệu về quản trị điều hành

Quản trị điều hành (Operations management – OM) là một ngành khoa học và nghệ thuật
nhằm đảm bảo rằng các loại hàng hóa và dịch vụ được tạo ra và phân phối một cách thành
công đến khách hàng.

Quản trị điều hành liên quan tới việc thiết kế và quản lý quy trình sản xuất sản phẩm. Thuật
ngữ này được giải thích bằng nhiều cách khác nhau và chưa được thống nhất. Người ta
thường nghe nhiều tới quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh, quản trị khách sạn…

1.2 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng

Trong thập niên 1980, các công ty phát hiện ra rằng các chiến lược và công nghệ sản xuất
mới cho phép họ giảm chi phí và cạnh tranh tốt hơn ở các thị trường khác nhau. Các chiến
lược như sản xuất vừa đúng lúc, kanban, sản xuất gọn nhẹ (lean manufacturing), quản trị chất
lượng toàn diện, và các chiến lược khác trở nên phổ biến, và nhiều nguồn lực đã được đầu tư
để thực hiện các chiến lược này. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, sự thật là nhiều công
ty đã cắt giảm chi phí sản xuất càng nhiều khi có thể. Nhiều trong số các công ty này đang
khám phá rằng quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả là bước kế tiếp họ cần phải thực hiện để gia
tăng lợi nhuận và thị phần.

Về khái niệm, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp
hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, thể hiện sự dịch chuyển vật liệu, thông
tin, tài chính xuyên suốt quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng. Quản
trị chuỗi cung ứng là điều phối dòng chảy của vật liệu, dịch vụ và thông tin của các yếu tố
trong chuỗi cung ứng để tối đa hóa giá trị khách hàng.

Các chức năng chính thường bao gồm: bán hàng và thực hiện đơn đặt hàng, vận chuyển và
phân phối, vận hành, quản trị hàng tồn kho, tài chính và dịch vụ khách hàng.

Trung tâm phân phối (DC) là kho trung gian giữa nhà máy và khách hàng, vận chuyển trực
tiếp cho khách hàng hoặc đến các cửa hàng bán lẻ (nơi sản phẩm được làm sẵn cho khách
hàng).

4
Hàng tồn kho liên quan đến nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm hoặc các
thành phẩm được duy trì để hỗ trợ sản xuất, đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Một chuỗi cung ứng cũng có thể liên quan tới nhiều phân đoạn, chẳng hạn như có nhiều cấp
độ của nhà cung cấp, nhiều cấp độ của nhà sản xuất hay phân phối, nhưng nhìn chung các đối
tượng tham gia vào chuỗi cung ứng được chia thành 5 nhóm:

 Khách hàng: Khách hàng có thể là bất kì tổ chức hay cá nhân nào mua sản phẩm.
Khách hàng tổ chức có thể mua sản phẩm về kết hợp với sản phẩm khác của họ để
bán. Khách hàng cá nhân là những người mua sản phân để tiêu thụ. Khách hàng chính
là đối tượng duy nhất tạo ra giá trị cho toàn chuỗi.
 Người bán lẻ: Nhà bán lẻ tồn kho sản phẩm và bán khối lượng nhỏ tới cho khách
hàng. Nhà bán lẻ thường theo sát sở thích và nhu cầu của khách hàng. Những tổ chức
này có thể sử dụng kết hợp nhiều kĩ thuật như giá, khả năng lựa chọn sản phẩm, dịch
vụ và các tiện ích để thu hút khách hàng. Chẳng hạn, các cửa hàng giảm giá có thể thu
hút khách hùng bằng giả và khả năng lựa chọn hàng hóa đa dụng. Các của hàng
chuyên dụng lại thu hút khách hàng bởi sản phẩm chuyên biệt và mức dịch vụ cao.
Cửa hàng thức ăn nhanh thu hút khách hàng bởi sự tiện lợi và giá cả.
 Người bán si/nhà phân phối: Nhà phân phối là những người dự trữ hàng hóa tồn kho
từ nhà sản xuất và tham gia vào việc cung ứng hàng hóa cho khách hàng. Nhà phân
phối cũng có thể là những nhà bán sĩ, những người thưởng bán hàng theo khối lượng
lớn tới cho một người kinh doanh khác (chính phải là khách hàng cuối cùng). Nhà
phân phối có 3 nhiệm vụ chính. Thứ nhất là lưu trữ tồn kho như một "tấm đệm" để
làm cho hàng hóa sản xuất ra đáp ứng được nhu cầu giao động. Thứ hai là tham gia
vào việc tìm kiếm khách hàng, phục vụ khách hàng. Thứ ba, nhà phân phối còn tham
gia vào hoạt động truyền thông và bản hằng của tổ chức, tham gia vào các tác nghiệp
về kho bãi, vận tải cũng như tham gia vào hoạt động hậu mãi. Nhà phân phối có thể
mua (sở hữu) hàng tồn kho từ nhà sản xuất rồi bán cho khách hàng hoặc chỉ tham gia
vào việc dịch chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất tới khách hàng mà không sở hữu hàng
hóa. Cho dù trong trường hợp nào thì nhiệm vụ chính của nhà phân phối vẫn là giúp
khách hàng có sản phẩm vào đúng lúc và đúng nơi họ cần, làm cho sản phẩm phủ hợp
với nhu cầu khách hàng (Hugos, 2011).
 Nhà sản xuất: Nhà sản xuất là những người tạo ra sản phẩm, họ có thể là những
người tạo ra nguyên vật liệu cung ứng cho những nhà sản xuất khác hoặc những
người tạo ra sản phẩm cuối cùng. Những nhà sản xuất có thể là những người tạo ra

5
sản phẩm hữu hình như ti vi, tủ lạnh, xe hơi hoặc là những người tạo ra các dịch vụ vô
hình như những dịch vụ tư vấn luật, dịch vụ rửa xe, dịch vụ giáo dục
 Nhà cung cấp nguyên vật liệu: Đây là những tổ chức hoặc cá nhân cung cấp nguyên
vật liệu đầu vào cho công ty khác, nó có thể là cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, có
thể là phương tiện sản xuất...

1.3 Mô hình quản trị chuỗi cung ứng

Mô hình quản trị chuỗi cung ứng đơn giản: Đây là mô hình quản trị chuỗi cung ứng mà trong
đó, doanh nghiệp chỉ sử dụng các vật tư đầu vào từ một đơn vị cung cấp, sau đó tự mình thực
hiện toàn bộ các công đoạn sản xuất và cuối cũng là tự phân phối hàng hóa tới tay khách
hàng. Hệ thống chuỗi cung ứng đơn giản này chỉ còn tồn tại tại những doanh nghiệp nhỏ, hộ
sản xuất gia đình.

Mô hình quản trị chuỗi cung ứng phức tạp: Đây là mô hình quản trị chuỗi cung ứng mà trong
đó doanh nghiệp cần thu mua nhiều nguyên vật liệu khác từ nhiều nhà cung cấp (trực tiếp
hoặc trung gian), có thể outsources một hoặc nhiều công đoạn sản xuất cho các doanh nghiệp
khác (gia công sản xuất hoặc liên doanh sản xuất) để có được sản phẩm hoàn thiện cuối cùng.
Công tác vận chuyển, phân phối và và kinh doanh cũng được thực hiện qua nhiều kênh và
nhiều đối tác khác nhau từ bán buôn (sỉ) cho tới bán lẻ. Do đó, mô hình quản trị chuỗi cung
ứng phức tạp đòi hỏi doanh nghiệp cần có tầm nhìn chiến lược bao quát và cách thức vận
hành sản xuất – phân phối một cách khoa học và chặt chẽ.

Mô hình hệ thống chuỗi cung ứng tham khảo (SCOR) là mô hình dựa trên năm chức năng cơ
bản: hoạch định, thu mua, thực hiện, cung cấp và thu hồi.

 Hoạch định - Phát triển một chiến lược cân bằng giữa các nguồn lực với các yêu cầu,
thiết lập các kế hoạch truyền thông cho toàn bộ chuỗi cung ứng.
 Thu mua - Mua sắm hàng hóa và dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu đã hoạch định hoặc
nhu cầu thực tế.
 Thực hiện - Chuyển đổi hàng hóa và dịch vụ cho thành sản phẩm hoàn thành để đáp
ứng nhu cầu.
 Cung cấp - Quản lý đơn đặt hàng, vận chuyển, phân phối và cung cấp hàng hoá và
dịch vụ.
 Thu hồi – Sửa chữa những sản phẩm khách hàng trả lại; cung cấp bảo trì, sửa chữa, và
đại tu; và xử lý hàng hóa dư thừa.

6
Mô hình hệ thống chuỗi cung ứng tham khảo (SCOR)

1.4 Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng

Mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tổng thể của chuỗi. Giá trị của một
chuỗi được tính là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối cùng, cái khách hàng nhận
được và chi phí của chuỗi để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Quản trị chuỗi cung ứng được coi là “xương sống” của cả hai ngành sản xuất và dịch vụ.
Muốn phát triển năng lực sản xuất và bán hàng thì doanh nghiệp buộc phải nâng cao khả
năng quản trị chuỗi cung ứng. Những lợi ích của việc tối ưu hóa hiệu quả quản trị chuỗi cung
ứng đối với doanh nghiệp bao gồm:

- Giảm 25-60% lượng hàng tồn kho: Chuỗi cung ứng được quản trị tốt sẽ làm tăng tốc
độ lưu chuyển hàng hóa, từ đó giảm chi phí kho bãi lãng phí, đảm bảo chất lượng
hàng hóa. Đặc biệt với những mặt hàng đông lạnh như thủy hải sản, việc tối ưu hóa
chuỗi cung ứng lạnh (cold supply chain) có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm hàng trăm
tỷ đồng mỗi năm.
- Nâng cao 30-50% khả năng cung ứng hàng hóa: Khi chuỗi cung ứng của doanh
nghiệp hoạt động nhịp nhàng từ khâu nhập nguyên vật liệu, phụ kiện,… cho tới sản
xuất và vận chuyển, việc cung ứng hàng hóa tới các kênh phân phối sẽ đạt hiệu quả
tốt, hạn chế tình trạng dư thừa/ thiếu hụt hàng hóa, hay giao hàng không đúng hạn.
Ngoài ra, nó còn giúp việc dự báo và lên kế hoạch sản xuất chính xác hơn, giảm thiểu
sai lệch so với thực tế, từ đó giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp

Có thể thấy rằng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất, thương mại, việc
nâng cao năng lực quản trị chuỗi cung ứng sẽ mang tới nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp.

7
Theo ước tính, việc tối ưu chuỗi cung ứng trung bình sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận sau
thuế lên tới 20%.

2. Các vấn đề quan trọng trong việc thiết kế chuỗi cung ứng

Hợp đồng sản xuất

Nhiều chuỗi cung ứng sử dụng hợp đồng sản xuất. Một nhà sản xuất theo hợp đồng là một
công ty chuyên về một số hoạt động sản xuất hàng hóa, như thiết kế tùy chọn, sản xuất, lắp
ráp, đóng gói, và làm theo hợp đồng cho người tiêu dùng cuối cùng.

Ưu điểm của việc sử dụng hợp đồng sản xuất:

- Tiếp cận nhanh các công nghệ sản xuất tiên tiến.
- Thời gian đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn.
- Tăng tính linh hoạt của hàng hoá trong thị trường khu vực.
- Tổng chi phí thấp hơn do tính kinh tế về quy mô.

Chuỗi cung ứng hiệu quả và chuỗi cung ứng phản ứng

Chuỗi cung ứng hiệu quả được thiết kế nhắm đến hiệu quả và chi phí thấp bằng cách giảm
thiểu hàng tồn kho và tối đa hóa hiệu quả quá trình hoạt động.

Chuỗi cung ứng phản ứng tập trung vào tính linh hoạt đáp ứng nhu cầu sản phẩm hay dịch
vụ. Nó có khả năng phản ứng nhanh với sự thay đổi nhu cầu và yêu cầu của thị trường. Chuỗi
cung ứng này là cách tốt nhất đối với nhu cầu không thể đoán trước, chu kỳ sống của sản
phẩm ngắn và thay đổi thường xuyên vì sự ra đời những sản phẩm mới, đáp ứng nhanh là ưu
tiên cạnh tranh chính, khách hàng yêu cầu nhiều lựa chọn và lợi nhuận biên là rất cao.

Hệ thống đẩy và kéo

Hệ thống đẩy là hệ thống mà hàng hóa được sản xuất trước nhu cầu của khách hàng dựa trên
dự báo doanh số bán hàng và chúng di chuyển thông qua các chuỗi cung ứng đến các điểm
bán hàng, nơi chúng được lưu trữ. Hệ thống đẩy hoạt động tốt nhất khi mô hình bán hàng ổn
định và khi có một số lượng nhỏ các trung tâm phân phối và sản phẩm.

Hệ thống kéo (có nhiều ưu điểm hơn) chỉ sản xuất những gì cần thiết ở công đoạn trong chuỗi
cung ứng để đáp ứng khách hàng. Hệ thống kéo có hiệu quả khi có nhiều cơ sở sản xuất,
nhiều điểm phân phối, và một số lượng lớn các sản phẩm. Nhiều chuỗi cung ứng là sự kết
hợp của hệ thống đẩy và kéo.

Chuỗi cung ứng phát triển bền vững

8
Mục tiêu của một chuỗi cung ứng bền vững là giảm chi phí trong khi vẫn đảm bảo các vấn đề
về môi trường. Một chuỗi cung ứng bền vững “xanh” được định nghĩa là một quá trình sử
dụng các yếu tố đầu vào thân thiện với môi trường và chuyển hóa chúng thông qua các trung
tâm biến đổi - nơi mà các sản phẩm có thể được cải thiện hoặc được tái chế trong điều kiện
môi trường hiện có.

Các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng bền vững bao gồm những điều sau đây:

- Giảm phế liệu, bao bì và thất thoát nguyên vật liệu.


- Giảm lượng giấy tờ cho quá trình xử lý thông tin.
- Tăng doanh thu bằng cách chuyển đổi các chất thải thành sản phẩm phụ.
- Giảm nhu cầu về nước và năng lượng trong chuỗi cung ứng.
- Giảm việc sử dụng và chất thải của dung môi, sơn, chất tẩy rửa, và các hóa chất khác.
- Lựa chọn nhà cung cấp có hỗ trợ phát triển bền vững.
- Sử dụng lại những nguyên vật liệu và tài sản có giá trị nhở thu hồi sản phẩm và các
chương trình tái chế.

Chuỗi cung ứng logistics ngược (Reverse logistics) là quá trình quản lý dòng chảy của thành
phẩm, bán thành phẩm, nguyên vật liệu có thể không sử dụng được hoặc bị loại bỏ thông qua
các chuỗi cung ứng ngược từ khách hàng đến nhà phân phối, nhà sản xuất, nhà cung cấp
nhằm mục đích phục hồi hàng hóa sản xuất.

Các hình thức phục hồi hàng hóa sản xuất bao gồm: tái sử dụng hoặc bán; sửa chữa hàng hóa;
tân trang; tái sản xuất; thu mua lại; thu hồi lại; thiêu hủy hoặc xử lý rác thải.

II. TỔNG QUAN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0

1. Khái niệm

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ tư, sau cuộc cách mạng lần thứ ba là tự động hóa,
là kết quả của những tiến bộ nhảy vọt của công nghệ thông tin, kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo và
người máy, sinh học, vật liệu mới và công nghệ nano.

Khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0 xuất phát từ khái niệm Industrie 4.0 trong báo cáo của
chính phủ Đức vào năm 2013. Trong đó nêu rõ: Industrie 4.0 kết nối các hệ thống những cơ
sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, các chức
năng và quy trình bên trong. Như vậy công nghiệp 4.0 ra đời ngay trong cuộc cách mạng kỹ
thuật lần thứ 3, quá trình tự động hóa. Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành
Diễn đàn kinh tế thế giới đã tóm tắt quá trình tiến bộ kỹ thuật của loài người như sau:

9
- Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa
sản xuất.

- Cuộc cách mạng lần thứ hai diễn ra nhờ sử dụng điện năng để sản xuất hàng loạt.

- Cuộc cách mạng lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa
sản xuất.

- Cuộc cách mạng lần 4 có nền tảng từ cuộc cách mạng lần 3, đó là sự kết hợp các
công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học.

Nếu như cuộc cách mạng 3.0 dựa vào hai trụ cột chính là máy tính và tự động hóa thì cuộc
cách mạng 4.0 phát triển dựa trên 3 trụ cột chính là kỹ thuật số, công nghệ sinh học và vật lý.
Trong đó kỹ thuật số trong 4.0 cốt lõi là Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối (IoT), Người
máy (ROBOT và COBOT), Xử lý dữ liệu lớn (big data).

Quá trình tự động hóa (3.0) trong một nhà máy bắt đầu từ việc tự động hóa các máy công cụ
sau đó là tự động hóa dây chuyền sản xuất, sau khi có các dây chuyền sản xuất tự động sẽ là
bước kết nối tự động các dây chuyền trên nhằm tạo ra một nhà máy thông minh. Đấy là bước
đi ban đầu của cách mạng 4.0.

3. Một số phát minh của cách mạng Công nghiệp lần thứ 4

Công nghiệp 4.0 cộng hưởng với sự bùng nổ của thời đại Internet, tạo ra những bước ngoặt
lớn với các phát minh vĩ đại. Vì vậy, các doanh nghiệp trong thời kỳ này đã hoạt động song
hành cùng công nghệ mới.

IoT (Internet of Thing – Internet vạn vật)

Đây là sự hội tụ giữa ba nhân tố: mạng Internet, thiết bị vi cơ điện tử và thiết bị không dây.
IoT tạo nên các sản phẩm liên quan đến cuộc sống thường nhật như: máy tính, điện thoại, lò
vi sóng, ti vi,… Chúng có khả năng truyền đạt thông tin qua mạng lưới Internet.

IoT giúp doanh nghiệp thu thập dữ liệu khách hàng dựa trên các sản phẩm được kết nối liên
tục. Vì vậy, bạn sẽ đánh giá hành vi khách hàng tốt hơn để điều chỉnh chiến lược tiếp thị phù
hợp.

AI (Trí tuệ nhân tạo)

Trí tuệ nhân tạo xuất phát từ lĩnh vực khoa học máy tính. Công nghệ này tạo ra những cỗ máy
có khả năng hoạt động và phản ứng tương tự con người. AI được lập trình với nhiều mục tiêu
như: thu thập và xử lý thông tin, đưa ra lập luận và phán đoán, tự sửa lỗi,… Trong tiếp thị, AI

10
có nhiệm vụ phân tích dữ liệu khách hàng, đề xuất chiến lược kinh doanh hợp lý. Đặc biệt,
khi sử dụng AI, tính cá nhân hóa được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Đây là xu hướng chung mà
mọi doanh nghiệp đều hướng đến.

Blockchain (Chuỗi khối)

Đây được xem là một phương thức ghi và chia sẻ dữ liệu hiệu quả và an toàn. Blockchain có
đặc tính phi tập trung, minh bạch và không phụ thuộc vào bên thứ 3. Ví dụ điển hình của
chuỗi khối là Bitcoin – đồng tiền kỹ thuật số được ứng dụng phổ biến nhất.

Ngoài ra, Blockchain còn được sử dụng cho những mục đích khác như: bảo mật dữ liệu y tế,
chống gian lận trong bầu cử, theo dõi được chuỗi cung ứng,…

Cloud (Điện toán đám mây)

Với điện toán đám mây, người dùng có thể lưu trữ, phân loại và sắp xếp dữ liệu trên hệ thống
của nhà cung cấp dịch vụ. Chẳng hạn như: Office 365, Facebook, Youtube,… Nền tảng này
cho phép doanh nghiệp thực thi chiến lược tiếp thị tự động nhằm tối ưu nguồn lực và tiết
kiệm chi phí.

Big Data (Dữ liệu lớn)

Big Data hỗ trợ người dùng thu thập và lưu trữ khối lượng lớn dữ liệu, như thông tin cá nhân
của từng khách hàng. Việc này giúp doanh nghiệp nắm bắt được hành vi, xu hướng, nhu cầu,
… của người tiêu dùng. Từ đó, bạn có thể thiết lập các chiến lược tiếp thị phù hợp với từng
khách hàng trong các giai đoạn khác nhau.

Công nghệ sinh học

Hoạt động chính của công nghệ sinh học là phân tích và khai thác tế bào, phân tử sinh học.
Sau đó, những dữ liệu này được dùng để phát triển công nghệ. Chúng có khả năng phục vụ
cho nhiều mục đích như tạo ra dược liệu, vật phẩm mới. Bên cạnh đó, công nghệ sinh học có
thể mở ra quy trình sản xuất công nghiệp tân tiến với nguồn năng lượng sạch hơn.

In 3D

Công nghệ này cho phép doanh nghiệp sản xuất in ra các sản phẩm mang đặc trưng riêng. So
với phương thức in truyền thống, in 3D tốn ít công cụ và chi phí với hiệu suất nhanh hơn.
Ngoài ra, quy trình này còn được bổ sung các tùy chỉnh nhằm tạo ra những tính năng hoàn
hảo hơn.

RPA (Tự động hóa quy trình robot)

11
Công nghệ này giúp các robot hoạt động thông qua AI có khả năng tự động hóa những nhiệm
vụ kinh doanh đơn giản. Những hoạt động của con người được thay thế bởi các robot thông
minh, chúng đảm nhiệm một số vai trò phổ biến như: xử lý giao dịch, quản lý nhân sự, hỗ trợ
tiếp thị,…

Robot

Phần lớn robot được ứng dụng trong thiết kế , sản xuất hoặc phục vụ cho mục đích cá nhân và
thương mại. Hiện nay, robot ngày càng có các tính năng phức tạp và tinh vi hơn. Chúng
thường có mặt trong các lĩnh vực chuyên dụng như: chăm sóc sức khỏe, sản xuất, dịch vụ,…

4. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với sự phát triển của nhân loại

Công nghiệp 4.0 giờ đây không chỉ được coi là xu hướng hiện đại mà xem nó như cuộc cách
mạng mang nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội. Một số ngành nghề cũng có những sự
thay đổi khi công nghiệp 4.0 xuất hiện:

- Y tế: Đây là lĩnh vực có sự thay đổi đột phá hơn nhờ vào công nghiệp 4.0. Nhờ vào
các ứng dụng hiện đại, các bệnh viện có thể dễ dàng quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án,
nhiều ca mổ thành công nhờ có sự trợ giúp của các robot.
- Nông nghiệp: Giờ đây, các trang trại đã thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh, áp
dụng nhiều công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng tốt hơn và giảm
thiểu chi phí. Các trang trại có thể dùng điện thoại di động để điều chỉnh cho việc tưới
tiêu... Các trang trại kỹ thuật số cũng đang là mục tiêu lớn cho ngành nông nghiệp.
- Công nghiệp: Các nhà máy đã chuyển đổi một số quy trình sản xuất đơn giản sử dụng
tay chân sang máy móc tự động. Công nghiệp 4.0 có thể tạo các nhà máy thông minh,
làm việc với nhau thông qua internet giúp cải thiện năng suất, kiểm soát và quản lý
công việc tốt hơn.
- Công nghệ phần mềm: Hiện nay có nhiều ứng dụng, phần mềm giúp con người dễ
dàng sử dụng và thuận tiện hơn khi làm việc, sinh hoạt hằng ngày. Ví dụ như: ứng
dụng đặt xe, đặt đồ ăn, ví điện tử...

III. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 TRONG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

1. Ứng dụng của công nghệ chuỗi khối Blockchain trong quản trị chuỗi cung ứng.

Chuỗi cung ứng không chỉ đơn thuần là chuyển một sản phẩm hoàn chỉnh đến người dùng
cuối, mà chuỗi cung ứng bao gồm cả các hoạt động chuyển đổi các nguồn tài nguyên, nguyên
liệu thành các sản phẩm hoàn chỉnh để giao cho khách hàng. Tùy thuộc vào loại hình sản

12
phẩm mà chuỗi cung ứng có thể trải rộng ra nhiều giai đoạn, trên nhiều vùng lãnh thổ (thậm
chí là xuyên biên giới), nhiều thành phần tham gia; theo đó là độ phức tạp của chuỗi cung
ứng cũng tăng lên, kéo theo là tình trạng thiếu minh bạch xảy ra trong một số khâu cung
cấp/cung ứng. Blockchain, công nghệ chuỗi khối đã được đề cập trong nhiều bài nghiên cứu,
nhiều bài viết như một trong những nền tảng công nghệ mới mở ra kỷ nguyên của cách mạng
công nghệ 4.0, và với tính ưu việt của nó, công nghệ Blockchain có khả năng thay đổi ngành
công nghiệp cung ứng, giảm thiểu những hạn chế vốn có của ngành từ trước đến nay.

Những lỗ hổng trong quản trị chuỗi cung ứng

Đi cùng sự phát triển của các ngành, nghề trên thế giới, chuỗi cung ứng cũng tự mở rộng và
phát triển không ngừng. Trong lịch sử phát triển của ngành công nghiệp cung ứng, sự chuyển
mình nổi bật nhất đó là sự thay đổi phương tiện vận chuyển hàng hóa (sự xuất hiện của máy
bay, xe tải thay thế vận chuyển bằng đường sắt) và sự xuất hiện của máy tính giúp tin học hóa
trong quy trình quản lý chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, quá trình sản xuất sản phẩm, hàng hóa
dần được toàn cầu hóa, gia công (outsourcing) từ nước thứ 3 (từ các quốc gia có chi phí nhân
công thấp như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, các nước Châu Phi, …), chuỗi cung ứng cũng
trở nên nặng nề và phức tạp hơn, kèm theo đó là những lỗ hổng trong quản trị chuỗi cung ứng
dẫn đến việc nảy sinh một số vấn đề sau:

- Lỗi hàng hóa: hàng hóa đến tay người tiêu thụ bị lỗi, hỏng do không được kiểm soát
chặt chẽ, hoặc được bảo quản không đúng chỉ dẫn trong quá trình vận chuyển;

- Chậm trễ trong cung ứng hàng hóa: bất kỳ một khâu nào trong chuỗi cung ứng gặp
vấn đề sẽ kéo theo sự chậm trễ, trì hoãn tại các khâu kế tiếp;

- Xảy ra hoạt động gian lận, phi pháp: trong quá trình tiêu thụ, một bên tham gia chuỗi
cung ứng có thể thay đổi thông tin, nhãn mác của hàng hóa, sản phẩm;

- Quản lý lỏng lẻo: do không nắm bắt được thông tin kịp thời từ các khâu tham gia
trong chuỗi cung ứng, nên nhà quản lý chuỗi cung ứng sẽ gặp khó khăn trong quản lý,
dẫn đến giảm hiệu quả quản lý;

- Đánh mất lòng tin của người tiêu thụ đối với sản phẩm: bất kỳ thông tin nào của sản
phẩm bị thay đổi, hay lỗi của sản phẩm, hàng hóa, người tiêu dùng sẽ không tin tưởng
vào sản phẩm, nhà sản xuất sản phẩm, hàng hóa này thêm nữa, và có thể sản phẩm sẽ
bị tẩy chay bởi người tiêu dùng trên thị trường.

Blockchain giúp vá lỗ hổng trong quản trị chuỗi cung ứng

13
Chính đặc tính phân tán, đồng thuận và không thể thay đổi của công nghệ Blockchain có khả
năng đem lại hiệu quả và minh bạch trong quy trình cung ứng. Chúng ta hãy cùng xem một ví
dụ về việc Blockchain được ứng dụng trong chuỗi cung ứng thịt gia súc:

(1) Nhà cung cấp (cung cấp từ nguyên liên thô) nhập dữ liệu về thức ăn chăn nuôi gia súc;
đồng thời nhà cung cấp cũng sẽ gắn mã chip điện tử FRID (chip nhận dạng qua tần số vô
tuyến để giúp giám sát, quản lý và lưu vết gia súc).

(2) Nhà sản xuất: Khi gia súc được chuyển đến các nhà sản xuất, tại đây nhà sản xuất có thể
có thông tin chi tiết về gia súc được nhập, nếu đảm bảo yêu cầu, nhà sản xuất sẽ cho chế biến
và đóng gói sản phẩm, đồng thời sẽ gắn mã vạch QR đối với từng sản phẩm được đóng gói.

(3) Nhà phân phối: Sau khi được đóng gói, nhà sản xuất sẽ chuyển sản phẩm đến nhà phân
phối, tại đây nhà phân phối sẽ nhận được đầy đủ thông tin về sản phẩm gia súc đã được sản
xuất, đóng gói. Sau đó, căn cứ trên thông tin về khách hàng, ngày giao hàng,… nhà sản xuất
sẽ đặt nhà vận chuyển (logistic) để vận chuyển sản phẩm.

(4) Nhà vận chuyển: nhà vận chuyển nhận được toàn bộ thông tin về nguồn gốc, xuất xứ,
thông tin về bảo quản sản phẩm, thông tin về địa điểm giao hàng để triển khai vận chuyển.

(5) Nhà bán lẻ: khi sản phẩm được vận chuyển đến nhà bán lẻ, họ sẽ bổ sung thêm những
thông tin liên quan đến sản phẩm như hướng dẫn cách sử dụng, công thức nấu sản phẩm, và
những khuyến nghị khác liên quan vào bản ghi dữ liệu sản phẩm; đồng thời nhà bán lẻ sẽ
cung cấp ứng dụng trong đó lưu trữ thông tin của sản phẩm cho người sử dụng cuối.

(6) Cửa hàng: nhận sản phẩm từ nhà bán lẻ, bổ sung những thông tin khuyến mại, chính sách
giá phù hợp với chiến lược kinh doanh của cửa hàng.

(7) Khách hàng: tải ứng dụng và quét mã vạch QR của sản phẩm để kiểm tra thông tin về sản
phẩm.

Bảy đối tượng trong chuỗi cung ứng trên tương ứng với bảy điểm (node) trong chuỗi
blockchain. Các node này được liên kết trong mạng phân tán; bất kỳ một node nào thực hiện

14
giao dịch, cập nhật thông tin, thì các node còn lại có trách nhiệm xác minh và khi giao dịch
thành công, các node này đều được nhận bản cập nhật thông tin mới nhất, do vậy 7 đối tượng
trên có thể nắm bắt được toàn bộ bức tranh của chuỗi cung ứng.

Như vậy, ứng dụng của blockchain vào ngành cung ứng mang lại những lợi ích sau:

- Cập nhật liên tục: các thành phần, các bên tham gia vào hệ thống blockchain đều nhận
được những thông tin cập nhật mới nhất và liên tục;

- Minh bạch: các thông tin đã được chia sẻ trong hệ thống đều được mã hóa; bất kỳ việc
thay đổi, xóa, sửa hay giả mạo thông tin là không thể.

- Giảm chi phí: do dữ liệu được chia sẻ trên hệ thống, nên khả năng giả mạo, chỉnh sửa,
thay đổi không thể xảy ra, theo đó công việc quản lý chuỗi cung ứng sẽ được giảm tải
và chi phí quản lý cũng giảm theo.

- Tăng niềm tin của người tiêu thụ: người dùng tham gia mạng lưới blockchain sẽ nhận
được đầy đủ thông tin của sản phẩm (từ nguồn gốc, thành phần, nhà cung cấp, nhà sản
xuất, thông tin về lưu trữ sản phẩm, khuyến nghị đối với sản phẩm, …).

Ứng dụng blockchain trong quản trị chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Ở Việt Nam, cũng như nhiều ngành nghề khác, các doanh nghiệp trong ngành cung ứng rất
quan tâm đến công nghệ Blockchain nhằm ứng dụng giúp cải thiện những hạn chế trong
ngành cung ứng của mình. Dưới đây là một số ví dụ thực tiễn về ứng dụng blockchain tại
Việt Nam:

Ứng dụng trong logistics (vận chuyển) của Tổng công ty Bưu điện Việt nam - VnPost

Như chúng ta đều biết, logistics là một thành phần nằm trong chuỗi cung ứng. Với gần 13
nghìn điểm giao dịch trên toàn lãnh thổ Việt Nam, VnPost đang chiếm vị trí ông lớn trong
ngành logistics tại Việt Nam, theo đó là những khó khăn trong việc quản lý quá trình vận
chuyển và chất lượng hàng hóa vận chuyển.

Tại Hội nghị Vietnam Blockchain Summit do Cục Thương mại điện tử và kinh tế số - Bộ
Công thương tổ chức vào tháng 6/2018 vừa qua. VnPost đã giới thiệu về tiềm năng ứng dụng
của blockchain trong lĩnh vực logistics của mình. Nghiên cứu những bài học thực tiễn về ứng
dụng blockchain trong ngành của Công ty vận chuyển phát nhanh DHL, tập đoàn vận tải
hàng hải Maersk, VnPost cho biết mình đang nghiên cứu, ứng dụng vào công việc chuyển
phát của Tổng công ty. Blockchain được ứng dụng vào quản lý các luồng đi trong vận
chuyển, thông tin, tình trạng các luồng vận chuyển sẽ được kiểm soát chặt chẽ, chỉ một chút

15
thay đổi về thông tin thì VnPost có thể nắm bắt kịp thời và ngăn chặn hoặc đình chỉ quá trình
này ngay lập tức, bên cạnh đó là khả năng giảm giá thành trong chi phí vận chuyển, giảm chi
phí đền bù do những lỗi phát sinh trong quá trình vận chuyển.

2. Hệ thống quản lý kho hàng thông minh (WMS)

Hệ thống quản lý kho hàng WMS (Warehouse Management System – WMS) là một phần
mềm được phát triển để hỗ trợ việc quản lý kho hàng thông minh của doanh nghiệp. Điểm
chung của các ứng dụng phần mềm này là được thiết kế để đơn giản hóa hoạt động quản lý
kho và giúp chúng ta hoàn thành các công việc trong thời gian ngắn nhất với năng suất cao
nhất có thể. Phần mềm quản lý kho là một trong những yếu tố quan trọng nhất hình thành nên
kho hàng thông minh.

Một số chức năng cơ bản của hệ thống quản lý nhà kho thông minh WMS:

- Thiết lập và quản lý danh mục hàng hóa vật tư


- Quản lý tồn kho theo vị trí, thùng, gói, bao, pallet
- Quản lý hàng hóa, vật tư theo lô, hạn sử dụng, tuổi hàng tồn kho
- Quản lý hàng hóa vật tư đồng thời nhiều đơn vị tính quy đổi
- Tính giá vốn hàng tồn kho theo nhiều phương pháp
- Quản lý định mức tồn kho

Hiện nay trên thị trường tồn tại rất nhiều hệ thống quản lý kho WMS nội địa và quốc tế.
Trong đó, các giải pháp WMS Việt được phát triển với chất lượng không kém gì các sản
phẩm nước ngoài. Đặc biệt, mức độ tùy chỉnh của các sản phẩm này để phù hợp với đặc thù
doanh nghiệp sẽ cao hơn mà chi phí sản xuất sẽ hợp lý hơn.

3. Xe tự hành (AGV)

Xe tự hành AGV (Automated Guided Vehicle) là loại xe sử dụng các công nghệ dẫn đường
để vận chuyển hàng hóa đến những địa điểm đã được đánh dấu sẵn mà không cần đến sự can
thiệp của con người.

Trong kho AGV có thể di chuyển tới mọi vị trí, dừng tại các điểm/trạm được lập trình sẵn và
tự sạc pin tự động tại trạm đích. Thay vì những công nhân đẩy pallet, bạn sẽ thấy những chiếc
xe tự hành AGV đi lại và kéo pallet hàng nặng tới 500kg với tốc độ 50m/phút tới đúng vị trí
bạn cần. AGV có thể làm việc 24/7 và gần như không “nghỉ ốm” như lao động thông thường.
AGV thay thế một phần con người trong kho, doanh nghiệp có thể loại bỏ các lỗi sai tiềm ẩn
gây lãng phí và giảm năng suất.

16
4. Robot cộng tác (Cobots – Collaborative Robots)

Robot cộng tác hay còn gọi là cobots là loại robot được sử dụng nhằm mục đích có thể làm
việc chung với con người. Điều này rất khác biệt so với các robot công nghiệp hiện nay là
được thiết kế để làm việc độc lập và luôn có khung bảo vệ xung quanh robot, nhằm hạn chế
gây thương tích cho con người.

Cobots có thể có nhiều vai trò – từ robot tự động có khả năng làm việc cùng với con người
trong một môi trường đến những nhiệm vụ làm việc độc lập. Robot cộng tác là những cỗ máy
rất phức tạp có khả năng phối hợp tay với con người một cách hiệu quả, giúp giảm thiểu
những nhiệm vụ khó khăn hoặc lặp đi lặp lại của con người.

Hiện nay robot cộng tác đang ngày càng được sử dụng phổ biến trong các kho hàng thông
minh. Các robot 3 trục, 4 trục, 5 trục và 6 trục cũng được sử dụng ngày một nhiều. Phổ biến
hơn cả là robot 6 trục UNIVERSAL với các model UR3, UR5, UR10 ứng dụng để bốc xếp
hàng từ pallet xe tự hành AGV hoặc băng tải tự động để sắp xếp vào các vị trí lưu trữ đã định
trước, và ngược lại.

5. Hệ thống lưu trữ và truy xuất tự động cho kho hàng thông minh (AS/RS)

Kệ kho chứa hàng AS/RS bao gồm 1 hệ thống khung giàn (racking) kết hợp với 1 hệ thống
crane (cần cẩu) tự động để nhập xuất hàng. Điểm đặc biệt của AS/RS là hệ thống được thiết
kế rất cao, tận dụng tối đa chiều cao kho.

Các hệ thống phụ trợ thực hiện công việc của kho bao gồm con thoi, cần trục, băng tải, mô-
đun nâng thẳng đứng (VLM), tải trọng nhỏ, tải đơn vị hoặc các hệ thống khác. Nó thường
được tích hợp với phần mềm thực thi kho hàng (WES), phần mềm quản lý kho hàng (WMS).

Nếu được thiết kế thêm hệ thống băng tải vận chuyển tự động thì kho AS/RS hoàn toàn
không cần có con người thao tác trong kho. Toàn bộ khâu xuất nhập hàng đều do phần mềm
điều khiển. Điều này cực kì phù hợp trong những kho lạnh, kho đông

6. Ứng dụng IoT trong vận hành, quản lý doanh nghiệp

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Logistics đã ứng dụng IoT trong vận hành, quản lý doanh
nghiệp. Đây là một ứng dụng thông minh, có thể kiểm soát tốt thời gian, cung cấp cho doanh
nghiệp cái nhìn toàn diện về thời gian vận hành của hệ thống, cung cấp chi tiết thông tin về
mọi thứ từ hiệu suất của máy móc đến chuỗi hoạt động hậu cần. Ứng dụng này giúp doanh
nghiệp nghiệp có thể truy cập thông tin từ mọi lúc, mọi nơi trên thiết bị, tự động hóa các
nhiệm vụ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.

17
Dịch vụ kho bãi

Công nghệ 4.0 được linh hoạt áp dụng, triển khai cho dịch vụ kho bãi. Ứng dụng nhà kho
thông minh hay còn gọi là kho tự động, được thực hiện giúp doanh nghiệp có năng suất cao,
tiết kiệm nhiều chi phí, xuất nhập khẩu hàng hóa nhanh tăng không gian lưu trữ hàng, tạo sự
chuyên nghiệp trong dịch vụ. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp tiến hành tự động hóa kho hàng.

Ứng dụng này cũng giúp doanh nghiệp giảm chi phí hoạt động, tối đa hóa việc sử dụng khi và
giảm thiểu được các quy trình thủ công trong các khâu quản lý hàng tồn kho.

Vận chuyển hàng không

Hàng không không thể không nhắc đến khi là một trong những ngành đi đầu trong cuộc đua
chuyển đổi số. Vận chuyển hàng không thực hiện chuyển đổi số, tự động hóa trong quy trình
vận hành, khai thác, quản lý. Thông qua thiết bị robot thông minh, doanh nghiệp tối ưu hóa
các quy trình, tiết kiệm nguồn nhân lực trong việc phân loại, xếp, dỡ hàng hóa. Công nghệ tự
động được thực hiện giúp giảm chi phí nhân công, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp trong ngành hàng tiêu dùng đang đứng trước tiềm năng lớn khi áp dụng
chuỗi cung ứng 4.0 khi giảm thiểu 30% chi phí vận hành, giảm 75% doanh số bán hàng bị
mất do các yếu tố chuỗi cung ứng, và đồng thời giảm số lượng hàng tồn kho tại doanh nghiệp
lên đến 75%; ngoài ra chuỗi cung ứng 4.0 còn gia tăng sự linh hoạt, khả năng đáp ứng sự thay
đổi trong những thời điểm nhạy cảm (1) (Ví dụ: đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, khan hàng
nguyên vật liệu đầu vào, đầu ra, vv…).

IV. VAI TRÒ CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 TRONG QUẢN TRỊ
CHUỖI CUNG ỨNG

Việc số hóa và chuyển đổi số chuỗi cung ứng cho phép các doanh nghiệp hiện nay giải quyết
các bài toán mới của khách hàng, những khó khăn từ phía cung ứng và những kỳ vọng trong
việc cải thiện hiệu suất, hiệu năng công việc. Và điều này đã dẫn đến một khái niệm mới, đó
là “chuỗi cung ứng 4.0” và khái niệm này đã mở ra muôn vàn lợi ích cho các đối tượng bên
trong bao gồm:

1. Gia tăng tốc độ cung ứng

Các phương thức cung ứng mới giảm thời gian giao hàng xuống bằng nhiều cách thức khác
nhau. Một trong những phương pháp đã và đang được áp dụng hiện nay là dự đoán số lượng
đơn hàng. Ví dụ: phân tích tương lai dữ liệu bên trong (khả năng cung ứng) và bên ngoài (xu
hướng thị trường, tính chất mùa vụ, …). Hơn nữa, việc dự báo được thực hiện không chỉ ở

18
tần suất hàng tháng, mà được thực hiện cả hàng tuần hoặc hàng ngày cho các sản phẩm hàng
tiêu dùng (có mức độ tăng trưởng nhanh và cần cập nhật liên tục), việc mà con người bằng
các phương pháp thủ công khó có thể thực hiện được.

2. Gia tăng tính linh hoạt

Kế hoạch có thể được hoạch định và thay đổi liên tục nhờ trí tuệ nhân tạo (Artificial
Intelligence – AI) theo thời gian thực (real-time) cho phép các nhà hoạch định xử lý linh hoạt
với các thay đổi của nội tại doanh nghiệp cũng như yếu tố bên ngoài. Qua đó có thể giảm
thiểu chu kỳ lập kế hoạch một cách thủ công và thời gian “chết” trong sản xuất. Thậm chí,
ngay cả trong quá trình vận chuyển hàng cho khách, chuỗi cung ứng 4.0 có khả năng cho
phép khách hàng định tuyến lại chuyến hàng để đem lại những trải nghiệm ấn tượng nhất và
khắc phục được những hạn chế của các hình thức truyền thống.

3. Gia tăng sự chính xác

Các giải pháp công nghệ đề cao sự chính xác cho việc quản lý chuỗi cung ứng 4.0 khi cung
cấp liên tục sự minh bạch đầu cuối (end-to-end) trong toàn bộ các mắt xích bên trong thông
qua các thông tin theo thời gian thực.

Ngoài ra, hệ thống này có khả năng “học” cách tự động xác định và xử lý các rủi ro hoặc
ngoại lệ thông qua trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (Machine Learning – ML). Điều này cho
phép chuỗi cung ứng 4.0 tự động xử lý chính xác các trường hợp phát sinh và giảm thiểu sự
can thiệp của yếu tố con người.

4. Gia tăng hiệu suất xử lý

Việc công nghệ hỗ trợ tự động hóa (Automation) các nhiệm vụ và kế hoạch giúp gia tăng
hiệu quả cho các nhà thiết kế, vận hành và quản lý chuỗi cung ứng trong nhiều các tác vụ
khác nhau.

Tại các doanh nghiệp hàng tiêu dùng, robot có khả năng thực hiện công việc quản lý kho
hàng từ nhập, xuất, đóng gói và vận chuyển. Thêm nữa, xe tải tự lái vận chuyển sản phẩm
đến mạng lưới chuỗi cung ứng. Trong tương lai, máy móc có thể thay thế phần lớn công việc
hiện nay đang được đảm nhận bởi con người để gia tăng hiệu suất xử lý công việc.

19
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong bối cảnh toàn cầu hóa công nghệ thông tin, có thể xem đây như là vấn đề vô cùng cấp
thiết. Nhờ những lợi ích vượt trội mà công nghệ mang lại, các công ty có thể dễ dàng hợp tác
và chia sẻ dữ liệu giữa các khách hàng, nhà sản xuất, nhà cung cấp và các bên khác trong
chuỗi cung ứng. Nó cải thiện năng suất và khả năng cạnh tranh, cho phép chuyển đổi sang
nền kinh tế kỹ thuật số và cung cấp cơ hội để đạt được tăng trưởng kinh tế và bền vững. Theo
đó, giúp cải thiện tình hình kiểm soát và lên kế hoạch dễ dàng hơn 70,1%, nâng cao năng lực
cạnh tranh của công ty 70,1%; giảm thiệt lỗi do con người gây ra 67%, giảm chi phí nhân lực
trong quản lý là 61,9%; cải thiện quan hệ khách hàng là 60,8% và giảm thiểu chi phí là
57,7%.

Việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào trong lĩnh vực quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp
đã góp phần thúc đẩy doanh nghiệp lên tầm cao mới, tiết kiệm được nhiều nhân lực, chi phí,
thời gian hoạt động. Tuy nhiên, để đảm bảo vận hành công nghệ được tốt, các doanh nghiệp
cần lưu ý, chú trọng đào tạo đội ngũ nhân lực thích ứng nhanh công nghệ, có chuyên môn,
trình độ cao.

Công nghiệp 4.0 mở ra nhiều cơ hội lẫn thách thức đối với các doanh nghiệp hiện nay. Vì
vậy, mọi doanh nghiệp cần xây dựng những lan can giữ cho quá trình đổi mới của cuộc cách
mạng này đi đúng hướng, tạo ra giá trị và lợi ích lâu dài cho chính mình cũng như xã hội.

Tóm lại, cuộc cách mạng kỹ thuật số đang tạo ra những định nghĩa hoàn toàn mới cho chuỗi
cung ứng. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp sản phẩm với chất lượng tốt, chi phí thấp tại
mức dịch vụ đã thỏa thuận; mục tiêu mới của chuỗi cung ứng hiện đại chính là tăng doanh
thu, tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng và dẫn đầu thị trường.

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Duy Vũ Ngọc Lan, Quách Minh Ngọc, Nguyễn Huỳnh Diễm Hương, (2018),
Nguồn nhân lực hoạt động trong các tổ chức trung gian – chuỗi cung ứng thị trường
hàng hóa Việt Nam trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 (Có tại:
https://jst.iuh.edu.vn/index.php/jst-iuh/article/view/3830/519 )

2. Ứng dụng công nghệ 4.0 trong dịch vụ Logistics (Có tại: https://bluelight.com.vn/ung-
dung-cong-nghe-4-0-trong-dich-vu-logistics/ )

3. Tìm hiểu quá trình ứng dụng công nghệ vào hoạt động Logistics hiện nay (Có tại:
https://ratracosolutions.com/n/qua-trinh-ung-dung-cong-nghe-vao-hoat-dong-
logistics/ )

4. Ứng dụng của công nghệ chuỗi khối Blockchain trong quản trị chuỗi cung ứng (Có
tại: https://aita.gov.vn/ung-dung-cua-cong-nghe-chuoi-khoi-blockchain-trong-quan-
tri-chuoi-cung-ung )

5. Giải pháp Nhà kho thông minh | Kho hàng thông minh | Kho hàng tự động 4.0 | Kho
vận thông minh (Có tại: https://itgtechnology.vn/cac-loai-kho-hang-va-nhung-cong-
nghe-ung-dung-de-quan-ly-kho-hang-thong-minh/ )

21

You might also like