You are on page 1of 39

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TRÍ TUỆ NHÂN TẠO CHO IOT


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG IOT

Tr ì n h b à y c á c k h á i n i ệ m c ơ b ả n v ề t i ế n t r ì n h , c á c t h ô n g s ố c ủ a t i ế n t r ì n h , c á c k h á i n i ệ m c ơ b ả n v ề đ ị n h
thời tiến trình và giao tiếp giữa các tiến trình, và biết được các tác vụ cơ bản của một tiến trình

PHAN ĐÌNH DUY

Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
1
MỤC TIÊU

1. Hiểu được các khái niệm tổng quan


về IoT
2. Hiểu được cấu trúc cơ bản của một
hệ thống IoT
3. Hiểu và sử dụng được một số nền
tảng cho IoT
4. Hiểu về ứng dụng của AI và BigData
trong IoT

Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
2
NỘI DUNG

1. Giới thiệu IoT


2. Kiến trúc của một hệ thống IoT
3. Giới thiệu một số nền tảng hỗ trợ IoT
4. Áp dụng trí tuệ nhân tạo vào hệ thống
IoT
5. Dữ liệu lớn và IoT

Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
3
Giới thiệu IoT

1 4
Giới thiệu IoT
• Thuật ngữ IoT - Internet of Things được đặt ra bởi Kevin Ashton
vào năm 1999
• Kevin Ashton đề xuất sử dụng mạng để thu thập thông tin từ
các cảm biến và RFID thay vì con người phải nhập tay

Before

After

Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
5
Giới thiệu IoT(tt)
• Ngày nay, hệ thống IoT (Internet of Things) được định nghĩa là một
mạng lưới kết nối các thiết bị vật lý (được tạo nên bởi các linh kiện điện
tử), cảm biến, phần mềm và hệ thống máy tính, cho phép chúng giao
tiếp và trao đổi dữ liệu với nhau thông qua Internet.
• Trong hệ thống IoT, các thiết bị không chỉ làm việc độc lập mà còn
tương tác với nhau để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.
• The International Telecommunication Unit (ITU) - Đơn vị Viễn thông
Quốc tế, một đơn vị của liên hợp quốc định nghĩa IoT:
“là một cơ sở hạ tầng toàn cầu cho xã hội thông tin,
cho phép các dịch vụ tiên tiến thông qua việc kết nối
(vật lý và ảo) các đối tượng dựa trên các công nghệ
thông tin và truyền thông tương thích hiện có và đang
phát triển.”

Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
6
Giới thiệu IoT (tt)

• Theo Wiki: IoT là một hệ thống


bao gồm các thiết bị/ máy hay
thực thể:
• Có định danh duy nhất
• Có khả năng kết nối
• Có khả năng truyền dữ liệu qua
một mạng kết nối mà không có
tác động của con người

Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
7
Giới thiệu IoT (tt)
• Sự phát triển trước đó của Công nghệ Thông tin và Truyền thông đã
cho phép mọi người liên lạc với nhau “mọi lúc” và “mọi nơi”. IoT ra đời
cho phép “mọi thứ” có thể giao tiếp được với nhau.
• Các thiết bị trong mạng IoT có thể liên kết trực tiếp thông qua mạng
LAN (Local Area Network) hoặc kết nối không dây qua mạng WLAN
(Wireless Local Area Network), Bluetooth, NFC (Near Field
Communication), hay thông qua Internet để kết nối đến các ứng dụng
và dịch vụ điện toán đám mây.

Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
8
Giới thiệu IoT (tt)
• Internet of Things (IoT) là một hệ thống các thiết bị máy tính, máy móc,
vật thể có liên quan đến nhau, được cung cấp định danh duy nhất và
có khả năng để truyền dữ liệu qua mạng mà không cần sự tương tác
giữa con người với con người hay giữa con người với máy tính
• Cho phép các đồ vật và thiết bị thu thập, trao đổi dữ liệu với nhau
• Nhờ IoT, các thiết bị được kết nối với nhau giúp chúng trở nên thông
minh hơn nhờ khả năng gửi và/hoặc nhận thông tin và tự động hoạt
động dựa trên các thông tin đó

Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
9
Giới thiệu IoT (tt)

https://iot-
analytics.com/pro
duct/state-of-iot-
spring-2022/

7 August 2023 Copyrights 2022 CE-UIT. All Rights Reserved.


10
Một số ví dụ về hệ thống IoT (tt)
• Hệ thống nhà thông minh:
• Các thiết bị như đèn, nhiệt độ, cửa, camera và các thiết bị gia đình
khác được kết nối với nhau và có thể điều khiển thông qua điện
thoại di động hoặc ứng dụng web.
• Hệ thống nhà thông minh cho phép người dùng điều khiển từ xa
các thiết bị, giám sát trạng thái của chúng và tạo ra tự động hóa
thông minh trong việc quản lý tiện ích và an ninh trong nhà.
• Hệ thống đô thị thông minh:
• Các thành phố thông minh sử dụng hệ thống IoT để thu thập dữ
liệu từ các cảm biến và thiết bị để quản lý giao thông, quản lý năng
lượng, giám sát môi trường và cung cấp các dịch vụ công cộng
thông minh cho cư dân.
• Ví dụ: hệ thống đèn giao thông tự động điều chỉnh theo tình trạng
giao thông thực tế, hệ thống giám sát chất lượng không khí và hệ
thống quản lý năng lượng trong tòa nhà.
Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
11
Một số ví dụ về hệ thống IoT (tt)
• Hệ thống nông nghiệp thông minh:
• Hệ thống IoT được sử dụng trong nông nghiệp để theo dõi và điều
khiển tự động các thông số như độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, độ mặn
và việc tưới tiêu.
• Ví dụ: các cảm biến đất đo độ ẩm, hệ thống tưới tự động dựa trên
dữ liệu cảm biến và hệ thống giám sát cây trồng từ xa.
• Hệ thống y tế thông minh:
• Hệ thống IoT được áp dụng trong lĩnh vực y tế để giám sát sức
khỏe cá nhân, theo dõi các thông số sinh học, đồng bộ hóa dữ liệu
y tế và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa.
• Ví dụ: các thiết bị đeo thông minh để đo nhịp tim, áp lực máu và gửi
dữ liệu đến hệ thống y tế.

Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
12
Kiến trúc của một hệ thống IoT

2 13
Kiến trúc của một hệ thống IoT

August 7, 2023 Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
14
Các tầng của một hệ thống IoT
• Tương tự như mô hình OSI
cho internet, kiến trúc IoT
được xác định thông qua sáu
lớp: bốn lớp ngang và hai lớp
dọc. Hai lớp dọc là Quản lý và
Bảo mật và chúng trải rộng
trên cả bốn lớp ngang, như
thể hiện trong sơ đồ sau:

Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
15
Các tầng của một hệ thống IoT (tt)
• Lớp thiết bị (Devices Layer): Lớp này chứa những thứ vật chất
cần thiết để cảm nhận hoặc kiểm soát môi trường xung quanh và
thu thập dữ liệu.
• Cảm biến (Sensors):
• Các cảm biến đo lường các thông số vật lý như nhiệt độ, độ ẩm,
ánh sáng, gia tốc, định vị, hướng và nhiều thông số khác.
• Ví dụ: cảm biến nhiệt độ và độ ẩm trong môi trường, cảm biến
ánh sáng để phát hiện sự hiện diện, cảm biến gia tốc để phát
hiện chuyển động.

Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
16
Các tầng của một hệ thống IoT (tt)
• Lớp thiết bị (Devices Layer): Lớp này chứa những thứ vật chất cần thiết
để cảm nhận hoặc kiểm soát môi trường xung quanh và thu thập dữ liệu.
• Thiết bị điều khiển (Actuators):
• Thiết bị điều khiển được sử dụng để thực hiện các hành động dựa trên
dữ liệu thu thập từ cảm biến.
• Ví dụ: bộ điều khiển nhiệt độ để điều chỉnh hệ thống điều hòa không khí,
thiết bị điều khiển mở/đóng cửa tự động, bộ điều khiển đèn để điều chỉnh
độ sáng.

Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
17
Các tầng của một hệ thống IoT (tt)
• Lớp thiết bị (Devices Layer): Lớp này chứa những thứ vật chất cần thiết
để cảm nhận hoặc kiểm soát môi trường xung quanh và thu thập dữ liệu.
• Thiết bị kết nối (Connectivity Devices):
• Thiết bị kết nối như vi điều khiển, mạch điều khiển hoặc vi xử lý được sử
dụng để kết nối các thiết bị IoT với nhau và với mạng lưới.
• Ví dụ: vi điều khiển Arduino hoặc Raspberry Pi, mạch điều khiển Wi-Fi
hoặc Bluetooth.
• Thiết bị lưu trữ (Storage Devices):
• Thiết bị lưu trữ được sử dụng để lưu trữ và quản lý dữ liệu thu thập được
từ các cảm biến.
• Ví dụ: thẻ nhớ, ổ cứng, bộ nhớ Flash.

Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
18
Các tầng của một hệ thống IoT (tt)
• Lớp mạng (Network Layer): Lớp này cung cấp hỗ trợ kết nối mạng và
truyền dữ liệu qua mạng có dây hoặc không dây.
• Lớp này truyền thông tin một cách an toàn từ các thiết bị trong lớp thiết bị đến hệ
thống xử lý thông tin. Cả Phương tiện truyền dẫn và Công nghệ đều là một phần của
lớp mạng.
• Ví dụ bao gồm 3G, ZigBee, Bluetooth, Wi-Fi, v.v.

Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
19
Các tầng của một hệ thống IoT (tt)
• Lớp dịch vụ (Service Layer): Lớp này chịu trách nhiệm quản lý dịch vụ. Nó nhận thông
tin từ lớp mạng, lưu trữ vào cơ sở dữ liệu, xử lý thông tin đó và có thể đưa ra quyết định
tự động dựa trên kết quả.
• Một số nhiệm vụ chính bao gồm:
• Quản lý dữ liệu (Data Management)
• Xử lý dữ liệu (Data Processing)
• Quyết định tự động (Automated Decision Making)

Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
20
Các tầng của một hệ thống IoT (tt)
• Lớp ứng dụng (Application Layer): Lớp này quản lý các ứng dụng
phụ thuộc vào thông tin được xử lý trong lớp dịch vụ. Có rất nhiều ứng
dụng có thể được triển khai bởi IoT.

Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
21
Giới thiệu một số nền tảng hỗ trợ IoT

3 22
Giới thiệu một số nền tảng hỗ trợ IoT
• Nền tảng hỗ trợ IoT là gì?
• Nền tảng hỗ trợ IoT là một tập hợp các công cụ, dịch vụ và khung phần
mềm được thiết kế để giúp phát triển, triển khai và quản lý các ứng
dụng IoT. Một số nền tảng phổ biến trong IoT như: Amazon Web
Services (AWS) IoT, Microsoft Azure IoT, Google Cloud IoT, IBM
Watson IoT,…
• Ngoài ra Arduino và Raspberry Pi có thể được coi là một phần của các
nền tảng hỗ trợ IoT. Mặc dù Arduino và Raspberry Pi là các thiết bị
phần cứng, nhưng cả hai đều cung cấp môi trường phát triển và các
công cụ hỗ trợ để xây dựng ứng dụng IoT.

Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
23
Giới thiệu một số nền tảng hỗ trợ IoT (tt)
• Một số tiêu chí để chọn một nền tảng tốt
• Khả năng mở rộng: Có thể bổ sung mới và xóa các thiết bị cũ trong hệ
thống IoT
• Dễ sử dụng: Hệ thống phải hoạt động ổn định và cung cấp tất cả các
thông số kỹ thuật của nó đi kèm sự can thiệp
• Tích hợp bên thứ ba: Các thiết bị và giao thức không đồng nhất có thể
liên kết với nhau
• Dễ dàng triển khai: Nó có thể hoạt động được trên nhiều loại thiết bị
phần cứng và nền tảng phần mềm.
• Bảo mật dữ liệu: Đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu và thiết bị

Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
24
Giới thiệu một số nền tảng hỗ trợ IoT
• Amazon Web Services (AWS) IoT:
• AWS IoT cung cấp một loạt các dịch vụ và công cụ để xây dựng và
quản lý các ứng dụng IoT.
• Nó bao gồm khả năng kết nối thiết bị, lưu trữ và xử lý dữ liệu, bảo mật
và quản lý thiết bị từ xa.
• Microsoft Azure IoT:
• Azure IoT là một nền tảng đám mây mạnh mẽ dành cho phát triển ứng
dụng IoT.
• Nó cung cấp các dịch vụ như kết nối thiết bị, phân tích dữ liệu, học
máy và truyền thông an toàn.

Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
25
Giới thiệu một số nền tảng hỗ trợ IoT
• Google Cloud IoT:
• Google Cloud IoT cung cấp các dịch vụ và công cụ để kết nối, quản lý
và phân tích dữ liệu từ các thiết bị IoT.
• Nền tảng này bao gồm khả năng xử lý dữ liệu lớn, tích hợp trí tuệ nhân
tạo và hỗ trợ cho các ứng dụng thông minh.
• IBM Watson IoT:
• IBM Watson IoT là một nền tảng đám mây dành cho phát triển các ứng
dụng IoT thông minh.
• Nó cung cấp khả năng quản lý, giám sát, phân tích dữ liệu và triển khai
các giải pháp IoT.

Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
26
Giới thiệu một số nền tảng hỗ trợ IoT
• Arduino:
• Arduino cung cấp một môi trường phát triển tích hợp (IDE) và một loạt
các bo mạch phát triển nhỏ gọn và dễ sử dụng.
• Arduino có khả năng giao tiếp với các cảm biến và thiết bị khác thông
qua các chân I/O và giao diện ngoại vi.
• Arduino có thể được lập trình bằng ngôn ngữ Wiring hoặc C/C++ để
thực hiện các chức năng IoT như thu thập dữ liệu và điều khiển thiết
bị.

Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
27
Giới thiệu một số nền tảng hỗ trợ IoT
• Raspberry Pi:
• Raspberry Pi là một máy tính nhỏ gọn chạy trên hệ điều hành Linux và
có khả năng kết nối với các thiết bị ngoại vi và mạng.
• Raspberry Pi cung cấp giao diện và chức năng để kết nối với các cảm
biến, điều khiển thiết bị và truyền tải dữ liệu.
• Raspberry Pi có thể sử dụng các ngôn ngữ lập trình như Python hoặc
C/C++ để phát triển ứng dụng IoT và kết hợp với các nền tảng IoT
khác.

Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
28
Áp dụng trí tuệ nhân tạo vào IoT

4 29
Trí tuệ nhân tạo trong hệ thống IoT
• Áp dụng trí tuệ nhân tạo vào IoT mở ra nhiều cơ hội mới và tăng cường
khả năng thông minh và tự động hoá của hệ thống IoT.
• Khi kết hợp trí tuệ nhân tạo và IoT lại ta được "Artificial Intelligence of
Things" (Trí tuệ nhân tạo của các vật thể), kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo
(Artificial Intelligence - AI) và Internet of Things (IoT). AIoT là một khái
niệm mới mô tả việc kết hợp các công nghệ trí tuệ nhân tạo với hệ
thống IoT để tạo ra các hệ thống thông minh và tự động hoá.

Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
30
Trí tuệ nhân tạo trong hệ thống IoT
• AIoT có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực và mang lại nhiều lợi
ích trong việc tối ưu hóa quy trình, nâng cao hiệu suất và tạo ra các trải
nghiệm thông minh trong cuộc sống. Một số ứng dụng của AIoT:
• Nhà thông minh (Smart Homes): AIoT có thể kết hợp trí tuệ nhân tạo
và IoT để tạo ra các hệ thống nhà thông minh thông minh hơn. Ví dụ,
hệ thống nhà thông minh có thể tự động điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng
và an ninh dựa trên các dữ liệu thu thập được từ các thiết bị IoT và
phân tích thông qua trí tuệ nhân tạo.
• Y tế thông minh (Smart Healthcare): AIoT có thể cung cấp giải pháp y
tế thông minh, từ theo dõi sức khỏe cá nhân, đến chẩn đoán bệnh và
quản lý dữ liệu y tế. Các thiết bị y tế IoT có thể gửi dữ liệu đến các hệ
thống AI để phân tích và đưa ra các khuyến nghị hoặc cảnh báo y tế.

Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
31
Trí tuệ nhân tạo trong hệ thống IoT
• Một số ứng dụng của AIoT:
• Công nghiệp thông minh (Smart Industry): AIoT có thể cải thiện quy
trình sản xuất và quản lý trong các ngành công nghiệp. Việc kết hợp trí
tuệ nhân tạo với các thiết bị IoT giúp theo dõi và phân tích dữ liệu vận
hành, dự đoán và ngăn chặn sự cố, cải thiện hiệu suất và tiết kiệm
năng lượng.
• Giao thông thông minh (Smart Transportation): AIoT có thể được áp
dụng trong lĩnh vực giao thông để tạo ra các hệ thống giao thông thông
minh. Ví dụ, hệ thống điều khiển giao thông có thể sử dụng trí tuệ nhân
tạo để phân tích dữ liệu từ các cảm biến và thiết bị IoT để điều chỉnh
luồng giao thông và cải thiện việc di chuyển.

Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
32
Dữ liệu lớn và IoT

5 33
Dữ liệu lớn và IoT
• IHS ước tính rằng số lượng thiết bị
IoT sẽ đạt 75,44 tỷ vào năm 2025
• Việc giảm giá thành cảm biến, tiêu
thụ năng lượng hiệu quả, phạm vi
kết nối lớn (hồng ngoại, NFC,
Bluetooth, Wi-Fi, v.v.) và sự sẵn có
của các nền tảng đám mây hỗ trợ
triển khai và phát triển IoT là những
lý do chính cho sự phổ biến của IoT
trong gia đình, cuộc sống cá nhân và
ngành công nghiệp của chúng ta
Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
34
Dữ liệu lớn và IoT
• Nhờ những tiềm năng to lớn đó các công ty, tập đoàn lớn đã
nghĩ đến việc cung cấp các dịch vụ mới và phát triển các mô
hình kinh doanh mới. Một số ví dụ bao gồm:
• Airbnb: Nó kết nối mọi người để họ có thể cho nhau thuê phòng trống
và nhà nghỉ, và công ty sẽ kiếm được tiền hoa hồng.
• Uber: Nó kết nối tài xế taxi với khách du lịch. Vị trí của khách du lịch
được sử dụng để chỉ định họ cho người lái xe gần nhất.

Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
35
Dữ liệu lớn và IoT
• Lượng dữ liệu được tạo ra trong quy trình lớn và phức tạp đã
tạo ra Big Data (dữ liệu lớn). Dữ liệu lớn và IoT gần như được
tạo ra hoạt và động cùng nhau.
• Dữ liệu được phân tích bằng cách sử dụng phân tích theo
luồng. Dữ liệu có thể được xử lý theo các cách khác nhau:
• Atomic: Xử lý data đơn lẻ tại một thời điểm
• Micro batching: Xử lý một nhóm các data
• Windowing: Xử lý dữ liệu trong một chuỗi thời gian

Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
36
Dữ liệu lớn và IoT
• Các ứng dụng của Big Data trong lĩnh vực IoT bao gồm:
• Phân tích dữ liệu IoT để hiểu hành vi và xu hướng của người dùng.
• Tối ưu hóa và quản lý lượng dữ liệu lớn từ các thiết bị IoT.
• Sử dụng dữ liệu IoT để dự đoán và phân tích xu hướng trong lĩnh vực
năng suất, bảo trì và dự báo.
• Phát hiện và ứng phó với các sự cố và nguy cơ từ dữ liệu IoT.
• Tận dụng dữ liệu IoT để cải thiện trải nghiệm người dùng và tạo ra các
dịch vụ và sản phẩm thông minh.

Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
37
Tóm tắt nội dung buổi học
• Định nghĩa hệ thống IoT

• Các tầng của một hệ thống IoT

• Giới thiệu một số nền tảng hỗ trợ IoT

• Áp dụng trí tuệ nhân tạo vào hệ thống IoT

• Dữ liệu lớn và IoT

August 7, 2023 Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
38
THẢO LUẬN

Thực hiện bởi Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
39

You might also like