You are on page 1of 43

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Báo cáo bài tập


Học phần: Hệ thống viễn thông
Đề tài: Tổng quan về hệ thống IoT
GVHD: Nguyễn Lại Duy
Nhóm 6:
STT Nội dung nhiệm vụ Sinh viên thực hiện

6.1 Định nghĩa và đặc trưng về IoT Nguyễn Lê Phương Nam

6.2 Kiến Trúc của IoT Trương Bảo Ngọc

Kiến Trúc của IoT Nguyễn Đoàn Vĩnh


6.2
Nguyên

6.3 Ưu điểm và nhược điểm của IoT Nguyễn Tấn Đạt

6.4 Ứng dụng của IoT Nguyễn Lâm Khánh Duy


6.1 Định nghĩa và đặc trưng về IoT
a.Khái niệm IoT

Mạng lưới vạn vật kết nối Internet hay là Mạng lưới thiết bị kết nối Internet
viết tắt là IoT (Internet of Things) là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi
đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có
khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà
không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với
máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công
nghệ vi cơ điện tử và Internet. Nói đơn giản là một tập hợp các thiết bị có
khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực
hiện một công việc nào đó.
6.1 Định nghĩa và đặc trưng về IoT

Kevin Ashton (sinh năm 1968) là nhà tiên


phong công nghệ người Anh, người đồng sáng
lập Trung tâm Auto-ID tại Viện Công nghệ
Massachusetts (MIT), nơi đã tạo ra một hệ
thống tiêu chuẩn toàn cầu cho RFID và các
cảm biến khác. Ông nổi tiếng với việc đặt ra
thuật ngữ "Internet of Things" để mô tả một
hệ thống mà Internet được kết nối với thế giới
Kevin Ashton
vật chất thông qua các cảm biến phổ biến.
6.1 Định nghĩa và đặc trưng về IoT
b. Lịch sử hình thành
• Năm 1982, ý tưởng đầu tiên về một mạng
lưới các thiết bị thông minh được đưa ra
thảo luận rộng rãi.
• Năm 1999, Kevin Ashton lần đầu tiên đề cập
đến Internet of Things tại buổi thuyết trình
công ty Procter & Gamble
• Năm 2000-2013, IoT được nghiên cứu ứng
dụng rộng rãi vào các lĩnh vực đời sống như
đồ gia dụng, thiết bị chăm sóc sức khỏe.
Một số sản phẩm tiêu biểu như : Fibit –
đồng hồ theo dõi sức khỏe, Máy tạo nhịp
tim không dây, dịch vụ vận chuyển hàng
không,…
• Năm 2014, số lượng thiết bị di động và máy
móc kết nối với internet vượt dân số thế
giới.
• Năm 2015, các mô hình robot IoT, trang trại
6.1 Định nghĩa và đặc trưng về IoT
c. Đặc tính cơ bản

• Tính kết nối liên thông(interconnectivity): với IoT, bất cứ điều gì cũng có
thể kết nối với nhau thông qua mạng lưới thông tin và cơ sở hạ tầng liên
lạc tổng thể.

• Những dịch vụ liên quan đến “Things”: hệ thống IoT có khả năng cung
cấp các dịch vụ liên quan đến “Things”, chẳng hạn như bảo vệ sự riêng tư
và nhất quán giữa Physical Thing và Virtual Thing. Để cung cấp được dịch
vụ này, cả công nghệ phần cứng và công nghệ thông tin (phần mềm) sẽ
phải thay đổi.
6.1 Định nghĩa và đặc trưng về IoT
c. Đặc tính cơ bản

• Thay đổi linh hoạt: Status của các thiết bị tự động thay đổi, ví dụ, ngủ và
thức dậy, kết nối hoặc bị ngắt, vị trí thiết bị đã thay đổi,và tốc độ đã thay
đổi… Hơn nữa, số lượng thiết bị có thể tự động thay đổi.

• Quy mô lớn: Sẽ có một số lượng rất lớn các thiết bị được quản lý và giao
tiếp với nhau. Số lượng các thông tin được truyền bởi thiết bị sẽ lớn hơn
nhiều so với được truyền bởi con người.
6.1 Định nghĩa và đặc trưng về IoT
d. Bảo mật

Internet vạn vật đặt ra rủi ro đáng kể đối với toàn


bộ hệ sinh thái kỹ thuật số. Điều này là do rất nhiều
thiết bị trong số này được thiết kế mà không có hệ
thống bảo mật tích hợp để ngăn chặn tin tặc tấn
công.
6.1 Định nghĩa và đặc trưng về IoT
d. Bảo mật

CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG


IOT
6.1 Định nghĩa và đặc trưng về IoT
d. Bảo mật
6.1 Định nghĩa và đặc trưng về IoT
d. Bảo mật

Tầng Thiết bị:


Tầng này liên quan đến mức phần cứng của giải pháp IoT,
tương tác trực tiếp với người sử dụng. Nguy cơ bảo mật ở
tầng này là tấn công vật lý trực tiếp thông qua các cổng giao
tiếp trên thiết bị (ví dụ: USB, thẻ nhớ) và lỗ hổng bảo mật
chip xử lý, hoặc chip lưu trữ thông tin nhạy cảm (ví dụ: mật
khẩu).
6.1 Định nghĩa và đặc trưng về IoT
d. Bảo mật

Tầng Mạng truyền tải:


Tầng mạng truyền tải/giao tiếp liên quan đến các
mạng kết nối của giải pháp IoT, kênh truyền hoặc
các phương tiện trung gian (ví dụ như: gateway,
router, access-point) mà dữ liệu được truyền / nhận.
6.1 Định nghĩa và đặc trưng về IoT
d. Bảo mật

Tầng Đám mây/Ứng dụng:


Tầng đám mây liên quan đến phần mềm phụ trợ của giải
pháp IoT, nơi dữ liệu từ các thiết bị được thu thập, phân
tích và diễn giải ở quy mô cấp hệ thống máy chủ để tạo
thông tin chi tiết cho các ứng dụng quản lý cấp cao và đưa
ra quyết định thực hiện các hành động thông qua thiết bị,
ứng dụng di động, giao diện web hoặc các giao diện điện
toán đám mây.
6.2 Kiến Trúc Về IoT
a. Kiến Trúc Về IoT
- Kiến trúc IOT bao gồm các lớp công nghệ khác nhau hỗ trợ IOT. Nó phục vụ để minh họa
các công nghệ liên quan đến nhau và để giao tiếp khả năng mở rộng, mô-đun và cấu hình
triển khai IOT trong các tình huống khác nhau.
b. Thiết bị cảm biến và thông minh

- Cảm biến cho phép kết nối với nhau của vật lý và
thế giới kỹ thuật số cho phép thông tin thời gian
thực được thu thập và xử lý. 

- Các cảm biến có khả năng lấy các phép đo như


nhiệt độ, chất lượng không khí, tốc độ, độ ẩm, áp
suất, lưu lượng, chuyển động và điện, v.v

- Cảm biến sử dụng công suất thấp và kết nối tốc độ


dữ liệu thấp, chúng thường mạng hình thành thường
được gọi là mạng cảm biến không dây (WSNs). 
c. Cổng và Mạng (Iot Gateway)

• IoT Gateway là một thiết bị đóng vai trò


là điểm kết nối giữa đám mây và các
thiết bị điều khiển, cảm biến và các thiết
bị thông minh,… Tất cả dữ liệu di
chuyển lên đám mây hoặc ngược lại sẽ
đi qua gateway này.

• IoT gateway cung cấp một nơi để xử lý


trước dữ liệu cục bộ ở vùng biên trước khi
nó được gửi lên đám mây.
c. Cổng và Mạng (Iot Gateway)

- Sau khi các cảm biến gửi dữ liệu, các cổng kết
nối Internet (Internet Gateways) tổng hợp và
chuyển đổi thành dạng kỹ thuật số để có thể xử
lý, kết nối với phần còn lại của hệ thống. Hơn
nữa, người dùng có thể kiểm soát, lọc và chọn
dữ liệu để giảm thiểu khối lượng thông tin cần
được chuyển tiếp lên đám mây, giúp tiết kiệm
băng thông và giảm thời gian phản hồi.

- Một khía cạnh khác mà các cổng hỗ trợ là bảo


mật. Bởi vì chúng chịu trách nhiệm quản lý
luồng thông tin theo cả hai hướng, do đó có thể
ngăn chặn rò rỉ dữ liệu cũng như giảm nguy cơ
bị tấn công từ bên ngoài vào các thiết bị IoT.
c. Cổng và Mạng (Iot Gateway)

• Chức Năng Của IoT Gateway :


- Tạo điều kiện giao tiếp với các thiết bị cũ hoặc không có kết nối internet.
- Bộ nhớ đệm dữ liệu, bộ nhớ đệm và phát trực tuyến phương tiện.
- Xử lý trước dữ liệu (data pre-processing), làm sạch, lọc và tối ưu hóa.
- Tổng hợp dữ liệu thô.
- Liên lạc Device-to-Device ( thiết bị với thiết bị )/ Machine-to-Machine ( máy với máy ).
- Tính năng kết nối mạng và lưu trữ dữ liệu trực tiếp.
- Trực quan hóa dữ liệu và phân tích dữ liệu cơ bản thông qua các ứng dụng IoT Gateway.
- Tính năng lịch sử dữ liệu ngắn hạn.
- Bảo mật – quản lý truy cập người dùng và các tính năng bảo mật mạng.
- Quản lý cấu hình thiết bị.
- Chẩn đoán hệ thống.
d. Trung tâm dữ liệu/Điện toán đám mây
-Trung tâm dữ liệu (Data center) là khu
vực chứa server hay phòng máy tính, Data
center là nơi đặt, vận hành và quản lý server,
thiết bị lưu trữ.

-Điện toán đám mây ( Cloud Computing )


hay còn gọi là điện toán máy chủ ảo, nó cung
cấp các công nghệ, tài nguyên máy tính liên kết
với mạng Internet. Với mô hình điện toán đám
mây, người dùng sẽ được tiếp cận các tài nguyên
từ công nghệ, năng lượng điện toán, lưu trữ cơ
sở dữ liệu đến từ những nhà cung cấp dịch vụ
đám mây.
d. Trung tâm dữ liệu/Điện toán đám mây

Chức năng của Cloud trong IoT :


- Thu thập và lưu trữ dữ liệu
- Xử lý dữ liệu
- Hiển thị dữ liệu
d. Trung tâm dữ liệu/Điện toán đám mây
Một số Cloud miễn phí dành cho việc thử nghiệm:

Một số Cloud tốn phí dành cho các dự án lớn:


e. Lớp ứng dụng
-Gồm có Mobile app và Web app.
-Lớp ứng dụng chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ, ứng dụng cụ thể cho người dùng tương tác.

Tự viết app thông qua http://ai2.appinventor.mit.edu/


f. Giao thức được sử dụng trong IoT
f. Giao thức được sử dụng trong IoT
 MQTT (Message Queueing Telemetry Transport) là một giao thức mạng kích thước nhỏ
(hoạt động theo cơ chế publish - subscribe (xuất bản - đăng ký) theo tiêu chuẩn ISO (ISO/IEC
20922) và OASIS mở để truyền tin nhắn giữa các thiết bị.
f. Giao thức được sử dụng trong IoT

-MQTT Broker là một phần mềm chạy -Trong khi đó MQTT -Topic: Là chủ đề
trên máy tính (chạy trực tiếp trên máy Client sẽ bao gồm 2 nhóm hay kênh được quản
hoặc trên đám mây) và có thể được tự là Publisher (xuất bản) lý bởi broker và
xây dựng hoặc host bởi bên thứ ba) có vai và Subscriber (đăng ký). được trao đổi bởi
trò như một trung tâm lưu trữ thông tin. các client với nhau.
e. Giao thức được sử dụng trong IoT

Broker chính là cầu nối giữa các Publisher và Subscriber, Broker nhận
thông tin từ Publisher, sau đó những Client nào có đăng ký topic(chủ đề)
thông tin đó trên Broker sẽ nhận được thông tin.
f. Giao thức được sử dụng trong IoT
Ưu điểm:
- Truyền dữ liệu hiệu quả và thực hiện nhanh chóng do nó là một giao thức nhẹ.
- Sử dụng mạng có băng thông thấp, do gói dữ liệu được giảm thiểu.
- Phân phối dữ liệu hiệu quả.
- Gửi bản tin nhanh chóng và hiệu quả.
- Sử dụng lượng điện năng nhỏ, tốt cho các thiết bị sử dụng pin.
- Giảm băng thông mạng, giảm chi phí mạng.
Nhược điểm:
- Máy chủ môi giới (Broker) không cần thông báo về trạng thái gửi thông điệp. Do đó không
có cách nào để phát hiện xem thông điệp đã gửi đúng hay chưa.
- Publisher không hề biết gì về trạng thái của subscribe và ngược lại.
- Những kẻ xấu có thể gửi những thông điệp xấu, và các Subscriber sẽ truy cập vào những thứ
mà họ không nên nhận.
6.3 Ưu điểm, nhược điểm của hệ thống IoT

m

u
Ư
i
1. Giao tiếp

2. Tự động hóa giúp giám sát thiết bị tốt hơn

3. Thông tin

4. Tiết kiệm chi phí và thời gian


6.3 Ưu điểm, nhược điểm của hệ thống IoT

Nhược điểm
1.Các vấn đề về quyền riêng tư

2.Phụ thuộc nhiều vào công nghệ và tiện


ích điện tử

3.Thất nghiệp
Các giao thức kết nối không dây cho IoT

a. Wifi
- Wifi (Wireless Fidelity hay mạng 802.11) là hệ thống mạng không dây
sử dụng sóng vô tuyến, cũng giống như điện thoại di đông,truyền hình
và radio. Kết nôi Wifi thường là sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều kỹ
sư giải pháp bởi tính thông dụng và kinh tế của hệ thống wifi và mạng
LAN với mô hình kết nối trong một phạm vi địa lý có giới hạn.
- Chúng truyền và phát tín hiệu ở tần số 2.4 GHz hoặc 5 GHz.
- Tốc độ truyền dữ liệu cao: 600Mbps
- Độ an ninh: Thấp
- Chi phí: Trung bình
- Chuẩn IEEE: 802.11
- Phạm vi phủ sóng: Trung bình khoảng (50m)
- Tiêu thụ điện năng: Cao
- Hiện nay, đa số các thiết bị wifi đều tuân theo chuẩn 802.11n, được phát
ở tần số 2.4Ghz và đạt tốc độ xử lý tối đa 300Mbps.

31
Các giao thức kết nối không dây cho IoT

b. BUETOOTH LOW ENERGY (BLE)


- BLE là một giao thức được sử dụng đáng kể cho các ứng
dụng IoT, được thiết kế cho các ứng dụng dùng để truyền
file và sẽ phù hợp hơn cho khối dữ liệu nhỏ.
- Tốc độ truyền dữ liệu: Thấp (1 Mbps)
- Độ an ninh: Thấp
- Giá thành rẻ
- Phạm vi phủ sóng: Khoảng cách ngắn (10m).
- Mức tiêu thụ điện năng thấp
- Ứng dụng được nhiều loại thiết bị và hệ điều hành di động
bao gồm iOS, Android, Windows Phone và BlackBerry,
cũng như macOS, Linux, Windows 8 và Windows 10,
nguyên bản hỗ trợ Bluetooth Low Energy.

32
Các giao thức kết nối không dây cho IoT
c. ZIGBEE
- Giống như Bluetooth, là một loại truyền thông trong khoảng cách ngắn, hiện được sử dụng
với số lượng lớn, được sử dụng trong công nghiệp.
- Chuẩn IEEE: 802.15.4 - là một chuẩn giao thức truyền thông vật lý trong công nghiệp hoạt
động ở 2.4Ghz được sử dụng trong các ứng dụng khoảng cách ngắn và dữ liệu truyền tin ít
nhưng thường xuyên, được đánh giá phù hợp với các ứng dụng trong smarthome hoặc
trong một khu vực đô thị/khu chung cư.
- Tốc độ truyền dữ liệu: Thấp (250 Kbps)
- Độ an ninh: Trung bình
- Chi phí: Thấp
- Phạm vi phủ sóng: Ngắn (10 - 100m).
- Mức tiêu thụ điện năng: Thấp

33
Các giao thức kết nối không dây cho IoT
d. LORAWAN (LPWAN)
- LORAWAN là giao thức mạng năng lượng thấp, diện rộng được phát triển bởi Liên minh LoRa, kết
nối không dây hoạt động với internet trong các mạng khu vực, quốc gia hoặc toàn cầu, nhắm mục
tiêu các yêu cầu chính của Internet of Things (IoT) như thiết bị thông tin liên lạc hai chiều, dịch vụ
bảo mật đầu cuối, di động và nội địa hóa.
- Tốc độ dữ liệu thấp (0,3 bps – 50 kbps, thường khoảng 10 kB/ngày).
- Độ an ninh: Trung bình
- Chi phí: Khoảng 5 USD/module.
- Phạm vi phủ sóng: Khoảng cách xa (>5 km ở khu vực đô thị, >10 km ở khu vực ngoại ô, >80 km ở
đường ngầm).
- Áp dụng rộng rãi trong các ứng dụng thu thập dữ liệu như sensor network.

3
Các giao thức kết nối không dây cho IoT
e. NARROWBAND IoT (NB - IoT)
-NB: là một tiêu chuẩn công nghệ di động không dây mới, hiện đang phát triển nhanh
chóng. Narrowband IoT (NB-IoT) là công nghệ 5G, tiêu chuẩn hóa bởi 3GPP vào năm
2016. Nhanh chóng gây được tiếng vang là công nghệ LPWAN hàng đầu cung cấp cho
các thiết bị IoT mới, bao gồm bãi đậu xe thông minh, các tiện ích, thiết bị đeo và giải
pháp công nghiệp.
-Tận dụng công nghệ điều chế DSSS và công nghệ trải phổ LTE cho kết nối. NB-IoT rất
linh hoạt và có thể hoạt động ở băng tần 2G, 3G và 4G, loại bỏ sự cần thiết của cổng,
giúp tiết kiệm chi phí về lâu về dài.
- Tốc độ truyền dữ liệu: Thấp (300 bps đến 200 Kbps)
- Độ an ninh: Mạnh
- Tiết kiệm chi phí
- Phạm vi phủ sóng: Khoảng cách xa (10 đến 15 km)
- Mức tiêu thụ điện năng: Thấp

3
6.4 Các lĩnh vực ứng dụng
IoT hàng đầu
Các lĩnh vực ứng dụng IoT hàng đầu
 IoT trong công nghiệp/sản xuất
Howden tạo ra các giải pháp thực tế hỗn hợp để nâng cao trải nghiệm
của khách hàng với các công cụ nền tảng IoT trợ giúp:
• Ngăn ngừa sự cố và thời gian
ngừng hoạt động
• Cải thiện hiệu quả và bảo trì
máy
• Tiết kiệm thời gian và chi phí
• Nâng cao hiệu quả của lực
lượng lao động
 IoT trong vận tải/di động
KWRL Transportation Co-op điều hành đội xe buýt của
mình qua nền tảng theo dõi đội xe không dây của Samsara

• Quản lí đội xe
• Cảnh báo lỗi động cơ, xác định
độ nghiêm trọng của lỗi
• Theo dõi nhiên liệu
Cập nhật thông tin chính xác của đội xe
 IoT trong lĩnh vực năng lượng
Mô hình dự đoán năng lượng gió của Exelon
• Dự báo cho 4 trang trại
Sử dụng Predix Platform gió trong 18s
• Tăng 70% hiệu suất

You might also like