You are on page 1of 22

ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1

MÔN TIN HỌC 10


Năm học 2023-2024
Bài 1: THÔNG TIN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN
1. Thông tin và dữ liệu:
Quá trình xử lý thông tin: gồm 3 bước
Bước 1: Tiếp nhận dữ liệu
Bước 2: Xử lý dữ liệu
Bước 3: Đưa ra kết quả
+ Cách 1: Dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh…. Như vậy dữ liệu đã được
chuyển thành thông tin
+ Cách 2: Lưu dữ liệu trên thiết bị nhớ hoặc chuyển thành dữ liệu đầu vào cho một
hoạt động xử lý khác
Phân biệt dữ liệu và thông tin:
- Thông tin và dữ liệu độc lập tương đối với nhau
- Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính để máy tính có thể nhận biết và xử lý
- Thông tin là ý nghĩa của dữ liệu. Dữ liệu là các yếu tố thể hiện, xác định thông tin. Cùng
một thông tin có thể được thể hiện bởi nhiều dữ liệu khác nhau. Ngược lại một dữ liệu có
thể mang nhiều thông tin khác nhau
- Với vai trò và ý nghĩa, thông tin có tính toàn vẹn. Dữ liệu không đầy đủ có thể làm thông
tin sai lệch, thậm chí không xác định được
Bài 1: THÔNG TIN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN
2. Đơn vị lưu trữ dữ liệu: Máy tính tổ chức lưu trữ và truy cập dữ liệu theo nhóm bit.
1 byte gồm 8 bit. Các đơn vị đo dữ liệu hơn kém nhau 210 = 1024 lần
B (Byte) KB (Kilobyte) MB (Megabyte) GB (Gigabyte)

3. Lưu trữ, xử lý và truyền thông bằng thiết bị số:


Thiết bị số: là các thiết bị làm việc với thông tin số như lưu trữ dữ liệu, truyền dữ liệu hay
xử lý thông tin số. Giúp thực hiện tự động nhiều công việc một cách chính xác, chi phí thấp
và tiện lợi.
Ưu điểm của thiết bị số:
+ Về lưu trữ: lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn, giá thành rẻ, tìm kiếm nhanh và dễ dàng
+ Về xử lý: Xử lý thông tin nhanh với độ chính xác cao và có thể làm việc liên tục
+ Về truyền thông: Có khả năng truyền tin với tốc độ rất lớn
Bài 2: VAI TRÒ CỦA THIẾT BỊ THÔNG MINH VÀ TIN HỌC ĐỐI VỚI XÃ HỘI
1. Thiết bị thông minh:
- Thiết bị thông minh là một hệ thống xử lý thông tin.
- Thiết bị thông minh là thiết bị điện tử có thể hoạt động tự chủ trong một mức độ nhất định
(Autonomous), không cần sự can thiệp của con người, tự thích ứng với hoàn cảnh và có khả
năng kết nối với các thiết bị khác để trao đổi dữ liệu.
- Thiết bị thông minh đóng vai trò chủ chốt trong các hệ thống IoT (internet vạn vật).
- Các cuộc cách mạng công nghiệp: Từ lần thứ 1 đến lần thứ 4.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Hệ thống IoT và các hệ thống kết hợp thực ảo trở
nên phổ biến.
Diễn ra trên 3 lĩnh vực chính: Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số, Vật lý
Yếu tố cốt lõi:
+ Trí tuệ nhân tạo (AI)
+ Kết nối vạn vật (Internet of Things - IoT)
+ Điện toán đám mây (Cloud Computing)
+ Dữ liệu lớn (BigData)
Bài 2: VAI TRÒ CỦA THIẾT BỊ THÔNG MINH VÀ TIN HỌC ĐỐI VỚI XÃ HỘI
2. Các thành tựu của tin học:
Đóng góp của tin học với xã hội
- Quản lý
- Tự động hóa
- Giải quyết các bài toán khoa học kỹ thuật
- Thay đổi cách thức làm việc của nhiều ngành nghề
- Giao tiếp cộng đồng
Một số thành tựu phát triển của tin học
- Hệ điều hành
- Mạng và Internet
- Các ngôn ngữ lập trình bậc cao
- Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu
- Các thành quả nghiên cứu khoa học của tin học
Bài 7: THIẾT BỊ SỐ THÔNG DỤNG

1. Trợ thủ số cá nhân (PDA): là thiết bị số tích hợp nhiều chức năng và phần
mềm ứng dụng hữu ích cho người dùng với đặc điểm quan trọng là nhỏ gọn,
có khả năng kết nối mạng.
2. Thực hành sử dụng thiết bị số cá nhân:
3. Nêu một số thiết bị số cá nhân:
Bài 8: MẠNG MÁY TÍNH TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI

1. Mạng LAN và INTERNET


- Mạng cục bộ (LAN): phạm vi địa lý nhỏ gồm các máy tính được kết nối thông qua bộ chia
(HUB), bộ chuyển mạch (Switch), bộ định tuyến (Router)
- Mạng diện rộng (WAN): được hình thành bằng cách liên kết các LAN hay các máy tính đơn lẻ
- Mạng INTERNET: là mạng diện rộng có quy mô toàn cầu
(Phạm vi, quy mô; Cách kết nối; Sở hữu)

2. Vai trò của internet: Là kho tri thức khổng lồ, thường xuyên được cập nhật, có thể truy cập
bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào. Giúp con người có thể kết nối và giao tiếp một cách dễ dàng và
tiện lợi. Ảnh hưởng sâu sắc tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Trong giao tiếp cộng đồng: …ở bất cứ đâu mà không cần tiếp xúc trực tiếp
- Trong giáo dục: …học từ xa mọi lúc, mọi nơi
Bài 8: MẠNG MÁY TÍNH TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI
3. Điện toán đám mây (Cloud Computing): là việc phân phối các tài nguyên CNTT theo nhu
cầu qua internet thông qua các loại hình dịch vụ (miễn phí hoặc trả phí theo hạn mức sử
dụng). Sử dụng linh hoạt, tin cậy, chi phí thấp.
Các loại dịch vụ chủ yếu:
+ Cho thuê phần mềm dịch vụ (SaaS) •IaaS cung cấp sự đa dạng về tùy chọn máy chủ,
+ Cho thuê nền tảng dịch vụ (PaaS) người dùng được phép tùy ý lựa chọn các thông số kỹ
+ Cho thuê hạ tầng dịch vụ (IaaS) thuật cho phần cứng và hệ điều hành.
Lợi ích: •SaaS cung cấp trạng thái cho phép người dùng có thể
+ Tính mềm dẻo và độ sẵn sàng cao sử dụng các phần mềm có sẵn, tuy nhiên người dùng
+ Chất lượng cao không được phép tùy chỉnh.
+ Kinh tế hơn •PaaS là dịch vụ đám mây, cung cấp platform cùng
với cơ sở hạ tầng của IaaS.
Cho thuê phần mềm dịch vụ (SaaS)
• Khái niệm SaaS:
- SaaS là viết tắt của thuật ngữ “Software as a Service”, là mô hình dịch vụ cung cấp cho người dùng quyền truy
cập vào một ứng dụng hoặc phần mềm được xây dựng hoàn chỉnh. Chúng có đầy đủ chức năng và tác vụ đáp
ứng các nhu cầu của người dùng (phần lớn là người dùng cuối) và giúp họ giải quyết các vấn đề cụ thể. Là mô
hình phổ biến nhất hiện nay.
- Các ứng dụng SaaS được cung cấp tới người dùng dựa trên nền tảng điện toán đám mây theo một trong các
dạng:
+ Ứng dụng trên máy tính.
+ Ứng dụng cho thiết bị di động.
+ Tiện ích trên trình duyệt web.
• Đặc điểm của mô hình dịch vụ điện toán đám mây SaaS: SaaS là giải pháp giúp người sử dụng tiết kiệm chi
phí, năng lượng, nguồn lực CNTT nhờ những đặc điểm nổi bật:
- Triển khai nhanh chóng, dễ sử dụng
- Khả năng truy cập dễ dàng
- Có thể tích hợp với các nền tảng và dịch vụ khác
- Chi phí phải trả dựa theo nhu cầu hoặc mức sử dụng
• SaaS phù hợp cho ứng dụng nào? Mô hình SaaS được sử dụng phổ biến cho mục đích hợp tác hoặc làm việc
nhóm, điều phối quy trình làm việc cho một tổ chức/doanh nghiệp.
• Ví dụ về SaaS: Một số dịch vụ điện toán đám mây triển khai dựa trên mô hình SaaS nổi tiếng hiện nay là
Microsoft 365, Google Workspace, Salesforce, Slack, VNPT Invoice, VNPT eContract,…
Hiện nay, SaaS được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm các loại phần mềm
văn phòng, phần mềm chat, phần mềm tính toán thống kê, phần mềm quản lý khách hàng,
phần mềm quản trị nhân lực, trò chơi trực tuyến,…
Cho thuê nền tảng dịch vụ (PaaS)
• Khái niệm PaaS:
PaaS là viết tắt của thuật ngữ “Platform as a Service” – “Nền tảng dưới dạng dịch vụ”. Trong khi SaaS là sản phẩm hoàn chỉnh
giúp giải quyết trực tiếp các vấn đề của người dùng, thì PaaS chính là một hệ sinh thái, cung cấp môi trường hoàn chỉnh để
người dùng tự thiết kế, tạo dựng, phát triển, thử nghiệm, triển khai và lưu trữ các sản phẩm đó.
Với mô hình PaaS, người dùng được nhà cung cấp trao quyền truy cập và sử dụng một “bộ kit” bao gồm: Quyền truy cập máy
chủ và bộ lưu trữ; Cơ sở dữ liệu; Công cụ phát triển: Trình chỉnh sửa mã nguồn; trình gỡ lỗi; trình biên dịch; các công cụ hỗ trợ
viết/ triển khai/ gỡ lỗi/ quản lý mã…
Hệ điều hành, API trung gian,…
• Đặc điểm của mô hình dịch vụ điện toán đám mây PaaS: Khi sử dụng PaaS, mọi quy trình xây dựng, kiểm thử, triển khai
và điều chỉnh ứng dụng được thực hiện nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn. Đó là nhờ một số đặc điểm nổi bật của mô
hình PaaS gồm:
+ Chạy vòng đời ứng dụng hiệu quả
+ Không yêu cầu mức độ quản lý cao
+ Khả năng tiếp cận rộng rãi
+ Tính linh hoạt cao, khả năng mở rộng hiệu quả
+ Trả tiền theo mức sử dụng
• PaaS phù hợp cho ứng dụng nào? Triển khai ứng dụng web. Các đơn vị chuyên cho thuê phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu,
các phần mềm quản lý tin tức. Xây dựng các API để kiểm soát, chia sẻ dữ liệu giữa các thiết bị và ứng dụng; API thông báo
đẩy… Bộ dịch vụ di động (Mobile services). Học máy (Machine learning).
• Ví dụ về PaaS: Các dịch vụ đám mây dựa theo mô hình PaaS phổ biến có thể kể tới: AWS Elastic Beanstalk, Microsoft
Azure App Service, Google App Engine, VMware Cloud Foundry.
Có nhiều ví dụ về các nhà cung cấp PaaS cung cấp các công cụ và dịch vụ cần thiết để xây dựng
các ứng dụng doanh nghiệp trong đám mây. Trong số các nhà cung cấp hàng đầu là: Google;
Microsoft; Dịch vụ web Amazon (AWS); IBM; Oracle; Heroku; Oncloud Solution
Cho thuê hạ tầng dịch vụ (IaaS)
• Khái niệm IaaS:
IaaS là viết tắt của thuật ngữ “Infrastructure as a Service”, là mô hình dịch vụ tạo nền tảng để triển khai công nghệ điện
toán đám mây. Thông qua nhà cung cấp IaaS, người dùng có quyền truy cập qua internet để vào các tài nguyên CNTT
phần cứng và cốt lõi gồm: Máy chủ ảo hoặc máy chủ chuyên dụng chạy trên nền máy tính vật lý; Các dịch vụ kết nối
mạng; Trung tâm lưu trữ dữ liệu (Data center).
• Đặc điểm của mô hình dịch vụ điện toán đám mây IaaS: Trong các loại dịch vụ điện toán đám mây, IaaS là mô
hình có đặc điểm linh hoạt cao nhất.
+ Người dùng có quyền kiểm soát và tùy chỉnh cao nhất
+ Yêu cầu kiến thức chuyên môn để xử lý
+ Khả năng mở rộng quy mô dễ dàng và cực kỳ nhanh chóng
+ Mức độ linh hoạt cao
+ Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, hiệu suất và bảo mật cho cơ sở hạ tầng
+ Khả năng khắc phục thảm họa
+ Thanh toán chi phí dựa trên nhu cầu sử dụng
IaaS phù hợp cho ứng dụng nào? Nhờ tính linh hoạt cao, IaaS là sự lựa chọn lý tưởng để xây dựng các dự án công
nghệ cần xử lý lượng dữ liệu lớn và phức tạp như: Điện toán đám mây ảo (Xử lý dữ liệu, thử nghiệm phần mềm, lưu trữ
ứng dụng,…); Web Hosting (lưu trữ web); Quản lý lưu trữ và sao lưu dữ liệu; Lưu trữ dữ liệu lâu dài (Cloud Data
Archiving); Dịch vụ mạng ảo để truyền dữ liệu nội bộ, không cần internet công cộng; Thiết lập và chạy quy trình làm
việc, quy trình kinh doanh.
• Ví dụ về IaaS: Hiện nay có nhiều nhà cung cấp dịch vụ IaaS rất phổ biến như: Amazon Web Services (AWS),
Microsoft Azure, Google Compute Engine, VNPT Cloud…
Bài 8: MẠNG MÁY TÍNH TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI

4. Kết nối vạn vật (IoT):

IoT là hệ thống liên mạng bao gồm các phương tiện và vật dụng, các thiết bị thông minh có thể
tự động kết nối, thu thập và trao đổi dữ liệu qua mạng mà không nhất thiết có sự tương tác
giữa con người với con người, hay con người với máy tính

Lợi ích:
- Thu thập dữ liệu tự động trên diện rộng nhờ mạng máy tính…

- Hoạt động liên tục, tự động, cung cấp dữ liệu tức thời…

- Tiết kiệm chi phí


Bài 9: AN TOÀN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

1. Một số nguy cơ trên mạng: Không gian mạng chính là internet, là một môi trường mở.
- Tin giả
- Tin phản văn hóa
- Lừa đảo trên mạng
- Lộ thông tin cá nhân
- Bắt nạt trên không gian mạng
- Nghiện mạng
Biện pháp khắc phục:
Bài 9: AN TOÀN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
2. Phần mềm độc hại (malicious software): Là những phần mềm được viết ra với ý đồ xấu,
gây hại cho người dùng
• Phân loại: Theo cơ chế lây nhiễm
- Virus: không phải là phần mềm hoàn chỉnh mà chỉ là các đoạn mã độc. Phải gắn với một
phần mềm mới phát tác và lây lan.
- Worm (sâu máy tính): là phần mềm hoàn chỉnh, lợi dụng lỗ hổng bảo mật của HĐH hoặc dẫn
dụ, lừa người dùng cài đặt vào máy tính.
- Trojan (phần mềm nội gián): là phần mềm thực hiện một số mục đích
+ Spyware: Phần mềm gián điệp, ăn trộm thông tin
+ Keylogger: Theo dõi hoạt động của máy tính
+ Bachdoor: Truy cập ngầm vào máy tính
+ Rootkit: Chiếm quyền kiểm soát, truy nhập ngầm
• Tác hại:
• Phòng chống:
VIRUS

Trong khoa học máy tính viễn thông, virus máy tính hay virus tin học (thường được người
sử dụng gọi tắt là virus) là những đoạn mã chương trình được thiết kế để thực hiện tối thiểu là
2 việc:
Tự xen vào hoạt động hiện hành của máy tính một cách hợp lệ, để thực hiện tự nhân bản và
những công việc theo chủ ý của lập trình viên. Sau khi kết thúc thực thi mã virus thì
điều khiển được trả cho trình đang thực thi mà máy không bị "treo", trừ trường hợp virus cố ý
treo máy.
Tự sao chép chính nó, tức tự nhân bản, một cách hợp lệ lây nhiễm vào những tập tin (file) hay
các vùng xác định (boot, FAT sector) ở các thiết bị lưu trữ như đĩa cứng, đĩa mềm, thiết bị nhớ
flash (phổ biến là USB)... thậm chí cả EPROM chính của máy.
WORM

Sâu máy tính là một chương trình máy tính chứa phần mềm độc hại độc lập tự sao chép để lây lan
sang các máy tính khác.[1] Nó thường sử dụng mạng máy tính để tự lây lan, dựa vào các lỗi bảo mật
trên máy tính mục tiêu để truy cập. Nó sẽ sử dụng máy này làm máy chủ để quét và lây nhiễm cho các
máy tính khác. Khi các máy tính bị sâu mới này kiểm soát, sâu sẽ tiếp tục quét và lây nhiễm các máy
tính khác sử dụng các máy tính này làm máy chủ và hành vi lây lan này sẽ tiếp tục. [2] Sâu máy tính sử
dụng phương pháp đệ quy để tự sao chép mà không cần chương trình chủ và tự phân phối dựa trên quy
luật tăng trưởng theo cấp số nhân, sau đó điều khiển và lây nhiễm ngày càng nhiều máy tính trong thời
gian ngắn.[3] Sâu hầu như luôn gây ra ít nhất một số tác hại cho mạng, ngay cả khi chỉ bằng cách tiêu
tốn băng thông, trong khi vi rút hầu như luôn làm hỏng hoặc sửa đổi các tệp trên máy tính được nhắm
mục tiêu.
TROJAN

Trojan horse là chương trình máy tính thường ẩn mình dưới dạng một chương trình hữu ích và có
những chức năng mong muốn, hay ít nhất chúng trông như có các tính năng này. Một cách bí mật, nó
lại tiến hành các thao tác khác không mong muốn. Những chức năng mong muốn chỉ là phần bề mặt
giả tạo nhằm che giấu cho các thao tác này.
Trong thực tế, nhiều Trojan horse chứa đựng các phần mềm gián điệp nhằm cho phép máy tính thân
chủ bị điều khiển từ xa qua hệ thống mạng.
Khác nhau căn bản với virus máy tính là Trojan Horse về mặt kỹ thuật chỉ là một phần mềm thông
thường và không có ý nghĩa tự lan truyền. Các chương trình này chỉ lừa người dùng để tiến hành các
thao tác khác mà thân chủ sẽ không tự nguyện cho phép tiến hành. Ngày nay, các Trojan horse đã được
thêm vào đó các chức năng tự phân tán. Điều này đẩy khái niệm Trojan horse đến gần với khái niệm
virus và chúng trở thành khó phân biệt.

You might also like