You are on page 1of 12

1.

Coca Cola
- Yếu tố vi mô

+ Nguồn nhân lực: Coca-Cola luôn đẩy mạnh hoạt động thu hút nhân sự tài năng, chú trọng đào
tạo, mang đến môi trường riêng để các nhân sự được phát triển toàn diện và sáng tạo. Cụ thể,
Coca-Cola là luôn đặt ưu tiên cho việc nâng cao năng lực nhân lực địa phương, xây dựng đội
ngũ chuyên viên chất lượng cao theo tiêu chuẩn toàn cầu.
+ Nhà cung ứng: Coca cola nhằm đến những đất nước có lợi thế lớn trong việc cung cấp nguyên liệu giá
rẻ và nhân công có trình độ như Việt Nam.

+ Khách hàng: Không giống như các nhãn hiệu giải khát khác chỉ tập trung vào một hoặc một số đối
tượng khách hàng khác nhau, Coca cola luôn hướng tới mọi đối tượng khách hàng. Ở Việt Nam, mặt
hàng của hãng này được nhiều người tin dùng vì giá thành rẻ và sự tiện lợi khi mua hàng.

+ Đối thủ cạnh tranh: Pepsi, Redbull,...

+ Marketing: Những môi giới trung gian của Coca cola bao gồm nhiều thành phần: đại lý, tạp hóa, các
siêu thị, các nhà phân phối, nhà bán lẻ... Có thể nói Coca cola đã có tác động lớn đến mặt hàng giải khát
Việt Nam, chúng ta thấy những sản phẩm của Coca cola có mặt ở hầu hết ở các cửa hàng tạp hóa,siêu
thị.

+ Công chúng: Coca-Cola hoạt động trên phạm vi nhiều nước, thành đạt trong kinh doanh, đánh bại các
đối thủ cạnh tranh, song chưa từng dùng cách đút lót, mặc dù tham nhũng hiện đang là vấn nạn tại
nhiều nước đang phát triển. Hãng đã có suy nghĩ và rất chú ý đến cách thức tiếp cận thị trưởng, cách
chọn đối tác kinh doanh địa phương, và cách thức hoạt động tại nước ngoài. Và trung thực là mấu chốt
trong cách tiếp cận khách hàng.

- Yếu tố vĩ mô

+ Nhân khẩu học: Dân số đông và tăng lên mỗi năm, dân số tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, vì vậy
khu vực này là thị trường chủ yếu. Hơn nữa, Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, thời kỳ
mà nhóm dân số trong độ tuổi lao động cao gần gấp đôi so với nhóm dân số trong độ tuổi phụ thuộc. Cơ
cấu dân số vàng sẽ đem lại cơ hội cho các công ty trong ngành có được nguồn lao động trẻ, có tay nghề.

+ Kinh tế: Hiện nay, lạm phát Vn đang có xu hướng giảm, người dùng sẽ chi tiêu mặt hành nhiều hơn dù
cho việc tăng trưởng kinh tế thấp dẫn đến ít lợi nhuận. Và vì thị trường đang khá ổn định nên Coca cola
vẫn đầu tư.

+ Tự nhiên: Coca cola đang giảm lượng khí và chất thải công nghiệp do các công ty thải ra môi trường
bằng cách cho ra đời các sản phẩm từ thiên nhiên và thân thiện với môi trường

+ Công nghệ: Các ứng dụng công nghệ hiện nay trong ngành giải khát tập trung vào quy trình sản xuất và
cải tiến bao bì sản phẩm, nỗ lực trong việc giảm lượng nước và năng lượng sử dụng trong sản xuất cũng
như tái chế hoặc thu mua lại các chai, can, lọ…

+ Chính trị, luật pháp: Hệ thống pháp luật tác động đến các doanh nghiệp ngày càng gia tăng: Luật chống
độc quyền, quyền sở hữu trí tuệ, bằng phát minh sáng chế, … sẽ tạo ra cơ hội cạnh tranh lành mạnh giữa
các công ty trong ngành.
+ Văn hóa: Trong giới trẻ ngày càng nhiều người thích trò chơi điện tử để giải trí hơn là xem truyền hình.
Điều này mang lại cơ hội mới cho các nhà làm quảng cáo trên thế giới. Ở Mỹ, một số hãng quảng cáo cho
McDonald's, CocaCola, Pepsi, Nestle hay Volvo đã bắt đầu cuộc đua tìm cách đưa các sản phẩm vào
quảng cáo trong các trò chơi điện tử.

2. Apple
- Yếu tố vi mô

+ Nguồn nhân lực: Việc hòa nhập nền kinh tế thế giới của Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Âu cùng
với sự tăng trưởng dân số toàn cầu đã đóng góp đáng kể cho lực lượng lao độngtham gia vào thương
mại quốc tế. Xu hướng quốc tế hoá thị trường lao động đang làm chonhiều nước được hưởng lợi. Các
nước đông dân và các nước đang phát triển giải quyết được vấn đề việc làm, cải thiện thu nhập của
người dân. Trong khi đó, nhập khẩu lao động mang lại nguồn lợi lớn cho các nước phát triển. Vấn đề
thiếu nhân công ở các nước Tây Âu, Mỹ và Nhật Bản đang dần được giải quyết.

+ Nhà cung ứng: 4 nhà cung ứng:

AT&T: Đây là hãng cung cấp dịch vụ không dây cho iPhone

Foxconn: Tập đoàn công nghệ Foxconn là hãng sản xuất hàng điện tử lớn nhất thếgiới với tên giao dịch
là Hon Hai Precision Industry – nhà xuất khẩu lớn nhất tại Trung Quốc đại lục

TPK Holdings: TPK Holdings là nhà phân phối tấm cảm ứng lớn nhất thế giới tính về số lượng, với 30 đối
tác tại Mỹ, Nhật và Hàn Quốc. Công ty Đài Loan này cũng là nhà phân phối tấm cảm ứng lớn nhất cho
sản phẩm iPad và iPhone của Apple.

Quanta Computer: Công ty Quanta Computer của Đài Loan chuyên sản xuất dòng máy tính iMac và
Macbook cho Apple

+ Khách hàng: Do các sản phẩm của Apple đều chú trọng nhiều đến thiết kế và tính tiện dụng vì thế mà
số lượng khách hàng Apple luôn trung thành với các sản phẩm của Apple. Về tâm lý khách hàng: iPhone
là một trong những chiếc smartphone bán chạy nhất thế giới, có rấtnhiều người sử dụng và điều này vô
hình trung tạo cho người dùng một suy nghĩ chung là điện thoại của Apple thời thượng và rất tốt.

+ Đối thủ cạnh tranh: Samsung, Huawei, Oppo, Xiaomi, Acer, Asus, Microsoft,…

+ Marketing: các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Apple luôn ở các trung tâm mua sắm hoặc các siêu
thị lớn, điều này giúp cho Apple thu hút khách hàng một cách tuyệt vời. Mặc dù các sản phẩm Apple rất
đắt, nhưng số lượng khách hàng này lại rất cao vì nó đánh vào tâm lý khách hang thích hàng độc.

- Yếu tố vĩ mô

+ Kinh tế: Doanh thu và cổ phiếu của Apple có xu hướng tăng rất tích cực trên sàn chứng khoán

+ Công nghệ: Apple đang hướng tới các sản phẩm khác như Apple vision pro và Apple Mac thay vì chỉ
sản xuất điện thoại như trước.

+ Chính trị, luật pháp: Để bảo vệ quyền lợi của mình và người tiêu dùng, Apple đã dấn thân vào hàng
loạt các vụ kiện bản quyền bằng sáng chế. Apple rất tích cực và bỏ ra nhiều nỗ lực để bảo vệ sản phẩm
của mình.
3. Samsung
- Yếu tố vi mô

+ Nguồn nhân lực: Thị trường lao động Hàn Quốc đông đúc, đội ngũ công nhân lành nghề nên mỗi năm
sẽ luôn có thêm những đội ngũ nhân viên có năng lực cao trong ngành.

+ Nhà cung ứng: Samsung còn có nhà máy Samsung Electronics với khả năng tự sản xuấtchip nhớ, bộ xử
lý và màn hình. Do đó, Samsung có thể tự cung cấp nhiều linh kiệncho chính mình mà không cần phụ
thuộc vào nhà cung cấp bên ngoài và những thayđổi về giá xuất phát từ nhà cung cấp. Điều này làm
giảm khả năng thương lượng của nhà cung cấp.

+ Khách hàng: Samsung là một tập đoàn đa ngành, sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau bao gồm
smartphone, TV, các sản phẩm liên quan đến máy tính và thiết bị gia dụng… Do đó, khả năng thương
lượng của các khách hàng cá nhân có thể thấp, nhưng khả năng thương lượng của người mua doanh
nghiệp và khách hàng với tư cách là một nhóm là rất đáng kể.

+ Đối thủ cạnh tranh: Apple, Huawei, Oppo, Xiaomi, Acer, Asus

+ Marketing: Samsung ít chú ý đến Marketing mà tập trung cải thiện chất lượng sản phẩm để làm hìa
lòng người tiêu dùng

- Yếu tố vĩ mô

+ Nhân khẩu học: Đối tượng khách hàng mục tiêu của Samsung quan tâm tới công nghệ và các giải pháp
giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian; hơn nữa yêu cầu về giá
cả cũng rất bình dân

+ Kinh tế: GDP tăng chứng tỏ nền kinh tế phát triển, thu nhập của tầng lớpdân cư tăng làm tăng nhu cầu
của người tiêu dùng, tăng khả năngthanh toán cho nhu cầu của họ giúp Samsung có thể bán đượcnhiều
mặt hàng hơn đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp

+ Công nghệ: Samsung luôn cố gắng cải tiến và phát triển công nghệ của mình để đáp ứng với nhu cầu
tăng lên của người dùng và để cạnh tranh với số lượng sản phẩm điện tử được ra mắt trên thị trường
hàng tháng. Những tính năng dc thêm vào điện thoại của Samsung bao gồm công nghệ trí tuệ nhân tạo
(AI) và công nghệ Vạn vật Kết nối (IoT)

+ Chính trị, luật pháp: Samsung phải liên tục tương tác với các cơ quan chính phủ và chính trị để đảm
bảo tuân thủ các quy định và luật pháp về môi trường, vàđồng thời đóng góp cho các chương trình bảo
vệ môi trường và phát triển bền vững. Bất kỳ quốc gia nào có môi trường chính trị không ổnđịnh và sự
thay đổi bất ổn trong cơ cấu chính phủ hiện tại đều bị gián đoạn kinh doanh và làm ăn thua lỗ. Với việc
Samsung hiện đang hoạt động tại hơn 80 quốc gia, lo ngại khủng bố đặt ra một thách thức lớn khác để
hoạt động kinh doanh suôn sẻ.

+ Văn hóa: Văn hóa Hàn Quốc luôn hướng đến hàng trong nước nên Samsung rất được ngườ iHàn Quốc
ưa chuộng và trở thành niềm tự hào của họ khi tập đoàn này đã vượt quanhững đối thủ Nhật Bản để trở
thành một trong những thương hiệu được biết đến nhiều nhất trên thế giới trong lĩnh vực chip điện tử,
điện thoại di động và màn hình phẳng. Đây cũng là nét khác biệt với văn hóa Việt Nam, người Việt không
có xu hướng dung hàng nội, thậm chí khi chất lượng sản phẩm của một số hàng nội địa không thua kém
gì nước ngoài thì tâm lý chung của người Việt vẫn thích dùng hàng ngoại hơn. Nhất là đối với ngành điện
tử, chưa có công ty điện tử Việt Nam nào có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Vì
vậy con đường phát triển cho những công ty điện tử Việt Nam còn rất khó khăn, còn Samsung đã trở
thành thương hiệu quen thuộc của người Việt.

4. Vinamilk
- Yếu tố vi mô

+ Nguồn nhân lực: Trình độ nhân viên công nghệ thông tin tại Vinamilk đã được nâng cao hơn sovới
trước. Hạ tầng công nghệ thông tin được đồng bộ, chuẩn hóa và củng cố.

+ Nhà cung ứng:

- Nguồn nguyên liệu nhập khẩu: Vinamilk lựa chọn những nguồn cung cấpnguyên liệu từ các nước có
nền nông nghiệp tiên tiến, đảm bảo các tiêu chuẩn về antoàn và chất lượng. Các nguồn cung cấp nguyên
liệu chính hiện nay của Vinamilk là Mỹ, New Zealand, và Châu Âu. Một số nhà cung cấp lớn như:

+ Fonterra (SEA) Pte Ltd, Hoogwegt International BV: Sữa bột nguyên liệu.

+ Perstima Binh Duong: Vỏ hộp bằng thép.

+ Tetra Pak Indochina: Bao bì bằng giấy.

- Nguồn nguyên liệu trong nước: Công ty thành lập các trung tâm thu mua sữatươi có vai trò thu
mua nguyên liệu sữa tươi từ các hộ nông dân, nông trại nuôi bò vàthực hiện cân đo khối lượng sữa,
kiểm tra chất lượng sữa, bảo quản và vận chuyển đếnnhà máy sản xuất. Hiện nay, Vinamilk đã có rất
nhiều trang trại chăn nuôi bò sữa, nổi bật là trang trại bò sữa ở Tây Ninh, được Vinamilk đầu tư hơn
1.200 tỷ đồng để xây dựng. Một mô hình nổi bật khác là trang trại bò sữa Vinamilk Organic ĐàLạt, đây
cũng là trang trại bò sữa Organic chuẩn Châu Âu đầu tiên của Việt Nam tạithời điểm khánh thành vào
năm 2017.

+ Khách hàng: Khách hàng là đối tượng phục vụ của công ty và là nhân tố tạo nên thị trường.Do đó
Vinamilk nghiên cứu kỹ những khách hàng mục tiêu của sản phẩm, tính toánnhững tác động tâm lý và
phản ứng của khách hàng khi định giá bán.Người tiêu dùng hiện nay rất quan tâm đến sức khỏe vì thế sử
dụng các sản phẩm dinh dưỡng nhiều hơn. Công ty đã đưa ra nhiều dòng sản phẩm với giá cả cũng
khácnhau phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng như VINAMILK sữa tươi, sữachua (ăn, uống,
men sống), kem...Tuỳ vào từng dòng sản phẩm mà Vinamilk sẽ ápdụng chiến lược quảng cáo khác nhau

+ Đối thủ cạnh tranh: Dutch Lady Việt Nam, TH True Milk, Nestle, Cà phê Trung nguyên,...

+ Marketing: Hiện nay công ty có hai kênh phân phối:

- Phân phối qua kênh truyền thống chiếm phần lớn sản lượng của công ty.

- Phân phối qua kênh hiện đại với khoảng hơn 202 nhà phân phối và 251.000 điểmbán mạng lưới phân
phối trải đều khắp toàn quốc như tại các trường học, bệnh viện, siêuthị...

+ Công chúng: Quần chúng đông đảo với thị phần đứng đầu trong nghành sữa Việt Nam, chothấy phần
đông khách hàng ưa chuộng sản phẩm của Vinamilk.

- Yếu tố vĩ mô
+ Nhân khẩu học: Số liệu tại VN cho thấy, dân số đông, tỷ lệ sinh cao, thu nhập dần cải thiện, đời sống
vật chất ngày càng cao, vấn đề sức khỏe ngày càng được quan tâm. Ngày nayuống sữa không chỉ còn là
cần thiết trong việc phát triển toàn diện, mà sữa còn giúp tăng cường canxi cho người cao tuổi, giúp cho
xương được chắc khỏe, để đáp ứng kịp nhu cầu này thì đòi hỏi công ty sữa phải luôn đưa ra được những
sản phẩm khác nhau,phong phú về chủng loại và thành phần. Điều này thúc đẩy phát triển nên một thị
trường tiềm năng cho ngành sữa Việt Nam nói chung và cho công ty sữa Vinamilk nói riêng.

+ Kinh tế: VN đang trong tình trạng lạm phát thấp và vừa phải, nền kinh tế khá ổn định nên công ty
không có nhiều biến động về kinh tế

+ Tự nhiên: Một số vấn đề của môi trường tự nhiên có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động Marketing: Nạn
khan hiếm một số loại nguyên liệu như sữa: Lợi nhuận từ chăn nuôi bò sữa thấp làm giảm số lượng bò
sữa, giá bò giống cùng mọi chi phí khác đều tăng cao:

Thức ăn tăng giá cao: Người chăn nuôi bò sữa Việt Nam bán 1 lít sữa giá tầm 10.000 – 12.000 đồng chỉ
mua được chưa đến 1kg thức ăn cho bò khiến nhiều ngườidân rất bức xúc và thua lỗ, phải bán đi hết cả
đàn bò để trả nợ.

Tình trạng suy thoái nguồn thức ăn và đồng cỏ: Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường, thời tiết cũng
khắc nghiệt, thiên tai xảy ra nhiều và nhiệt độ cao, Trái đất nóng lên làm giảm lượng cỏ, cùng với tình
trạng lấy đất xây nhà đã huỷ diệt hệ sinh thái tự nhiên khiến đồng cỏ không còn dồi dào như trước.

+ Công nghệ: Đây là yếu tố tạo ra nhiều cơ hội và cũng tồn tại nhiều khó khăn buộc công typhải tìm hiểu
và đầu tư. Công nghệ ngày càng phát triển đã đem lại cho ngành sữanhiều cách thức tạo ra sản phẩm
mới, bao bì mới…để khẳng định thương hiệu cho sảnphẩm của mình. Vinamilk đã ứng dụng nhiều thành
tựu mới về các loại máy móc trangthiết bị để sản xuất các sản phẩm vừa đạt hiệu quả về chất lượng
nhưng giá cả cũngphải hợp lý với mức thu nhập của người tiêu dùng.Vinamilk đã đầu tư chăn nuôi và
sản xuất sữa tươi tiệt trùng với thiết bị, côngnghệ tiên tiến nhất. Nhà máy sữa Vinamilk hoạt động trên
một dây chuyền tự động,khép kín, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm.Với công nghệ và
trang thiết bị hiện đại, công ty sữa Vinamilk luôn cho ra đượcnhững sản phẩm chất lượng, nâng cao
niềm tin dùng của khách hàng đến các sản phẩm của công ty, từ đó làm tăng lượng doanh thu của công
ty

+ Chính trị, luật pháp: Vinamilk không ngừng nổ lực nghiên cứu về môi trường chính trị và phápluật
nhằm đảm bảo chỗ đứng của mình trên thị trường. Công ty đã vượt qua rất nhiềubài kiểm tra về chất
lượng của sữa, luôn luôn tuân thủ các luật dành cho doanh nghiệpcũng như các chính sách của nhà
nước. Các chính sách này thường xuyên sửa đổi vàbổ sung cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh
tế, nhằm điều chỉnh các hoạt độngtrong xúc tiến bán hàng, phát triển sản phẩm, các kênh phân phối…
của công ty

+ Văn hóa: 10nước ngoài, Vinamilk không ngừng nổ lực nghiên cứu về môi trường chính trị và phápluật
nhằm đảm bảo chỗ đứng của mình trên thị trường. Công ty đã vượt qua rất nhiềubài kiểm tra về chất
lượng của sữa, luôn luôn tuân thủ các luật dành cho doanh nghiệpcũng như các chính sách của nhà
nước. Các chính sách này thường xuyên sửa đổi vàbổ sung cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh
tế, nhằm điều chỉnh các hoạt độngtrong xúc tiến bán hàng, phát triển sản phẩm, các kênh phân phối…
của công ty.f. Văn hoáNgười tiêu dùng ở Việt Nam hay sử dụng các sản phẩm đóng hộp nhất là sữa.Các
hoạt động sống và làm việc của người dân rất bận rộn, họ không có thời gian nấucác bữa ăn đủ chất vì
thế sữa đóng hộp là lựa chọn tốt nhất. Thêm vào đó có rất nhiềubệnh nhân, người già phải uống sữa để
bổ sung chất dinh dưỡng và hồi phục sức khoẻ.Do đó hoạt động Marketing quảng cáo thông qua mạng
xã hội, báo chí…nhấn mạnhcác dưỡng chất có trong sữa, đầu tư công nghệ thiết kế bao bì đẹp mắt khiến
các nhàtiêu dùng tin tưởng và lựa chọn. Bên cạnh đó đặc điểm về cân nặng và chiều cao củangười Việt
Nam tương đối thấp so với các nước thế giới. Điều này thúc đẩy gia tăngtiêu thụ sản phẩm sữa để bổ
sung các vitamin giúp phát triển xương. Vì sữa là một giảipháp nhanh gọn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ
chất lượng bổ sung dưỡng chất cho độ tuổilao động, học sinh, sinh viên và trẻ nhỏ. Đây là cơ hội cho
ngành sữa phát triển thêmnhiều mặt hàng đa dạng, mở rộng quy mô sản xuất và phân phối trên thị
trường.

5. TH True Milk
- Yếu tố vi mô

+ Nhà cung ứng: TH có 3 nguồn cung ứng:

- Nguồn cung sữa: trang trại TH: ở Nghĩa Đàn – Nghệ An, Năm 2015, Tổ chức Kỉ lục châu Á đã chính thức
xác nhận, Trang trại này đạt danh hiệu “Trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung, ứng dụng CNC có quy mô
lớn nhất châu Á”

- Nguồn cung bao bì: sd bao bì của Tetra Pak (Thụy sĩ) và SIG Combibloc (Đức)

- Nguồn cung đường: TH đã mua lại nhà máy đường từ công ty Tate & Lyle (có trụ sờ tại Nghĩa Đàn, Ngh
An)

+ Khách hàng: Hiện tại, TH True Milk có lượng khách hàng trung thanh, tuy nhiên có nhiều khách hàng
mong muốn TH có những chinh sách khuyến mãi, hậu mãi,… Những thực phẩm thiết yếu, giúp tăng
cường đề kháng như sữa chua TH true YOGURT, sữa tươi TH true MILK, hay các sản phẩm sữa hạt, kem,
bơ, pho mát, nước tinh khiết, nước trái cây, nước gạo rang… vẫn được Tập đoàn TH đảm bảo sản xuất,
cung ứng ra thị trường dồi dào. Đặc biệt, TH đẩy mạnh các kênh bán hàng online để thuận tiện hơn cho
người tiêu dùng.

+ Đối thủ cạnh tranh: Vinamilk, Dutch Lady Việt Nam, Nestle, Cà phê Trung nguyên,...

+ Marketing: Trung Kênh siêu thị – kênh hiện đại: Sản phẩm của TH True Milk mặt ở tất cả các hệ thống
siêu thị trên toàn quốc. TH True Milk phân phối trực tiếp cho các nhà bán lẻ này với mức chiết khấu phụ
thuộc vào quy mô và số lượng của siêu thị.- Kênh truyền thống: Sử dụng hình thức kênh phân phối VMS,
các thành viên trong kênh phân phối gồm nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ kí kết một hợp đồng
ràng buộc về quyền lợi, nghĩa vụ. Sản phẩm của TH True Milk theo kênh này, có mặt ở khắp các cửa hàng
tiện tích, cửa hàng bán lẻ truyền thống, chợ,…

+ Công chúng: với sự lớn mạnh không ngừng của Công ty Cổ phần sữa TH TrueMilk, đã có rất nhiều nhà
đầu tư lớn và chuyên nghiệp trên thế giới đến tham quan và tìm hiểu về công ty và nhiều nhà sau đó đã
trở thành cổ đông. Hơn nữa công ty TH True Milkđã để lại hình ảnh tương đối tốt với người tiêu dùng
trên toàn quốc thông qua các chươngtrình: “Trao bê xóa nghèo cho các hộ nông dân tại Nghệ An”, tặng
học bổng, đóng góp xây dựng 400 nhà đại đoàn kết cho các hộ gia đình nghèo, tặng quà Tết Nguyên đán
2013 cho 900 hộ nghèo các huyện Đô Lương, Quế Phong, Kỳ Sơn, tổng trị giá hơn 600 triệu đồng

- Yếu tố vĩ mô
+ Nhân khẩu học: Dân số Việt Nam dần có xu hướng già đi với tỷ lệ trẻ em giảm và người già ngày càng
tăng cao. Mức sống vẫn đang cần cải thiện kèm theo đó là trình độ học vấn của người dân cũng ngày
càng tăng nên nhận thức về sự cần thiết của thực phẩm dinh dưỡng đối với thể chất cũng được nâng
cao, tạo điều kiện tốt hơn cho ngành sữa phát triển.

+ Kinh tế: Việc gia nhập những tổ chức thương mại thế giới mang lại nhiều cơ hội hơn cho các doanh
nghiệp Việt Nam có thể hợp tác với nhiều đối tác lớn, trong đó có ngành sữa. Thu nhập của người lao
động cũng có xu hướng tăng dẫn đến sức mua cao hơn trên thị trường với nhiều nhu cầu khác nhau.
Người dùng bắt đầu chi tiền nhiều hơn cho những yêu cầu về mẫu mã, chất lượng,... Ngoài ra, đặc biệt
là thu nhập không đồng đều cũng làm đa dạng hơn nhu cầu và mong muốn của người dùng, tạo ra nhiều
phân khúc khác nhau trên thị trường.

+ Tự nhiên: Nông trường nhà máy sản xuất sữa có khí hậu tương đối khắc nghiệt, thường hạn hán vào
thời điểm tháng 5 - 7 và có khi nhiệt độ vượt quá 40 độ C, dẫn đến dịch bệnh dễ phát triển, ảnh hưởng
đến quá trình tiêu hóa thức ăn và mức độ tăng trưởng của bò sữa. Ngoài ra, điều kiện thời tiết cũng ảnh
hưởng ít nhiều đến việc bảo quản các nguyên liệu sữa thô và những sản phẩm từ sữa bò.

+ Công nghệ: Trang trại bò sữa được đầu tư đồng bộ cũng như nguồn nhân lực, bò sữa được nhập khẩu
từ các nước nổi tiếng, công nghệ chăn nuôi Israel và áp dụng công thức chế biến sữa tiên tiến trên thế
giới, giúp đặt nền móng cho thương hiệu sữa sạch Việt Nam đạt chuẩn.

Hệ thống quản lý được vi tính hóa 100% giúp phát hiện sớm bệnh tật, theo dõi thành phần sữa, bảo đảm
vệ sinh cho dòng sữa. Bên cạnh đó, việc thăm khám sức khỏe cho đàn bò được tiến hành định kỳ bởi các
chuyên gia thú ý có kinh nghiệm. Với chỉ tôn đầu tư nghiêm túc và có kế hoạch dài hạn, trang trại bò sữa
của TH True Milk luôn đảm bảo sự tinh túy trong từng giọt sữa. Đây cũng chính là một trong những ưu
điểm vượt trội của TH True Milk.

+ Chính trị, luật pháp: Trong xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, một đất nước có chính trị ổn định và
luật pháp nghiêm ngặt sẽ là tiền đề rất tốt giúp đảm bảo sự công bằng, thuận lợi giữa các doanh nghiệp
cạnh tranh. Nhà nước còn có những chính sách rất có ý nghĩa như việc khuyến khích đầu tư chăn nuôi
bò sữa là lấy lãi công nghiệp bù đắp cho nông nghiệp, khuyến khích người dân tích cực hơn trong việc
nuôi bò sữa.

Ngành sản xuất sữa còn nhận được nhiều ưu đãi đặc biệt về thuế như thuế nhập khẩu thiết bị máy móc,
thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều này mang lại không ít các điều kiện thuận lợi cũng như sự khích lệ
tinh thần cho nhiều doanh nghiệp để có thể phát triển tốt hơ

+ Văn hóa: Chiều cao và cân nặng của người Việt thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới nên xu
hướng đuổi kịp họ dẫn đến nhu cầu tiêu dùng sữa ngày càng tăng cao. Xã hội phát triển cũng kéo theo
nhu cầu về dinh dưỡng của người dùng trở nên cần thiết và sữa là một trong những sản phẩm đảm bảo
được chất lượng cũng như bổ sung được những dưỡng chất cần thiết cho lứa tuổi học trò hoặc người
lao động. Chính vì thế, việc uống sữa mỗi ngày đã trở thành thói quen phổ biến với người tiêu dùng Việt.
Do đó, kể từ khi có mặt trên thị trường sữa, TH True Milk đã khẳng định được thương hiệu sữa sạch
hàng đầu có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
1. Hành vi mua điện thoại mới
- Mục đích: phần lớn do điện thoại cũ đã bị hỏng hoặc họ có nhu cầu nâng cấp điện thoại
lên đời mới nhất (Cá nhân)
- Quảng cáo: do hiệu ứng đám đông, các công ty sx điện thoại lớn, tiêu biểu là Apple, khi
sản xuất 1 mẫu điện thoại mới thì được đông đảo người mua. (tâm lý)
2. Hành vi mua quần áo:
- Thẩm mĩ: phong cách ăn mặc thể hiện con người và cái nhìn thẩm mĩ của họ. Vì thế
quần áo luôn được đông đảo người mua mỗi ngày. (xã hội)
- Quảng cáo: các hãng thời trang đều cho ra đời các mốt thời trang mới và nhu cầu của
người mua qua mỗi mùa. VD: mùa thu các hãng thời trang sẽ thiết kế những bộ quần áo
có tính thẩm mỹ rất cao vừa đảm bảo sự ấm áp. (tâm lý, cá nhân)
- Giá cả: các cửa hàng bán quần áo đôi khi sẽ có những đợt sale hạ giá để đánh vào tâm
lý muốn mua đồ rẻ của người mua để bán được số lượng lớn sp (tâm lý)
- Thương hiệu và uy tín: Người tiêu dùng thường tin tưởng vào các thương hiệu có uy tín
và đáng tin cậy như Gucci, Louis Vutton,...
3. Hành vi mua mỹ thẩm
- Mục đích: làm đẹp mỗi khi đi chơi (cá nhân)
- Đối tượng: Phụ nữ thường là đối tượng chính trong việc mua mỹ phẩm, nhưng ngày nay
cũng có sự tăng lên về sự quan tâm của nam giới đến mỹ phẩm. (xã hội)
- Giá cả và chất lượng sản phẩm: tùy theo như cầu, một số người sẵn lòng chi tiền cho mỹ
phẩm chất lượng cao, trong khi người khác có thể tìm kiếm các sản phẩm có giá cả phải
chăng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. (cá nhân)
4. Hành vi mua nước lọc đóng chai:
- Chất lượng: Chất lượng nước khoáng là yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng.
Người tiêu dùng thường sẽ ưu tiên chọn lựa nước khoáng có nguồn gốc tự nhiên, giàu
khoáng chất.
- Nhãn hiệu: các công ty sx nước đóng chai lớn gồm: Lavie, Aquafina, Dasani,... Các nhãn
hiệu khác nhau sẽ có giá cả và thậm chí vị nước khác nhau.
- Sự tiện lợi: Người tiêu dùng có thể ưa chuộng nước khoáng có thiết kế bao bì dễ mở và
tiện lợi cho việc mang theo khi di chuyển
- Yếu tố văn hóa: Yếu tố văn hóa cũng có thể ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng.
VD một số người cho rằng uống nước đóng chai có phần sạch sẽ hơn nước từ vòi; một
số người mua cần những loại bao bì có thể tái sử dụng tốt để bảo vệ môi trường.
5. Hành vi mua nước mắm
- Chất lượng: người mua muốn loại nước mắm có hương vị ngon và đảm bảo chất lượng
tốt.
- Giá cả: Người tiêu dùng có thể quyết định mua nước mắm dựa trên giá cả, so sánh giữa
các thương hiệu khác nhau để chọn lựa sản phẩm phù hợp với túi tiền của họ.
- Thương hiệu: các nhãn hiệu nước mắm lớn gồm: Nam Ngư, Chinsu,... Các nhãn hiệu
khác nhau sẽ có giá cả và thậm chí vị khác nhau.
- Sự tiện lợi: Nước mắm được phân phối tại các chợ và siêu thị, đảm bảo người mua có
thể mua tại nhiều địa điểm khác nhau.
6. Hành vi mua sữa tươi
- Chất lượng: Người tiêu dùng thường sẽ ưu tiên chọn lựa sữa có giàu chất dinh dưỡng
hơn
- Nhãn hiệu ưa thích: Một người mua sữa tươi thường chọn thương hiệu nổi tiếng và có
uy tín như Vinamilk,TH true Milk,...
- Tần suất dùng: 1-2 hộp/ngày vào bữa sáng và bữa ăn vặt chiều
- Giá cả: Người tiêu dùng có thể quyết định mua sữa dựa trên giá cả, hương vị, so sánh
giữa các thương hiệu khác nhau để chọn lựa sản phẩm phù hợp
7. Hành vi mua mì tôm:
- Chất lượng sản phẩm: Người tiêu dùng thường sẽ ưa chuộng mì tôm có hương vị ngon
và hợp khẩu vị.
- Nhãn hiệu: có rất nhiều các sản phẩm mì tôm như: mì hảo hảo, mì omachi, mì indo,...
cùng với các loại mì và vị khác nhau như mì ăn liền, mì trộn, mì cay,...
- Giá cả: Sản phẩm này được bán với giá rất rẻ nên thường dc mua theo thùng.
- Quảng cáo và tiếp thị: Sản phẩm thường dc quảng cáo qua phg tiện truyền thông đại
chúng
8. Hành vi mua nước coca
- Chất lượng sản phẩm: chất lượng nước là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi tiêu
dùng của người tiêu dùng đến coca và vị ngon hợp khẩu vị
- Giá cả: thường được bán rất rẻ, chỉ 10k/chai bé hoặc 17k/chai lớn
- Thương hiệu và uy tín: Người tiêu dùng thường tin tưởng và ưa chuộng các thương hiệu
coca nổi tiếng, đã được chứng minh về chất lượng và an toàn như Coca cola, Pepsi, ...
- Quảng cáo và tiếp thị: Chiến lược quảng cáo và tiếp thị của nhà sản xuất cũng có thể ảnh
hưởng đến hành vi tiêu dùng của nước coca. Quảng cáo có thể tạo ra sự hấp dẫn và tạo
ra nhu cầu tiêu dùng cho coca.
9. Hành vi mua tủ lạnh
- Mục đích: người tiêu dùng cần bảo quản thức ăn, thực phẩm thiết yếu
- Tìm kiếm thông tin: ng dùng tìm kiếm thông tin về các loại tủ lạnh có sẵn trên thị trường,
bao gồm công nghệ làm lạnh, công suất, tính năng, hiệu suất tiết kiệm năng lượng điện,
và giá cả.
- Đánh giá các phương án: Sau khi thu thập thông tin, người tiêu dùng sẽ so sánh và đánh
giá các phương án khác nhau bằng cách xem xét các yếu tố như chất lượng, tính năng,
giá cả, thương hiệu, đánh giá từ người dùng trước đó và các đánh giá chuyên môn từ
các nguồn đáng tin cậy.
- Quyết định mua hàng: Sau khi quyết định, người tiêu dùng sẽ tiến hành mua hàng thông
qua các kênh phân phối như cửa hàng trực tiếp, trang web bán hàng trực tuyến, hoặc
cửa hàng điện tử.
- Đánh giá sản phẩm: Sau khi sử dụng, người tiêu dùng có thể đánh giá lại sản phẩm dựa
trên trải nghiệm của mình, bao gồm các yếu tố như hiệu suất, độ bền, tính tiện ích, và
chất lượng dịch vụ hậu mãi từ nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp. Phân tích này giúp nhà
sản xuất và nhà phân phối hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó
cải thiện sản phẩm của họ và tối ưu hóa quy trình phân phối
10. Mua Máy giặt
- Ý thức nhu cầu: Người tiêu dùng có nhu cầu mua một máy giặt mới để giặt quần áo..

- Tìm kiếm thông tin: Người dùng sẽ tìm kiếm thông tin về các loại máy giặt có sẵn trên thị
trường, bao gồm công nghệ giặt, công suất, tính năng, hiệu suất tiết kiệm năng lượng và nước,
độ ồn, và giá cả.

- Đánh giá các phương án: Sau khi thu thập thông tin, người tiêu dùng sẽ so sánh và đánh giá
các phương án khác nhau bằng cách xem xét các yếu tố như chất lượng, tính năng, giá cả,
thương hiệu, đánh giá từ người dùng trước đó và các đánh giá chuyên môn từ các nguồn đáng
tin cậy.

- Quyết định mua hàng: Sau khi quyết định, người tiêu dùng sẽ tiến hành mua hàng thông qua
các kênh phân phối như cửa hàng trực tiếp, trang web bán hàng trực tuyến, hoặc cửa hàng điện
tử.
- Đánh giá sản phẩm: Sau khi sử dụng, người tiêu dùng có thể đánh giá lại sản phẩm dựa trên
trải nghiệm của mình, bao gồm các yếu tố như hiệu suất, độ bền, tính tiện ích, và chất lượng
dịch vụ hậu mãi từ nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp. Phân tích này giúp nhà sản xuất và nhà
phân phối hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó cải thiện sản phẩm của
họ và tối ưu hóa quy trình phân phối

11. Mua hàng online

- Ý thức nhu cầu: Người tiêu dùng nhận biết nhu cầu mua sắm trực tuyến thông qua việc xác
định sản phẩm hoặc dịch vụ cần mua, cũng như các yếu tố như kích thước, màu sắc, chất
lượng, và giá cả phù hợp.

- Tìm kiếm thông tin: Sau khi nhận biết nhu cầu, người tiêu dùng sẽ tìm kiếm thông tin về sản
phẩm hoặc dịch vụ trên các trang web bán hàng, diễn đàn, mạng xã hội, hoặc từ các đánh giá và
đánh giá từ người dùng khác.

- Đánh giá phương án: Người tiêu dùng so sánh các sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhiều nguồn khác
nhau, đánh giá chất lượng, giá cả, dịch vụ hậu mãi và chính sách đổi trả để chọn ra phương án
tốt nhất.

- Quyết định mua: Sau khi đánh giá, người tiêu dùng quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ
dựa trên các yếu tố đã xem xét, bao gồm giá cả, chất lượng, đánh giá từ người dùng khác và uy
tín của nhà bán.
- Hành vi hậu mãi: Sau khi mua hàng, người tiêu dùng có thể tiếp tục tương tác với nhà bán qua
việc sử dụng sản phẩm, đánh giá sản phẩm, yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật, hoặc tham gia vào chính
sách đổi trả và bảo hành nếu cần.

12. Mua đồ nội thất

- Phong cách trang trí: Phong cách trang trí nhà là yếu tố quyết định hàng đầu khi chọn mua nội
thất. Người mua thường chọn các món đồ phản ánh phong cách và cá nhân hóa không gian
sống của họ, từ hiện đại và tối giản đến cổ điển và sang trọng.

- Ngân sách cá nhân hoặc gia đình: Ngân sách cá nhân hoặc gia đình đóng vai trò quan trọng
trong quyết định mua nội thất. Người mua thường xem xét ngân sách và tìm kiếm các sản phẩm
phù hợp với giới hạn tài chính của mình.

- Chất lượng và độ bền: Chất lượng và độ bền của nội thất cũng là yếu tố quan trọng. Người
mua mong muốn các sản phẩm chất lượng cao và có thể sử dụng lâu dài để đảm bảo sự tiết
kiệm và hiệu quả.

- Thương hiệu và uy tín: Thương hiệu và uy tín của nhà sản xuất nội thất cũng đóng vai trò quan
trọng trong quyết định mua. Người mua thường tin tưởng vào các thương hiệu có uy tín và
đảm bảo chất lượng.

- Kích thước và không gian: Kích thước và không gian của căn nhà cũng ảnh hưởng đến quyết
định mua nội thất. Người mua cần xem xét kích thước của không gian sống và chọn các món đồ
phù hợp với không gian đó.

- Tính tiện ích và tính thẩm mỹ: Tính tiện ích và tính thẩm mỹ của nội thất cũng là yếu tố quan
trọng. Người mua thường chọn các sản phẩm không chỉ đẹp mắt mà còn phục vụ mục đích sử
dụng của họ.
- Xu hướng và thị trường: Xu hướng và thị trường cũng có ảnh hưởng đến quyết định mua nội
thất. Các xu hướng mới, mẫu mã mới và phong cách trang trí có thể tạo ra sự quan tâm và ảnh
hưởng đến lựa chọn mua hàng

You might also like