You are on page 1of 10

Internet kết nối vạn vật

# Định nghĩa
-Internet Vạn Vật, hay cụ thể hơn là Mạng lưới vạn vật kết nối
Internet hoặc là Mạng lưới thiết bị kết nối Internet (tiếng Anh:
Internet of Things, viết tắt IoT) là một liên mạng, trong đó các
thiết bị, phương tiện vận tải (được gọi là "thiết bị kết nối" và
"thiết bị thông minh"), phòng ốc và các trang thiết bị khác được
nhúng với các bộ phận điện tử, phần mềm, cảm biến, cơ cấu
chấp hành cùng với khả năng kết nối mạng máy tính giúp cho
các thiết bị này có thể thu thập và truyền tải dữ liệu.
-"Vạn Vật", trong khái niệm này, có thể hướng đến đa dạng
thiết bị như máy theo dõi nhịp tim, máy phát đáp vi mạch sinh
học trên gia súc, loài ctenoides ales sinh sống tại vùng nước ven
bờ biển,xe hơi với cảm biến tích hợp, thiết bị phân tích DNA để
quan sát môi trường/thức ăn/mầm bệnh, hoặc thiết bị chuyên
dụng để hỗ trợ lực lượng cứu hỏa trong hoạt động tìm kiếm cứu
nạn. Nhiều luật gia gợi ý "Vạn Vật" nên được xem là "một tổng
thể không thể tách rời của phần cứng, phần mềm, dữ liệu và dịch
vụ mạng".
#Lịch sử
-Một số mốc phát triển của internet vạn vật (IoT)
+)1990: Máy nướng bánh mì được cho là đồ vật đầu tiên được
kết nối internet. John Romkey, một kỹ sư phần mềm tại Mỹ, đã
kết nối chiếc máy nướng bánh mì với máy tính qua internet để
bật nó lên.
+)1999: Thuật ngữ “internet of things được tạo ra bởi Kevin
Ashton khi thuyết trình về một hệ thống cảm biến và nhãn nhận
dạng qua tần số radio (RFID) gắn trên hàng hóa để quản lý
chuỗi cung ứng.
+)2000: LG giới thiệu chiếc tủ lạnh có kết nối internet đầu tiên
trên thế giới với mức giá 20.000 USD.
+)2008: Hội nghị quốc tế đầu tiên về IoT được tổ chức tại
Zurich, Thụy Sĩ.
+)2009: Theo Cisco, đây là thời điểm mà mạng internet vạn vật
thực sự được khai sinh, khi số lượng thiết bị được kết nối
internet vượt dân số thế giới.
+)2013: Từ điển Oxford thêm thuật ngữ “internet of things” vào
hệ thống định nghĩa.
+)2020: Số lượng thiết bị được kết nối internet trên thế giới ước
tính vượt con số 20 tỷ.
+)2025: Dự báo sẽ có 75 tỷ thiết bị IoT trên toàn cầu.
-Năm 1999, Kevin Ashton đã đưa ra cụm từ Internet of Things
nhằm để chỉ các đối tượng có thể được nhận biết cũng như sự
tồn tại của chúng.Khái niệm về cụm từ này trở nên phổ biến qua
Trung tâm Auto-ID ở Viện Công nghệ Massachusetts và các
xuất bản phẩm phân tích thị trường có liên quan. Công nghệ
Nhận dạng qua tần số vô tuyến (tiếng Anh: Radio-frequency
identification, viết tắt: RFID) được Kevin Ashton (một trong
những người sáng lập Auto-ID Center) xem là một điều kiện
tiên quyết cho IoT vào thời điểm đó
-Đến năm 2016, Internet Vạn Vật khẳng định được bước tiến
của mình nhờ sự hội tụ của nhiều công nghệ, bao gồm truyền tải
vô tuyến hiện diện dầy đặc, phân tích dữ liệu thời gian thực, học
máy, cảm biến hàng hóa, và hệ thống nhúngĐiều này có nghĩa là
tất cả các dạng thức của hệ thống nhúng cổ điển, như mạng cảm
biến không dây, hệ thống điều khiển, tự động hóa (bao gồm nhà
thông minh và tự động hóa công trình), vân vân đều đóng góp
vào việc vận hành Internet Vạn Vật (IoT).
# Cách thức vận hành
- Một hệ sinh thái IoT bao gồm các thiết bị web-enabled (web
kích hoạt) thông minh được nhúng vào trong hệ thống, chẳng
hạn như bộ xử lý, cảm biến và phần cứng truyền thông, để thu
thập, gửi và thực hiện hành động trên dữ liệu mà chúng thu thập
được. Dữ liệu thu thập có thể đơn giản là nhiệt độ, độ ẩm... hoặc
phức tạp hơn là video, hình ảnh…
-Các thiết bị IoT chia sẻ dữ liệu cảm biến mà chúng thu thập
được bằng cách kết nối với cổng IoT hoặc thiết bị cảm biến
khác, nơi dữ liệu được gửi lên cloud (đám mây) để phân tích
hoặc phân tích cục bộ. Đôi khi, các thiết bị này giao tiếp với các
thiết bị liên quan khác và hoạt động dựa trên thông tin chúng
nhận được từ nhau. Các thiết bị thực hiện hầu hết công việc mà
không có sự can thiệp của con người, mặc dù mọi người có thể
tương tác với các thiết bị.
-Các giao thức kết nối, mạng và cách thức giao tiếp được sử
dụng với các thiết bị web-enabled này phần lớn phụ thuộc vào
các ứng dụng IoT cụ thể được triển khai.
-IoT cũng có thể tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học để
giúp cho quá trình thu thập dữ liệu trở nên dễ dàng và chủ động
hơn.

-Khả năng định danh độc nhất


+ Điểm quan trọng của IoT đó là các đối tượng phải có thể
được nhận biết và định dạng (identifiable). Nếu mọi đối tượng,
kể cả con người, được "đánh dấu" để phân biệt bản thân đối
tượng đó với những thứ xung quanh thì chúng ta có thể hoàn
toàn quản lý được nó thông qua máy tính. Việc đánh dấu
(tagging) có thể được thực hiện thông qua nhiều công nghệ,
chẳng hạn như RFID, NFC, mã vạch, mã QR, watermark kĩ
thuật số... Việc kết nối thì có thể thực hiện qua Wi-Fi, mạng
viễn thông băng rộng (3G, 4G), Bluetooth, ZigBee, hồng ngoại...
-Ngoài những kĩ thuật nói trên, nếu nhìn từ thế giới web, chúng
ta có thể sử dụng các địa chỉ độc nhất để xác định từng vật,
chẳng hạn như địa chỉ IP. Mỗi thiết bị sẽ có một IP riêng biệt
không nhầm lẫn. Sự xuất hiện của IPv6 với không gian địa chỉ
cực kì rộng lớn sẽ giúp mọi thứ có thể dễ dàng kết nối vào
Internet cũng như kết nối với nhau.

# Ứng dụng
-Ứng dụng của IoT cho các vấn đề thực tế là vô vàn, vô tận. Nó
có thể được áp dụng trong các hoạt động hàng ngày của chúng
ta. Hoạt động kinh doanh, công việc nhà, cộng đồng, y tế, giải trí
và nhiều hơn nữa. Gần như ứng dụng của internet vạn vật đã len
lỏi vô mọi khía cạnh của con người.
-Một số ứng dụng
+Nhà và văn phòng thông minh
Nhà thông minh là một ví dụ điển hình về IoT. Trong ngôi
nhà thông minh các thiết bị điện tử dân dụng như đèn, quạt, máy
lạnh... có thể được kết nối với nhau thông qua mạng internet. Sự
kết nối này cho phép người dùng vận hành các thiết bị này từ xa.
Một ngôi nhà thông minh có khả năng điều khiển ánh sáng, quản
lý năng lượng, mở rộng và truy cập từ xa.
Hiện tại, ứng dụng IoT này không được sử dụng rộng rãi do
chi phí lắp đặt quá cao, khó có khả năng chi trả.
+Thiết bị đeo được (Wearable)
Đồng hồ thông minh là ví dụ tiêu biểu về các thiết bị đeo tay
thông minh. Đồng hồ thông minh có khả năng đọc tin nhắn văn
bản, hiển thị thông báo về các ứng dụng khác, theo dõi vị trí,
theo dõi trạng thái tập luyện, nhắc nhở lịch trình và liên tục theo
dõi tình trạng sức khỏe. Ngoài ra còn có một số thiết bị đeo
được khác như: Kính thực tế ảo, vòng đeo thông minh, tai nghe
không dây...
+Quản lý thiên tai
IoT giúp dự đoán và quản lý các thảm họa thiên nhiên. Lấy ví
dụ về cháy rừng. Để tránh sự hỗn loạn và tàn phá do cháy rừng,
nhiều cảm biến khác nhau có thể được lắp đặt xung quanh ranh
giới của các khu rừng. Các cảm biến này liên tục theo dõi nhiệt
độ và hàm lượng carbon trong khu vực. Báo cáo chi tiết sẽ được
gửi đến trung tâm giám sát chung một cách thường xuyên.
Trong trường hợp xảy ra cháy rừng, một cảnh báo được gửi đến
phòng kiểm soát, đồn cảnh sát và đội cứu hỏa. Do đó, IoT giúp
các cơ quan chức năng lập kế hoạch và phản ứng nhanh chóng
trong trường hợp khẩn cấp.

+Ô tô tự lái
Ô tô tự lái là một trong những dòng ô tô thông minh đã và
đang phát triển với việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công
nghệ cảm biến thông minh trong IoT. Một trong những thành
phần quan trọng của IoT trong ô tô là các cảm biến thông minh
liên tục thu thập các thông tin về xe, tình trạng giao thông, các
phương tiện khác và các đối tượng khác trên đường đi.
Hệ thống bao gồm các đơn vị camera, cảm biến khoảng
cách, RADAR, mảng ăng-ten RF để thu thập thông tin và giúp
xe đưa ra quyết định dựa trên những thay đổi đột ngột trên
đường. Các phương tiện và đồ vật thông minh có thể chia sẻ
thông tin với nhau bằng công nghệ RF.
Khi dữ liệu khổng lồ được thu thập, AI có thể dự đoán được
các tình huống nhất định trên đường đi, cảnh báo tình trạng trên
đường và phương tiện, hỗ trợ người lái xe an toàn, tránh va
chạm.
Ví dụ: Hỗ trợ kiểm soát hành trình, quản lý nhiên liệu, thông
báo có tai nạn trên tuyến đường, tình trạng giao thông đông đúc
ở một tuyến đường cụ thể...

+Phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics)


Một trong những thành phần cơ bản của phân tích dữ liệu lớn
(Big data) chính là bản thân của dữ liệu đó; nhiều tổ chức coi dữ
liệu là tài sản quý giá nhất để phát triển chiến lược kinh doanh
của họ. Nguồn dữ liệu có thể từ bất kỳ đâu như máy móc, môi
trường, thực vật, con người hoặc thậm chí động vật.
Internet of Things sử dụng hàng trăm loại cảm biến được thiết
kế để thu thập dữ liệu từ nhiều loại ứng dụng. Lượng dữ liệu
khổng lồ từ hàng triệu cảm biến thông minh sẽ giúp cho việc
phân tích dữ liệu cần sử dụng trí tuệ nhân tạo và máy học cải
thiện được các thuật toán ra quyết định.
+Máy đọc mã vạch thông minh
Máy đọc mã vạch IoT có thể giúp quản lý hàng tồn kho tốt
hơn cho các nhà bán lẻ. Các đầu đọc hỗ trợ xử lý tín hiệu kỹ
thuật số dựa trên AI. Những thiết bị này có thể tối ưu hóa hoạt
động của nhiều lĩnh vực bao gồm bán lẻ, hậu cần, kho hàng...
Đầu đọc thẻ thanh toán dựa trên IoT có tính năng kết nối dữ
liệu đám mây để kết nối với các hệ thống khác như phần mềm
ERP có tích hợp QRCode, Barcode. Sử dụng đầu đọc mã vạch
được kết nối sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình
quản lý hàng tồn kho.

# Tác động
-Tiềm năng ứng dụng của IoT trải rộng trên mọi lĩnh vực.
Internet of Things hiện đang là một giải pháp hữu ích cho sản
xuất, bán hàng, mang lại những hiệu quả vượt trội. Kết nối
Internet vạn vật cho phép thu thập dữ liệu dùng dự đoán nhu cầu
và làm ra sản phẩm phù hợp hơn, chất lượng hơn. Mặt khác, đây
cũng là cơ hội cho các công ty cung cấp dịch vụ gia tăng giá trị,
giúp mở rộng khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường.
-Theo nghiên cứu của Gart Research, sản phẩm và dịch vụ IoT
đã tạo ra doanh thu tăng vượt 300 tỷ USD vào năm 2020, giá trị
kinh tế toàn cầu đạt 1900 tỷ USD thông qua việc mua bán tại
nhiều thị trường khác nhau.
-Viện nghiên cứu McKinsey Global cũng cho rằng, Internet
vạn vật sẽ tác động mạnh mẽ về mặt kinh tế đối với tất cả những
công nghệ đột phá, có thể đạt 36 nghìn tỷ USD trong chi phí vận
hành.
-Thông tin trên là bằng chứng rõ ràng, cho thấy tầm quan
trọng cũng như tác động to lớn của việc ứng dụng IoT trong
doanh nghiệp, cũng như cuộc sống của con người trên thế giới
hiện nay.

You might also like