You are on page 1of 3

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang đi vào cuộc sống một cách mạnh mẽ, thay thế

nhiều công việc


thủ công, tốn sức lao động. Trên thế giới, các cường quốc đều xây dựng chiến lược phát
triển riêng cho AI, lấy công nghệ AI làm cốt lõi cho sự tăng tốc của nền kinh tế. Cuộc
Cách mạng Công nghiệp 4.0 đánh dấu sự ra đời của nhiều xu hướng công nghệ nổi bật đã
tạo ra những đột phá, thay đổi cách sống và làm việc của con người. Chúng nhanh chóng
gây ra tiếng vang và được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Dưới đây là 5 xu hướng
công nghệ tiêu biểu nhất.

3.1. AI (Artificial Intelligence):


Trí tuệ nhân tạo là trí tuệ do con người lập trình tạo ra cho máy tính, robot,
hay các máy móc có các thành phần tính toán điện tử nhằm làm cho máy có những
khả năng của trí tuệ và trí thông minh của con người, tiêu biểu như biết suy nghĩ và
lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ và tiếng nói, biết học
và tự thích nghi,… Các ứng dụng cụ thể của AI bao gồm nhận dạng giọng nói và
khuôn mặt, dịch thuật, xe tự lái, thiết bị bay không người lái,…

3.2. IoT (Internet of Things):


Internet vạn vật (IoT) là mạng kết nối các đồ vật và thiết bị thông qua cảm
biến, phần mềm và các công nghệ khác giúp cho các thiết bị này có thể thu thập, xử
lý và truyền tải các dữ liệu thông tin. Ví dụ tiêu biểu của IoT là hệ thống cửa tự
động, Internet công nghiệp cho tới nhà thông minh, thành phố thông minh,…

3.3. Blockchain:
Blockchain (công nghệ chuỗi khối) là hệ thống cơ sở dữ liệu dạng khối cho
phép người dùng lưu trữ và truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa trên hệ thống
mã hóa vô cùng phức tạp. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi
tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch.
Blockchain được thiết kế để chống lại việc gian lận, thay đổi của dữ liệu: Một khi
dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được. Các
ứng dụng của Blockchain bao gồm hợp đồng thông minh, điện toán đám mây phi
tập trung, hệ thống lưới điện vi mô,…

3.4. VR (Virtual Reality):


Thực tế ảo là thuật ngữ miêu tả một môi trường giả lập được tạo ra bởi con
người nhờ vào các phần mềm chuyên dụng, và được điều khiển bởi một thiết bị
thông minh. Ngoài việc tạo ra không gian ảo, công nghệ thực tế ảo VR còn có thể
tương tác thực tế với người dùng qua cử chỉ và nhiều giác quan khác nhau như:
Thính giác, khứu giác và xúc giác. VR hiện đang được ứng dụng trong các lĩnh vực
giải trí, y tế, giáo dục, quân sự, thám hiểm không gian,…

3.5. AR (Augmented reality):


Công nghệ thực tế ảo tăng cường được nhà sản xuất phát triển dựa trên công
nghệ VR, mô tả trạng thái vật lý xung quanh con người, đã được chèn thêm các chi
tiết ảo hóa. AR là sự kết hợp của thế giới thật với thông tin ảo, chứ không hề tách
riêng biệt giữa thế giới ảo và thực như VR. Công nghệ AR bổ sung những chi tiết ảo
được tạo bởi máy tính, smartphone vào thế giới thực để tăng cường sự trải nghiệm.
Nó có thể hỗ trợ tương tác với những nội dung ảo ngay trong đời thực như chạm
vào, tóm lấy,… Điển hình trò chơi Pokemon Go là một minh chứng rõ nhất. Ngoài
ra AR còn được ứng dụng trong mua sắm, tiếp thị, bản đồ hay cả các dịch vụ hẹn
hò,…

You might also like