You are on page 1of 63

Lớp đào tạo

NÂNG CAO KIẾN THỨC VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ,


CÔNG NGHỆ SỐ

CÁC CÔNG NGHỆ NỀN TẢNG:


BIG DATA, BLOCKCHAIN, CLOUD
COMPUTING, INTERNET OF THINGS

Trình bày: ThS. Trần Kim Long


Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí
Minh
Liên hệ: longtk@hub.edu.vn

1
Nội dung

1. Dữ liệu lớn (Big Data)


2. Chuỗi khối (Blockchains)
3. Điện toán đám mây (Cloud Computing)
4. Vạn vật kết nối (Internet of Things)

2
Dữ liệu lớn (Big Data)
3
Dữ liệu lớn (Big data)

• Dữ liệu lớn là các tập dữ liệu có khối


lượng rất lớn và rất phức tạp mà các
phần mềm xử lý dữ liệu truyền thống
không thể xử lý được trong một khoảng
thời gian hợp lý.

7
Đặc tính của dữ liệu lớn
Đặc tính của dữ liệu lớn

❑ Khối lượng (Volume): dữ liệu có quy mô lớn, thường


từ các nguồn khác nhau; đo lường theo các đơn vị
như đo lường theo đơn vị Terabytes (TB), Petabytes
(PB) và Exabytes (EB)
❑ Tốc độ (Velocity): dữ liệu được thu thập và phân tích
với tốc độ cao, theo đơn vị thời gian phút, giây, phần
trăm giây
❑ Đa dạng (Variety): dữ liệu thu thập từ các nguồn đa
dạng, bao gồm có cấu trúc và không có cấu trúc, ví dụ
hình ảnh, video, âm nhạc

9
Nguồn thu thập dữ liệu

13
Nguồn thu thập dữ liệu

14
Phân loại dữ liệu
Ứng dụng của dữ liệu lớn trong
ngân hàng
1. Sử dụng các kỹ thuật phân cụm giúp đưa ra quyết định
quan trọng về kinh doanh
2. Kết hợp nhiều quy tắc được áp dụng trong các lĩnh vực
ngân hàng để dự đoán, ví dụ lượng tiền mặt cần thiết sẵn
sàng cung ứng ở một chi nhánh tại thời điểm cụ thể hàng
năm.
3. Là nền tảng của hệ thống ngân hàng số.
4. Là đầu vào cho các ứng dụng Machine learning và AI để
phát hiện các hoạt động gian lận, ra quyết định cho vay và
thực hiện các báo cáo phân tích
5. Khoa học dữ liệu hỗ trợ xử lý, lưu trữ và phân tích lượng
dữ liệu khổng lồ từ các hoạt động hàng ngày và giúp đảm
bảo an ninh cho ngân hàng.
16
Quy trình xử lý
18

Chuỗi khối
(Blockchains)
Chuỗi khối (Blockchains)

❑Blockchain (chuỗi khối) là một sổ cái phân tán


dựa trên một mạng lưới ngang hàng (P2P),
trong đó thông tin được lưu trữ trong các khối
được liên kết với nhau bằng các đoạn mã và
được mở rộng theo thời gian.

❑Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời


gian và nội dung giao dịch, được liên kết với
nhau, và kèm một mã đối ứng.

22
Chuỗi khối (Blockchains)

• Sự nhất quán theo trình tự thời gian làm cho


các dữ liệu đã lưu trữ theo chuỗi không thể
xóa hoặc sửa đổi nếu không có sự đồng thuận
từ người dùng, giao dịch và nút toán tử.
• Những liên kết này không thể thay đổi, đó là
điều tạo nên sự minh bạch và tin tưởng cho
mạng lưới thông tin dựa trên công nghệ
blockchain.
Chuỗi khối (Blockchains)

24
Các đặc tính của công nghệ chuỗi khối
1. Phi tập trung: phân tán quyền kiểm soát và ra quyết định cho các
thành phần trong mạng lưới bằng quy tắc sổ cái.
2. Bảo mật dữ liệu: Các thông tin, dữ liệu trong các chuỗi blockchain
được phân tán và an toàn, chỉ có người nắm giữ “khóa riêng tư” mới
có quyền truy xuất dữ liệu đó.
3. Minh bạch: Dữ liệu trong blockchain cho phép mọi người đều có thể
theo dõi đường đi từ địa chỉ này tới địa chỉ khác và có thể thống kê
toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó. Mã nguồn trên mạng lưới bitcoin là
nguồn mở.
4. Bất biến: Blockchain lưu giữ hồ sơ vĩnh viễn của tất cả các giao
dịch đã được xác nhận. Không người tham gia nào có thể làm giả
giao dịch sau khi giao dịch đã ghi lại vào sổ cái phân tán.
5. Tự động: Hợp đồng thông minh sử dụng nguyên lý nếu - thì, cho
phép tự thực thi mà không cần bên thứ ba.
26
Mức độ phi tập trung của
blockchain

27
Phân loại chuỗi khối
Ứng dụng của chuỗi khối

29
Điện toán đám mây
(Cloud Computing)
Netflix and Amazon Web Services
Điện toán đám mây

• Điện toán đám mây là công nghệ cho


phép năng lực tính toán nằm ở các máy
chủ ảo (gọi là đám mây) trên Internet của
các nhà cung cấp dịch vụ, cho phép
khách hàng quyền truy cập linh hoạt theo
yêu cầu vào nhiều loại tài nguyên máy
tính.
Điện toán đám mây

• Điện toán đám mây làm tăng khả năng


linh hoạt trong sử dụng dịch vụ, tính sẵn
có, tính mở rộng, sự đa dạng và phổ biến
của tài nguyên máy tính theo cách tạo
điều kiện thuận lợi cho các công nghệ kỹ
thuật số khác, chẳng hạn như trí tuệ
nhân tạo AI, công nghệ dữ liệu lớn.
Các loại điện toán đám mây

• Phần mềm dưới dạng dịch vụ (Software as a


service - SaaS)
• Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (Infrastructure
as a service - IaaS)
• Nền tảng như một dịch vụ (Platform as a
service - PaaS)
• Nền tảng chức năng như một dịch vụ (Function
as a service – Faas)
Các loại điện toán đám mây
• Phần mềm dưới dạng dịch vụ (Software as a
service - SaaS)
• Loại điện toán đám mây công cộng này cung cấp các
ứng dụng qua internet thông qua trình duyệt.
• Ví dụ: G Suite của Google và Office 365 của
Microsoft.
• Thông thường, các ứng dụng SaaS cung cấp các tùy
chọn cấu hình mở rộng cũng như môi trường phát
triển cho phép khách hàng viết mã các sửa đổi và bổ
sung của riêng họ.
Các loại điện toán đám mây
• Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (Infrastructure as a
service - IaaS):
• Nhà cung cấp đám mây công cộng IaaS cung cấp mọi thứ từ
hệ điều hành đến máy chủ và lưu trữ thông qua kết nối dựa
trên IP như một phần của dịch vụ theo yêu cầu.
• Khách hàng có thể tránh phải mua phần mềm hoặc máy chủ
mà thay vào đó mua các tài nguyên này trong một dịch vụ
thuê ngoài, theo yêu cầu.
• Dịch vụ có khả năng mở rộng như tạo mạng riêng ảo, phân
tích dữ liệu lớn, công cụ dành cho nhà phát triển, máy học,
giám sát ứng dụng,... Ví dụ: Amazon Web Services, Microsoft
Azure, Google Cloud Platform và IBM Cloud.
Các loại điện toán đám mây
• Nền tảng như một dịch vụ (Platform as a service -
PaaS):
• PaaS là một nền tảng để tạo phần mềm được phân phối
qua Internet. PaaS cung cấp các bộ dịch vụ và quy trình
làm việc nhằm mục tiêu cụ thể đến các nhà phát triển,
những người có thể sử dụng các công cụ, quy trình và API
được chia sẻ để đẩy nhanh quá trình phát triển, thử
nghiệm và triển khai các ứng dụng.
• Ví dụ: Salesforce’s Heroku và Force.com
• Đối với các ngân hàng, PaaS có thể đảm bảo rằng các
nhà phát triển có quyền truy cập sẵn sàng vào tài nguyên,
tuân theo các quy trình nhất định và chỉ sử dụng một mảng
dịch vụ cụ thể, trong khi các nhà khai thác duy trì cơ sở hạ
tầng cơ bản.
Các loại điện toán đám mây
• Nền tảng chức năng như một dịch vụ (Function as a
service – Faas):
• FaaS, phiên bản đám mây của điện toán không máy chủ, thêm
một lớp trừu tượng khác vào PaaS, để các nhà phát triển hoàn
toàn cách ly với mọi thứ trong ngăn xếp bên dưới mã của họ.
Nhà phát triển tải lên các khối mã chức năng hẹp và đặt chúng
được kích hoạt bởi một sự kiện nhất định (chẳng hạn như gửi
biểu mẫu hoặc tệp được tải lên).
• Ví dụ: AWS Lambda, Azure Functions, Google Cloud Functions
và IBM OpenWhisk.
• Lợi ích của FaaS là ​chúng không sử dụng tài nguyên IaaS cho
đến khi sự kiện xảy ra, giảm phí trả cho mỗi lần sử dụng.
Lợi ích của điện toán đám mây
• Giảm chi phí đầu tư phần cứng và phần mềm, chi phí thiết
lập, chạy thử các trung tâm dữ liệu, chi phí bảo trì và vận
hành hệ thống máy chủ.
• Tốc độ: truy xuất nhanh theo yêu cầu
• Quy mô: có khả năng mở rộng quy mô toàn cầu
• Năng suất: giảm bớt các công việc trung gian, đẩy nhanh
tốc độ
• Hiệu suất: được nâng cấp thường xuyên, có tính kinh tế
theo quy mô
• Độ tin cậy: được sao lưu liên tục và có thể phục hồi
• Bảo vệ: có công nghệ giúp gia tăng sự bảo mật và sự an
toàn cho hệ thống
Internet of Things
46
Smart Agriculture
Smart City
Internet Vạn Vật (IoT)
❑Internet vạn vật (Internet of Things) được định
nghĩa là công nghệ kết nối và chia sẻ thông tin,
dữ liệu giữa các thiết bị thông minh thông qua
mạng internet

50
Internet Vạn Vật (IoTs)

❑IoTs được hỗ trợ bởi các thiết bị thông minh


(còn gọi là các thiết bị kết nối), thường có kèm
theo bộ vi xử lý và các cảm biến để thu nhận
và chia sẻ thông tin.
❑Các thiết bị này sẽ tận dụng khả năng của dữ
liệu lớn, khả năng phân tích và trí tuệ nhân tạo
để dự đoán nhu cầu, giải quyết vấn đề và cải
thiện hiệu quả.

51
Internet Vạn Vật (IoT)
• Kiến trúc IoT điển hình bao gồm:
1. Lớp cảm biến: Lớp giao tiếp với thế giới vật lý chứa thông tin.
Cảm biến và thiết bị giao tiếp không dây là thành phần quan trọng
của lớp này.
2. Lớp mạng: Lớp này đảm nhận việc truyền dữ liệu bằng cách sử
dụng phương tiện truyền thông hiện có như mạng di động, các
nút cảm biến không dây (Wireless Sensor Nodes - WSN), mạng
truy cập vô tuyến và các thiết bị truyền thông khác.
3. Lớp dịch vụ: Lớp này thực hiện chức năng quan trọng như quản
lý dữ liệu, hỗ trợ ứng dụng, bảo mật và thực thi các yêu cầu cụ
thể.
Internet Vạn Vật (IoT)

53
Tốc độ tăng trưởng của thiết bị thông minh

54
Internet Vạn Vật (IoT)
Internet Vạn Vật (IoT)

56
Lợi ích của IoT

• Ứng dụng giải pháp IoT và trí tuệ nhân tạo (AI): Tận
dụng các điểm tương tác với khách hàng và cải thiện
hiệu quả vận hành.
• Phát triển giải pháp phân tích dữ liệu lớn (Big Data)
trên nền tảng IoT.
• Chuỗi khối (Block chain) với IoT: IoT gặp phải các
thách thức về bảo mật, và chuỗi khối có thể được sử
dụng để giải quyết vấn đề này nhằm đảm bảo không
có sự giả mạo, gian lận, lừa đảo.

57
Lợi ích của IoT

• Phát triển các Chi nhánh thông minh, ngân


hàng thông minh
• Cá nhân hóa dịch vụ khách hàng
• Phát triển dịch vụ ngân hàng nhúng
• Phát triển Hệ thống giám sát điện tử cho ngân
hàng
• Hợp đồng tự động hóa tài chính
Ví dụ ứng dụng của IoTs kết hợp với phân tích
dữ liệu

59
60
Một số ứng dụng hiện có của các ngân hàng

Nguồn: Bùi Văn Trịnh (2022)


Các ứng dụng công nghệ

Nguồn: Bùi Văn Trịnh (2022)


Cảm ơn quý vị đã lắng nghe

63

You might also like