You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

VIỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Giải pháp IoT và PLC trong công nghiệp

Th.s Tạ Hùng Cường


1. PLC là gì

- PLC (viết tắt của Programmable Logic Controller) là thiết bị cho phép lập
trình thực hiện các thuật toán điều khiển logic. Bộ lập trình PLC nhận tác
động các sự kiện bên ngoài thông qua ngõ vào (input) và thực hiện hoạt
động thông qua ngõ ra (output). PLC hoạt động theo phương thức quét các
trạng thái trên đầu ra và đầu vào. Khi có sự thay đổi bất kỳ từ ngõ vào, dựa
theo logic chương trình ngõ ra tương ứng sẽ thay đổi.
- Ngôn ngữ lập trình PLC phổ biến hiện nay là Ladder, Step Ladder. Tuy
nhiên, mỗi hãng sản xuất sẽ có các ngôn ngữ lập trình riêng. Các hãng sản
xuất PLC phổ biến hiện nay gồm: Siemens, Mitsubishi, Rockwell, INVT,
Delta…
2. IoT là gì
- IoT là viết tắt của cụm từ Internet of Things – dịch ra Tiếng Việt nghĩa
là Internet vạn vật hoặc vạn vật kết nối. Mình vẫn thích cái tên Vạn vật kết nối
hơn, vì cái tên của nó đã nói lên tất cả rồi !

- Ý tưởng về IoT đã được xuất phát từ những năm 1982, khi mà nó được tích
hợp vào một máy bán nước Coca-Cola tại Đại học Carnegie Mellon.

- Qua quá trình xử lý, máy bán nước này đã trở thành thiết bị IoT đầu tiên được
kết nối với Internet, các chức năng của nó gồm báo cáo kiểm kho và báo cáo độ
lạnh của những chai nước khi mới được cho vào máy.

- IoT là một trong 3 yêu tố cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
3. Iot và PLC

- Kết hợp giữa PLC và IoT sẽ giúp cho các hệ


thống tự động hóa trở nên thông minh hơn.
Bằng cách kết nối các thiết bị thông minh như
cảm biến, máy móc, thiết bị đo lường, PLC sẽ
nhận được thông tin từ các thiết bị này và điều
khiển các thiết bị tự động hóa theo những dữ
liệu thu thập được từ IoT. Điều này giúp tăng
cường hiệu quả hoạt động, giảm thiểu tình
trạng ngừng hoạt động và sự cố, tăng độ chính
xác và tối ưu hóa quá trình sản xuất.
4. Ứng dụng của Iot cho plc trong công nghiệp
hiện nay
IoT cho PLC có nhiều ứng dụng quan trọng trong công nghiệp hiện nay, giúp cải thiện hiệu suất, tiết kiệm
chi phí và tăng cường quản lý. Dưới đây là một số ví dụ về các ứng dụng phổ biến:

- Quản lý dây chuyền sản xuất: IoT cho phép theo dõi và điều khiển các
máy móc và thiết bị trong quy trình sản xuất. Dữ liệu từ các cảm biến có
thể được sử dụng để tối ưu hóa dây chuyền sản xuất, giảm thời gian chết
và tăng năng suất.
- Dự đoán bảo trì và sửa chữa: IoT cung cấp khả năng dự đoán khi máy
móc cần bảo trì hoặc sửa chữa. Thông qua việc theo dõi dữ liệu từ các
cảm biến, PLC có thể xác định khi máy móc bắt đầu có vấn đề và thông
báo trước khi xảy ra hỏng hóc.
4. Ứng dụng của Iot cho plc trong công nghiệp
hiện nay

- Quản lý năng lượng: IoT giúp theo dõi và tối ưu hóa sử


dụng năng lượng trong nhà máy. Điều này giúp giảm hóa
chi phí năng lượng và giảm tác động đến môi trường.
- Theo dõi và quản lý chất lượng sản phẩm: Cảm biến IoT
có thể được sử dụng để theo dõi các yếu tố quyết định
chất lượng sản phẩm, như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, và
đảm bảo rằng sản phẩm đạt các tiêu chuẩn chất lượng.
- Quản lý kho hàng tồn: PLC kết hợp với IoT có thể theo
dõi tồn kho và tự động đặt hàng mới khi cần. Điều này
giúp giảm thiểu thiếu hàng và lãng phí lưu kho.
4. Ứng dụng của Iot cho plc trong công nghiệp
hiện nay
- Giám sát an toàn: Các hệ thống IoT có thể được
sử dụng để theo dõi an toàn lao động trong môi
trường làm việc và báo động khi có rủi ro nguy hiểm.
- Quản lý môi trường và bảo vệ môi trường: IoT cho
phép quản lý tiêu thụ nước, thải ra và khí thải trong
quá trình sản xuất và đảm bảo tuân thủ các tiêu
chuẩn bảo vệ môi trường.
- Quản lý dây chuyền cung ứng: Theo dõi quá trình
vận chuyển và vận hành trong chuỗi cung ứng có
thể giúp tối ưu hóa quá trình và giảm thất thoát.
5. Tổng quan phương thức kết nối

Trước khi đi vào chi tiết các cách kết nối hệ thống điều khiển với điện toán đám
mây, chúng ta cần làm rõ các khái niệm:
- Hệ thống điều khiển: Hệ thống điều khiển ở đây được xem là hệ thống mà thành phần
chính của nó phổ biến trong các nhà máy hiện nay trong nước cũng như trên thế giới là PLC.
- Điện toán đám mây: Điện toán đám mây ở đây tác giả muốn đề cập đến là: Các cloud phổ
biến: Microsoft Azure, AWS của Amazon,… và MindSphere của Siemens. Điện toán đám mây
cũng có thể là VPS. VPS là máy tính ảo chạy ở đâu đó.
- Giao thức kết nối: Giao thức kết nối hệ thống tự động hóa với điện toán đám mây phải là
giao thức phổ biến IoT. Một trong những giao thức IoT phổ biến hiện nay là MQTT (Message
Queue Telemetry Transport). MQTT được xem là giao thức vệ tinh hoạt động theo cơ chế
Publisher/Subcriber thông qua một phần mềm trung gian gọi là Broker.
5. Tổng quan phương thức kết nối
- Các kết nối và tích hợp giữa PLC và IoT:
+ Để kết nối và tích hợp giữa PLC và IoT, chúng ta cần sử dụng các giao
thức truyền thông và phần mềm phù hợp. Một số giao thức truyền thông
phổ biến bao gồm:
•Modbus: giao thức truyền thông phổ biến nhất trong ngành công
nghiệp, cho phép kết nối các thiết bị với nhau một cách dễ dàng.
•OPC UA: cho phép kết nối và trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị trong một
hệ thống tự động hóa.
•MQTT: giao thức truyền thông đơn giản, nhẹ và phổ biến cho IoT.
Ngoài ra, các phần mềm như Node-RED và Ignition cũng được sử dụng
để tích hợp giữa PLC và IoT. Chúng giúp giảm thiểu thời gian cài đặt,
tăng tính linh hoạt và giảm thiểu chi phí.
6. Giao thức MQTT

Giao thức này nhẹ và phù hợp cho việc gửi và nhận tin nhắn giữa các thiết bị thông qua mạng không
ổn định. MQTT là giao thức được dùng trong Facebook Messenger. Các tính năng nổi bật của MQTT
như sau:
- Giao thức gọn nhẹ, tốn ít băng thông mạng.
- Các thiết bị có khả năng phục hồi kết nối sau khi kết nối bị gián đoạn.
- Hỗ trợ việc lưu giữ và gửi lại thông tin (chưa gửi được do mất kết nối) sau khi kết nối được phục
hồi.
- Đảm bảo chất lượng (mức QoS) với các cấp đảm bảo độ tin cậy về trao đổi tin nhắn khác nhau.
- Mã hoá thông tin sử dụng SSL/TLS.
- Sử dụng tên đăng nhập và mật khẩu để xác thực phía gửi và phía nhận.
6. Giao thức MQTT

- Với các đặc tính kể trên, MQTT thích


hợp dùng trong các hệ thống đo lường
và điều khiển từ xa và IoT. Đây là giao
thức hoàn toàn miễn phí, đang và sẽ
được hỗ trợ phổ biến trong các phần
mềm, phần cứng của các cấu thành
trong hệ thống tự động hóa vào những
năm tiếp theo. Dưới đây, là một vài
phương pháp kết nối các hệ thống điều
khiển với điện toán đám mây, bao gồm:
6. Giao thức MQTT

- Đưa dữ liệu trực tiếp từ PLC đang thực hiện công việc điều khiển lên điện toán đám mây
và dữ liệu truyền đi được mã hóa. Điều này hoàn toàn không khả thi, cách đây khoảng 2
năm việc PLC nối trực tiếp với điện toán đám mây nghe có vẻ xa vời, bởi vì người ta luôn
luôn nghĩ rằng đưa dữ liệu lên được điện toán đám mây là phải có Gateway hoặc phần mềm
chạy trên máy tính. Việc đưa dữ liệu trực tiếp từ PLC và dữ liệu được mã hóa khi trao đổi,
đòi hỏi PLC phải có cấu hình tương đối mạnh và hỗ trợ giao thức mở TCP/IP.
- Đưa dữ liệu trực tiếp từ PLC điều khiển lên điện toán đám mây và dữ liệu không được mã
hóa. Kiểu trao đổi dữ liệu này áp dụng cho những dòng PLC cấp thấp. Tuy dữ liệu không
được mã hóa khi gửi đi nhưng giữa 2 đầu trao đổi dữ liệu phải được xác thực bằng
user/password.
6. Giao thức MQTT

- Đưa dữ liệu lên điện toán đám mây thông qua


Gateway. Gateway trong trường hợp này là thiết
bị thu nhận dữ liệu từ các thiết bị PLC thông qua
những giao thức phổ biến như: Modbus TCP/IP,
S7 Ethernet, Profnet, OPC UA rồi chuyển đổi
thành các giao thức IoT và chuyển lên điện toán
đám mây.
7. Nền tảng IoT THINGSBOARD

- ThingsBoard là một nền tảng IoT mã nguồn


mở. Nó cho phép phát triển nhanh chóng, quản
lý và mở rộng các dự án IoT. Với nền tảng
Thingsboard bạn có thể thu thập, xử lý, hiển thị
trực quan và quản lý thiết bị. Thingsboard cho
phép kết nối thiết bị thông qua các giao thức IoT
tiêu chuẩn công nghiệp – MQTT, CoAP và
HTTP, hỗ trợ cả triển khai đám mây và tại chỗ.
7. Nền tảng IoT THINGSBOARD
- Ngoài ra ThingsBoard cho phép tích hợp các thiết bị được kết nối với các hệ thống cũ và
bên thứ ba bằng các giao thức hiện có. Kết nối với máy chủ OPC-UA, MQTT broker, Sigfox
Backend hoặc Modbus slaves chỉ trong vài phút bằng cách kết nối qua IoT Gateway(xem
hình trên).
7. Nền tảng IoT THINGSBOARD

- ThingsBoard cho phép bạn tạo các Bảng điều khiển (Dashboard) IoT phong phú để hiển thị dữ liệu và
điều khiển thiết bị từ xa trong thời gian thực. Bạn có thể xây dựng một bảng điều khiển cho dự án nông trại
thông minh để hiển thị trực quan các dữ liệu sản lượng,điều kiện thời tiết trong sản xuất nông nghiệp.
- ThingsBoard còn cho phép bạn tạo chuỗi
quy tắc phức tạp để xử lý dữ liệu từ thiết
bị của mình và phù hợp với các trường
hợp sử dụng ứng dụng cụ thể của bạn.
7. Nền tảng IoT THINGSBOARD
Các tính năng của Thingsboard:
- Thu thập dữ liệu từ xa
- Hiển thị trực quan dữ liệu đã thu thập
- Công cụ tạo chuỗi quy tắc kéo thả thân thiện
- Quản lý thiết bị
- Quản lý các báo động
- 100% mã nguồn mở
- Hỗ trợ Rest API và RPC
7. Nền tảng IoT THINGSBOARD
Ứng dụng của Thingsboard
- Nền tảng IoT của Thingsboard hỗ trợ các trường hợp sử
dụng rộng rãi, cụ thể là trong các lĩnh vực theo dõi đội xe,
canh tác thông minh, đo lường thông minh, năng lượng
thông minh, thành phố thông minh và giải pháp tự động
hóa gia đình thương mại.
1. Canh tác thông minh
2. Đo lường thông minh
3. Năng lượng thông minh
4. Quản lý đội tàu
….
Kết luận
- Sự phát triển gần đây của Internet of Things làm thay đổi hoàn toàn lối sống của con
người trong mọi lĩnh vực. Việc sử dụng IoT cho PLC hiện nay rất cần thiết cho các nhà
máy sản xuất công nghiệp, IoT nhằm nâng cao sản lương và chất lượng của sản
phẩm từ đó giảm giá thành sản phẩm và làm cho sản phẩm có sức cạnh tranh hơn
trên thị trường.
- Việc nghiên cứu và phát triển IoT cho PLC là rất cần thiết và là yêu cầu hàng đầu cho
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, để đạt được mục tiêu đó phải áp dụng IoT vào hâu
hết các lĩnh vực sản xuất và trong đời sống.
Tài liệu tham khảo

- https://thacontech.blogspot.com/2019/01/bai-1-gioi-thieu-ve-thingsboard-iot.html Truy cập ngày 29/10/2023


- https://ngocautomation.com/giai-phap-dien-toan-dam-may-iot-cho-plcs-plc-internet-qua-iot/ Truy cập ngày
29/10/2023
- https://ifactory.com.vn/phan-biet-scada-voi-plc-va-iot/ Truy cập ngày 29/10/2023
- hoctudonghoa.com

You might also like