You are on page 1of 11

BÀI 1 TIN 10

Câu 1. Quá trình xử lí thông tin của máy tính gồm mấy bước?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2. Định nghĩa nào về byte là đúng?
A. Là một kí tự B. Là đơn vị đo tốc độ của máy tính
C. Là đơn vị dữ liệu 8 bit D. Là một dãy 8 chữ số
Câu 3. Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. 3MB = 3072KB
B. 1KB = 1024MB
C. 1Byte = 1000 Bit
D. 1Bit = 1024Byte
Câu 4. Trong tin học dữ liệu là?
A. Thông tin được truyền từ người này sang người khác
B. Thông tin được đưa vào máy tính để máy tính có thể nhận biết và xử lý được
C. Thông tin được cất giữ tại một kho nào đó
D. Thông tin biết được từ một thực thể nào đó
Câu 5. Sách giáo khoa thường chứa thông tin dưới dạng?
A. Văn bản B. Hình ảnh C. Âm thanh D. Cả 2 câu A, B đều đúng
Câu 6. Mùi vị là thông tin gì ?
A. Dang phi số
B. Dạng số
C. Chưa có khả năng thu thập, lưu trữ và xử lý được
D. Vừa là dạng số vừa là dạng phi số
Câu 7. Câu nào dưới đây không phải là ưu điểm của thiết bị số?
A. Không bao giờ bị hư
B. Xử lí thông tin nhanh với độ chính xác cao
C. Truyền thông tin với tốc độ rất lớn
D. Lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn
Câu 8. Một quyển sách A gồm 200 trang nếu lưu trữ trên đĩa chiếm khoảng 5MB. Hỏi 1 đĩa
cứng 40GB thì có thể chứa khoảng bao nhiêu cuốn sách có dung lượng thông tin xấp xỉ cuốn
sách A?
A. 8000
B. 8129
C. 8291
D. 8192
Câu 9. Giả sử để số hoá một cuốn sách kể cả văn bản và hình ảnh cần khối lượng dữ liệu
khoảng 50 MB. Thư viện của một trường có khoảng 2000 cuốn sách. Nếu số hoá thì cần khoảng
bao nhiêu GB để lưu trữ?
A. 97,6 GB
B. 10000 MB
C. 97.6 MB
D. 100000 GB
Câu 10. Hình dưới đây là danh sách các tệp ảnh lấy ra từ thẻ nhớ của một máy ảnh số. Em hãy
tính toán một thẻ nhớ 16 GB có thể chứa được tối đa bao nhiêu ảnh tính theo độ lớn trung bình
của ảnh?

Name Date Type Size


DSC0005 4/6/2022 6:51 AM JPG File 10 144 KB
DSC00113 4/6/2022 7:04 AM JPG File 9 888 KB
DSC00112 4/6/2022 7:11 AM JPG File 10016 KB
DSC00124 4/6/2022 7:15 AM JPG File 9 440 KB

A. 16384
B. 1048
C. 1699
D. Tất cả đều sai
Câu 11. Chọn phương án ghép đúng về thiết bị số là ?
A. Thiết bị có thể thực hiện được các phép tính số học
B. Thiết bị có thể xử lí thông tin
C. Máy tính điện tử
D. Thiết bị lưu trữ, truyền, xử lí dữ liệu số
Câu 12. Thiết bị nào dưới đây là thiết bị số?

Câu 13. Xử lí dữ liệu là quá trình?


A. Đưa thông tin vào máy tính
B. Biến đổi dữ liệu trong bộ nhớ máy tính để tạo ra dữ liệu mới
C. Nhận dạng thông tin
D. Đưa ra kết quả
Câu 14. Câu nào dưới đây là đúng nhất khi nói về thông tin?
A. Thông tin do người khác nói cho mình nghe
B. Những gì mình đọc trên báo chí biết về nó
C. Những gì mình biết được qua Internet
D. Là tất cả những gì mang lại cho chúng ta hiểu biết
Câu 15. Đặc thù của ngành tin học là gì?
A. Quá trình nghiên cứu các phương pháp và xử lí thông tin tự động bằng các phương tiện kĩ thuật
B. Quá trình nghiên cứu các phương pháp và xử lí thông tin tự động bằng các phương tiện kĩ thuật
chủ yếu bằng máy tính
C. Quá trình nghiên cứu và xử lí thông tin một cách tự động
D. Quá trình nghiên cứu và ứng dụng các công cụ tính toán
BÀI 2, BÀI 7 TIN 10
Câu 1. Xã hội chúng ta đang ở cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ mấy?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2. Trong các thiết bị sau, thiết bị nào là thiết bị thông minh?
A. Cân sức khỏe
B. Đồng hồ vạn niên
C. Camera kết nối internet
D. Máy ảnh số
Câu 3. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đâu là thành phần chủ chốt?
A. Máy tính
B. Thiết bị thông minh
C. IoT
D. Tất cả đều sai
Câu 4. Tin học được ứng dụng trong lĩnh vực nào của xã hội?
A. Giao tiếp cộng đồng
B. Mua bán
C. Dự báo thời tiết
D. Tất cả đều đúng
Câu 5. Các thành tựu của tin học cần được nhìn nhận trên mấy phương diện?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 6. Thế nào là thiết bị thông minh?
A. Cần sự can thiệp của con người
B. Kết nối được với các thiết bị khác
C. Không có khả năng kết nối
D. Không có khả năng tích hợp
Câu 7. Kết nối nào không phải là kết nối phổ biến trên các PDA hiện nay?
A. Wifi
B. Bluetooth
C. Hồng ngoại
D. USB
Câu 8. Điện thoại thông minh khác với điện thoại thường ở điểm nào?
A. Điện thoại thông minh có khả năng thực hiện một số tính toán phức tạp.
B. Điện thoại thông minh có khả năng cài đặt một số phần mềm ứng dụng nên có thể truy cập Internet
và hiển thị dữ liệu đa phương tiện.
C. Điện thoại thông minh với hệ điều hành có các tính năng “thông minh” hơn so với điện thoại
thường.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 9. Trợ thủ số cá nhân viết tắt là gì?
A. PDA
B. DPA
C. ADP
D. Tất cả đều sai
Câu 10. Trợ thủ số cá nhân là thiết bị gì?
A. Các thiết bị số
B. Các thiết bị số tích hợp một số chức năng hữu ích cho con người
C. Các thiết bị số hỗ trợ cá nhân
D. Cả B, C đều đúng
Câu 11. Các PDA dạng điện thoại hiện nay chạy trên HĐH nào?
A. Linux, iOS, Android, Samsung, Windows, IBM
B. iOS, Android
C. Apple, Android, Windows
D. Tất cả đều đúng
Câu 12. Các PDA không tích hợp nhiều chức năng hữu ích nào?
A. Ghi âm
B. Tìm đường
C. Sổ lịch
D. Tất cả đều sai
Câu 13. Dịch vụ nào sau đây không phải là dịch vụ lưu trữ đám mây?
A. OneDrive
B. Dropbox.com
C. iCloud
D. Firefox
Câu 14. Ứng dụng của tin học trong việc tự động hóa và điều khiển là?
A. Giải các bài toán tính toán lớn
B. Soạn thảo văn bản
C. Đào tạo từ xa qua mạng
D. Robot
Câu 15. Quản lý điểm số của học sinh là ứng dụng của?
A. Giải quyết các bài toán khoa học kĩ thuật.
B. Tự động hóa và điều khiển.
C. Hỗ trợ việc quản lý.
D. Giao tiếp cộng đồng
Câu 16. Các thành tựu lớn về nghiên cứu khoa học của tin học là?
A. Hệ điều hành
B. Các ngôn ngữ lập trình bậc cao
C. Dữ liệu lớn Big Data
D. Các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu

CHỦ ĐỀ 2: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET


BÀI 8. MẠNG MÁY TÍNH TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI
Câu 1: Mạng cục bộ viết tắt là gì?
A. LAN.
B. WAN.
C. MCB.
D. Không có kí tự viết tắt.
Câu 2: Phần mềm có thể chia thành mấy nhóm?
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Câu 3: Các thiết bị sau đây, thiết bị nào không phải là thiết bị mạng?
A. Vỉ mạng.
B. Hub.
C. Môdem.
D. Webcam.
Câu 4: Bộ định tuyến (Router) có thể có mấy cổng mạng?
A. 4.
B. 5.
C. 7.
D. Vô số.
Câu 5: Việc chia sẻ tài nguyên mạng theo nhu cầu qua internet miễn phí hoặc trả phí theo hạn
mức sử dụng được gọi là
A. Thuê phần cứng.
B. Thuê ứng dụng.
C. Thuê phần mềm.
D. Dịch vụ điện toán đám mây.
Câu 6: Phần mềm tạo lớp học ảo Zoom là phần mềm gì?
A. Phần mềm ứng dụng.
B. Phần mềm nền tảng.
C. Cả A và B.
D. Không là phần mềm gì cả.
Câu 7: Mạng LAN có phạm vi địa lí…. mạng WAN
A. Lớn hơn.
B. Bé hơn.
C. Bằng.
D. Bằng hoặc lớn hơn.
Câu 8: Máy tính trong mạng Internet giao tiếp với nhau bằng cách nào?
A. Do cùng sử dụng bộ giao thức TCP/IP.
B. Do sử dụng chung một loại ngôn ngữ là tiếng Anh.
C. Do có trình biên dịch ngôn ngữ giữa các máy tính.
D. Do dùng chung một loại ngôn ngữ gọi là ngôn ngữ siêu văn bản.
Câu 9: Theo phạm vi địa lí, mạng máy tính chia thành mấy loại?
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 5.
Câu 10: Nhận đinh nào sai trong những phát biểu sau
A. Ai cũng có thể là chủ sở hữu của Internet.
B. Internet là mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính, mạng máy tính trên khắp thế
giới và sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP.
C. Mỗi máy tính trong Internet đều có chung địa chỉ IP.
D. Internet là mạng có hàng triệu máy chủ.
Câu 11: Trong thực tế, IoT có thể ứng dụng trong lĩnh vực nào?
A. Smart home.
B. Smart car.
C. Smart watch
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 12: Người nào sau đây là chủ sở hữu mạng toàn cầu Internet?
A. Hãng Microsoft.
B. Hãng IBM.
C. Không có ai là chủ sở hữu của mạng toàn cầu Internet.
D. Tất cả các ý trên đều sai.
Câu 13: Các LAN có thể kết nối với nhau thông qua thiết bị nào?
A. Switch.
B. HUB.
C. Router.
D. Không có.
Câu 14: Lưu trữ thông tin trên Internet qua Google drive là thuê phần
A. Ứng dụng.
B. Cứng.
C. Mềm.
D. Dịch vụ.
Câu 15: Phát biểu nào đúng về IoT?
A. IoT là mạng kết nối các thiết bị thông minh thông qua mạng Internet nhằm thu thập dữ liệu
trên phạm vi toàn cầu.
B. loT là mạng của các thiết bị thông minh nhằm thu thập và xử lý dữ liệu tự động.
C. loT là mạng của các thiết bị tiếp nhận tín hiệu.
D. loT là mạng của các máy tính, nhằm trao đổi dữ liệu với nhau.
Câu 16: Phạm vi sử dụng của internet là?
A. Chỉ trong gia đình.
B. Chỉ trong cơ quan.
C. Chỉ ở trên máy tính và điện thoại.
D. Toàn cầu.
Câu 17: Dịch vụ lưu trữ đám mây của Microsoft là gì?
A. Mediafire.
B. Google Driver.
C. OneDriver.
D. Cả 3 đáp án đều đúng.
Câu 18: Mạng INTERNET gồm có những thành phần nào sau đây?
A. Các máy tính.
B. Các thiết bị mạng đảm bảo việc kết nối giữa các máy tính với nhau.
C. Phần mềm hỗ trợ kết nối giữa các máy với nhau.
D. Cả A, B, C.
Câu 19: Chọn phát biểu đúng?
A. Mạng cục bộ không có chủ sở hữu.
B. Mạng internet có chủ sở hữu.
C. Phạm vi của mạng internet là toàn cầu.
D. Mạng cục bộ không thể lắp đặt trong gia đình.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây chính xác nhất về mạng Internet?
A. Là mạng lớn nhất trên thế giới.
B. Là mạng cung cấp khối lượng thông tin lớn nhất.
C. Là mạng máy tính toàn cầu sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP.
D. Là mạng có hàng triệu máy chủ.
Câu 21: Phát biểu nào về bộ định tuyến là đúng đắn nhất?
A. Là thiết bị để kết nối hai mạng máy tính sao cho máy từ mạng này có thể gửi gói tin sang máy
của mạng kia.
B. Là thiết bị để kết nối mạng cục bộ với Internet.
C. Là thiết bị để kết nối các máy thành một mạng sao cho từ máy này có thể gửi gói tin sang máy
kia.
D. Là thiết bị mạng để xây dựng mạng cục bộ không dây.
Câu 22: Internet có lợi ích đối với các hoạt động nào sau đây?
A. Giải trí.
B. Bảo vệ sức khỏe.
C. Học tập, làm việc, giao tiếp.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 23: Điện thoại thông minh được kết nối internet bằng cách nào?
A. Qua dịch vụ 3G, 4G, 5G.
B. Kết nối gián tiếp qua wifi.
C. Cả A và B.
D. Không thể kết nối.
CHỦ ĐỀ 4: ỨNG DỤNG TIN HỌC
BÀI 12. PHẦN MỀM THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
Câu 1: Phần mềm Inkscape có sản phẩm đuôi mở rộng là
A. .ink. B. .scp. C. .svg. D. .pts.
Câu 2: Trong đồ họa vectơ, hình ảnh được xác định theo
A. đường nét.
B. đường thẳng.
C. chấm ảnh.
D. điểm ảnh.
Câu 3: Một bản thiết kế đồ hoạ vectơ có đặc điểm ra sao?
A. Bị giới hạn bởi dung lượng tệp.
B. Có thể thêm các thành phần mới một cách dễ dàng.
C. Được sử dụng bởi các thợ chụp ảnh.
D. Chỉ mở được bằng Photoshop.
Câu 4: Vẽ một hình tròn bằng Inkscape và thiết lập màu RGB cho hình tròn gồm ba giá trị: R:
255, G: 255 và B: 255. Hỏi hình tròn kết quả có màu gì?
A. Đỏ.
B. Xanh lá.
C. Xanh da trời.
D. Không màu (Màu trắng).
Câu 5: Thanh công cụ nào được sử dụng nhiều nhất trong Inkscape?
A. Bảng màu.
B. Thanh thiết lập chế độ kết dính.
C. Thanh điều khiển thuộc tính.
D. Hộp công cụ.
Câu 6: Phần mở rộng của hình ảnh nào sau đây không thuộc tệp ảnh vector?
A. eps.
B. ai.
C. png.
D. pdf.
Câu 7: Trong đồ họa điểm ảnh, hình ảnh được tạo thành từ các
A. Chấm ảnh.
B. Khung ảnh.
C. Điểm ảnh.
D. Màu ảnh.
Câu 8: Để thêm các đối tượng có sẵn trên hộp công cụ trong Inkscape cần thực hiện theo mấy
bước?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 9: Inkscape có thể có thao tác gì với đối tượng trong Inkscape?
A. Phóng to.
B. Thu nhỏ.
C. Xoay.
D. Tất cả các thao tác trên.
Câu 10: Mỗi hình vẽ bao gồm các
A. Đối tượng đồ họa.
B. Hình đồ họa.
C. Điểm đồ họa.
D. Không bao gồm gì.
Câu 11: Phần mềm nào không là phần mềm đồ họa?
A. Adobe Photoshop.
B. GIMP.
C. Inkscape.
D. Word.
Câu 12: Dạng tệp nào khác biệt với các tệp tin còn lại?
A. png.
B. jpg.
C. svg.
D. bmp.
Câu 13: Đâu không là đặc điểm của đồ hoạ điểm ảnh?
A. Định nghĩa bằng tập điểm.
B. Phù hợp tạo logo, minh hoạ và bản vẽ kĩ thuật,…
C. Phóng to có ảnh hưởng chất lượng hình.
D. Ảnh lớn, độ chi tiết tương ứng kích thước tệp lớn.
Câu 14: Tổ hợp phím tắt để lưu tệp trong phần mềm Inkscape là gì?
A. File/New.
B. Ctrl + S.
C. Ctrl + N.
D. Tất cả các tổ hợp phím trên đều đúng.
Câu 15: Cần thiết kế một bộ sản phẩm bút, sổ danh thiếp, … nên dùng phần mềm nào?
A. Paint.
B. Power Point.
C. Inkscape.
D. Photoshop.
Câu 16: Hộp công cụ (Tool box) trong màn hình làm việc Inkscape chứa các công cụ gì?
A. Chứa các lệnh thường dùng liên quan đến tệp tin, các lệnh tạo và biến đổi đổi tượng.
B. Chứa các công cụ để khởi tạo, vẽ, điều chỉnh các đối tượng đồ hoạ. Đây là các công cụ làm
việc chính, cơ bản của phần mềm.
C. Chứa thuộc tính của đối tượng đang được lựa chọn, các thuộc tính thay đổi tuỳ theo đối tưọng
đang chọn.
D. Chứa các màu có sẵn để thiết lập màu tô và màu vẽ của đối tượng.
Câu 17: Có thể tạo tệp mới trong Inkscape bằng cách nào?
A. Lệnh File/New.
B. Tổ hợp phím Ctrl + N.
C. Cả A và B.
D. Tổ hợp phím Ctrl + O.
Câu 18: Thành phần nào trong màn hình làm việc của Inkscape có chứa các lệnh thường dùng
liên quan đến tệp tin, các lệnh tạo và biến đổi đổi tượng?
A. Thanh bảng chọn (Menu bar).
B. Hộp công cụ (Tool box).
C. Thanh điều khiển thuộc tính (Tool control bar).
D. Vùng làm việc (Canvas).
Câu 19: Có mấy loại đồ họa cơ bản?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 20: Có mấy cách để chọn nhiều hơn một đối tượng trên vùng làm việc của Inkscape?
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 5.
Câu 21: Inkscape là phần mềm
A. miễn phí để tạo, chỉnh sửa sản phẩm đồ họa vectơ.
B. chỉnh sửa văn bản.
C. chỉnh sửa video.
D. độc hại.
Câu 22: Trong chương trình Tin học 10 Kết nối tri thức phần mềm thiết kế đồ họa có bao nhiêu
loại?
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 23: Kích thước tập tin ảnh vectơ so với kích thước ảnh bitmap như thế nào?
A. Kích thước tập tin ảnh vectơ lớn hơn.
B. Kích thước tập tin ảnh vectơ nhỏ hơn.
C. Kích thước tập tin ảnh vectơ bằng với kích thước ảnh bitmap.
D. Đáp án khác.
Câu 24: Quá trình thiết kế các thông điệp truyền thông bằng hình ảnh; giải quyết vấn đề thông
qua sự kết hợp hình ảnh, kiểu chữ với ý tưởng để truyền tải thông tin đến người xem gọi là?
A. Thiết kế ảnh.
B. Thiết kế quảng cáo.
C. Thiết kế ý tưởng.
D. Thiết kế đồ họa.
BÀI 16. NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH BẬC CAO VÀ PYTHON
Câu 1: Phần mở rộng nào sau đây là đúng của tệp Python?
A .python. B .pl. C. py. D .p.
Câu 2: Giá trị của biểu thức Python sau sẽ là bao nhiêu?
6–6/2+4*5–6/2
A. 17. B. 20. C. 18. D. 19.
Câu 3: Thế nào là chương trình dịch?
A. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao
thành chương trình thực hiện được trên máy tính cụ thể.
B. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc thấp
thành ngôn ngữ bậc cao.
C. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ ngôn ngữ máy sang
ngôn ngữ lập trình cụ thể.
D. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ máy sang hợp ngữ.
Câu 4: Tên nào dưới đây trong ngôn ngữ Python là đặt sai theo quy cách?
A. Bai#1. B. Bai1. C. _Bai 1. D. Bai1_.
Câu 5: Ai đã phát triển Ngôn ngữ lập trình Python?
A. Wick van Rossum. C. Guido van Rossum.
B. Rasmus Lerdorf. D. Niene Stom.
Câu 6: Người tạo ra phiên bản đầu tiên của ngôn ngữ lập trình Python là người nước nào?
A. Hà Lan. B. Đức. C. Pháp. D. Bỉ.
Câu 7: Câu lệnh sau bị lỗi ở đâu?
>>> 3 + * 5
A. 3 . B. + hoặc *. C. *. D. Không có lỗi.
Câu 8: Dùng câu lệnh print và kí tự nào để viết được đoạn văn xuống dòng giữa xâu?
A. Cặp dấu nháy đơn. C. Cặp dấu nháy kép.
B. Cặp ba dấu nháy kép. D. Không thể thực hiện được.
Câu 9: Ngôn ngữ nào sau đây không phải ngôn ngữ bậc cao?
A. C/C++. B. Assembly. C. Python. D. Java.
Câu 10: Thứ tự thực hiện các phép tính trong Python ở đáp án nào đúng?
A. /, -, +, *. B. (*, /), (+, -). C. Từ trái sang phải. D. (+, -), (*, /).
Câu 11: Để kết thúc một phiên làm việc trong python, ta có thể?
A. Nháy dấu X góc bên phải màn hình. C. Sử dụng câu lệnh Exit.
B. Gõ câu lệnh quit() rồi ấn Enter D. Cả ba cách làm trên đều đúng.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng về chương trình?
A. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao nói chung không phụ thuộc vào loại máy.
B. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao nói chung phụ thuộc vào loại máy.
C. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao nói chung phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
D. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc thấp nói chung không phụ thuộc vào loại máy.
Câu 13: Giá trị của biểu thức Python sau sẽ là bao nhiêu?
4 + 15 / 5
A. 7. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 14: Chương trình Python là một tệp văn bản có đuôi mặc định là gì?
A. .pas. B. .py. C. .exe. D. .doc.
Câu 15: Output của lệnh sau là
print(1+ 2 + 3+ 4)
A. 10. B. 15. C. 1 + 2 + 3 + 4. D. 1 + 2 + 3.
BÀI 17. BIẾN VÀ LỆNH GÁN
Câu 1: Trong Python câu lệnh gán có dạng như thế nào?
A. < tên biến > :=< biểu thức >. C. < tên biến > ==<biểu thức >.
B. < tên biến >!=< biểu thức >. D. < tên biến > =< biểu thức >.
Câu 2: Cho đoạn chương trình sau:
a=10 print(a)
Biến a thuộc dữ liệu kiểu
A. int. B. float. C. bool. D. str.
Câu 3: Đâu là quy tắc đúng khi đặt tên biến cho Python?
A. Tên biến có thể bắt đầu bằng dấu gạch dưới “_”
B. Có thể sử dụng keyword làm tên biến
C. Tên biến có thể bắt đầu bằng một chữ số
D. Tên biến có thể có các kí hiệu @, #, %, &,…
Câu 4: Trường hợp nào sau đây không phải lệnh gán trong python?
A. cd = 50. B. a = a * 2. C. a = 10. D. a + b = 100.
Câu 5: Biến k thuộc số kiểu thực, cách khai báo nào sau đây là sai?
A. t=float. B. t:float. C. t=8.2. D. t=6.5.
Câu 6: Từ khoá của một ngôn ngữ lâp trình là
A. là những từ dành riêng. C. có thể đặt tên cho biến.
B. cho một mục đích sử dụng nhất định. D. Cả A và B
Câu 7: Cho đoạn chương trình sau:
kt=False print(kt)
Biến kt thuộc dữ liệu kiểu
A. int. B. float. C. bool. D. str.
Câu 8: Để viết 3 mũ 4 trong Python chọn
A. 3**4. B. 3//4. C. 3*3+3*3. D. 3%4.
Câu 9: Biến f thuộc kiểu nguyên, cách khai báo nào sau đây là đúng?
A. f=True. B. f=4.5. C. f=8. D. f=bool.
Câu 10: Tên biến nào sau đây là đúng trong Python?
A. –tich. B. tong@. C. 1_dem. D. ab_c1.
Câu 11: Chuyển biểu thức sau sang python (2x+1)/(x+2)
A. 2*x+1/x+2. B. (2*x+1)/(x+2). C. (2*x+1)(x+2). D. (2*x+1) :(x+2).
Câu 12: Trong ngôn ngữ lập trình Python, từ khoá và tên
A. Có ý nghĩa như nhau. C. Có thể trùng nhau.
B. Người lập trình phải tuân theo quy tắc đặt tên. D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 13: Trong ngôn ngữ lập trình Python, câu lệnh nào sau đây là khai báo biến?
A. n = 50. B. n==50. C. n>50. D. n!=50.
Câu 14: Tìm lỗi sai trong khai báo biến nguyên Max sau đây?
Max = 2021:
A. Dư dấu (=).B. Tên biến trùng với từ khoá. C. Dư dấu (:). D. Câu lệnh đúng.
Câu 15: Kết quả khi thực hiện câu lệnh sau:
>>>10 - 5 ** 2 + 8//3 +2
A. -11. B. 11. C. 7. D. Câu lệnh bị lỗi.
BÀI 18. CÁC LỆNH VÀO RA ĐƠN GIẢN
Câu 1: Kết quả của dòng lệnh sau
>>> x, y, z = 10, “10”, 10
>>> type(z)
A. int. B. float. C. double. D. str.
Câu 2: Kết quả của câu lệnh sau là gì?
>>>str(3+4//3)
A. “3+4//3”. B. “4”. C. 4. D. ‘4’.
Câu 3: Để đưa ra màn hình số 3,4 mỗi số trên 1 dòng ta dùng lệnh gì?
A. print(‘3,4’). C. print(‘3’) print(‘4’).
B. print(‘3’,end=’’) print(‘4’). D. print(‘3’) (‘4’).
Câu 4: Câu lệnh nào dùng để đưa dữ liệu từ bàn phím vào?
A. print(). B. input(). C. nhap(). D. enter().
Câu 5: Câu lệnh sau bị lỗi không?
>>>int(10.5)
A. Không có lỗi. B. Câu lệnh có lỗi. C. Không xác định. D. Tất cả đều sai.
Câu 6: Kết quả của dòng lệnh sau
>>>x=6.7
>>>type(x)
A. int. B. float. C. string. D. double.
Câu 7: Để nhập giá trị số thực cho biến x bạn An viết câu lệnh như sau
>>>x = input(“Nhập số thực x: ”)
Câu lệnh trên đúng theo yêu cầu đặt ra chưa?
A. Chương trình chạy đúng.
B. Chương trình báo lỗi không chạy.
C. Không xác định được lỗi.
D. Chương trình vẫn chạy nhưng không đúng yêu cầu đặt ra.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Lệnh input() có chức năng nhập dữ liệu từ thiết bị chuẩn vào bàn phím.
B. Bàn phím là thiết bị chuẩn duy nhất.
C. Nội dung nhập có thể là số.
D. Kết quả của lệnh input() là một xâu kí tự.
Câu 9: Để nhập vào 2 số thực a,b mỗi số trên 1 dòng trong Python ta dùng lệnh nào dưới đây?
A. a=int(input()) b=int(input()). C. a,b=map(int,input().split()).
B. a=float(input()) b=float(input()). D. a,b=map(float,input().split()).
Câu 10: Để đưa ra màn hình dòng chữ “xin chào” trong Python ta dùng lệnh gì?
A. print(xin chao). B. print(‘xin chao’). C. input (xin chao). D. input(‘xin
chao’).
Câu 11: Lệnh nào dùng để nhận biết kiểu dữ liệu của biến trong python?
A. type(). B. int(). C. size(). D. abs().
Câu 12: Viết chương trình nhập vào 4 số và tính tổng của chúng. Các dòng lệnh số mấy bị sai?
a = int(input(“Nhập số a”))
b = float(input(“Nhập số b”))
c = int(input(“Nhập số c”))
d = input(“Nhập số d”)
print(“Tổng là: ”, a+b+c+d)
A. Dòng 1, 2. B. Dòng 2, 4. C. Dòng 3, 5. D. Dòng 4.
Câu 13: Trong các lệnh sau những lệnh nào sẽ báo lỗi?
A. int(“12+45”). B. float(123.56). C. float(“123,5.5”). D. Câu lệnh A và C sẽ báo lỗi.
Câu 14: Đưa dữ liệu ra màn hình dùng thủ tục nào?
A. print(). B. input(). C. type(). D. abs().
Câu 15: Muốn nhập vào 2 số nguyên a, b mỗi số trên 1 dòng trong Python ta dùng lệnh gì?
A. a=int(input()) b=int(input()). C. a,b=map(int,input().split()).
B. a=float(input()) b=float(input()). D. a,b=map(float,input().split()).

You might also like