You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

Võ Văn Cường

ỨNG DỤNG CỦA IOT TRONG DU LỊCH

BÀI TẬP THỰC HÀNH MICROSOFT WORD


Ngành: Kỹ thuật máy tính

HÀ NỘI -2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

Võ Văn Cường

ỨNG DỤNG CỦA IOT TRONG DU LỊCH

BÀI TẬP THỰC HÀNH MICROSOFT WORD


Ngành: Kỹ thuật máy tính

HÀ NỘI -2022
MỤC LỤC
A.TÓM TẮT..................................................................................................................4

B.MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA IOT TRONG DU LỊCH...........................................5

I. MỞ ĐẦU CHƯƠNG..............................................................................................5

II. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA IOT TRONG DU LỊCH.....................................5

II.1. Cá nhân hóa...................................................................................................5

II.2. Thông tin thời gian thực...............................................................................5

II.3. Đem lại cảm giác thoải mái cho khách hàng...............................................6

II.4. Dịch vụ khách hàng.......................................................................................7

II.5. Tự động hóa...................................................................................................7

II.6. Kinh nghiệm du lịch......................................................................................7

II.7. Bảo trì.............................................................................................................8

C.TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................9

TỪ KHÓA:
IoT – Internet of things : internet kết nối vạn vật
D2D: Device to Device
D2S: Device to Server
S2S: Server to Server

3
A.TÓM TẮT
Phát triển du lịch thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu trong thời kỳ cách mạng
công nghiệp lần thứ tư. Đây là mô hình được xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin và
truyền thông, trong đó, hạ tầng tích hợp dữ liệu được phát triển đồng bộ, đảm bảo sự tương
tác kịp thời giữa 3 bên là nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch và du khách nhằm tạo ra những
giá trị, lợi ích và dịch vụ tốt nhất. Những cơ hội mới đặt ra cho ngành Du lịch yêu cầu cần
chuyển đổi phù hợp với xu hướng phát triển du lịch thông minh trong bối cảnh dịch Covid-19
diễn biến khó lường trong 2 năm vừa qua. Việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến cho
ngành Du lịch như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, Big data, Blockchain, công nghệ
3D, công nghệ thực tế ảo, internet kết nối vạn vật (IoT), các công nghệ định vị; cùng với sự
bùng nổ của của Internet, mạng xã hội, hệ thống mạng cảm biến không dây (WSN) và các thế
hệ mạng di động (4G, 5G),… đã góp phần làm thay đổi diện mạo của ngành Du lịch, các hoạt
động du lịch ngày càng được công nghệ hóa, ngày càng trở nên hiện đại hơn và thông minh
hơn. Dựa trên khả năng cung cấp kết nối và giao tiếp tiên tiến giữa các thiết bị, hệ thống và
dịch vụ, Internet kết nối vạn vật được kỳ vọng sẽ gây ra sự phát triển mạnh trong ngành Du
lịch.

Tuy đạt được một số thành tựu bước đầu, nhưng hệ sinh thái IoT của Việt Nam đang
tồn tại một số bất cập, như: chưa có ứng dụng IoT thực sự nào có ảnh hưởng mạnh đến đời
sống xã hội; thị trường IoT tuy “nóng”, nhưng nhà cung cấp phần cứng và phần mềm chủ yếu
vẫn là đối tác nước ngoài,... Để khai thác tiềm năng phát triển IoT trong du lịch tại Việt Nam,
cần có một lộ trình, chính sách chung cho toàn bộ các nhân tố của hệ sinh thái IoT; tham
khảo kinh nghiệm nước ngoài trong xây dựng hệ thống quốc gia nghiên cứu và phát triển về
IoT; tạo ra một số dự án tiên phong để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Mục đích nghiên cứu: Trình bày về một số ứng dụng của IoT trong du lịch.

4
B.MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA IOT TRONG DU LỊCH.

I. MỞ ĐẦU CHƯƠNG
IoT đã mang đến những cập nhật đáng kể cho ngành Du lịch. Chúng tích hợp các cảm biến
được kết nối với Internet bên trong các mặt hàng từ các sản phẩm tiêu dùng như ô tô, va li,…
đến các dịch vụ vô hình như khách sạn, ăn uống. Trên thực tế, đây sẽ là yếu tố chuyển đổi
chính trong việc cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng trong vài năm tới. Internet kết nối
vạn vật đang hợp lý hóa các hoạt động cuối cùng của khách sạn, hãng Hàng không và các
công ty du lịch bằng cách kết nối các thiết bị, hệ thống và quy trình thông minh. Triển khai hệ
thống IoT, ngành Du lịch sẽ có công cụ để phục vụ khách hàng tốt hơn và tăng hiệu quả hoạt
động.

II. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA IOT TRONG DU LỊCH

II.1. Cá nhân hóa

Công nghệ IoT như máy tính bảng trong phòng sẽ cho phép cá nhân hóa theo nhu cầu của
khách hàng, chẳng hạn như điều chỉnh nhiệt độ phòng, điều khiển TV, thang máy và máy
sưởi, bật và tắt đèn, lên lịch báo thức bằng cuộc gọi, ... Điều này sẽ mang lại sự tiện lợi cho
khách tương tự như nhà của họ, khiến họ muốn quay trở lại khách sạn lần nữa.
Các khách sạn có thể tự động gửi thẻ khóa điện tử trên điện thoại thông minh của khách, cho
phép họ nhận phòng mà không cần bất kỳ ai hỗ trợ. Ổ khóa thông minh với đầu đọc NFC sẽ
đảm bảo an ninh bằng cách cho phép khách có thể tự mình hạn chế tiếp cận các tiện nghi theo
yêu cầu.

II.2. Thông tin thời gian thực

Các ứng dụng IoT sẽ giúp khách du lịch kết nối với nhiều thiết bị khác nhau mà họ mang
theo. Nếu khách hàng cần thay đổi chuyến bay hoặc có chuyến bay nối chuyến, thông báo

5
thời gian thực sẽ hiển thị trạng thái chuyến bay. Khách hàng cũng sẽ nhận được chỉ dẫn đến
cổng tại sân bay, hướng dẫn cách lên chuyến bay và thông tin về những gì đã hoàn tất kiểm
tra an ninh.

II.3. Đem lại cảm giác thoải mái cho khách hàng

Với IoT, các cảm biến sẽ được gắn vào ghế bên trong máy bay, có thể đo mức độ lo lắng,
nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, mức độ mất nước, ... của khách du lịch, cho phép tiếp viên mang lại
sự thoải mái cho họ.
IoT sẽ giúp hợp lý hóa các hoạt động hàng ngày của các sân bay, hành khách có thể dễ dàng
định vị hành lý của mình thông qua điện thoại thông minh. Thậm chí túi xách sẽ có thể xác
định vị trí của hành khách và gửi tín hiệu cho họ bằng cách cảm nhận băng chuyền mà họ ở
gần nhất. Bằng cách gắn thẻ RFID vào hành lý, hành khách sẽ có thể tìm thấy vị trí trong thời
gian thực của mình. Cảm biến gắn trên túi sẽ có lợi cho những du khách bị thất lạc hành lý,
cho phép các hãng hàng không xác định vị trí và giao hành lý bị thất lạc một cách nhanh
chóng.

Chúng ta có thể kết nối tất cả các loại cảm biến và thiết bị và hiển thị giá trị trên máy
tính. Theo dõi giám sát từ xa, lưu trữ dữ liệu theo thời gian thực và xuất tín hiệu điều và lưu
trữ excel. Giám sát nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, ánh sáng, mức mước…

6
Tích hợp màn hình hiển thị LCD. Hiển thị kích thước lớn với hai dòng nhiệt độ và độ
ẩm. Cảm biến có thể cài đặt ngõ ra với 2 relay để cảnh báo ngưởng cao và ngưỡng thấp.Đặc
biệt là cảm biến khác với những bộ hiển thị nhiệt ẩm phổ thông là có thêm ngõ ra RS485. Có
thể thu thập dữ liệu và giám sát từ xa thông qua máy tính.
Ứng dụng:
Những thiết bị cảm biến nhiệt độ độ ẩm có rất nhiều ứng dụng từ dân dụng đến trong
các lĩnh vực nhờ vào kích thước nhỏ gọn, tiện lợi, giá thành thấp như là để đo đạc độ ẩm
trong phòng, ngoài trời, trong các thiết bị: máy in, máy fax, các hệ thống HAVC, trong xe ô
tô, tại nơi chế biến thực phẩm hay tủ lạnh,…

II.4. Dịch vụ khách hàng

IoT giúp phục vụ khách hàng theo cách tốt hơn do có sẵn các dữ liệu liên quan. Thông tin về
những điều thích hoặc không thích của khách hàng có thể giúp cung cấp cho họ những dịch
vụ tốt nhất. Bằng cách này có thể làm giảm các khiếu nại từ phía khách hàng, làm hài lòng
mọi khách hàng, từ đó sẽ có lòng trung thành với thương hiệu. Các doanh nghiệp lữ hành có
thể thu hút và tiếp đãi khách hàng mỗi khi họ đến thăm. Các hãng hàng không sẽ có thể dễ
dàng xác định xem lcác yêu cầu cụ thể của khách có không được đáp ứng vào lần cuối cùng
họ đi du lịch hay không, từ đó có thể cải thiện dịch vụ trong lần du lịch tiếp theo.

II.5. Tự động hóa

IoT tự động hóa các chức năng kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch và khách sạn. Các
khách sạn có thể theo dõi chuỗi cung ứng hiệu quả hơn thông qua các cảm biến trong lô hàng,
giúp họ sẵn sàng cho mọi trường hợp bất thường trong tương lai và tránh gián đoạn dịch vụ
cho khách. Các khách sạn và hãng hàng không thậm chí có thể triển khai các cơ chế an ninh
trong văn phòng và công trình một cách dễ dàng, với việc quản lý tập trung các camera và
cảm biến hỗ trợ IoT từ điện thoại thông minh.

II.6. Kinh nghiệm du lịch

Trong chuyến du lịch đến thành phố, khách du lịch sẽ có thể định vị và tìm kiếm thông tin về
mọi thứ họ cần từ điện thoại thông minh một cách dễ dàng. Sẽ có các cảm biến ở khắp mọi
7
nơi trong thành phố, từ nóc xe buýt đến công viên, vườn tược và bãi đậu xe, sẽ thu thập dữ
liệu về thói quen của khách du lịch và phản ứng của họ đối với các điểm tham quan khác
nhau, xác định mô hình và tối ưu hóa trải nghiệm của khách du lịch.

II.7. Bảo trì

Đối với các hoạt động ở phía sau, các cảm biến trên động cơ phản lực và các bộ phận của
máy bay sẽ có thể cung cấp thông tin thời gian thực về các bộ phận và hệ thống của máy bay
và khi nào các hạng mục cần được thay thế hoặc sửa chữa cho nhân viên bảo trì.
Các ứng dụng IoT sẽ cải thiện chi phí nhiên liệu tổng thể và mức tiêu thụ bằng cách xem xét
giá năng lượng, từ đó đưa ra hướng dẫn về thời gian và địa điểm cần bổ sung nhiên liệu, cũng
như tiết kiệm nhiên liệu bao nhiêu.

8
C.TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] https://ieeexplore.ieee.org/abstract/document/9237457

[2] https://kythuatdienviet.com/cam-bien-do-do-am-va-nhiet-do-phong.html

[3] Sách Internet of Things - The Call of the Edge


Chương: Công nghệ và ứng dụng IoT trong ngành du lịch và lữ hành

[4] https://ctisupply.vn/cam-bien-nhiet-do-do-am

9
10

You might also like