You are on page 1of 17

500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TIN HỌC 10

(THUD VÀ KHMT - BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC)


Bài 1: Thông tin và xử lí thông tin
Câu 1. Thông tin khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung đó là:
A. Văn bản.
B. Âm thanh.
C. Hình ảnh.
D. Dãy bit.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: D
Thông tin khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung là các dãy bit để máy tính
có thể nhận biết và xử lí được. Máy tính truy cập tới bộ nhớ theo từng nhóm bit.
Câu 2. Quá trình xử lí thông tin gồm các bước nào?
A. Tiếp nhận dữ liệu, xử lí dữ liệu, đưa ra kết quả.
B. Tiếp nhận thông tin, xử lí thông tin, đưa ra kết quả.
C. Tiếp nhận thông tin, chuyển thành dữ liệu, tính toán dữ liệu, đưa ra kết quả.
D. Cả ba đáp án đều sai.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: A
Trong tin học, dữ liệu là thông tin được đưa vào máy tính để máy tính có thể nhận biết và xử lí được.
Trong máy tính, xử lí thông tin chính là xử lí dữ liệu. Quá trình xử lí thông tin gồm ba bước: tiếp nhận
dữ liệu, xử lí dữ liệu, đưa ra kết quả.
Câu 3. Thông tin là gì?
A. Các văn bản và số liệu.
B. Tất cả những gì mang lại cho chúng ta hiểu biết.
C. Văn bản, hình ảnh, âm thanh.
D. Hình ảnh, âm thanh.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: B
Thông tin là tất cả những gì mang lại cho chúng ta hiểu biết, thông tin gắn với quá trình nhận thức.
Câu 4. Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. 1MB = 1024KB.
B. 1PB = 1024 GB.
C. 1ZB = 1024PB.
D. 1Bit = 1024B.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: A
1MB = 210KB =1024KB
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quan hệ giữa thông tin và dữ liệu?
A. Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính.

1 Trang
B. Thông tin là ý nghĩa của dữ liệu.
C. Thông tin và dữ liệu có tính độc lập tương đối.
D. Thông tin không có tính toàn vẹn.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: D
Thông tin có tính toàn vẹn. Dữ liệu không đầy đủ có thể làm thông tin sai lệch, thậm chí không xác
định được.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là phù hợp nhất về khái niệm bit?
A. Chính chữ số 1.
B. Một số có 1 chữ số.
C. Đơn vị đo khối lượng kiến thức.
D. Đơn vị đo lượng thông tin.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: D
Đơn vị đo lượng thông tin cơ bản là bit. Ngoài ra còn có các đơn vị đo thông tin khác như: B, KB, MB,
GB, TB, PB.
Câu 7. Mã hoá thông tin có mục đích gì?
A. Để thay đổi lượng thông tin.
B. Để chuyển thông tin về dạng câu lệnh của ngôn ngữ máy.
C. Làm cho thông tin phù hợp với dữ liệu trong máy.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: D
Muốn máy tính hiểu được những thông tin đưa vào máy con người cần phải mã hóa thông tin dưới
dạng các câu lệnh của ngôn ngữ máy làm cho thông tin phù hợp với dữ liệu trong máy và thay đổi
lượng thông tin đó.
Câu 8. Đơn vị đo lượng thông tin cơ sở là:
A. Bit.
B. GHz.
C. GB.
D. Byte.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: A
Đơn vị đo lượng thông tin cơ bản là bit. Ngoài ra còn có các đơn vị đo thông tin khác như: B, KB, MB,
GB, TB, PB.
Câu 9. Bản chất quá trình mã hóa thông tin?
A. Chuyển dãy hệ nhị phân về hệ đếm khác.
B. Đưa thông tin vào máy tính.
C. Chuyển thông tin về bit nhị phân.
D. Nhận dạng thông tin.

2 Trang
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: B
Mã hoá thông tin là quá trình đưa thông tin vào máy tính để lưu trữ, xử lí được thông tin, thông tin phải
biến đổi thành dãy bit.
Câu 10. Chọn phát biểu đúng trong các câu sau:
A. Dữ liệu là thông tin.
B. RAM là bộ nhớ ngoài.
C. Đĩa mềm là bộ nhớ trong.
D. Một byte có 8 bits.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: D
- Bộ nhớ trong gồm RAM và ROM → loại B.
- Bộ nhớ ngoài gồm: đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash… → loại C.
- Dữ liệu là thông tin được mã hóa trong máy tính → loại A.
Câu 11. 1 byte có thể biểu diễn ở bao nhiêu trạng thái khác nhau:
A. 65536.
B. 256.
C. 255.
D. 8.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: B
1 byte = 8 bit. Vậy 1 byte có thể biểu diễn các trạng thái khác nhau là 28 = 256 trạng thái.
Câu 12. Chọn câu đúng trong các câu dưới đây?
A. Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào trong máy tính.
B. CPU là vùng nhớ đóng vai trò trung gian giữa bộ nhớ và các thanh ghi.
C. Đĩa cứng là bộ nhớ trong.
D. 8 bytes = 1 bit.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: A
Tất cả các thông tin từ bên ngoài đưa vào trong máy tính đều được gọi là dữ liệu.
Câu 13. Hãy chọn phương án ghép đúng: Hệ đếm nhị phân được sử dụng phổ biến trong tin học vì….
A. Dễ biến đổi thành dạng biểu diễn trong hệ đếm 10.
B. Là số nguyên tố chẵn duy nhất.
C. Một mạch điện có hai trạng thái (có điện/không có điện) có thể dùng để thể hiện tương ứng "1", "0".
D. Dễ dùng.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: C
Hệ nhị phân được chọn bởi vì nó khá dễ dàng khi phân biệt sự hiện diện hay vắng mặt của 1 tín hiệu
điện tại 1 thời điểm nào đó. Điều này càng trở nên đáng giá khi máy tính phải xử lý hàng tỷ tỷ các tín
hiệu này mỗi giây.
Câu 14. Chọn phát biểu sai trong các câu sau:

3 Trang
A. Máy tính xử lí đồng thời nhiều byte chứ không xử lí từng byte.
B. Các bộ phận của máy tính nối với nhau bởi các dây dẫn gọi là các tuyến.
C. Máy tính xử lí đồng thời một dãy bit chứ không xử lí từng bit.
D. Modem là một thiết bị hỗ trợ cho cả việc đưa thông tin vào và lấy thông tin ra.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: A
Trong quá trình xử lí dữ liệu, máy tính chỉ xử lí từng byte.
Câu 15. Hãy chọn phương án ghép đúng: Mã hóa thông tin thành dữ liệu là quá trình…
A. Chuyển thông tin bên ngoài thành thông tin bên trong máy tính.
B. Chuyển thông tin về dạng mà máy tính có thể xử lí được.
C. Chuyển thông tin về dạng mã ASCII.
D. Thay đổi hình thức biểu diễn để người khác không hiểu được.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: B
Để máy tính có thể xử lí được thông tin thì cần phải có một quá trình, đó là mã hóa thông tin thành dữ
liệu, mà dữ liệu này phải là loại dữ liệu máy tính có thể xử lí được.
Bài 2: Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội
Câu 1. Chọn nhóm từ thích hợp điền vào đoạn sau: Ngành tin học gắn liền với…… và ……máy tính
điện tử.
A. Tiêu thụ, sự phát triển.
B. Sự phát triển, tiêu thụ.
C. Sử dụng, tiêu thụ.
D. Sự phát triển, sử dụng.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: D
Ngành tin học gắn liền với sự phát triển và sử dụng máy tính điện tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất,
phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin.
Câu 2. Loại công cụ nào gắn liền với nền văn minh thông tin?
A. Máy phát điện.
B. Máy tính điện tử.
C. Đồng hồ.
D. Động cơ hơi nước.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: B
Nhắc đến máy tính điện tử là người ta nghĩ ngay tới những khả năng tuyệt vời của nó mang lại cho con
người như lưu trữ và xử lí thông tin một cách nhanh gọn, chính xác... Vì vậy nền văn minh thông tin
luôn gắn liền với máy tính điện tử.
Câu 3. Trong những tình huống nào sau đây, máy tính thực thi công việc tốt hơn con người?
A. Khi dịch một tài liệu.
B. Khi thực hiện một phép toán phức tạp.

4 Trang
C. Khi chuẩn đoán bệnh.
D. Khi phân tích tâm lí một con người.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: B
Các công việc con người có thể làm tốt hơn máy tính là khi phân tích tâm lí một con người, chuẩn đoán
bệnh, dịch một tài liệu. Vì vậy máy tính thực thi công việc tốt hơn con người là khi thực hiện một phép
toán phức tạp.
Câu 4. Phát biểu nào dưới đây về khả năng của máy tính là phù hợp nhất?
A. Lập trình và soạn thảo văn bản.
B. Công cụ xử lí thông tin.
C. Giải trí.
D. Tất cả phương án trên.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: D
Khả năng của máy tính là:
+ Giải trí như nghe nhạc, chơi game, xem phim…
+ Công cụ xử lí thông tin: nhập xuất, lưu trữ, tìm kiếm thông tin…
+ Lập trình và soạn thảo văn bản.
Câu 5. Đặc thù của ngành tin học là gì?
A. Quá trình nghiên cứu và ứng dụng các công cụ tính toán.
B. Quá trình nghiên cứu và xử lí thông tin một cách tự động.
C. Quá trình nghiên cứu và triển khai các ứng dụng không tách rời việc phát triển và sử dụng máy tính
điện tử.
D. Quá trình nghiên cứu và xử lí thông tin.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: C
Mỗi một ngành khoa học đều có một số đặc thù riêng. Trong đó, đặc thù của ngành tin học là quá trình
nghiên cứu và triển khai các ứng dụng không tách rời việc phát triển và sử dụng máy tính điện tử.
Câu 6. Chọn phương án ghép đúng nói về thuật ngữ tin học trong các câu sau: Tin học là…
A. Lập chương trình cho máy tính.
B. Máy tính và các công việc liên quan đến máy tính điện tử.
C. Áp dụng máy tính trong các hoạt động xử lý thông tin.
D. Ngành khoa học về xử lý thông tin tự động dựa trên máy tính điện tử.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: D
Tin học là một ngành khoa học công nghệ nghiên cứu về các phương pháp nhập/xuất, lưu trữ, truyền,
xử lí thông tin một cách tự động dựa trên máy tính điện tử, sử dụng máy tính và ứng dụng vào hầu hết
các lĩnh vực của xã hội.
Câu 7. Phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Máy tính tốt là máy tính nhỏ, gọn và đẹp.

5 Trang
B. Máy tính ra đời làm thay đổi phương thức quản lí và giao tiếp trong xã hội.
C. Các chương trình trên máy tính ngày càng đáp ứng được nhiều ứng dụng thực tế và dễ sử dụng hơn.
D. Giá thành máy tính ngày càng hạ nhưng tốc độ, độ chính xác của máy tính ngày càng cao.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: A
Máy tính tốt là máy tính nhỏ, gọn và đẹp là sai vì tiêu chuẩn chính để đánh giá máy tính tốt là tốc độ,
độ chính xác, dung lượng bộ nhớ và chất lượng màn hình.
Câu 8. Máy tính trở thành công cụ lao động không thể thiếu được trong xã hội hiện đại vì:
A. Máy tính tính toán cực kì nhanh và chính xác.
B. Máy tính là công cụ soạn thảo văn bản và cho ta truy cập vào Internet để tìm kiếm thông tin.
C. Máy tính giúp cho con người giải tất cả các bài toán khó.
D. Máy tính cho ta khả năng lưu trữ và xử lý thông tin.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: D
Máy tính trở thành công cụ lao động không thể thiếu được trong xã hội hiện đại vì máy tính cho ta khả
năng lưu trữ và xử lý thông tin. Ban đầu máy tính ra đời với mục đích giúp đỡ cho việc tính toán thuần
túy. Song thông tin ngày càng nhiều và ngày càng đa dạng đã thúc đẩy con người không ngừng cải tiến
máy tính để phục vụ cho nhu cầu lưu trữ và xử lí thông tin của con người.
Câu 9. Tin học là một ngành khoa học vì đó là ngành:
A. Có nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng.
B. Được sinh ra trong nền văn minh thông tin.
C. Sử dụng máy tính điện tử.
D. Nghiên cứu máy tính điện tử.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: A
Tin học là một ngành khoa học vì giống như các ngành khoa học khác nó cũng có nội dung, mục tiêu,
phương pháp nghiên cứu riêng.
Câu 10. Đặc điểm nổi bật của xã hội hiện nay là gì?
A. Sự ra đời của máy cơ khí.
B. Sự ra đời của máy tính điện tử.
C. Sự ra đời của máy bay.
D. Cả A, B, C.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: B
Đặc điểm nổi bật của xã hội hiện nay là sự ra đời của máy tính điện tử vì máy tính đã xuất hiện ở khắp
nơi, khắp các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, chúng hỗ trợ hoặc thay thế hoàn toàn con người.
Câu 11. Những ưu việt của máy tính điện tử là gì?
A. Các máy tính có thể liên kết với nhau thành một mạng và các mạng máy tính tạo ra khả năng thu
thập và xử lí thông tin rất tốt.
B. Máy tính có thể lưu trữ một lượng lớn thông tin trong một không gian rất hạn chế.

6 Trang
C. Máy tính có thể làm việc đến 7/24 giờ.
D. Cả A, B.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: D
Trong quá trình hoạt động, các máy tính có thể liên kết với nhau thành một mạng và các mạng máy tính
tạo ra khả năng thu thập và xử lí thông tin rất tốt, và có thể lưu trữ một lượng lớn thông tin trong một
không gian rất hạn chế.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Máy tính là sản phẩm trí tuệ duy nhất của con người.
B. Học tin học là học sử dụng máy tính.
C. Máy tính có thể thay thế hoàn toàn cho con người trong việc xử lý thông tin.
D. Con người phát triển toàn diện của xã hội hiện đại là con người phải có hiểu biết về tin học.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: D
- Sản phẩm trí tuệ của con người có rất nhiều sản phẩm khác nhau ⇒ loại A.
- Học tin học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lưu trữ và
xử lý thông tin của một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng (ảo) ⇒ loại B.
- Có nhiều loại thông tin mà chỉ con người mới có thể xử lí được, ví dụ như cảm xúc, …⇒ loại C.
Câu 13. Sức mạnh của máy tính phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Khả năng tính toán nhanh của nó.
B. Giá thành ngày càng rẻ.
C. Khả năng và sự hiểu biết của con người.
D. Khả năng lưu trữ lớn.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: C
Con người tạo ra máy tính nên sức mạnh của máy tính phụ thuộc vào khả năng và sự hiểu biết của con
người.
Câu 14. Theo em, hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay là gì?
A. Khả năng lưu trữ còn thấp so với nhu cầu.
B. Giá thành vẫn còn đắt so với đời sống hiện nay.
C. Kết nối mạng internet còn chậm.
D. Không có khả năng tư duy toàn diện như con người.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: D
Dù xử lí được nhiều thông tin nhưng máy tính không thể có khả năng tư duy toàn diện như con người.
Câu 15. Thiết bị nào dưới đây là thiết bị thông minh:
A. Đồng hồ kết nối với điện thoại qua Bluetooth.
B. Cân.
C. Ổ cắm.
D. Khóa đa năng.

7 Trang
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: A
Thiết bị thông minh là thiết bị điện tử có thể hoạt động tự chủ không cần sự can thiệp của con người, tự
thích ứng với hoàn cảnh và có khả năng kết nối với các thiết bị khác để trao đổi dữ liệu.
⇒ Đồng hồ kết nối với điện thoại qua Bluetooth là thiết bị thông minh.
Bài 3: Một số kiểu dữ liệu và dữ liệu văn bản
Câu 1. Tìm phát biểu chính xác nhất khi nói về biểu diễn thông tin:
A. Biểu diễn thông tin là cách mã hoá thông tin.
B. Biểu diễn thông tin là cách mã hoá thông tin thành dữ liệu nhị phân.
C. Biểu diễn thông tin là cách mã hoá thông tin thành thông tin nhị phân.
D. Biểu diễn thông tin là biến đổi thông tin thành dữ liệu nhị phân.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: B
Biểu diễn thông tin là cách mã hoá thông tin thành dữ liệu nhị phân.
Câu 2. Tìm phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A. Khi đưa vào máy tính thông tin chuyển thành dữ liệu.
B. Dữ liệu là số có thể tính toán và so sánh.
C. Dữ liệu là văn bản không thể tách so sánh được.
D. Biểu diễn thông tin là mã hoá thông tin.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: C
Dữ liệu dạng văn bản có thể tách, ghép, so sánh.
Câu 3. Đâu không phải kiểu dữ liệu thường gặp?
A. Văn bản.
B. Số.
C. Lôgic.
D. Bit.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: D
Các kiểu dữ liệu thường găp: số, văn bản, đa phương tiện, lôgic.
Câu 4. Tác dụng của việc phân loại dữ liệu là gì?
A. Tạo điều kiện thuận lợi cho xử lí thông tin.
B. Có cách biểu diễn phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lí thông tin.
C. Dễ gọi tên và phân biệt.
D. Xử lí thông tin chính xác.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: B
Phân loại dữ liệu có cách biểu diễn phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lí thông tin.
Câu 5. Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau?
1) Ban đầu bảng mã ASCII thể hiện đúng 128 kí tự.
2) Bảng mã ASCII mở rộng dùng 8 bit để biểu diên mọi kí tự.

8 Trang
3) Bảng mã ASCII dùng 3 byte để biểu diễn nguyên âm.
4) Mọi kí tự đều biểu diễn bằng 1 byte trong bảng mã ASCII.
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: B
Phát biểu đúng : 1.
Câu 6. Trong bảng mã Unicode Tiếng Việt, mỗi kí tự được biểu diễn bởi bao nhiêu byte?
A. 1 byte.
B. 2 byte.
C. Từ 1 đến 3 byte.
D. 3 byte.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: C
Kí tự la tinh không dấu: 1 byte, nguyên âm có dấu: 2 byte, kí tự Đ và 3 byte với một số ít kí tự đặc biệt.
Câu 7. Trong chương trình THPT, các kiểu dữ liệu nào được đề cập?
A. Văn bản, số.
B. Lôgic.
C. Đa phương tiện.
D. Cả A, B, C.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: D
Trong chương trình THPT, các kiểu dữ liệu được đề cập là văn bản, số, lôgic, đa phương tiện như hình
ảnh, ….
Câu 8. Trong bảng chữ cái La tinh không có kí tự nào sau đây?
A. G.
B. H.
C. Đ.
D. L.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: C
Chữ Đ không có trong bảng chữ cái La tinh.
Câu 9. Việt Nam ban hành sử dụng UTF-8 từ năm nào?
A. 2015.
B. 2016.
C. 2017.
D. 2018.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: C

9 Trang
Năm 2017 ở Việt Nam ban hành sử dụng UTF-8 để biểu diễn các kí tự tiếng Việt trong máy tính.
Câu 10. Tệp văn bản là định dạng lưu trữ ở bộ nhớ nào?
A. Bộ nhớ ngoài.
B. Bộ nhớ trong.
C. Cả hai bộ nhớ.
D. Không có bộ nhớ nào.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: A
Tệp văn bản có định dạng lưu trữ bộ nhớ ngoài.
Câu 11. Bảng mã ASCII mở rộng sử dụng mấy bit để biểu diễn 1 ký tự?
A. 8.
B. 16.
C. 32.
D. 256.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: A
Bảng mã ASCII mở rộng sử dụng 8 bit để biểu diễn 1 ký tự.
Câu 12. Tại sao cần có Unicode?
A. Để đảm bảo bình đẳng cho mọi quốc gia trong ứng dụng tin học.
B. Bảng mã ASCII mã hóa mỗi kí tự bởi 1 byte. Giá thành thiết bị lưu trữ ngày càng rẻ nên không cần
phải sử dụng các bộ kí tự mã hóa bởi 1 byte.
C. Dùng một bảng mã chung cho mọi quốc gia, giải quyết vấn đề thiếu vị trí cho bộ kí tự của một số
quốc gia, đáp ứng nhu cầu dùng nhiều ngôn ngữ đồng thời trong cùng một ứng dụng.
D. Dùng cho quốc gia sử dụng chữ tượng hình.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: C
Unicode là bảng mã dùng chung cho mọi quốc gia, giải quyết vấn đề thiếu vị trí cho bộ kí tự của một số
quốc gia, đáp ứng nhu cầu dùng nhiều ngôn ngữ đồng thời trong cùng một ứng dụng.
Câu 13. Việc mã hóa thông tin thành dữ liệu nhị phân gọi là
A. Mã hóa thông tin.
B. Biểu diễn thông tin.
C. Xử lý thông tin.
D. Cung cấp thông tin.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: B
Việc mã hóa thông tin thành dữ liệu nhị phân gọi là mã hóa thông tin.
Câu 14. Biểu diễn thông tin là bước thứ mấy để đưa thông tin vào máy tính?
A. Thứ nhất.
B. Thứ hai.
C. Thứ 3.

10 Trang
D. Thứ 4.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: A
Biểu diễn thông tin là bước thứ nhất để đưa thông tin vào máy tính.
Câu 15. Trong bảng mã Unicode tiếng việt, mỗi kí tự được biểu diễn bởi bao nhiêu byte?
A. 1.
B. 4.
C. 8.
D. 32.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: A
UTF-8 tương đương 8 bit hay 1 byte.
Bài 4: Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên
Câu 1. Dãy bit nào dưới đây là biểu diễn nhị phân của số “ 3 ” trong hệ thập phân?
A. 11.
B. 101.
C. 001.
D. 01.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: A
11 là biểu diễn nhị phân của số “3” trong hệ nhị phân.
Câu 2. Số biểu diễn trong hệ nhị phân 100112 có giá trị thập phân là:
A. 17.
B. 18.
C. 19.
D. 20.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: C
Số biểu diễn trong hệ nhị phân 100112 có giá trị thập phân là 19.
10011 = 1×24 + 0×23 + 0×22 + 1×22 + 1×20.
Câu 3. Phương pháp nào để biểu diễn số trong máy tính?
A. Dấu phẩy tĩnh.
B. Dấu phẩy động.
C. Không có.
D. Cả A và B.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: D
Phương pháp để biểu diễn số trong máy tính là dấu phẩy tĩnh và động.
Câu 4. Hệ nhị phân dùng những chữ số nào?
A. 0 và 1.
B. 1 và 2.

11 Trang
C. 2 và 3.
D. 0 và -1.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: A
Hệ nhị phân dùng 2 chữ số 0 và 1.
Câu 5. Phép cộng trong hệ nhị phân được thực hiện như thế nào?
A. Tương tự như hệ thập phân.
B. Khác với hệ thập phân.
C. Ngược với hệ thập phân.
D. Từ trái sang phải.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: A
Phép cộng trong hệ nhị phân được thực hiện tương tự như hệ thập phân.
Câu 6. Kết quả của phép cộng 100002 + 1002 là?
A. 110002.
B. 100102.
C. 101002.
D. 100002.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: C
Phép cộng trong hệ nhị phân được thực hiện tương tự như hệ thập phân.
Câu 7. Các tính toán số học trên máy tính dùng hệ số nào?
A. Hệ thập phân.
B. Hệ thập lục phân.
C. Hệ nhị phân.
D. Cả 3 đáp án trên.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: C
Các tính toán số học trên máy tính dùng hệ số nhị phân.
Câu 8. Kết quả của phép nhân 11012 x 1012 là?
A. 1000002.
B. 1010102.
C. 10101012.
D. 10000012.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: D
11012 x 1012=10000012.
Câu 9. Số nào trong hệ thập phân biểu diễn được bằng 2 số khác nhau ở hệ nhị phân?
A. Số 0.
B. Số 1.
C. Số âm.

12 Trang
D. Không có số nào.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: D
Mỗi số hệ thập phân chỉ biểu diễn bằng 1 số ở hệ nhị phân.
Câu 10. Muốn phân biệt các số ở hệ cơ số khác nhau người ta làm như thế nào?
A. Viết thêm chỉ số dưới.
B. Viết thêm chỉ số trên.
C. Mở ngoặc ở bên cạnh.
D. Chú thích sau khi viết.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: A
Muốn phân biệt các số ở hệ cơ số khác nhau người ta viết thêm chỉ số dưới.
Ví dụ : Số 19 được biểu diễn trong hệ thập phân là 1910, trong hệ nhị phân là 100112.
Câu 11. Trong hệ thập phân, mỗi số đều có thể biểu diễn dưới dạng tổng các lũy thừa của số mấy?
A. Số 1.
B. Số 2.
C. Số 16.
D. Số 10.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: D
Trong hệ thập phân, mỗi số đều có thể biểu diễn dưới dạng tổng các lũy thừa của số 10.
Câu 12. Số 62010 khi biểu diễn sang hệ nhị phân cần số byte là?
A. 2.
B. 4.
C. 6.
D. 8.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: A
620210 = 10011011002.
⇒ Số 62010 khi biểu diễn sang hệ nhị phân cần 2 byte.
Câu 13. Quy trình thực hiện phép tính trên máy tính đối với số thập phân cần qua mấy bước?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: B
Quy trình thực hiện phép tính trên máy tính đối với số thập phân cần qua 3 bước. Đó là mã hóa dữ
liệu ⇒ Thực hiện phép tính trong hệ nhị phân ⇒ Giải mã kết quả.
Câu 14. Phân tích số 1910 sang hệ thập phân như thế nào?
A. 1×101+ 9×100.

13 Trang
B. 1×21+ 9×20.
C. 9×101+ 1×100.
D. 19×101.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: A
1910=1×101+ 9×100.
Câu 15. Số 1310 phân tích sang hệ nhị phân thành các lũy thừa của 2 như thế nào?
A. 1×23+ 1×22+ 0×21+ 1×20.
B. 0×23+ 0×22+ 1×21+ 1×20.
C. 1×23+ 1×22+ 1×21+ 1×20.
D. 1×23+ 0×22+ 1×21+ 1×20.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: A
1310 = 1×23 + 1×22 + 0×21 + 1×20.
Bài 5: Dữ liệu lôgic
Câu 1. Mệnh đề có tính chất nào sau đây?
A. Chỉ đúng.
B. Chỉ sai.
C. Đúng hoặc sai.
D. Đúng và sai.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: C
Mệnh đề có tính chất hoặc đúng hoặc sai.
Câu 2. Mệnh đề dưới đây, mệnh đề nào đúng?
A. 9 là số nguyên tố.
B. 5 là hợp số.
C. 3,2 là số vô tỉ.
D. 0 không là số nguyên tố, cũng không là hợp số.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: D
3 đáp án A, B, C đều sai.
Câu 3. Các đại lượng lôgic có thể nhận các giá trị nào sau đây?
A. Đúng hoặc Sai.
B. Lớn hơn hoặc nhỏ hơn.
C. Bằng nhau.
D. Không thể nhận giá trị nào.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: A
Các đại lượng lôgic có thể nhận các giá trị Đúng hoặc Sai.
Câu 4. Trong ngôn ngữ lập trình, các biến hay hàm có thể mang giá trị lôgic hay không?
A. Có.

14 Trang
B. Không.
C. Vừa có vừa không.
D. Không thể mang giá trị lôgic.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: A
Trong ngôn ngữ lập trình, các biến hay hàm có thể mang giá trị lôgic.
Câu 5. Phép hội, hay còn gọi là phép nhân lôgic được kí hiệu bởi từ tiếng anh nào?
A. OR.
B. AND.
C. NOT.
D. MORE.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: B
Phép hội là phép toán AND và được kí hiệu bởi dấu ˄.
Câu 6. Phép tuyển (phép cộng lôgic) của 2 mệnh đề đúng cho ra kết quả là gì?
A. Sai.
B. Không có giá trị.
C. Đúng.
D. Sai hoặc Đúng.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: C
Phép tuyển (phép cộng lôgic) của 2 mệnh đề đúng ra giá trị Đúng.
Câu 7. Trong một biểu thức lôgic, phép nào được thực hiện trước tiên?
A. Phép tuyển.
B. Phép hợp.
C. Các phép toán trong dấu ngoặc.
D. Đồng thời tất cả.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: C
Trong một biểu thức lôgic, phép toán trong dấu ngoặc ưu tiên thực hiện trước.
Các phép toán lôgic ˄ và ˅ có độ ưu tiên ngang nhau.
Câu 8. Các giá trị lôgic “Đúng” và “Sai” được thể hiện lần lượt trong đại số lôgic bởi số nào?
A. 0 và 1.
B. 2 và 1.
C. 1 và 0.
D. -1 và 1.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: C
Các giá trị lôgic “Đúng” và “Sai” được thể hiện lần lượt trong đại số lôgic bởi số 1 và 0.
Câu 9. Cần ít nhất bao nhiêu bit để biểu diễn dữ liệu lôgic?
A. 0.

15 Trang
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: B
Cần ít nhất 1 bit để biểu diễn dữ liệu lôgic.
Câu 10. Kết quả của phép hội mệnh đề p và mệnh đề phủ định của p là gì?
A. 1 hoặc 0.
B. Không có kết quả.
C. 1.
D. 0.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: D
Kết quả của phép hội mệnh đề p và mệnh đề phủ định của p luôn luôn là 0.
Câu 11. Trong ngôn ngữ lập trình Python, giá trị đúng thể hiện bởi:
A. Đ.
B. Đúng.
C. 0.
D. Bất kì số nào khác 0.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: D
Trong ngôn ngữ lập trình Python, giá trị đúng thể hiện bởi số bất kì khác 0.
Câu 12. Để biểu diễn dữ liệu lôgic, có ngôn ngữ lập trình dùng 2 kí tự nào sau đây?
A. Đ và S.
B. D và S.
C. T và F.
D. Không sử dụng kí tự nào.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: C
Để biểu diễn dữ liệu lôgic, có ngôn ngữ lập trình dùng 2 kí tự T và F.
Câu 13. Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:
A. 9 là số chính phương.
B. 23 là số nguyên tố.
C. 0 là số tự nhiên nhỏ nhất có 1 chữ số.
D.10 là số nguyên tố và là số tự nhiên nhỏ nhất có 2 chữ số.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: D
3 mệnh đề đầu đúng; 10 là hợp số.
Câu 14. Cho mệnh đề “9 là số nguyên tố”, tìm mệnh đề phủ định của mệnh đề trên?
A. “5 là số nguyên tố”.
B. “9 không phải là số tự nhiên”.

16 Trang
C. “9 là không là số nguyên tố”.
D. “0 là số tự nhiên”.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: C
“9 là không là số nguyên tố” là mệnh đề phủ định.
Câu 15. Tìm mệnh đề hội của 2 mệnh đề: “Nam chăm chỉ” và “Nam học rất giỏi”?
A. Nam chăm chỉ và Nam học rất giỏi.
B. Nam học rất giỏi hoặc Nam chăm chỉ.
C. Nam không chăm chỉ và Nam học rất giỏi.
D. Nam chăm chỉ nhưng Nam không học giỏi.
Hướng dẫn giải thích đáp án: Đáp án đúng là: A
Mệnh đề hội của 2 mệnh đề: “Nam chăm chỉ” và “Nam học rất giỏi” là “Nam chăm chỉ và Nam học rất
giỏi”.

17 Trang

You might also like