You are on page 1of 3

Porter's Generic Strategy

1. Chiến lược chi phí thấp (Cost Leadership Strategy)


Là một hệ thống các cơ chế, hành động của doanh nghiệp có mối quan hệ nhất quán
nhằm sản xuất hoặc cung ứng hàng hóa và dịch vụ tại chi phí thấp hơn so với các đối
thủ cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo những tính năng phù hợp với nhu cầu của khách
hàng.
Ví dụ: Walmart - tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới
Chiến lược của Walmart là bán nhiều hàng với giá rẻ sẽ thu lợi hơn là bán hàng ít
với giá cao. Walmart đã chứng minh cho khách hàng thấy khi tới Walmart, hàng hóa
có giá rẻ hơn nhưng chất lượng vẫn như nhau.
Bí quyết để Waltmart có thể bán hàng rẻ hơn công ty đối thủ:
- Ứng dụng mô hình CPFR để quản lý hàng tồn kho. Thông qua mô hình CPFR, các
thành viên trong kênh sẽ cùng hợp tác, chia sẻ thông tin, dự báo doanh thu và lên kế
hoạch sản xuất, phụ trợ đảm bảo lượng hàng sản xuất ra cung cấp đủ cho người dùng,
giảm mức tồn kho xuống thấp nhất. Tránh các tác động của hiệu ứng Bull-whip - sai
lệch thông tin về nhu cầu thị trường của sản phẩm.
- Quản lý hàng tồn kho tốt sẽ đảm bảo được doanh thu, lợi nhuận dự kiến, tối thiểu
hóa những chi phí như (bảo quản, vận chuyển, lưu kho, sản xuất,…
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh và điều hành cũng là
nguyên nhân chính làm giảm đi chi phí của Walmart. Walmart là công ty đầu tiên
thực hiện Bộ luật Sản phẩm chung trên toàn công ty về mã vạch – nơi thông tin được
lưu trữ, sau đó được thu thập và phân tích để giúp cải thiện các hoạt động. Walmart
sau đó có thể tạo ra cơ sở dữ liệu của họ, Retail Link hiển thị dữ liệu bán hàng theo
thời gian thực từ các máy rút tiền trực tiếp đến các trung tâm phân phối của họ.
- Chiến lược phân phối trong kinh doanh - Các cửa hàng, nhà cung cấp, nơi sản xuất
của Walmart được đặt ở gần nhau, giúp rút ngắn thời gian cũng như chi phí về việc
vận chuyển, cung ứng, bổ trợ sản phẩm qua lại lẫn nhau.
- Nhờ vào việc vận dụng chiếc lược kinh doanh khôn ngoan, lấy việc cắt đi những
chi phí không cần thiết, giảm thiểu những chi phí đã có ở mức tối đa làm trọng tâm
trong quá trình kinh doanh mà Walmart đã đạt được những lợi ích tuyệt vời từ nó:
 Trở thành nhà bán lẻ hàng đầu thế giới.
 Doanh thu tăng trưởng không ngừng mỗi năm.
 Phủ sống rộng rãi trên thế giới, gia tăng lợi thế nhờ quy mô.
 Mở rộng sản xuất. Nhà máy sản xuất của Walmart có mặt trên 70 quốc gia để
phục vụ cho việc đáp ứng đủ và kịp lượng tiêu thụ của khách hàng.
 Trở thành công ty có môi trường làm việc tuyệt vời nhất.

2. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm (Differentiation Strategy)


Chiến lược khác biệt hóa là chiến lược tạo ra sản phẩm – hàng hóa hoặc dịch vụ mà
được người tiêu dùng nhận thức là độc đáo nhất theo nhận x t của họ để đạt được lợi
thế cạnh tranh.
hả năng của một công ty khác biệt hóa sản phẩm để thoả mãn nhu cầu của người
tiêu dùng theo cách mà các đối thủ cạnh tranh không thể có, nghKa là nó có thể đặt giá
cao hơn đáng kể so với mức trung bình của ngành.
Công ty khác biệt hóa sản phẩm chọn mức khác biệt sản phẩm cao để đạt được lợi
thế cạnh tranh.
Ví dụ: Apple
ể từ những năm 1980, thương hiệu Apple đã sử dụng thành công sự chiến lược
khác biệt sản phẩm để tách các sản phẩm của mình ra khỏi các sản phẩm của các nhà
sản xuất thiết bị điện tử khác. Từ các máy tính Macbook đến các máy nghe nhạc iPod,
các thiết bị di động iPhone và iPad, Apple đã sử dụng một chiến lược phân biệt để
nhắm mục tiêu một phần của thị trường tiêu dùng và gửi một thông điệp mạnh mẽ
rằng các sản phẩm của hãng vượt trội hơn hẳn trên thị trường.
- Thiết kế sản phẩm
Apple đã làm cho sản phẩm của mình mang lại sự khác biệt so với các đối thủ cạnh
tranh bằng thiết kế sản phẩm một cách khác biệt.
Các sản phẩm công nghệ iPod, iPhone, iPad của hãng không hề có những tính năng
mới và nổi bật ngay từ những ngày đầu mới ra mắt mà chủ yếu là đến từ thiết kế của
sản phẩm.
Ví dụ như chiếc iPod của Apple không phải chiếc máy nghe nhạc được phát minh ra
đầu tiên được yêu thích bởi nó đẹp như một món trang sức cho người sử dụng hay
chiếc Ipad với thiết kế sang trọng, mỏng, nhẹ là những thứ làm người ta nhớ đến
Apple.
- hác biệt hóa nhờ sử dụng hệ điều hành chính hãng Apple
Thay vì sử dụng hệ điều hành Window như các hãng máy tính khác, Apple sử dụng
hệ điều hành Mac cho các dòng máy tính của họ. Hệ điều hành này được nhiều người
sử dụng yêu thích bởi sự tao nhã cùng với đó là tính bảo mật cao, dễ sử dụng và ổn
định. Điều này cũng được Apple lặp lại ở chiếc điện thoại iPhone, iPad với hệ điều
hành iOS. Hệ điều hành iOS với RAM dung lượng cao giúp điện thoại và máy tính
bảng của Apple chạy mượt hơn so với các đối thủ cạnh tranh dùng Adroid.
- Chiến lược giá
Một yếu tố khác trong kế hoạch phân biệt sản phẩm bắt nguồn từ chiến lược định
giá của công ty. Người đồng sáng lập Apple, Steve Jobs đã tìm cách tạo ra một sản
phẩm với mức giá cao tương xứng với mức chất lượng của nó trong khi vẫn duy trì
mức lợi nhuận cao. Các sản phẩm Apple giá thấp nhất liên tục rơi vào tầm trung,
nhưng khách hàng sẵn lòng trả giá đó cho chất lượng cao của trải nghiệm người
dùng. Chiến lược định giá này ngược lại các nhà sản xuất máy tính xách tay, máy tính
bảng và điện thoại di động khác khi đưa ra các thiết bị có chi phí thấp hơn.
- Hình thức PR sản phẩm khác biệt
Thay vì quảng cáo rầm rộ cho sản phẩm hay chiến lược truyền thông trên các
phương tiện thông tin đại chúng như những hãng khác thì Apple lại lựa chọn PR sản
phẩm đơn giản chỉ với buổi ra mắt sản phẩm và “khoe” với giới truyền thông và các
khách hàng của mình sự khác biệt và tính năng vượt trội mà sản phẩm của hãng mang
lại.
Cùng với đó, nhờ có sự trung thành của khách hàng và sự tò mò mỗi khi hãng cho ra
mắt sản phẩm mới, các khách hàng và các kênh truyền thông tự nhắc đến Apple mà
hãng không hè phải tốn k m chi phí cho hoạt động quảng cáo như các đối thử cạnh
tranh.
Hơn hết, hình thức marketing lan truyền chính là chìa khóa mang đến thành công
cho thương hiệu một cách nhanh nhất và hiệu quả tuyệt vời.
3. Chiến lược tập trung trọng điểm (Focus Strategy)
Chiến lược tập trung chung dựa trên sự lựa chọn phạm vi cạnh tranh hẹp trong một
ngành. Người tập trung chọn một phân khúc hoặc một nhóm phân khúc trong ngành
và điều chỉnh chiến lược của mình để phục vụ chúng để loại trừ những phân khúc
khác.
3.1. Tập trung khác biệt (Focused Diferntiation)
Tập trung vào sự khác biệt, một công ty tìm kiếm sự khác biệt trong phân khúc mục
tiêu của mình.
Ví dụ:
Tân Hiệp Phát là tập đoàn gia nhập thị trường đồ uống rất muộn so với các đối thủ
lớn như Pepsi, Cocacola. Tuy nhiên, áp dụng chiến lược tập trung trọng điểm vào
người tiêu dùng Việt Nam với thị hiếu là thói quen uống trà. Từ đó, doanh nghiệp
tung ra một số sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên đoạn thị trường này như Trà
xanh không độ hay trà thảo mộc Doctor Thanh là những sản phẩm tiên phong trên thị
trường nước ngọt không ga hiện nay.
3.2. Tập trung chi phí ( Focused Cost Leader)
Trong tập trung vào chi phí, một công ty tìm kiếm lợi thế về chi phí trong phân khúc
mục tiêu của mình.
Ví dụ: ZARA một thương hiệu quần áo và phụ kiện của Tây Ban Nha - có thể được
coi là thương hiệu thời trang hàng hiệu bình dân.
Với phân khúc thị trường chủ yếu là phụ nữ chiếm tỉ lệ nhiều nhất và tất cả đều là
người thời trang có ý thức, được đào tạo và thuộc loại trung lưu.
ZARA nổi tiếng với những sản phẩm vô cùng bắt trend và phong cách thay đổi liên
tụ. Vì thế, ZARA sản xuất khá hạn chế về mặt số lượng nhưng bù lại hàng tồn kho
của ZARA lại ở mức khá thấp hơn so với các thương hiệu khác cùng ngành như
H&M,... Về mặt sản phẩm thì có thể nói ZARA có chất lượng ngang bằng thậm chí
tốt hơn những thương hiệu thời trang cao cấp như GUCCI ,... nhưng giá cả lại rẻ hơn
rất nhiều.
Nói rõ hơn thì, ZARA đã lựa chọn đưa trực tiếp sản phẩm đến người tiêu dùng thay
vì phải qua các nhà phân phối trung gian, thậm chí họ không thuê nhà thiết kế mà
dành thời gian thu thập phản hồi của người mua trên toàn thế giới từ những thương
hiệu khác, sau đó chỉnh lại, kết hợp ra những mẫu thiết kế riêng rất ZARA, qua đó
hạn chế được những chi phí phát sinh và có thể hạ giá thành, cung cấp cho khách
hàng sản phẩm tốt nhất với giá rẻ nhất. Từ đó ZARA tự làm mọi thứ. Họ kh p kín gần
như tuyệt đối quy trình sản xuất, giảm được tối đa các loại chi phí trung gian.
Chu trình kh p kín này cho ph p sản phẩm của ZARA có thể thiết kế rồi sản xuất và
được đưa lên kệ chỉ trong vòng 2 tuần. Thời gian trung bình trong ngành này phải lên
đến 6 tháng.
ZARA đi theo chiến lược cập nhật thị hiếu. Có nghKa là họ tạo nên chuỗi cung ứng
hiệu quả, cho ph p họ có thể cung ứng cho các cửa hàng trong chưa tới 48 giờ. Các
cửa hàng order bao nhiêu sẽ bán hết bấy nhiêu. Nếu mẫu nào bán không chạy thì họ
sẽ kịp ngưng trước khi chúng ế. Tương tự, những mẫu bán chạy thì chỉ 48h sau là họ
lại có hàng . Chiến lược này cắt giảm chi phí hàng tồn kho một cách rõ rệt.

You might also like