You are on page 1of 25

Chương 5

HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ CĐS TRONG KINH


DOANH

Bộ môn Thương mại điện tử - Khoa HTTT Kinh tế & TMĐT


Mục tiêu chương 5
 3 Mục tiêu chính

1 Nắm được tổng quan khái niệm về 1 số


hạ tầng công nghệ CĐS trong kinh doanh

Hiểu được tổng quan, phân loại, đặc


2
điểm của 1 số hạ tầng công nghệ CĐS

Nắm được những ứng dụng của hạ tầng


3 công nghệ số trong 1 số lĩnh vực
NỘI DUNG CHƯƠNG 5
5.1 Trí tuệ nhân tạo (AI)

5.2 Internet vạn vật (IOT)

5.3 Chuỗi khối (Blockchain)

5.4 Dữ liệu lớn (Big data)

5.5 Mạng không dây thế hệ mới (5G)

5.6 Điện toán đám mây (Cloud Computing)


5.1. Trí tuệ nhân tạo (AI)

• Khái niệm: AI trí thông minh nhân tạo, công nghệ mô


phỏng những suy nghĩ và quá trình tiếp thu kiến thức của
con người cho máy móc, đặc biệt là hệ thống máy tính.
Các quá trình này bao gồm việc học tập (thu thập thông
tin và các quy tắc sử dụng thông tin), lập luận (sử dụng
các quy tắc để đạt được kết luận gần đúng hoặc xác
định), và tự sửa lỗi.
5.1. Trí tuệ nhân tạo (AI)

Một số ứng dụng của AI


Lĩnh vực tài chính (fintech): AI phân tích dữ liệu, đưa ra các kết quả được
đề xuất, giúp các nhà lãnh đạo có quyết định tốt hơn; Hỗ trợ khách hàng tự
động thông qua chatbot; Phát hiện gian lận và quản lý khiếu nại; Trợ lý tài chính
tự động hỗ trợ người dùng trong việc đưa ra quyết định tài chính; Phân tích dự
báo trong các dịch vụ tài chính.
Lĩnh vực kinh doanh, chăm sóc khách hàng: Chatbots được tích hợp trên
các trang web để cung cấp dịch vụ ngay lập tức cho khách hàng. Điều này giúp
vừa tiết kiệm cho các doanh nghiệp vừa tối ưu những trải nghiệm của khách
hàng.
5.1. Trí tuệ nhân tạo (AI)
Finbox.vn
5.2. Internet vạn vật (IOT)

• Khái niệm: Là sự kết nối trên mạng (internetworking) của các vật thể, thiết
bị (connected devices, “smart devices”). Các thực thể, thiết bị có khả năng
trao đổi thông tin, dữ liệu chỉ qua internet mà không cần tương tác trực tiếp
(người với người, người với máy, máy với máy (M2M)
“Hồ Tú Bảo”
5.2. Internet vạn vật (IOT)

Ứng dụng IOT:


• Hệ sinh thái của Xiaomi
• Nhà thông minh: Hệ thống chiếu sáng, sưởi ấm, điều hòa không khí, cũng như
các phương tiện truyền thông và hệ thống an ninh được điều khiển bằng điện
thoại qua kết nối wifi hoặc điều khiển bằng giọng nói (Apple home pod, Google
home Assitance)
• Xe ô tô Tesla: (Từ cảm biến nhiệt độ ngoài trời, tự điều chỉnh nhiệt độ trong xe,
điều chỉnh tốc độ trong xe nếu trời mưa, ướt, điều chỉnh màu sắc kính phù hợp)
• Ứng dụng trong nông nghiệp: Cảm biến thời tiết, cảm biến đo độ ẩm của đất
cung cấp thông tin cho hệ thống tưới tiêu tự động. (Trời sắp mưa sẽ không tưới
nước, độ ẩm đất…)
5.3. Chuỗi khối (Blockchain)

• Khái niệm: Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong
các khối (block) được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời
gian để tạo thành một chuỗi (chain). Mỗi khối trong Blockchain sẽ được liên
kết với khối trước đó, chứa thông tin về thời gian khởi tạo khối đó kèm một
mã thời gian và dữ liệu giao dịch
5.3. Chuỗi khối (Blockchain)

Đặc điểm:
• Phân cấp - không ai có toàn quyền kiểm soát thông tin nào đi vào
• Đồng thuận - nhiều bên khác nhau lưu trữ các bản sao chính xác của cùng
một hồ sơ gốc, vì vậy đa số phải đồng ý về dữ liệu được thêm vào
• ‘Chỉ thêm’, nghĩa là không thể chỉnh sửa những gì đã có, chỉ có thể thêm
• Thông tin mới không thể xung đột với những gì đã được thêm
• Thông tin có thể được truy cập và nhân rộng bởi tất cả mọi người
5.3. Chuỗi khối (Blockchain)

Ứng dụng của blockchain:


• Tài chính: Singapore Exchange Limited sử dụng công nghệ chuỗi khối để xây dựng
một tài khoản thanh toán liên ngân hàng hiệu quả hơn. Bằng cách áp dụng chuỗi khối,
họ đã giải quyết được nhiều thách thức, bao gồm xử lý hàng loạt và đối soát thủ công
hàng nghìn giao dịch tài chính.
• Truyền thông giải trí: Sony Music Entertainment Japan sử dụng các dịch vụ chuỗi
khối để quản lý quyền kỹ thuật số hiệu quả hơn. Họ đã sử dụng thành công chiến lược
chuỗi khối để cải thiện năng suất và giảm chi phí xử lý bản quyền.
• Bán lẻ: Amazon đã nộp bằng sáng chế cho một hệ thống công nghệ sổ cái phân tán
sẽ sử dụng công nghệ chuỗi khối để xác minh rằng tất cả hàng hóa được bán trên nền
tảng đều đáng tin cậy. Người bán trên Amazon có thể lập bản đồ chuỗi cung ứng toàn
cầu của họ bằng cách cho phép những người tham gia như nhà sản xuất, người giao
hàng, nhà phân phối, người dùng cuối và người dùng thứ cấp thêm sự kiện vào sổ cái
sau khi đăng ký với cơ quan cấp chứng nhận

5.4. Dữ liệu lớn (Big data)
Khái niệm: Dữ liệu lớn nói về các tập dữ liệu rất lớn về khối lượng và
dung lượng và/hoặc rất phức tạp, vượt quá khả năng xử lý của các kỹ
thuật IT truyền thống.
Lưu ý: Dữ liệu lớn có thể rất nhỏ và dữ liệu to nhưng không lớn
5.4. Dữ liệu lớn (Big data)
Rất lớn là lớn thế nào?
(kích thức lớn và rất nhiều chiều)
5.4. Dữ liệu lớn (Big data)
Dữ liệu lớn có thể rất nhỏ
(Big data can be very small. Not all large datasets are big)
5.4. Dữ liệu lớn (Big data)
Tập dữ liệu to nhưng không lớn
Số hệ thống dù tăng lên và tạo ra những lượng khổng lồ dữ liệu
nhưng lại rất đơn giản
5.4. Dữ liệu lớn (Big data)
Các doanh nghiệp hàng đầu Thế Giới ứng dụng Big Data
5.5. Mạng không dây thế hệ mới (5G)
Khái niệm: 5G là viết tắt của 5th Generation, hay được gọi là thế
hệ thứ 5 của mạng di động với nhiều cải tiến hơn so với 4G. 5G được
thiết kế để tăng tốc độ và khả năng phản hồi nhanh chóng của mạng
không dây
Đặc điểm: + Tốc độ cao hơn
+ Độ trễ thấp
+ Băng thông lớn hơn
Ứng dụng: xe tự lái, nhà thông minh
5.6. Điện toán đám mây (Cloud
Computing)
Khái niệm: Là việc lữu trữ, truy cập dữ liệu và các
chương trình trên các “đám mây” (clouds) trên Internet
thay vì trên máy tính của người dùng
5.6. Điện toán đám mây (Cloud
Computing)
Phân loại và ứng dụng: Gồm 3 loại: Dịch vụ hạ tầng (IaaS:
Infrastructure as a Service), Dịch vụ nền tảng (PaaS: Platform
as a Service), Dịch vụ phần mềm (SaaS: Software as a Service)
5.6. Điện toán đám mây (Cloud
Computing)
Dịch vụ hạ tầng (IaaS): Đây là mức cơ bản nhất của dịch vụ điện toán đám
mây. Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây dạng IaaS sẽ đưa cho khách
hàng một "máy chủ trên mây" với CPU, RAM, ổ cứng (SSD hoặc HDD) tùy theo
nhu cầu. IaaS không được thiết kế cho người dùng cuối, mà chủ yếu cho những
người muốn có một nơi để triển khai phần mềm của mình, có thể là lập trình viên,
một công ty hay một đơn vị phát hành web.
5.6. Điện toán đám mây (Cloud
Computing)
Dịch vụ nền tảng (PaaS): PaaS thường thích hợp với các nhà phát triển phần
mềm hoặc các công ty muốn tự xây dựng phần mềm cho riêng mình. Nhà cung
cấp dịch vụ sẽ cung cấp các yếu tố từ máy chủ, phần mềm, cơ sở dữ liệu cho đến
các cổng kết nối, khách hàng chỉ cần đưa các file *.html của mình lên đó và chạy.
Ở mô hình PaaS này thì sự kiểm soát của khách hàng với chiếc máy chủ bị giới hạn
lại rất nhiều, khi đó một máy chủ thường sẽ được chia sẻ giữa nhiều người dùng
PaaS với nhau để tiết kiệm chi phí (tức là tiền mua dịch vụ rẻ hơn)
5.6. Điện toán đám mây (Cloud
Computing)
Dịch vụ phần mềm (SaaS): Đây là mức độ dịch vụ phù hợp nhất với khách hàng
là người dùng cuối bởi nó không đòi hỏi cao về trình độ công nghệ thông tin hay kĩ
thuật máy tính. Sản phẩm đưa tới người dùng được quản lý và vận hành bởi một
nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Một ví dụ thường thấy của SaaS là dịch
vụ email nền web, ví dụ như Gmail, Yahoo, Outlook, Icloud, Dropbox, GG drive
Câu hỏi ôn tập chương 5

1.Trí tuệ nhân tạo là gì?


2.Hãy nêu các lĩnh vực ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo?
3. Internet vạn vật là gì?
4.Hãy nêu các lĩnh vực ứng dụng của Internet vạn vật?
5. Chuỗi khối là gì?
6.Hãy nêu các lĩnh vực ứng dụng của công nghệ chuỗi khối?
7. Dữ Liệu lớn là gì?
8. Hãy nêu các lĩnh vực ứng dụng của dữ liệu lớn?
Câu hỏi ôn tập chương 5

9. Mạng không dây thế hệ mới là gì?


10. Hãy nêu các lĩnh vực ứng dụng của mạng không dây thế hệ mới?
11. Điện toán đám mây là gì?
12. Hãy nêu các lĩnh vực ứng dụng của điện toán đám mây?
KẾT THÚC CHƯƠNG 5

You might also like