You are on page 1of 24

CHƯƠNG 1:

Câu 1. Định nghĩa IoT?


Là mạng kết nối các đồ vật và thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm và các
công nghệ khác, cho phép các đồ vật và thiết bị thu thập và trao đổi dữ liệu với
nhau.
IoT khác với M2M như thế nào?
M2M tập trung vào việc kết nối máy con người và máy móc kết nối bằng
móc - chủ yếu là các hệ thống khép cách sử dụng các dịch vụ công cộng
kín độc quyền. chung.
IoT là sự hài hòa giữa cách

Câu 2. Cơ hội và thách thức IoT?


 CƠ HỘI:
- IOT mở rộng khả năng tính toán và mạng cho các thiết bị và cảm biến
không được coi là máy tính, cho phép chúng thực hiện các tương tác giữa
máy với máy với đầu vào tối thiểu hoặc không có yếu tố con người.
- Về mặt kinh tế: IoT nhắm đến việc giảm chi phí, tiết kiệm năng lượng,
tăng giá trị dịch vụ, tăng hiệu quả quản lý và sử dụng (tự động hóa) thiết
bị và cơ sở hạ tầng. Về mặt xã hội, điều này đã tạo ra các dịch vụ mới mà
trước đây không thể có được.
 THÁCH THỨC:
- Các cảm biến hiện nay còn hạn chế.
- Các chuẩn kết nối cần phải đa dạng, băng thông rộng.
- Quan trọng nhất là năng lượng : đòi hỏi cần phải có các giải pháp sử dụng
năng lượng thấp nhất cho bất kỳ ứng dụng nào.
- Bảo mật: cần công nghệ bảo mật phần cứng tích hợp.
- Hệ thống IoT phải dễ sử dụng, tương thích tốt, dễ dàng tiếp vận với nhiều
người dùng.
- Việc kết nối của các sản phẩm IoT phải ổn định, dễ dàng.
Câu 3. Mô hình kiến trúc tham chiếu IoT là gì? Tại sao cần phải có mô
hình tham chiếu IoT? Cơ sở nào để các công ty/ hiệp hội đề xuất mô hình
kiến trúc tham chiếu IoT?
Mô hình kiến trúc tham chiếu loT là mô hình kiến trúc ở mức hệ thống mang
tính khái quát chung, tổng quát cho các hệ thống IoT có sử dụng chung các
miền.
Kiến trúc tham chiếu IoT cung cấp một điểm khởi đầu nhất quán để phát triển
và triển khai các giải pháp kiến trúc cho các hệ thống IoT sao cho tất cả các hệ
thống được tạo ra đều có các điểm chung như sau:
 Nhất quán về sự tổ hợp thành phần cũng như các mảng thiết kế hệ thống.
 Giảm chi phí bằng cách tận dụng tối đa việc tái sử dụng các dịch vụ, sản
phẩm, dữ liệu, các định nghĩa, …v…v;
 Giảm thời gian bằng cách bắt đầu với kiến trúc tham chiếu IoT hiện tại và
có thể điều chỉnh cho kiến trúc của một hệ thống IoT mục tiêu.
 Giảm nguy cơ bằng cách: Kết hợp các khả năng toàn cầu cần thiết; Tận
dụng các bài học kinh nghiệm và chuyên môn liên quan được nhúng
trong kiến trúc tham chiếu IoT.
Cần phải có mô hình tham chiếu IoT vì mô hình tham chiếu IoT không hạn
chế phạm vi hoặc vị trí của các thành phần trong nó, cho phép quá trình xử lý
xảy ra ở mỗi mức độ từ đơn giản đến phức tạp, tuỳ thuộc vào thực tiễn hệ thống.
Mô hình mô tả cách xử lý các nhiệm vụ ở mỗi lớp để duy trì sự đơn giản, cho
phép khả năng mở rộng cao và đảm bảo khả năng hỗ trợ.

Câu 4. Trình bày mô hình kiến trúc tham chiếu IoT:


Mô hình kiến trúc tham chiếu IoT gồm 4 lớp:
Sensing Layer (lớp thu thập dữ liệu): đây là lớp vật lý của kiến trúc, nơi các
cảm biến và các thiết bị được kết nối thu thập nhiều lượng dữ liệu khác nhau
theo nhu cầu của dự án. Tầng này bao gồm các thiết bị biên (edge), cảm biến và
thiết bị truyền động tương tác với môi trường.
Network Layer (Lớp mạng): dữ liệu được thu thập cần được truyền và xử
lý. Lớp mạng kết nối các thiết bị ở trên với các đối tượng thông minh, máy chủ
và thiết bị mạng khác.
Application Layer (Lớp ứng dụng): Lớp ứng dụng chịu trách nhiệm cung cấp
các dịch vụ, ứng dụng cụ thể cho người dùng tương tác. Ví dụ khi triển khai nhà
thông minh, trong đó người dùng nhấn vào một nút trong ứng dụng để bật máy
pha cà phê.
Data processing layer (lớp xử lý dữ liệu). Tại đây dữ liệu được phân tích và xử
lý trước khi gửi đên trung tâm dữ liệu mới, dữ liệu được truy cập bởi các ứng
dụng, phần mềm. Đây là nơi dữ liệu được theo dõi và quản lý.
Câu 5. Trình bày các giải pháp IoT platform đã có? So sánh để chọn IoT
platform phù hợp?
Hệ sinh AWS IoT IBM MS Azure FIWARE OpenMTC Webinos
thái Watson IoT
Cảm Cảm biến /
biến / thiết thiết bị truyền
bị truyền động
động
Các đồ vật Thiết bị Thiết bị
Thiết bị

Kết nối Cổng giao IoT Edge Front-End: Sync +


thức đám Core Features Messaging
mây + Cổng + Manager +
Ngõ vào Field Connectivity PZH
+ Back-End:
Connectivity

Phần mềm Message Analytics + IoT Hub + IoT Back- Back-End: PZH +Policy
trung gian Broker + Risk event End + Data Connectivity Repository +
tích hợp Thing Management Processing Context + Core Policy
IoT Shadows + + Connect + and Insight Broker Features + Enforcement
Thing Information + Device Application + Web APIs
Registry + Management Business Enablement
Rules + Bluemix Logic,
Engine + Open Connectivit
Security & Standards y
Identity Based Monitoring
Services +
Application
Device
Provisioning

Dịch vụ Giải pháp Quản lý và Ứng dụng + Ứng dụng bên


Amazon + công nghiệp cung cấp Nền tảng thứ ba.
Ứng dụng ứng dụng IoT + Ứng thiết bị ứng M2M khác
IoT dụng của dụng
bên thứ ba

Câu 6. Trình bày các từ khóa/lĩnh vực quan trọng sẽ tác động đến nhu cầu
việc làm/ giải pháp IoT trong thực tiễn?
Người dùng: Các doanh nghiệp:
 Tăng sự trải nghiệm.  Bán nhiều sản phẩm hơn.
 Tăng tính tiện lợi.  Cung cấp được nhiều dịch vụ
 Phong cách sống tốt hơn. mới.
 Giảm chi phí.  Giảm chi phí.
 Giảm các cái rào cản.

Câu 7. Tổng quan về IoT tại Việt Nam?


Trong bức tranh về sự phát triển IoT tại Việt Nam, các giải pháp theo ngành dọc
đã được nghiên cứu, phát triển dưới nhiều hình thức và bám theo các vấn đề cốt
lõi của Việt Nam như: đô thị, giao thông, nông nghiệp, nhà thông minh… Mặc
dù IoT đã phát triển ở Việt Nam chưa lâu và chưa rộng rãi, nhưng một số ứng
dụng đã được thương mại hóa, đi vào cuộc sống, triển khai có hiệu quả, đặc biệt
trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông…Nhìn chung, Việt Nam chưa có ứng
dụng IoT thực sự nào đang có ảnh hưởng mạnh tới đời sống xã hội Việt Nam.
Tuy nghiên, IoT tại Việt Nam đang là một lĩnh vực “nóng” thu hút được nhiều
công ty công nghệ trong và ngoài nước tham gia đầu tư nghiên cứu và phát
triển, hứa hẹn một hệ sinh thái IoT tiện ích, tiên tiến trong thời gian tới.
Câu 8. Vấn đề bảo mật IoT? Có các kiểu bảo mật nào được sử dụng?
Vấn đề bảo mật:
- Cấu hình an ninh không đủ
- Phần mềm không an toàn/Firmware
- Bảo mật vật lý kém
Các kiểu bảo mật:
- Bảo mật trên phần cứng: mật mã đối xứng
- Bảo mật bằng phần mềm: xác thực & chống sao chép
- Bảo mật kết nối: IP, bảo vệ tấn công mạng,…
Câu 9. Phân tích 3 ứng dụng thực tiễn của IoT, và xác định xem ứng dụng
đó đang dùng mô hình kiến trúc tham chiếu nào?
II. IoT hardware
Câu 1. Thing trong IoT là gì? Đặc tính kỹ thuật mà Thing / IoT devices cần có?
Things trong IoT là gì
Trong ngữ cảnh của IoT, “Things” là một thuật ngữ mô tả phần cứng đã được
thiết kế hoặc điều chỉnh cho một mục đích cụ thể. “Things” là một hệ thống
nhúng có khả năng truyền và nhận thông tin qua mạng.
Các thiết bị phần cứng hỗ trợ kết nối mạng “Things” là trung tâm của mọi giải
pháp IoT. Thiết bị phần cứng này có chức năng thực hiện đo lường và điều
khiển các thiết bị công nghiệp, thiết bị gia dụng, thiết bị ứng dụng trong tòa nhà,
xe hơi, nhà kho và các thiết bị mang đeo của con người. Nó được sử dụng để chỉ
các thành phần phần cứng tích hợp bao gồm cảm biến và thiết bị chấp hành,
cũng như các bộ điều khiển dùng vi xử lý – vi điều khiển, PLC, máy tính nhúng.
Và hỗ trợ các kết nối mạng từ cục bộ như wifi, bluetooth, lorawan, CAN,
ethernet cho đến các mạng toàn cầu như Internet, 3G, 4G và 5G.

Đặc tính kỹ thuật mà Thing / IoT devices cần có


• Thu thập dữ liệu và điều khiển
Thu thập dữ liệu là quá trình lấy mẫu để đo lường các đại lượng vật lý chuyển
đổi thành các tín hiệu điện cho quá trình xử lý, phân tích và lữu trữ.
Trong hầu hết các ứng dụng, hệ thu thập dữ liệu (Data Acquisition (DAQ))
được thiết kế không những chỉ để thu thập dữ liệu mà còn cả chức năng điều
khiển. Vì vậy khi nói hệ DAQ thường hàm ý cả chức năng điều khiển (Data
Acquisition and Control). Các thành phần cơ bản của DAQ bao gồm:
• Xử lý và lưu trữ dữ liệu
Dữ liệu đang dẫn dắt internet của vạn vật – IoT. Việc thu thập, gởi và xử lý
lượng dữ liệu lớn đòi hỏi các hệ thống phải trở nên thông minh hơn, hành động
nhanh chóng hơn và đưa ra quyết định sáng suốt hơn.
• Kết nối qua mạng
Khả năng kết nối mạng là một trong những đặc điểm cần phải có của bất kỳ
thiết bị IoT nào. Các thiết bị có thể giao tiếp với các thiết bị cục bộ khác và
truyền dữ liệu lên các dịch vụ và ứng dụng trên đám mây.
• Năng lượng tiêu thụ
Quản lý năng lượng tiêu thụ là vấn đề đặc biệt cần quan tâm đối với các thiết bị
IoT. Bạn phải biết được thiết bị hoạt động dựa vào nguồn năng lương từ đâu?
Ví dụ, một thiết bị IoT chẩn đoán huyết áp người giả thì phải được mang/đeo
trực tiếp trên con người, vậy nguồn năng lượng cấp cho thiết bị này lấy từ đâu,
từ nguồn Pin, sạc không dây hay là năng lượng mặt trời.

Câu 2. Trình bày kiến trúc phần cứng IoT (IoT hardware architecture
hoặc Thing design).
Câu 2. Trình bày kiến trúc phần cứng IoT (IoT hardware architecture hoặc
Thing design). Kiến trúc phần cứng IOT có 4 khối cơ bản:
- Khối điều khiển trung tâm – controller: là các bộ vi xử lý, vi điều khiển, máy
tính nhúng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý dữ liệu cục bộ và thực hiện các tác vụ
khác, đây được xem là bộ não của Things.
- Khối cảm biến – sensor: thu thập dữ liệu từ các cảm biến khác nhau thông qua
các chân Digital Input, chân ADC, kết nối mạng I2C, SPI, … của khối vi điều
khiển.
- Khối chấp hành – actuator: điều khiển các thiết bị chấp hành thông qua chân
Digital output, chân DAC, các chân PWM, kết nối mạng SPI, UART, … của vi
điều khiển.
- Khối giao tiếp mạng – communicator: giúp Things có thể kết nối mạng với các
ngoại vi khác, Things khác, hoặc kết nối với các thiết bị liên kết mạng, hoặc kết
nối với cloud server.
- Khối nguồn – power: cung cấp nguồn cho toàn bộ hoạt động của Things.

Câu 3. Phân biệt embedded devices và IoT devices?


Embedded devices?
Thiết bị nhúng là một đối tượng có chứa một hệ thống tính toán có mục đích
đặc biệt. Hệ thống được bao bọc hoàn toàn bởi đối tượng, có thể có hoặc không
kết nối được với internet. Hệ thống nhúng có ứng dụng rộng rãi trong thị trường
tiêu dùng, thương mại, ô tô, công nghiệp và chăm sóc sức khỏe.
IOT devices?
Thiết bị IoT là các thiết bị tính toán không tiêu chuẩn kết nối không dây với
mạng và có khả năng truyền dữ liệu, chẳng hạn như nhiều thiết bị trên Internet
vạn vật ( IoT ).
IoT liên quan đến việc mở rộng kết nối internet ngoài các thiết bị tiêu chuẩn,
chẳng hạn như máy tính để bàn, máy tính xách tay, điện thoại thông minh và
máy tính bảng, đến bất kỳ phạm vi thiết bị vật lý và đồ vật hàng ngày nào "ngu
ngốc" hoặc không hỗ trợ internet truyền thống. Được nhúng với công nghệ, các
thiết bị này có thể giao tiếp và tương tác qua internet. Chúng cũng có thể
được  giám sát và điều khiển từ xa .
Giống nhau: Được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống mà bạn có thể bắt gặp ở
bất cứ đâu. Smart City, Smarthome, Công nghiệp ô tô, Không gian vũ trụ và
lĩnh vực quân sự,….
Khác nhau: Kiến trúc IoT được đại diện cơ bản bởi 4 phần: Vạn vật (Things),
trạm kết nối (Gateways), hạ tầng mạng và điện toán đám mây (Network and
Cloud) và các lớp tạo và cung cấp dịch vụ (Services-creation and Solutions
Layers). Một Embedded system sẽ gồm có phần cứng (hardware), phần mềm
(software) và phần sụn (firmware). Do đó sẽ có sự khác biệt về độ phức tạp,
chức năng cũng như ảnh hưởng đến các phần này khi sử dụng.

Câu 4. Các vấn đề cần quan tâm khi thiết kế phần cứng IoT.
Bảo mật
Bảo mật là một yếu tố quan trọng trong ứng dụng ioT và phải được xem xét ở
tất cả các giai đoạn thiết kế và phát triển giải pháp. Tính toàn vẹn và bảo mật
của dữ liệu được thiết bị thu thập phải còn nguyên vặn, ngay cả trong quá trình
tạo mẫu. Các yêu cầu về bảo mật liên quan đến vấn đề bảo mật của chính thiết
bị IoT, mạng truyền thông và bảo mật liên quan đến dịch vụ điện toán đám mây,
các ứng dụng di động và web. Các yêu cầu bảo mật bao gồm
Đảm bảo rằng mỗi thiết bị có đủ sức mạnh xử lý và bộ nhớ để có thể mã hóa và
giải mã dữ liệu theo tốc độ mà các bức điện được gửi và nhận.
Đảm bảo rằng các thư viện phát triển phần mềm nhúng hỗ trợ mọi cơ chế kiểm
soát truy cập được sử dụng để xác thực ứng dụng.
Chọn nền tảng thiết bị trên thị trường thực hiện được các giao thức quản lý thiết
bị đẻ đăng ký bảo mật cho thiết bị mới khi nó được thêm vào hệ thống mạng để
tránh giả mạo, và các thiết bị có khả năng tự cập nhập để vá lỗi bảo mật.
Dễ dàng phát triển
Trong khi thiết kế, việc dễ dàng phát triễn là một yêu cầu ưu tiên để chúng ta có
thể nhanh chóng và dễ dàng đưa bản mẫu thiết kế chạy, thu thập dữ liệu, và giao
tiếp với các thiết bị khác, giao tiếp với máy chủ điện toán đám mây.
Xem xét khả năng truy cập, tính khả dụng và chất lượng của tài liệu API, công
cụ phát triển. Chọn các thiết bị nhanh chóng và dễ dàng để lập trình, cấu hình để
tiết kiệm thời gian, giảm thiểu thất bại trong khi bạn đang phát triển giải pháp
IoT.
Thu thập dữ liệu, xử lý và lưu trữ
Số cảm biến được kết nối, độ phân giải của dữ liệu được ghi lại, tốc độ lấy mẫu
đều xác định lượng dữ liệu cần xử lý, ảnh hưởng đến yêu cầu lưu trữ và xử lý
dữ liệu.
Lượng dữ liệu cần được lưu trữ trên thiết bị phụ thuộc vào tần suất thiết bị kết
nối để truyền dữ liệu lên đám mây. Một thiết bị có dây luôn được kết nối, được
cài đặt trong các tòa nhà sẽ truyền dữ liệu thô đến máy chủ, sẽ cần ít sức mạnh
xử lý và lưu trữ dữ liệu hơn so với thiết bị cần xử lý dữ liệu lớn. Một thiết bị chỉ
cần kết nối với server sau vài giờ để tiết kiệm năng lượng sẽ cần bộ nhớ lớn hơn
để lưu trữ dữ liệu cục bộ trong thời gian tạm thời.
Khả năng kết nối
Yêu cầu kết nối với mạng không dây bao gồm phạm vi hoạt động, âm lượng và
tốc độ truyền. Xem xét khả năng chịu lỗi, khả năng tự kết nối lại và thử gửi dữ
liệu sau khi thiết bị bị ngắt kết nối.
Nguồn năng lượng
Có nhiều yêu cầu khác nhau như số lượng cảm biến sử dụng, tốc độ truyền dữ
liệu sẽ tác động đến năng lượng tiêu thụ của thiết bị. Xem xét liệu thiết bị có
dây hay không, liệu thiết bị có yêu cầu nguồn pin hay không. Nếu thiết bị yêu
cầu pin, bạn cần biết kích thước, trọng lượng và yêu cầu dung lượng của pin,
cũng như liệu pin có thể sạc lại, thay thế được hay không, liệu thiết bị có nên bị
loại bỏ sau khi pin chết. Nếu thiết bị có thể sạc lại, nên sạc thường xuyên như
thế nào và bằng phương tiện gì?
Thiết kế thiết bị vật lý
Các yêu cầu thiết kế thiết bị vật lý bao gồm sự xuất hiện và kích thước của thiết
bị. Các điều kiện môi trường trong đó thiết bị sẽ được cài đặt cũng cần phải
được xem xét, ví dụ, nó sẽ cần một vỏ chống nước hoặc chống gồ ghề? Ví dụ,
một thiết bị được lắp đặt ở mặt dưới của xe tải như là một phần của ứng dụng
giám sát xe sẽ cần được bảo vệ để đảm bảo nó tiếp tục hoạt động trong điều
kiện khắc nghiệt; nó sẽ cần phải chống thấm nước và chống bụi bẩn, sốc và
rung.
Chi phí
Chi phí phần cứng bao gồm chi phí ban đầu cho phần cứng và các bộ phận liên
quan (như cảm biến) cũng như chi phí vận hành như chi phí điện và bảo trì. Bạn
cũng có thể cần phải trả phí cấp phép bản quyền.

Câu 5. Hãy kể tên 3 platform phần cứng được dùng nhiều nhất hiện nay
trong việc demo ứng dụng IoT? Đặc tính kỹ thuật của từng thiết bị?
Arduino Yun là một bo mạch lai có các tính năng kết nối Ethernet và wifi có
sẵn. Bo mạch được cung cấp bởi Atmega32u4 xử lý giao tiếp USB trong khi
Atheros AR9331 mạng mẽ xử lý giao diện Wifi và ethernet và đi kèm với bản
phân phối dựa trên Linux trên openWrt
Raspberry Pi là một nền tảng máy tính có kích thước thẻ tín dụng chạy trên
nền tảng linux. Bằng này có cổng USB cho bàn phím và chuột, một cổng HDMI
để hiển thị và một cổng ethernet để kết nối internet có dây. Tuy nhiên, đối với
kết nối không dây, chúng ta cần phải có bộ điều hợp wifi mà chúng ta có thể lấy
từ đó.
ESP8266 là một modul wifi có khả năng cung cấp kết nối internet cho bất kỳ vi
điều khiển thông qua giao tiếp UART. Ngoài ra nó đi kèm với một tích hợp
ngăn xếp giao thức TCP/IP
Câu 6. Trình bày cách kết nối dây/ sơ đồ nguyên lý để 01 thiết bị ở câu 5 có
thể thực hiện: a. Đọc cảm biến tiệm cận dung dạng NPN, nguồn cấp cho
cảm biến 24V.
b. Đọc cảm biến áp suất có ngõ ra từ 4-20 mA, nguồn cấp cho cảm biến 24V
DC.
c. Thu thập dữ liệu từ cảm biến nhiệt độ có ngõ ra 10mV/ 1oC
d. Thu thập dữ liệu từ cảm biến đo lực căng, với ngõ ra dạng biến đổi trở
kháng Ohm.
e. Điều khiển được Đèn AC 220 V, Quạt AC 220V.
Câu 7. Hãy thiết kế sơ đồ khối “Things” có các khả năng sau:
- Thu thập được dữ liệu từ các cảm biến ngõ ra dòng điện.
- Điều khiển được thiết bị chấp hành AC 1 pha.
- Có khả năng edge computing.
- Có khả năng kết nối mạng Lora/Zigbee.
III. IoT networks and protocol
Câu 1. Đặc tính cơ bản về mạng:
Phân biệt các khái niệm: thông tin, tín hiệu, dữ liệu.
 Thông tin là một thước đo mức nhận thức,sự hiểu biết về một vấn đề,
một sự kiện hoặc một hệ thống.
 Dữ liệu là phần thông tin hữu dụng được biểu diễn bằng các bit nhị
phân {0,1}.
 Lượng thông tin là giá trị về sự hiểu biết một nguồn thông tin mang
lại.
 Tín hiệu là diễn biến của một đại lượng vật lý chứa đựng tham số
thông tin/dữ liệu và có thể truyền dẫn được. Trong kỹ thuật các loại tín
hiệu thường dùng là: điện, hình ảnh, quang, âm thanh…
Phân biệt được các kiến trúc mạng – Topo.
Topology - cấu trúc hình học không gian của mạng thực chất là cách bố trí vị trí
vật lý các trạm và cách thức kết nối chúng lại với nhau.

Cấu trúc điểm đến điểm: Các đường truyền riêng biệt được thiết lập để nối các
cặp trạm với nhau.

Cấu trúc điểm đến nhiều điểm: Trạm chủ phát thông tin đến nhiều trạm tớ
cùng lúc, ngược lại trạm tớ gửi thông tin đến trạm chủ theo kiểm điểm-điểm.

Cấu trúc đa điểm: Các trạm phân chia chung một đường truyền vật lý. Có thể
trao đổi thông tin qua lại giữa các trạm một cách tự do (không có trạm chủ)

Cấu trúc bus: Các trạm đều liên kết vào một đường truyền chính. Truyền tin
hai chiều theo từng gói thông tin mang địa chỉ đích.
Cấu trúc vòng: Các trạm liên kết với nhau thành vòng tròn theo phương thức
điểm-điểm. Truyền tin một chiều theo từng gói thông tin mang địa chỉ đích.

Cấu trúc sao: Tất cả các trạm được liên kết với thiết bị trung tâm. Trạm trung
tâm là trung gian chuyển tin tới các trạm đích.

Cấu trức cây: là sự liên kết của nhiều cấu trúc mạng bus, star, ring. Đặc trưng
của cấu trúc mạng hình cây là sự phân cấp đường dẫn.
Phân biệt các pp truy nhập dữ liệu.
Master/Slave:
Trạm chủ được quyền phân chia thời gian truy cập bus cho các trạm tớ. Trạm tớ
được phép truy nhập bus khi có yêu cầu của trạm chủ.
Ưu: cấu trúc mạng đơn giản. Nhược: hiệu suất đường truyền thấp, hoạt động
mạng phụ thuộc trạm chủ.

Token Passing: là bức điện ngắn không mang dữ liệu, có cấu trúc đặc biệt để
phân biệt với các bức điện mang thông tin nguồn, được dùng tương tự như chìa
khóa.

CSMA/CD: phương pháp đa truy cập nhận biết sóng mang phát hiện xung đột.

CSMA/CA: phương pháp đa truy cập nhận biết sóng mang tránh xung đột

Phân biệt các pp bảo toàn dữ liệu, đặc biệt pp CRC.


Phân biệt các pp mã hóa dữ liệu.
Câu 2. Phân biệt được mô hình mạng OSI và TCP/IP?
Câu 3. Kiến trúc mạng dùng trong IoT (Local networks và global
networks)? Trình bày“IoT network protocol”?
Giao thức mạng trong IoT cho phép các thiết bị IoT giao tiếp, trao đổi thông tin
với các thiết bị, ứng dụng, và dịch vụ khác chạy trên đám mây. Internet dựa trên
các giao thức chuẩn hóa để đảm bảo giao tiếp giữa các thiết bị không đồng nhất
được an toàn và đáng tin cậy.

Câu 4. Hãy so sánh đặc tính kỹ thuật các mạng truyền thông có dây thường
được sử dụng ở cấp Local networks trong ứng dụng IoT?
Câu 5. Hãy so sánh đặc tính kỹ thuật các mạng truyền thông không dây
thường được sử dụng ở cấp Local networks trong ứng dụng IoT?
Câu 6. Hãy so sánh đặc tính kỹ thuật các mạng truyền thông có dây và
không dây thường được sử dụng ở cấp Global networks trong ứng dụng
IoT?
Câu 7. Các vấn đề cần quan tâm khi lựa chọn mạng truyền thông trong
thiết kế ứng dụng IoT?
- Phạm vi:
 Mạng PAN: có phạm vi ngắn ( mét ).
 Mạng LAN: có phạm vi ngắn đến trung bình ( hàng trăm mét )
 Mạng MAN: có phạm vi xa (vài kilomet)
 Mạng WAN: có phạm vi rộng, dài (được đo bằng kilomet)
- Băng thông: số lượng thiết bị trong mạng, khối dữ liệu của mỗi thiết bị

- Năng lượng: tiết kiệm, để thiết bị ngủ khi không hoạt động.
- Khả năng kết nối trung gian: Các thiết bị trong IOT không phải lúc nào
cũng có thể kế nối mạng nên trong một số trường hợp các thiết bị sẽ được
kết nối định kì theo thiết kế để tiết kiệm năng lượng và băng thông.
- Khả năng tương tác: vận dụng các giao thức chuẩn, xem xét các hệ sinh
thái công nghệ xung quanh.
- Bảo mật: hãy chọn công nghệ mạng triển khai bảo mật đầu cuối.

Câu 8. Trình bày kiến trúc một “IoT Gateway”? Tầm quan trọng của “IoT
Gateway”trong các ứng dụng IoT? Phân biệt Gateway thông thường và
IoT Gateway?
Câu 9. Trình bày được các phương tiện truyền dẫn thông dụng? Theo bạn
khi nào hệ thống IoT nên dùng mạng không dây, và khi nào dùng mạng có
dây? Lý do?
Cáp điện: cáp đồng trục, đôi dây xoắn, cáp trơn.
Cáp quang: cáp sợi thủy tinh (đơn chế độ, đa chế độ), sợi chất dẻo.
Vô tuyến: sóng truyền thanh (radio AM, FM), sóng truyền hình, tia hồng ngoại,

Việc sử dụng mạng không dây hoặc mạng có dây tùy thuộc vào mục đích sử
dụng và phạm vi của hệ thống IOT vì cả hai đều có những điểm khác nhau như
mạng không dây sử dụng cho các mô hình nhỏ như trong nhà không tốn sức đi
dây, thẩm mỹ… Còn những mô hình lớn như trong công nghiệp, nông nghiệp
thì nên sử dụng mạng có dây để độ trễ tương tác thấp nhất có thể, bảo mật
cao…

Câu 10. Thiết kế một “IoT Gateway” đa chức năng:


Có khả năng chuyển đổi mạng Lora và Internet.
Có khả năng Edge computing.
Có khả năng thu thập dữ liệu từ cảm biến analog ngõ ra dạng dòng điện; và cảm
biến số dạng NPN.
Có khả năng điều khiển các thiết bị điện AC 01 pha.

Câu 11. Kể tên các thiết bị liên kết mạng:


• Repeater
• Hub
• Switch
• Transceiver
• Bridge
• Router
• Gateway.

IV. IoT data and applications


Câu 1. MQTT protocol
- Định nghĩa
MQTT (Message Queuing Telemetry Transport) là giao thức truyền thông điệp
(message) theo mô hình publish/subscribe (cung cấp / thuê bao), được sử dụng
cho các thiết bị IoT với băng thông thấp, độ tin cậy cao và khả năng được sử
dụng trong mạng lưới không ổn định. Nó dựa trên một Broker (tạm dịch là
“Máy chủ môi giới”) “nhẹ” (khá ít xử lý) và được thiết kế có tính mở (tức là
không đặc trưng cho ứng dụng cụ thể nào), đơn giản và dễ cài đặt.
- Các thành phần cơ bản giao thức MQTT
Thành phần chính của MQTT là Client (Publisher/Subscriber), Server (Broker),
Sessions (tạm dịch là Phiên làm việc), Subscriptions và Topics. MQTT Client
(Publisher/Subscriber): Clients sẽ subscribe một hoặc nhiều topics để gửi và
nhận thông điệp từ những topic tương ứng.
- Cấu trúc bức điện
Câu 2. HTTP protocol
- Định nghĩa
HTTP (Tiếng Anh: HyperText Transfer Protocol - Giao thức truyền tải siêu văn
bản) là một giao thức lớp ứng dụng cho các hệ thống thông tin siêu phương tiện
phân tán, cộng tác.
- Các thành phần cơ bản giao thức HTTP
Trong một URL có 4 thành phần:
Protocol: giao thức tầng ứng dụng được sử dụng bởi client và server.
Hostname: tên DNS domain.
Port: Cổng TCP để server lắng nghe request từ client.
Path-and-file-name: Tên và vị trí của tài nguyên yêu cầu.
- Cấu trúc bức điện
Câu 3. Phân biệt edge computing, fog computing và cloud computing? Ưu
và nhược điểm của từng mô hình?
- Fog Computing : được xem là một trong những giải pháp mở rộng của
Cloud Computing (tạm dịch: Điện toán đám mây). Trong Fog
Computing, dữ liệu và các ứng dụng được lưu trữ giữa nguồn dữ liệu và
đám mây. Vì là một cơ sở hạ tầng điện toán phi tập trung, Fog Computing
giúp thu hẹp khoảng cách giữa đám mây với nơi dữ liệu được tạo ra và
hoạt động.
 Fog Computing hoạt động thôn qua các nút sương mù hay còn được gọi
là thiết bị cục bộ.
- 5 ưu điểm nổi bật của Fog Computing:
 Tính linh hoạt
 Phân tích dữ liệu theo thời gian thực
 Hạn chế độ trễ
 Làm giảm băng thông
 Phân bổ tốt hơn
- 3 hạn chế của Fog Computing
 Khả năng bảo mật
 Phụ thuộc vào vị trí
 Khá phức tạp

- Edge Computing hay điện toán biên là một mô hình điện toán phân tán
đem sức mạnh tính toán và lưu trữ đến gần hơn với nơi phát sinh dữ
liệu có nhu cầu xử lý độ trễ thấp và tiết kiệm băng thông.
- Ưu điểm:
 Giới hạn về tốc độ xử lý Cloud Computing
 Đảm bảo đường truyền dữ liệu
 Bảo mật an toàn cao
 Giảm tải băng thông của Cloud Computing
- Nhược điểm:
 Thiếu cơ sở vật chất tại chỗ
 Khó giám sát và xử lý các vấn đề an ninh
 Mất mát dữ liệu
 Chi phí đầu tư lớn
- Cloud Computing là việc cung cấp các dịch vụ điện toán hoàn toàn
qua Internet. Hay nói đúng hơn là việc cung cấp tài nguyên phù hợp
với nhu cầu người dùng hoàn toàn thông qua Internet.
- Ưu điểm:
 Tiết kiệm chi phí
 Khả năng mở rộng linh hoạt về quy mô
 Hiệu năng:nâng cấp thường xuyên để tăng hiệu quả và bảo mật
 Bảo mật:cung cấp các chính sách công nghệ củng cố bảo mật cho người
dùng
 Tốc độ: tốc độ không giới hạn, người dùng muốn bao nhiêu chỉ cần đăng
kí ả năng mở rộng linh hoạt về quy mô
- Nhược điểm:
 Mất dữ liệu
 Vấn đề về bảo mật và tính riêng tư của người dùng
 Do thường xuyên hacker quấy rối, vì vậy cần thương xuyên nâng cấp bảo
mật
Câu 4. Vai trò của Cloud trong IoT? Các dịch vụ quan trọng trong các ứng
dụng IoT?
Vai trò:
 Thu thập và lưu trữ dữ liệu
 Phân tích dữ liệu
 Hiện thị dữ liệu
Các ứng dụng:
 Nhà thông minh
 Xe tự hành
 Dịch vụ thông minh
 Thành phố thông minh
 Sản phẩm có thể đeo được

V. IoT design
Câu 1. Trình bày các cách tiếp cận thiết kế một hệ thống IoT từ đơn giản đến
phức tạp? Cho ví dụ minh họa cho từng mô hình thiết kế đề xuất?
Câu 2. Các yếu tố cần quan tâm trong việc lựa chọn một IoT platform trong việc
triển khai nhanh một ứng dụng IoT?
Câu 3. Thiết kế hệ thống thông minh cho tòa nhà X-ĐHCN (kiến trúc mô hình),
với các yêu cầu sau: Điều khiển chiếu sáng tự động, Đo lường và giám sát điện
năng tiêu thụ của tòa nhà, Điều khiển và giám sát từ xa.
Câu 4. Thiết kế hệ thống thông minh giám sát môi trường nuôi trồng thủy sản,
các hồ nuôi tại nhiều vị trí khác nhau?
Câu 5. Thiết kế hệ thống thông minh giám sát thông số môi trường nước sông
Thị Nghè với hơn 100 điểm đo khác nhau đặt trên toàn bộ con sông?
Câu 6. Thiết kế ngôi nhà thông minh cho chính gia đình bạn dùng platform
Raspberry Pi: Sơ đồ khối, Sơ đồ kết nối phần cứng, truyền thông, Lưu đồ
giải thuật, Mã code/pseudocode

You might also like