You are on page 1of 27

BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI TẬP LỚN ĐÁNH GIÁ KẾT THÚC HỌC PHẦN


Số: 02

Học phần: Đồ án kiến thức ngành Hình thức đánh giá: Bài tập lớn
Ngành: Công nghệ thông tin Thời gian làm bài: 2 ngày
Trình độ đào tạo: Đại học

NỘI DUNG
Chủ đề: Xây dựng ứng dụng IOT điều khiển thiết bị qua Internet trên điện thoại di
động thông minh sử dụng giao thức MQTT và ESP8266.
*Yêu cầu đạt được:
- Về thực nghiệm: Cài đặt, chạy thực nghiệm được ứng dụng thực tế hệ thống IOT
điều khiển thiết bị điện bằng điện thoại thông minh.
- Yêu cầu về bố cục, trình bày, tài liệu tham khảo, thời gian hoàn thành: Hình thức
trình bày không có lỗi chính tả; hình vẽ, bảng biểu, sơ đồ rõ ràng, đúng quy định. Bố
cục: Đầy đủ các phần và độ dài theo quy định.
*Sản phẩm:
- 01 sản phẩm chương trình thực nghiệm ứng dụng thực tế IOT đảm bảo yêu cầu,
gồm bản dự án mã nguồn và sản phẩm IOT thực tế.
- 01 báo cáo, 01 bản trình chiếu.
*Điều kiện cho trước:
- Máy tính kết nối mạng Internet.
- Thiết bị mạch.
- Phần mềm Arduino.
- Điện thoại di động hệ điều hành Android.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG IOT

Họ tên sinh viên: Dương Đức Hiến


Hà Quang Trường
Lớp: DK10-CNTT
Giảng viên hướng dẫn: Hoàng Thị An

Hải Dương, năm 2023

1
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển, con người ngày càng chế
tạo ra được nhiều các vật dụng thông minh hơn, hiện đại hơn. Từ đó có thể tối ưu hóa
cácnhu cầu của con người một cách dễ dàng hơn.
Mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử thế giới đều gắn liền với những cuộc cách
mạng về khoa học kĩ thuật.Và ngày nay, cuộc cách mạng Internet of Things đã tạo nên
những thay đổi đáng kể cho cuộc sống con người ở hiện tại và trong tương lai.Internet
of Things được ứng dụng vào rất nhiều mặt của cuộc sống. Ứng dụng trong công
nghiệp, nông nghiệp, giáo dục , y tế… Đặc biệt là ứng dụng trong việc xây dựng hệ
thống nhà thông minh điều khiển, giám sát thiết bị từ xa, trong thời đại tự động hóa
ngày nay, con người luôn tìm cách giảm thiểu các hoạt động trong đời sống bằng máy
móc, công nghệ, vì vậy việc xây dựng một ngôi nhà thông minh điều khiển các thiết bị
trong gia đình từ xa sẽ tạo lên sự thuận tiện cho người sử dụng các thiết bị.

2
MỤC LỤC

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ IOT.............................................................................2


1.1. Giới thiệu về IOT................................................................................................2
1.2. Cách thức hoạt động của IOT...........................................................................3
1.3. Các mô hình ứng dụng của IOT........................................................................3
1.3.1. Lưới điện thông minh....................................................................................3
1.3.2. Nhà thông minh.............................................................................................4
1.3.3. Mạng các thành phố và đô thị thông minh..................................................6
1.3.4. Hệ thống giao thông thông minh..................................................................7
1.4. Ưu điểm và nhược điểm của IOT......................................................................7
Chương 2. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ..........................................................................8
2.1. Chuẩn bị phần cứng...........................................................................................8
2.2. Chuẩn bị phần mềm.........................................................................................10
Chương 3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG......................................................................12
3.1. Mô tả ứng dụng................................................................................................12
3.2. Thiết lập phần mềm Arduino..........................................................................13
3.3. Xây dựng ứng dụng..........................................................................................15

3
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ IOT
1.1. Giới thiệu về IOT
IoT (Internet of Things) là một mạng lưới gồm các đối tượng có khả năng kết
nối Internet và tác động qua lại giữa các dịch vụ web.IoT không chỉ là các máy "giao
tiếp" với nhau mà còn nhiều thứ khác nữa, bao gồm khả năng thay đổi hoàn toàn thế
giới, cả trong cuộc sống và cách chúng ta cảm nhận trong thực tế.

IoT là thuật ngữ dùng để chỉ các đối tượng có thể được nhận biết
(identifiable)cũng như chỉ sự tồn tại của chúng trong một kiến trúc mang tính kết nối.
Cụm từ nàyđược đưa ra bởi Kevin Ashton vào năm 1999. Ông là một nhà khoa học
đã sáng lập raTrung tâm Auto-ID ở đại học MIT, nơi thiết lập các quy chuẩn toàn cầu
cho RFID(một phương thức giao tiếp không dây dùng sóng radio) cũng như một số
loại cảm biến khác. IoT sau đó cũng được dùng nhiều trong các ấn phẩm đến từ các
hãng và nhà phân tích.

Vào tháng 6 năm 2009, Ashton từng cho biết rằng "hiện nay máy tính - và
Internetgần như phụ thuộc hoàn toàn vào con người để chuyển tải dữ liệu. Gần như
tất cả trong số 50 Petabyte dữ liệu đang có trên Internet (vào thời điểm đó) đều được
ghi lại hoặc tạo ra bởi con người chúng ta, thông qua các cách thức như gõ chữ, nhấn
nút,chụp ảnh, quét mã vạch... Con người chính là nhân tố quyết định trong thế giới
4
Internet hiện nay. Thế nhưng con người lại có nhiều nhược điểm: chúng ta chỉ có thời
gian hạn chế, khả năng tập trung và độ chính xác cũng ở mức thấp so với máy
móc.Điều đó có nghĩa là chúng ta không giỏi trong việc thu thập thông tin về thế giới
xung quanh, và đây là một vấn đề lớn.

Một quan điểm khác lại cho rằng, IoT gồm các đối tượng thông minh có thể được
điều khiển và tương tác với những đối tượng có thể đáp ứng tương tác từ xa, hay có
thể làm việc độc lập nhằm cung cấp các dịch vụ và giải pháp mà không cần sự can
thiệp của con người.

Hiện nay, IoT đang trải qua giai đoạn phát triển "bộc phát" và điều này xảy ra nhờ
vào một số nhân tố, trong đó gồm IPv6, 4G, chi phí, tính sẵn có của công nghệ. Trong
những năm tiếp theo, bạn sẽ thấy ngày càng có nhiều thiết bị trên thị trường. Những
thách thức đang diễn ra là quản lý dữ liệu và chuyển sang IPv6 (IPv6 đã sẵn sàng và
chạy với địa chỉ đã được cấp phát. IPv4 đã cạn kiệt và 2011 chỉ còn lại những địa chỉ
cuối cùng).

1.2. Cách thức hoạt động của IOT

Các thiết bị IoT hoạt động dựa trên sự cảm biến bên trong thiết bị. Chúng được
dùng để kết nối các thiết bị riêng với nhau thông qua các chip cảm biến nhằm phát
hiện và chuyển đổi các thông tin dữ liệu mình nhận được thành "hành động" tương
ứng tiếp theo thông qua điều hướng mạng Internet. 

Ví dụ như hệ thống tưới cây của trang trại bạn quản lý, hệ thống tưới nước tự động
đó có gắn một bộ cảm biến để tự động thu thập, đánh giá các yếu tố như lượng nước,
nhiệt độ, thời gian... của cây cối và không gian, từ đó chuyển thành dữ liệu và những
dữ liệu này sẽ được thiết lập thành các chế độ chăm sóc riêng tùy theo mục đích sử
dụng của cây cối, sau đó thông qua internet chúng gửi thông báo tới con người qua
thiết bị cũng được kết nối internet.

Chẳng hạn như khi chúng thu thập được thông tin nhiệt độ đang bị giảm hơn so với
mức bình thường, chúng sẽ cập nhật thay đổi đó và điều chỉnh nhiệt độ đúng với
những gì con người đã thiết lập trước đó thông qua cảm biến.
1.3. Các mô hình ứng dụng của IOT

5
1.3.1. Lưới điện thông minh

Lưới điện thông minh (hệ thống điện thông minh) là hệ thống điện có sử dụng
cáccông nghệ thông tin và truyền thông để tối ưu việc truyền dẫn, phân phối điện
nănggiữa nhà sản xuất và hộ tiêu thụ, hợp nhất cơ sở hạ tầng điện với cơ sở hạ tầng
thôngtin liên lạc. Có thể coi hệ thống điện thông minh gồm có 2 lớp: lớp 1 là hệ thống
điệnthông thường và bên trên nó là lớp 2- hệ thống thông tin, truyền thông, đo
lường.Lưới điện thông minh là dạng lưới điện mà mục tiêu đặt ra là tiên đoán và
phảnứng một cách thông minh với cách ứng xử và hành động của tất cả các đơn vị
được kếtnối điện với lưới điện, bao gồm các đơn vị cung cấp điện, các hộ tiêu thụ
điện và cácđơn vị đồng thời cung cấp và tiêu thụ điện, nhằm cung cấp một cách hiệu
quả các dịchvụ điện tin cậy, kinh tế và bền vững. Lưới điện thông minh phát triển trên
4 khâu:

 Phát điện: Smart Generation

 Truyền tải: Smart Transmission

 Phân phối: Smart Distribution

 Tiêu thụ: Smart Power Consumers

1.3.2. Nhà thông minh

6
Nhà thông minh (Smart Home) là một ngôi nhà được trang bị hệ thống tự động
tiên tiến dành cho điều khiển đèn chiếu sáng, nhiệt độ, truyền thông đa phương tiện,
anninh, rèm, cửa và nhiều tính năng khác nhằm mục đích làm cho cuộc sống ngày
càng
tiện nghi, an toàn và góp phần sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên. Các thành
phần cơ bản của một ngôi nhà thông minh bao gồm:
 Một máy tính điều khiển trung tâm (Home server).
 Các thiết bị gia dụng đầu cuối.
 Hệ thống các phần mềm điều khiển ngôi nhà.
 Các thiết bị điều khiển.
Các chức năng chính của một ngôi nhà thông minh bao gồm:
 Điều khiển hệ thống chiếu sáng.
 Hệ thống an ninh, báo động, báo cháy.

7
 Điều khiển điều hòa, máy lạnh.
 Điều khiển thiết bị điện nói chung.
 Hệ thống âm thanh đa vùng.
 Camera, chuông hình.
 Hệ thống bảo vệ nguồn điện.
 Các tiện ích và ứng dụng khác.
1.3.3. Mạng các thành phố và đô thị thông minh

Các thành phố thông minh đòi hỏi một lượng lớn các thiết bị kết nối mạng
IPthông qua các liên kết cố định hoặc di động để hỗ trợ một số dịch vụ mới như:
Giao thông: Quản lý lưu lượng giao thông, điều khiển tốc độ, xác định điểm
tắcnghẽn, các hệ thống thông tin giao thông, theo dõi xe cộ, an toàn bay, quản lý bãi
đỗ xe.
An toàn và an ninh công cộng: Các hệ thống kiểm soát truy cập, giám sát cảnh
báo, cảnh báo khẩn cấp, quản lý tình huống.
Dịch vụ công cộng: Theo dõi bệnh nhân từ xa, quản lý hồ sơ bệnh nhân,
mạnglưới giáo dục/học tập.
Nhận dạng: Các hệ thống thẻ thông minh.
Các tiện ích: Quản lý các thiết bị điện, nước; quản lý các nguồn phát điện, thiết
bịlưu trữ năng lượng điện; phát hiện sự rò rỉ khí gas, nước.
Môi trường: Thu thập dữ liệu và giám sát môi trường (tiếng ồn, nhiệt độ, độ
ẩm, ônhiễm…).
8
1.3.4. Hệ thống giao thông thông minh

Hệ thống giao thông thông minh là những ứng dụng tiên tiến, nhằm mục đích để
cung cấp các dịch vụ mới liên quan đến phương thức vận tải và quản lý giao thông cho
phép người dùng có thông tin tốt hơn khi tham gia mạng lưới giao thông. Nói cách
khác hệ thống giao thông thông minh là hệ thống giao thông mà ở đó công nghệ thông
tin và truyền thông được áp dụng trong lĩnh vực vận tải đường bộ và các hình thức vận
tải khác bao gồm các cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông và người dùng. Hệ thống
giao thông thông minh bao gồm các chức năng cơ bản sau:
Các trang thiết bị đo lường, thu thập thông tin như: cảm biến, đồng hồ, camera,
điện thoại thông minh, các thiết bị sinh trắc học giúp hệ thống có thể đo lường, nhận
biết phương tiện giao thông và các hoạt động, hành vi giao thông (phạm lỗi, gây
tainạn, tắc nghẽn,… ).
Trung tâm xử lý thông tin giao thông sẽ tự động phát hiện, xử lý thông tin
đượcthu thập, xác định mẫu và mối quan hệ giữa các mẫu thu được để đưa ra phương
án xửlý kịp thời, tương tác theo thời gian thực tới phương tiện, người tham gia giao
thông.
Trung tâm giám sát, vận hành hệ thống. Hệ thống biển báo, thông báo thông tin
giao thông tới phương tiện và người tham gia giao thông. Hệ thống thanh toán được
tích hợp.
1.4. Ưu điểm và nhược điểm của IOT

 Giúp cho việc truy cập thông tin mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị 
 Giao tiếp giữa các thiết bị được cải thiện đáng kể
 Dữ liệu được chuyển qua mạng internet giúp tiết kiêm thời gian và tiền bạc
9
 Các nhiệm vụ được tự động hóa giúp cải thiện chất lượng dịch vụ của doanh
nghiệp

Nhược điểm

 Thông tin dễ bị lấy cắp khi nhiều thiết bị được kết nối và các thông tin được
chia sẻ với giữa các thiết bị
 Nếu trong hệ thống có lỗi thì mọi thiết bị được kết nối cũng sẽ bị hỏng
 Vì không có tiêu chuẩn quốc tế về khả năng tương thích cho IoT, rất khó để các
thiết bị từ các nhà sản xuất khác nhau giao tiếp với nhau.
 Các doanh nghiệp có thể phải đối phó với số lượng lớn thiết bị IoT và việc thu
thập và quản lý dữ liệu từ các thiết bị đó sẽ là một thách thức
Chương 2. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ XÂY DỰNG MÔ HÌNH BẬT TẮT BÓNG
ĐÈN BẰNG GIỌNG NÓI
2.1. Chuẩn bị phần cứng
Tài liệu tham khảo: https://youtu.be/hOJA9-W5hio
2.1.1. Mạch Arduino

10
- Arduino Uno là một board mạch vi điều khiển được phát triển bởi Arduino.cc,
một nền tảng điện tử mã nguồn mở chủ yếu dựa trên vi điều khiển AVR Atmega328P.
Với Arduino chúng ta có thể xây dựng các ứng dụng điện tử tương tác với nhau thông
qua  phần mềm và phần cứng hỗ trợ.
- Khi arduino chưa ra đời, để làm được một dự án điện tử nhỏ liên quan đến lập
trình, biên dịch, chúng ta cần đến sự hỗ trợ của các thiết bị biên dịch khác để hỗ trợ. Ví
dụ như, dùng Vi điều khiển PIC hoặc IC vi điều khiển họ 8051..., chúng ta phải thiết
kế chân nạp onboard, hoặc mua các thiết bị hỗ trợ nạp và biên dịch như mạch nạp
8051, mạch nạp PIC...
- Hiện nay Arduino được biết đến ở Việt Nam rất rộng rãi. Từ học sinh trung
học, đến sinh viên và người đi làm. Những dự án nhỏ và lớn được thực hiện một cách
rất nhanh, các mã nguồn mở được chia sẻ nhiều trên diễn dàn trong nước và nước
11
ngoài. Giúp ích rất nhiều cho những bạn theo đam mê nghiên cứu chế tạo những sản
phẩm có ích cho xã hội.
- Trong những năm qua, Arduino là bộ não cho hàng ngàn dự án điện tử lớn nhỏ,
từ những sản phẩm ra đời ứng dụng đơn giản trong cuộc sống đến những dự án khoa
học phức tạp.
Cứ như vậy, thư viện mã nguồn mở ngày một tăng lên, giúp ích cho rất nhiều
người mới biết đến Arduino cũng như những chuyên viên lập trình nhúng và chuyên
gia cùng tham khảo và xây dựng tiếp nối....
- Bạn muốn thiết kế điều khiển thiết bị thông qua cảm biến ánh sáng, Đo nồng độ
hóa chất, khí ga và xử lý thông qua cảm biến nồng độ và cảm biến khí, Bạn muốn làm
1 con robot mini, Bạn muốn quản lý tắt mở thiết bị điện trong nhà, bạn muốn điều
khiển motor, nhận dạng ID, Khó hơn xíu là bạn muốn làm một máy CNC hoặc máy in
3D mini, máy bay không người lái ( Flycam) một hệ thống thu thập dữ liệu thông qua
GSM, xử lý ảnh,điều khiển vạn vật thông qua internet giao tiếp với điện thoại thông
minh...
- Để làm được điều đó, từ đơn giản đến phức tạp bạn cần sử dụng ngôn ngữ lập
trình Arduino dựa trên sơ đồ, hệ thống của bạn thiết kế, thông qua phần mềm
Arduino IDE, để thực hiện những yêu cầu đó đưa về bộ phận xử lý trung tâm
( Arduino).
 Arduino Uno R3 chíp cắm, Arduino chíp dán:
► Arduino Uno R3 là một board mạch vi điều khiển được phát triển bởi
Arduino.cc, một nền tảng điện tử mã nguồn mở chủ yếu dựa trên vi điều khiển AVR
Atmega328P.
► Phiên bản hiện tại của Arduino Uno R3 đi kèm với giao diện USB, 6 chân đầu
vào analog, 14 cổng kỹ thuật số I / O được sử dụng để kết nối với các mạch điện tử,
thiết bị bên ngoài. Trong đó có 14 cổng I / O, 6 chân đầu ra xung PWM cho phép các
nhà thiết kế kiểm soát và điều khiển các thiết bị mạch điện tử ngoại vi một cách trực
quan.
► Arduino Uno R3 được kết nối trực tiếp với máy tính thông qua USB  để giao
tiếp với phần mềm lập trình IDE, tương thích với Windows, MAC hoặc Linux
Systems, tuy nhiên, Windows thích hợp hơn để sử dụng. Các ngôn ngữ lập trình như C
và C ++ được sử dụng trong IDE.
► Ngoài USB, người dùng có thể dùng nguồn điện ngoài để cấp nguồn cho bo
mạch.

12
► Các bo mạch Arduino Uno khá giống với các bo mạch khác trong các
loại Arduino về mặt sử dụng và chức năng, tuy nhiên các bo mạch Uno không đi kèm
với chip điều khiển FTDI USB to Serial.
► Có rất nhiều phiên bản bo mạch Uno, tuy nhiên, Arduino Nano V3 và
Arduino Uno là những phiên bản chính thức nhất đi kèm với vi điều khiển Atmega328
8 bit AVR Atmel trong đó bộ nhớ RAM là 32KB.
► Khi tính chất và chức năng của nhiệm vụ trở nên phức tạp, thẻ nhớ SD Mirco
có thể được kết nối thêm vào Arduino để lưu trữ được nhiều thông tin hơn.

Arduino Uno R3 chíp cắm

13
Arduino Uno R3 chíp dán CH340

2.2. Chuẩn bị phần mềm


 Truy cập Blinkconsole theo đường dẫn và tạo tài khoản:
https://blynk.cloud/dashboard/160339/global/filter/976561/organization/160339/
devices/689587/device-info

14
 Cài đặt phần mềm Arduino IDE 2.0.1 qua đường dẫn:
https://www.arduino.cc/en/software

15
Chương 3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG
3.1. Mô tả ứng dụng
 Ứng dụng của chúng em mô phỏng cách hoạt động của hệ thống ngôi nhà thông
minh hoạt động ngoài đời thực bằng cách bật tắt các bóng đèn xanh, vàng, đỏ trên
bảng mạch thay vì các thiết bị có chế độ bật tắt đơn giản trong gia đình như: bóng đèn,
quạt, chuông báo cháy…

 Để điều khiển được các bóng đèn bật tắt chúng em đã thiết kế bảng điều khiển
trên app Blink

16
3.2. Thiết lập phần mềm Arduino
 Bật phần mềm Arduino lên và chọn mục file->Preferences và sau đó dán đường
link http://arduino.esp8266.com/stable/package_esp8266com_index.json vào phần sau
đây rồi nhấn ok:

Tại phần Tool ta thao tác như sau:


17
 Tìm kiếm esp8266 và ấn install:

 Cài đặt thư viện Blynk:

18
3.3. Xây dựng ứng dụng
Tại trang web Blynk tạo 1 Template

19
 Tạo 1 Virtual Pin Datastream

 Chọn cổng chân cắm bóng đèn

20
 Tại phần Webdashboard ta thiết kế giao diện nút bấm và cài đặt cho nó

21
Tải app Blynk trên điện thoại rồi đăng nhập và thiết kế giao diện cho điện thoại

 Lập trình nhúng, ta nhập code tại Arduino như sau:


#define BLYNK_PRINT Serial
22
#define BLYNK_TEMPLATE_ID "TMPLcSNtLrsZ"
#define BLYNK_DEVICE_NAME "1 led"
#define BLYNK_AUTH_TOKEN "thf3AhLLN27ixB-75LvSaABr8hzLavtv"
/* Fill-in your Template ID (only if using Blynk.Cloud) */
//#define BLYNK_TEMPLATE_ID "YourTemplateID"
#include <ESP8266WiFi.h>
#include <BlynkSimpleEsp8266.h>
// You should get Auth Token in the Blynk App.
// Go to the Project Settings (nut icon).
char auth[] = "YourAuthToken";
// Your WiFi credentials.
// Set password to "" for open networks.
char ssid[] = "hien2.4";
char pass[] = "zzzzzzzz";
#define ledr D1
#define ledy D2
#define ledg D3
int button1,button2,button3;
void setup()
{
// Debug console
Serial.begin(9600);
Blynk.begin(auth, ssid, pass);
pinMode(ledr,OUTPUT);
pinMode(ledy,OUTPUT);
pinMode(ledg,OUTPUT);
}
BLYNK_WRITE(V11)
{
button1 = param.asInt();
if(button1 == 1){
digitalWrite(ledr,HIGH);
}

23
else {
digitalWrite(ledr,LOW);
}}
BLYNK_WRITE(V12)
{
button2 = param.asInt();
if(button2 == 1){
digitalWrite(ledy,HIGH);
}
else {
digitalWrite(ledy,LOW);
}
}
BLYNK_WRITE(V13)
{
button3 = param.asInt();
if(button3 == 1){
digitalWrite(ledg,HIGH);
}
else {
digitalWrite(ledg,LOW);
}
Blynk.run();
}
 Giải thích code:

o Giao tiếp giữa hệ thống của mình với Blynk app

 Giải thích code:

24
o Kết nối với Wifi

 Giải thích code:


o Giao tiếp với Blynk app, đọc giá trị trả về của button1, giá trị của button khi
được ấn là 1 khi giá trị trả về là 1 bóng đèn sẽ được bật và ngược lại
 Kết quả:

25
TỔNG KẾT

Ưu điểm của đề tài

 Giúp cho việc truy cập thông tin mọi lúc, mọi nơi trên điện thoại di động 
 Giao tiếp giữa các thiết bị được cải thiện đáng kể
 Dữ liệu được chuyển qua mạng internet giúp tiết kiêm thời gian
 Các nhiệm vụ được tự động hóa giúp cải thiện đời sống

Nhược điểm

 Thông tin dễ bị lấy cắp khi nhiều thiết bị được kết nối và các thông tin được
chia sẻ với giữa các thiết bị
 Không hoạt động được khi không có internet
Hạn chế của đề tài

Vì thời gian có hạn nên chúng em chỉ xây dựng được những chức năng cơ bản
như bật tắt thiết bị, nên ứng dụng chỉ sử dụng được cho những đồ dùng có chức năng
hoạt động đơn giản

Mục tiêu

Phát triển ứng dụng để hoàn thiện hơn nhiều chức năng hơn, phù hợp với nhiều
thiết bị hơn.

26

You might also like