You are on page 1of 21

PHẦN ÔN TẬP THI CUỐI KỲ MÔN IOT

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu 1:
Những định nghĩa nào là đúng cho IoT (Internet of Things):
a. IoT còn được gọi là Internet của các vạn vật, dùng để chỉ một mạng có dây
liên kết giữa các đối tượng, ví dụ như mạng kết nối các thiết bị gia dụng
trong gia đình.
b. Thuật ngữ "Internet of Things" đã được dùng để mô tả một số công nghệ và
lĩnh vực nghiên cứu cho phép Internet tiếp cận với thế giới ảo của các đối
tượng vật lý.
c. Những thứ có danh tính và tính cách ảo hoạt động trong không gian thông
minh sử dụng giao diện thông minh để kết nối và giao tiếp trong bối cảnh xã
hội, môi trường và người dùng.
d. Bằng cách nhúng các bộ thu phát di động tầm ngắn vào một loạt các tiện ích
bổ sung vào vật dụng hàng ngày, tạo điều kiện cho các hình thức giao tiếp
mới giữa con người và đồ vật cũng như giữa chính các đồ vật với nhau.
e. Tất cả đều đúng

Câu 2:
Đặc điểm của hệ thống IoT
a. Có chức năng trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị xung quanh nó trong mạng
LAN
b. Hệ thống nhúng với thiết bị điện tử, phần mềm, cảm biến; Cho phép các đối
tượng trao đổi dữ liệu; Cho phép điều khiển từ xa
c. Máy tính tích hợp trực tiếp + thế giới vật lý
d. Cho phép các thiết bị có thể đọc và xử lý dữ liệu từ cảm biến
e. Tất cả đều sai

Câu 3:
Mô hình kiến trúc IoT theo thứ tự các lớp từ thấp đến cao
a. Things, connectivity, middleware, application, service
b. Sensing & Identification, Information Processing, Integrated Application,
Network Construction
c. Application, service, middleware, things, connectivity.
d. Network Construction, Sensing, Information Processing, Integrated
Application.
e. Sensing, Network Construction, Information Processing, Integrated
Application.

Câu 4:
Giao thức truyền thông giữa lớp Thigs lên Internet trong kỹ thuật IoT sử dụng phổ
biến hiện nay:
a. Bluetooth, Zigbee, RFID, WiFi, PLC, Ethernet
b. WiFi, Zigbee, Bluetooth, Lora, 3G/4G/LTE
c. CoAP, MQTT, HTTP, XMPP, RESTful HTTP
d. Câu b và c
e. Tất cả đều đúng

Câu 5:
Nhà cung cấp Cloud cho hệ thống IoT
a. Siemens, Mitshubishi, Delta, FPT
b. Azure IoT, OpenSensors, IBM BlueMix, AWS IoT
c. Siemens, OpenSensors, Amazon webservices, IBM
d. IBM BlueMix, Amazon webservices, Delta, AWS IoT
e. Tất cả đều đúng

Câu 6:
Các thành phần cơ bản của một hệ thống IoT
a. IoT devices, Gateway, Network, Cloud
b. Things, Gateway, Network, Cloud, Internet
c. IoT devices, Gateway, Internet, Data system
d. Things, Gateway, Cloud, Analytics, User interface
e. Tất cả đều đúng

Câu 7:
Các thành phần cơ bản của một IoT Device (Things)
a. Sensor, Networks, Communication module, Cloud
b. IoT devices, Gateway, Internet, Data system
c. Sensor, controller, actuator, communication module
d. Sensor, Gateway, Cloud, Analytics
e. Sensor, controller, actuator, communication module, power

Câu 8:
Vai trò của Gateway trong hệ thống IoT:
a. Gateway là cổng kết nối IoT quản lý lưu lượng dữ liệu hai chiều giữa các
mạng và giao thức khác nhau.
b. Thực hiện tiền xử lý dữ liệu được thu thập từ hàng nghìn cảm biến cục bộ
trước khi truyền dữ liệu đó sang giai đoạn tiếp theo.
c. Gateway dịch các giao thức mạng khác nhau bằng các thành phần phần mềm
và đảm bảo khả năng tương tác của các thiết bị được kết nối.
d. Gateway hoạt động như một lớp trung gian giữa các thiết bị và đám mây để
bảo vệ hệ thống khỏi các cuộc tấn công độc hại và truy cập trái phép.
e. Tất cả đều đúng

Câu 9:
Vai trò của Cloud trong hệ thống IoT:
a. Cloud trong IoT cung cấp các công cụ để thu thập, xử lý, quản lý và lưu trữ
lượng dữ liệu khổng lồ trong thời gian thực.
b. Cloud là hệ thống các thiết bị thu thập dữ liệu từ các cảm biến trong mạng
internet, lưu trữ dữ liệu và cung cấp các phân tích dự báo.
c. Cloud là một mạng máy chủ hiệu suất cao tinh vi được tối ưu hóa để thực
hiện xử lý dữ liệu tốc độ cao của hàng tỷ thiết bị, quản lý lưu lượng và cung
cấp các phân tích chính xác.
d. Câu a và c
e. Tất cả đều đúng

Câu 10:
Vai trò của Analytics (phân tích dữ liệu) trong hệ thống IoT
a. Analytics là quá trình chuyển đổi dữ liệu tương tự từ hàng tỷ thiết bị thông
minh và cảm biến thành thông tin chi tiết hữu ích có thể diễn giải và sử dụng
để phân tích chi tiết.
b. Analytics phân tích thông minh theo thời gian thực giúp các kỹ sư tìm ra
những điểm bất thường trong dữ liệu được thu thập và hành động nhanh
chóng để ngăn chặn tình huống không mong muốn.
c. Các doanh nghiệp lớn sử dụng dữ liệu khổng lồ được thu thập từ các thiết bị
IoT và sử dụng thông tin chuyên sâu cho các cơ hội kinh doanh trong tương
lai của họ.
d. Tất cả đều đúng
e. Tất cả đều sai

Câu 11:
Vai trò của giao diện người dùng (user interface) trong hệ thống IoT
a. Được thiết kế tương tác giữa người dùng với hệ thống để biến các tác vụ
phức tạp thành các điều khiển bảng cảm ứng đơn giản.
b. Giao diện người dùng có thể nhìn thấy và có thể được truy cập bởi người
dùng. Người dùng sẽ quan tâm đến việc mua các thiết bị hoặc tiện ích thông
minh mới nếu nó rất thân thiện với người dùng và tương thích với các tiêu
chuẩn không dây phổ biến.
c. Bảng điều khiển cảm ứng nhiều màu đã thay thế các công tắc cứng trong các
thiết bị gia dụng của chúng tôi và xu hướng này đang gia tăng đối với hầu
hết mọi thiết bị nhà thông minh.
d. Tất cả đều đúng
e. Câu b và c

Câu 12:
Chức năng của IoT devices
a. Thu thập dữ liệu, truyền dữ liệu, tác động điều khiển đến cơ cấu chấp hành
b. Tiếp nhận thông tin, điều khiển thiết bị, hiện thị thiết thông tin
c. Thu thập xử lý dữ liệu, điều khiển cơ cấu chấp hành, hỗ trợ truyền thông
d. Thu thập xử lý dữ liệu, truyền dữ liệu, điều khiển cơ cấu chấp hành, hỗ trợ
truyền thông
e. Thu thập dữ liệu, điều khiển cơ cấu chấp hành, kết nối internet

Câu 13:
Vai trò của bộ điều khiển (Controller) trong IoT devices
a. Là một vi điều khiển lõi bộ xử lý, bộ nhớ và các thiết bị ngoại vi đầu vào và
đầu ra có thể lập trình được, có các chân GPIO, ADC, PWM và tích hợp
power module.
b. Vi điều khiển có các GPIO được cấu hình thành dữ liệu đầu vào (đọc) hoặc
(viết) dữ liệu đầu ra, có tích hợp các chân ADC, PWM.
c. Bộ vi điều khiển là bộ chuyển đổi tương tự sang số (ADC) được sử dụng để
chuyển đổi dữ liệu tương tự đầu vào thành dạng mà bộ xử lý có thể nhận ra,
có các mô-đun Điều chế độ rộng xung (PWM) cho phép xử lý và điều khiển
các thiết bị.
d. Câu b và c đúng
e. Tất cả đều đúng

Câu 14:
Thiết bị công nghệ truyền thông nào sau đây được mô tả: Chúng được tách biệt
thành thiết bị thu và phát, một thiết bị gắn vào thẻ gọi là chip có lưu trữ thông tin
bên trong, khi đi qua thiết bị đọc chúng được kích hoạt và truyền thông tin, khoản
cách truyền khoảng vài cm.
a. Bluetooth
b. Zigbee
c. Z-Wave
d. RFID loại chủ động
e. RFID loại thụ động

Câu 15 :
Giao thức truyền không dây của các thiết bị IoT được sử dụng khoản cách ngắn,
tiêu thụ ít năng lượng, tính bảo mật cao, độ bền cao và tận dụng các mạng cảm
biến và điều khiển không dây trong các ứng dụng IoT trong công nghiệp.
a. Bluetooth
b. Zigbee
c. Z-Wave
d. RFID
e. Wifi
Câu 16 :
Giao thức truyền không dây IoT phổ biến nhất thường là một lựa chọn hàng đầu
với nhiều nhà phát triển, khoản cách ngắn hay sử dụng indoor, tốc độ truyền cao,
nhanh và dữ liệu lớn, theo tiêu chuẩn IEEE 802.11n và tốn điện.
a. Bluetooth
b. Zigbee
c. Z-Wave
d. RFID
e. Wifi

Câu 17 :
Kỹ thuật truyền thông không dây nào nhắm đến các ứng dụng mạng diện rộng
khoảng cách xa đến 10km, tốc độ thấp, tiêu thụ ít năng lượng với các tính năng đặc
biệt cần thiết để hỗ trợ liên lạc an toàn di động với chi phí thấp, hỗ trợ các mạng
lớn với hàng triệu triệu thiết bị, tốc độ dữ liệu nằm trong khoảng từ 0,3 kbps đến
50 kbps.
a. NFC
b. Zigbee
c. LoRaWAN
d. Cellular
e. Wifi

Câu 18 :
Chuẩn giao tiếp giữa các thiết bị với vi điều khiển nào sau đây có đặc điểm: sử
dụng 4 dây truyền thông gồm: SCK, MISO, MOSI, SS cho truyền thông giữa một
thiết bị Master với nhiều thiết bị Slave.
a. TTL
b. TCP/IP
c. SPI
d. I2C
e. UART
Câu 19 :
Chuẩn giao tiếp giữa một bộ xử lý trung tâm với nhiều thiết bị IoT trên cùng một
board mạch chỉ sử dụng hai đường truyền tín hiệu. Nó là giao thức truyền nối tiếp
đồng bộ, các bit dữ liệu được truyền từng bit một theo các khoảng thời gian đều
đặn được thiết lập bởi một tín hiệu đồng hồ tham chiếu.
a. RS-232
b. TCP/IP
c. SPI
d. I2C
e. UART

Câu 20 :
Chuẩn giao tiếp có 2 dây kết nối là RX và TX tương ứng với chức năng nhận dữ
liệu và truyền dữ liệu sẽ lần lượt truyền từng bit, từng bit 1. Cách truyền dữ liệu: từ
1 khung dữ liệu cần truyền, sẽ đưa thêm vào đầu và cuối của khung này bit bắt đầu,
bit chẵn lẻ, bit kết thúc. Khi đó 1 khung truyền sẽ được hình thành và đưa lên
đường dây TX và bắt đầu quá trình truyền nối tiếp.
a. USB
b. TCP/IP
c. SPI
d. I2C
e. UART

Câu 21 :
Một giao thức truyền thông nối tiếp giữa 2 thiết bị sử dụng tín hiệu xung clock
được truyền đồng thời với dữ liệu trên một đường truyền nối giữa hai thiết bị.
a. SPI
b. TTL
c. RS232
d. I2C
e. UART

Câu 22 :
Chuẩn truyền thông giữa 2 thiết bị không cần hỗ trợ từ một tín hiệu xung clock bên
ngoài.
a. SPI
b. TTL
c. RS232
d. I2C
e. UART

Câu 23 :
Một khung truyền thông nối tiếp bao gồm:
a. Bao gồm 10 bit: 1 start bit, 1 stop bit và 8 bit data
b. Bao gồm 8 bit data
c. Bao gồm 9 bit: 1 start bit, 1 stop bit và 7 bit data
d. Bao gồm 11 bit: 1 start bit, 1 stop bit, 8 bit data và 1 parity bit.
e. Bao gồm 11 bit: 1 start bit, 1 stop bit, 8 bit data, 1 parity bit. Khi bắt đầu
truyền start bit sẽ kéo xuống mức 0.

Câu 24 :
Phương thức truyền dữ liệu mà hai thiết bị có thể gửi và nhận dữ liệu đồng thời gọi
là:
a. Truyền thông bán song công (half-duplex)
b. Truyền thông song công (full-duplex)
c. Truyền thông song song
d. Truyền thông bất đồng bộ
e. Truyền thông hỗn hợp

Câu 25 :
Truyền thông nối tiếp loại nào mà mức điện áp truyền từ 0V-3.3V hoặc 5V. Mức
5V hoặc 3.3V gọi là mức idle line (mức cao) và 0V là mức logic thấp.
a. SPI
b. TTL
c. RS232
d. I2C
e. UART
Câu 26 :
Truyền thông nối tiếp loại nào mà có mức điện áp truyền từ -13V đến +13V. Mức
điện áp từ -5V÷ -13V gọi là mức thấp và +5V÷ +13V là mức logic cao.
a. SPI
b. TTL
c. RS232
d. I2C
e. UART

Câu 27 :
Truyền thông nối tiếp nào được sử dụng để liên lạc giữa nhiều thiết bị trong
khoảng cách ngắn và ở tốc độ cao. Sử dụng một Master để bắt đầu liên lạc và cung
cấp đồng hồ điều khiển tốc độ truyền dữ liệu. Một hoặc nhiều Slave sẽ được gửi dữ
liệu khi được chọn.
a. SPI
b. TTL
c. RS232
d. I2C
e. UART

Câu 28 :
Cho một thiết bị 64 pixel LED display có các chân như hình vẽ. Thiết bị này có thể
truyền theo kiểu truyền thông nào với Arduino:
a. SPI
b. TTL
c. RS232
d. I2C
e. UART

Câu 29 :
Cho 2 Arduino nối LCD với nhau như hình vẽ. Với 2 chân Vcc và GND, 2 chân
SCL (Serial Clock) và SDA (Serial Data). Kết nối kiểu này là:

a. SPI
b. TTL
c. RS232
d. I2C
e. UART

Câu 30 :
Mỗi thiết bị kết nối với internet hay mạng máy tính đều được gán một nhãn số. Đó
là địa chỉ IP, dùng để xác định nó như một điểm đến của giao tiếp. Địa chỉ Ipvx là
loại phiên bản cũ có độ dài địa chỉ là 32 bit và tạo ra 4 byte mỗi byte cách nhau dấu
chấm bao gồm 3 byte lớp mạng và 1 byte lớp host.
a. TCP/IP
b. Ipv4
c. Ipv6
d. Câu a và b
e. Câu b và c

Câu 31 :
Địa chỉ IP được cung cấp bởi ISP (Internet Service Provider) khi bạn kết nối vào
Internet, nó là địa chỉ dùng để xác định máy tính của bạn trên Internet và địa chỉ
này là duy nhất, có nghĩa là sẽ không thể có 2 máy tính có cùng 1 địa chỉ IP trên
Internet. Nó là địa chỉ không thay đổi kể cả khi bạn ngắt kết nối và kết nối lại vào
Internet. Nó là loại địa chỉ IP loại nào?
a. Private IP tĩnh
b. Public IP tĩnh
c. Public IP động
d. Private IP động
e. Tất cả đều đúng

Câu 32 :
Để cấu hình cho một địa chỉ Ipv4 trên máy tính, các mục nào được cấu hình theo
nó:
a. TCP/IP
b. IP address, Subnet mask, Gateway
c. DNS server
d. Tất cả đều đúng
e. Tất cả đều sai
Câu 33 :
Địa chỉ IP được dùng để xác định máy tính của bạn trên một mạng riêng nào đó,
như mạng nội bộ của các công ty, trường học. Nó được người điều hành gán cho
mỗi máy tính trong mạng riêng của mình, người điều hành này được quyền gán bất
kỳ địa chỉ IP nào tuỳ thích miễn là nằm trong dãy IP được quy định sẵn cho mạng
riêng của công ty.
a. Private IP tĩnh
b. Public IP tĩnh
c. Public IP động
d. Private IP động
e. Tất cả đều đúng

Câu 34 :
Thiết bị nào sau đây được gọi là thiết bị mạng:
a. Máy tính PC, Laptop, Smartphone, Máy in
b. Router, Hub, Repeater, Bridge
c. Laptop, Smartphone, Router
d. Máy tính PC, Repeater, Cable, Connection
e. Tất cả đều đúng

Câu 35 :
Địa chỉ IP được cung cấp bởi ISP (Internet Service Provider) khi bạn kết nối vào
Internet, nó là địa chỉ dùng để xác định máy tính của bạn trên Internet và địa chỉ
này là duy nhất, có nghĩa là sẽ không thể có 2 máy tính có cùng 1 địa chỉ IP trên
Internet. Nó là địa chỉ thay đổi khi bạn ngắt kết nối và kết nối lại vào Internet. Nó
là loại địa chỉ IP loại nào?
a. Private IP tĩnh
b. Public IP tĩnh
c. Public IP động
d. Private IP động
e. Tất cả đều đúng

Câu 36 :
Định nghĩa sau đây được gọi là gì? liên quan đến cấu trúc kết nối với nhau của một
số thiết bị trong mạng cục bộ (LAN). Phương pháp được sử dụng để kết nối các
thiết bị trên mạng với các loại cáp, đầu nối, thiết bị mạng.
a. Topo vật lý (Physical Topology)
b. Topo logic (Logical Topology)
c. Network topology
d. Tất cả đều đúng
e. Chỉ câu a và c đúng

Câu 37 :
Định nghĩa sau đây được gọi là gì? liên quan đến kiến trúc của cơ chế giao tiếp
giữa các thiết bị trong một mạng sử dụng thiết bị mạng như router và switch. Nó
mô tả cách thức hoạt động và làm thế nào mà các thiết bị có thể trao đổi dữ liệu.
a. Topo vật lý (Physical Topology)
b. Topo logic (Logical Topology)
c. Network topology
d. Tất cả đều đúng
e. Chỉ câu a và c đúng

Câu 38 :
Một mạng được thiết kế bao gồm: Máy tính, card mạng, phương tiện mạng và thiết
bị mạng để hoạt động trong một diện tích hạn chế, và được kiểm soát riêng tư của
quản trị cục bộ, cho phép nhiều quyền truy cập vào với phương tiện băng thông
cao, cho phép kết nối với các thiết bị vật lý lân cận.
a. Mạng WAN
b. Mạng MAN
c. Mạng SAN
d. Mạng LAN
e. Mạng VPN

Câu 39 :
Trong mô hình OSI 7 lớp, tầng nào thực hiện các chức năng thiết lập các liên kết,
duy trì và hủy bỏ các liên kết dữ liệu. Kiểm soát lỗi và kiểm soát lưu lượng.Chia
thông tin thành các khung thông tin, truyền các khung tuần tự và xử lý các thông
điệp xác nhận từ bên máy thu gửi về. Tháo gỡ các khung thành chuỗi bit không cấu
trúc chuyển xuống tầng vật lý.
a. Tầng liên kết dữ liệu
b. Tầng trình bày
c. Tầng phiên
d. Tầng vận chuyển
e. Tầng mạng

Câu 40 :
Mô hình này là mô hình gì có đặc điểm: có 4 tầng chồng lên nhau, mỗi tầng có
chức năng và nhiệm vụ khác nhau gồm tầng vật lý (Physical), Tầng mạng
(Internet), Tầng giao vận (Transport), Tầng ứng dụng (Application). Đây là một bộ
giao thức trao đổi thông tin được dùng để truyền tải, kết nối những thiết bị trong
mạng Internet.
a. Modbus Model
b. TCP/IP Model
c. Ethernet Model
d. OSC model
e. Tất cả đều đúng

Câu 41 :
Mạng được gọi là mạng lưu trữ nối kết các tài nguyên liên quan đến lưu trữ trong
mạng lại với nhau với tốc độ kết nối dữ liệu cao giữa các thiết bị lưu trữ ngoại vi,
đồng thời cho khả năng mở rộng cao. Nó bao gồm phần cứng nhiều và phần mềm
chuyên biệt dùng cho quản lý, giám sát và cấu hình mạng.
a. Mạng WAN
b. Mạng MAN
c. Mạng SAN
d. Mạng LAN
e. Mạng VPN
Câu 42 :
Một giao thức truyền thông điệp theo mô hình publish/subscribe, sử dụng băng
thông thấp, độ tin cậy cao và có khả năng hoạt động trong điều kiện đường truyền
không ổn định.Có đặc điểm: Hình thức:Truyền tải bản tin từ xa; Kiến trúc:
Client/Broker;
Mô hình: Xuất bản /Đăng ký; Kích thước Header: 2 Byte; Giao thức truyền:TCP.
a. CoAP
b. AMQP
c. MQTT
d. HTTP
e. TCP/IP

Câu 43 :
Trong mô hình OSI 7 lớp, tầng nào thực hiện các chức năng chọn đường đi cho các
gói tin nguồn tới đích có thể trong cùng một mạng hoặc khác mạng nhau. Đường
có thể được cố định, có thể đường đi là động (Dynamic) có thể thay đổi với từng
gói tin tùy theo trạng thái tải tức thời của mạng.
f. Tầng ứng dụng
g. Tầng trình bày
h. Tầng phiên
i. Tầng vận chuyển
j. Tầng mạng

Câu 44 :
Giao thức truyền thông áp dụng cho các hệ thống thông tin siêu phương tiện phân
tán, cộng tác, cho phép người dùng giao tiếp dữ liệu trên internet. Nó là một giao
thức yêu cầu/phản hồi không trạng thái, nơi các Client yêu cầu thông tin từ Server
và Server sẽ phản hồi các yêu cầu này theo đó (mỗi yêu cầu độc lập với yêu cầu
khác). Có đặc điểm: Hình thức: Giao thức truyền siêu văn bản; Kiến trúc:
Client/Server; Mô hình: Yêu cầu/phản hồi; Kích thước Header: không định nghĩa;
Giao thức truyền:TCP.
a. CoAP
b. AMQP
c. MQTT
d. HTTP
e. TCP/IP

Câu 45 :
Chương trình sau thực hiện công việc gì?
int LED01 = 2;
void setup()
{
pinMode(LED01, OUTPUT);
}
void loop()
{
digitalWrite(LED01, HIGH);
delay(1000);
digitalWrite(LED01, LOW);
delay(1000);
}
a. Cài đặt truyền thông nối tiếp
b. Tạo chớp tắt Led với chu kỳ 1s
c. Tạo chớp tắt Led với chu kỳ 10s
d. Bật led sáng10s
e. Bật led sáng 1s, tắt led 10s

Câu 46 :
Xác định giao thức truyền thông: là một giao thức đơn giản chi phí thấp được thiết
kế riêng cho các thiết bị hiệu năng thấp (chẳng hạn như vi điều khiển) và nơi mạng
có băng thông thấp. Giao thức này được sử dụng để trao đổi dữ liệu M2M. Có đặc
điểm: Hình thức: Giao thức ứng dụng ràng buộc; Kiến trúc: Client/Server; Mô
hình: Yêu cầu/phản hồi; Kích thước Header: 4 Byte; Giao thức truyền: UDP.
a. CoAP
b. AMQP
c. MQTT
d. HTTP
e. TCP/IP
Câu 47 :
Mạng này gọi là gì khi có đặc điểm là mạng dữ liệu băng rộng được thiết kế cho
phạm vi trong thành phố, thị xã. Khoảng cách thường nhỏ hơn 100 km. Xét về quy
mô địa lý phạm vi bao phủ tầm trung, nó đóng vai trò kết nối 2 mạng LAN lại với
nhau, thường sử dụng không dây (Wireless) hoặc sử dụng cáp quang (Optical
Fiber). Nó được xây dựng bởi tiêu chuẩn quốc tế IEEE 802-2001.
a. Mạng WAN
b. Mạng MAN
c. Mạng SAN
d. Mạng Ethernet
e. Mạng VPN

Câu 48 :
Mạng này gọi là gì khi có đặc điểm: là công nghệ kết nối các văn phòng, trung tâm
dữ liệu, ứng dụng đám mây và bộ nhớ đám mây với nhau. Phạm vi của nó phủ
nhiều vị trí trải dài trên một khu vực địa lý cụ thể, hoặc thậm chí trên khắp thế giới.
Nó cho phép giao tiếp bằng giọng nói và video. Chia sẻ tài nguyên giữa nhân viên
và khách hàng. Truy cập kho lưu trữ dữ liệu và sao lưu dữ liệu từ xa. Kết nối với
các ứng dụng chạy trên đám mây.
a. Mạng WAN
b. Mạng MAN
c. Mạng SAN
d. Mạng Ethernet
e. Mạng VPN

Câu 49 :
Con vi điều khiển nào sau đây được dùng trong hệ thống IoT có các chức năng:
Truyền thông wifi theo tiêu chuẩn 802.11 b/g/n, sử dụng giao thức TCP/IP, có 10
GPIO, 1 Analog, 1SPI , 2 UART, 1 I2C/I2S, PWM.
a. Vi điều khiển PIC
b. Arduino UNO R3
c. ESP8266 – NodeMCU
d. STM32
e. ESP32
Câu 50 :
Kiểu mô hình nào được dùng làm mô hình căn bản các tiến trình truyền thông, là
cơ sở chung để các hệ thống khác nhau có thể liên kết và truyền thông được với
nhau. Nó chia các giao thức truyền thông thành 7 tầng và mỗi tầng có những chức
năng khác nhau để giải quyết phần hẹp của tiến trình truyền thông.
a. Modbus Model
b. TCP/IP Model
c. Ethernet Model
d. OSC model
e. Tất cả đều đúng
II. PHẦN TỰ LUẬN

II.1. CÂU HỎI LÝ THUYẾT

Câu 1: Nêu định nghĩa, đặc điểm và vai trò của hệ thống IoT trong nền công
nghiệp 4.0
Câu 2: Nêu các thành phần cơ bản của hệ thống IoT. Mô tả chức năng và vai trò
của các thành phần đó trong hệ thống.
Câu 3: Nêu mô hình kiến trúc 4 lớp của hệ thống IoT. Mô tả chức năng của các
lớp?
Câu 4: Nêu mô hình kiến trúc 5 lớp của hệ thống IoT. Mô tả chức năng của các
lớp?
Câu 5: Trình bày các thế hệ của cảm biến?
Câu 6: Vẽ các loại mô hình kết nối cơ bản của IoT, giải thích?
Câu 7: Liệt kê và mô tả đặc điểm, chức năng và thông số kỹ thuật của các loại kỹ
thuật truyền thông không dây cơ bản từ lớp Things (thiết bị) lên môi trường
internet.
Câu 8: Địa chỉ Ipv4 và Ipv6 là gì, mô tả, cấu trúc và định dạng?
Câu 9: Mô hình OSI (Open Systems Interconnection Reference Model) là gì, mô
tả các lớp của mô hình?
Câu 10: Mô hình TCP/IP (Transmission Control Protocol / Internet Protocol
model) là gì, mô tả các lớp của mô hình?
Câu 11: Mạng LAN (Iocal-area networks) là gì, vẽ sơ đồ và giải thích các phần tử
cơ bản trong mạng LANs?
Câu 12: Mạng WAN (Wide-area networks) là gì, vẽ sơ đồ, nêu đặc điểm và phạm
vi ứng dụng?
Câu 13: Mạng WLAN là gì, các kiểu mô hình, ưu nhược điểm của mạng WLAN?
Câu 14: Mạng MAN (Metropolitan-area networks) là gì, vẽ sơ đồ, so sánh cơ bản
giữa mạng LAN, WAN và MAN?
Câu 15: Chuẩn truyền thông nối tiếp đồng bộ I2C (Inter-Intergrated Circuit):
a. Đặc điểm và chức năng của kỹ thuật
b. Sơ đồ đấu dây của thiết bị
c. Giải thích cơ chế hoặt động của giao thức, cho ví dụ
Câu 16: Chuẩn truyền thông nối tiếp đồng bộ SPI (Serial Peripheral Interface):
a. Đặc điểm và chức năng của kỹ thuật
b. Sơ đồ đấu dây của thiết bị
c. Giải thích cơ chế hoặt động của giao thức, cho ví dụ
Câu 17: Giao thức http là gì, cấu trúc cơ bản của http và cách thức hoạt động của
giao thức?
Câu 18: Truyền thông nối tiếp bất đồng bộ UART (Universal Asynchronous
Receiver-Transmitter):
a. Định nghĩa, đặc điểm của kỹ thuật
b. Cơ chế giao tiếp
c. Ví dụ ứng dụng của giao tiếp
Câu 19: Truyền thông nối tiếp bất đồng bộ RS-485
a. Định nghĩa và đặc điểm của kỹ thuật
b. Đặc điểm của giao thức, các kiểu kết nối dây (2 đường và 4 đường)
c. So sánh giữa RS-232 và RS-485.
Câu 20: Giao thức MQTT (Message Queueing Telemetry Transport):
a. Định nghĩa
b. Kiến trúc thành phần
c. Cơ chế hoạt động của giao thức

II.2. BÀI TẬP


Bài 1:Sử dụng Arduino Esp8266 điều khiển cảm biến báo cháy và phát ra cảnh báo
trên AppBlynk được cài sẵn trên điện thoại thông minh của người dùng.
a. Các bước xây dựng dự án
b. Chọn thiết bị và nối dây
c. Lập trình hệ thống

Bài 2: Xây dựng một dự án IoT cho SmartHomevới yêu cầu: Điều khiển đèn học
220V từ xa qua Webserver với Esp8266 (sử dụng Esp8266 để tạo một webserver
nhỏ trên chip):
a. Các bước xây dựng dự án
b. Chọn thiết bị và nối dây
c. Lập trình hệ thống

Bài 3: Xây dựng một dự án IoT để giám sát chất lượng không khí dựa trên mật độ
bụi đo được (sử dụng cảm biến bụi lazer optical dust sensor PMS7003 và Esp8266.
a. Các bước xây dựng dự án
b. Chọn thiết bị và đấu dây
b. Xây dựng giao diện trên App Blynk để kết nối cảm biến với Esp8266

Bài 4: Xây dựng một dự án IoT tưới nước tự động dựa trên độ ẩm đất phục vụ
nông nghiệp. Yêu cầu: giám sát độ ẩm đất bằng App Blynk sử dụng NodeMCU
Esp8266. Tự động bật bơm tưới nước khi độ ẩm đất vượt ra khỏi ngưỡng cài đặt.
a. Các bước xây dựng dự án
b. Chọn thiết bị và nối dây
c. Lập trình đọc cảm biến độ ẩm đất vào Esp8266.

Bài 5: Một ứng dụng IoT để thu thập nhiệt độ, độ ẩm của môi trường sử dụng cảm
biến DHT11 và vi điều khiển Esp8266. Thông tin về nhiệt độ và độ ẩm sẽ được
hiển thị trên màn hình và hiển thị trên trình duyệt web bằng cách truy cập vào một
địa chỉ URL được chỉ định, yêu cầu:
a. Xây dựng quy trình các bước thực hiện dự án trên.
b. Vẽ sơ đồ đấu dây các thiết bị phần cứng
c. Viết chương trình đọc giá trị nhiệt độ và độ ẩm từ DHT11 sử dụng Esp8266.

You might also like